Bài 18. Mạch xử lí tín hiệu tương tự trang 90, 91, 92, 93 SGK Công nghệ 12 Cánh diều — Không quảng cáo

Công nghệ 12, giải công nghệ lớp 12 công nghệ trồng trọt, thiết kế và công nghệ cánh diều


Bài 18. Mạch xử lí tín hiệu tương tự trang 90, 91, 92, 93 SGK Công nghệ 12 Cánh diều

Quan sát Hình 18.1 và cho biết tín hiệu tạo ra của các thiết bị khi hoạt động là tín hiệu gì?

Câu hỏi tr90 MĐ

Trả lời câu hỏi Mở đầu trang 90 SGK Công nghệ 12 Cánh diều

Quan sát Hình 18.1 và cho biết tín hiệu tạo ra của các thiết bị khi hoạt động là tín hiệu gì?

Phương pháp giải:

Quan sát Hình 18.1.

Lời giải chi tiết:

  1. Loa: tín hiệu âm thanh

  2. Bóng đèn: tín hiệu ánh sáng

  3. TV: tín hiệu âm thanh và ánh sáng.

Câu hỏi tr90 HTKT

Trả lời câu hỏi Hình thành kiến thức trang 90 SGK Công nghệ 12 Cánh diều

Tín hiệu như thế nào được gọi là tín hiệu tương tự?

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về tín hiệu tương tự.

Lời giải chi tiết:

Tín hiệu tương tự là tín hiệu có biên độ biến đổi liên tục theo thời gian.

Câu hỏi tr90 HTKT

Trả lời câu hỏi Hình thành kiến thức trang 90 SGK Công nghệ 12 Cánh diều

Tín hiệu tương tự thường được biểu diễn như thế nào?

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về tín hiệu tương tự.

Lời giải chi tiết:

Thường được biểu diễn thông qua điện áp hoặc dòng điện.

Câu hỏi tr91 HTKT

Trả lời câu hỏi Hình thành kiến thức trang 91 SGK Công nghệ 12 Cánh diều

Vai trò của mạch khuếch đại là gì?

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về mạch khuếch đại tín hiệu.

Lời giải chi tiết:

Mạch khuếch đại tín hiệu là mạch điện tử làm tăng cường biên độ tín hiệu mà không làm thay đổi dạng tín hiệu.

Câu hỏi tr91 HTKT

Trả lời câu hỏi Hình thành kiến thức trang 91 SGK Công nghệ 12 Cánh diều

Cho biết mạch khuếch đại âm thanh ở Hình 18.4 hoạt động như thế nào?

Phương pháp giải:

Quan sát Hình 18.4.

Lời giải chi tiết:

Mạch khuếch đại tín hiệu âm thanh nhận tín hiệu âm thanh ở đầu vào là điện áp U vào , nhờ các điện trở và transistor T làm việc ổn định ở chế độ khuếch đại cùng với các tụ ghép tín hiệu đầu vào và đầu ra khiến tín hiệu âm thanh ở đầu ta có biên độ U ra =k. U vào.

Câu hỏi tr92 HTKT

Trả lời câu hỏi Hình thành kiến thức trang 92 SGK Công nghệ 12 Cánh diều

Vai trò của mạch điều chế là gì?

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về Mạch điều chế tín hiệu.

Lời giải chi tiết:

Mạch điều chế có vai trò quan trọng trong truyền dẫn tín hiệu đi xa.

Câu hỏi tr92 HTKT

Trả lời câu hỏi Hình thành kiến thức trang 92 SGK Công nghệ 12 Cánh diều

Cho biết mạch điều chế tín hiệu âm thanh ở Hình 15.8 hoạt động như thế nào?

Phương pháp giải:

Quan sát Hình 15.8.

Lời giải chi tiết:

Mạch gồm 2 đầu vào, sóng cao tần tới cực B và sóng âm thanh tới cực E của transistor. Các điện trở giúp ổn định chế độ làm việc của transistor, khuếch đại sóng mang và hệ số khuếch đại thay đổi theo biên độ tín hiệu âm thanh. Tín hiệu đầu ra trên cực C có tần số của sóng mang và biên độ thay đổi theo sóng âm thanh.

Câu hỏi tr93 HTKT

Trả lời câu hỏi Hình thành kiến thức trang 93 SGK Công nghệ 12 Cánh diều

Nêu vai trò của mạch giải điều chế âm thanh.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về mạch giải điều chế tín hiệu.

Lời giải chi tiết:

Khi sóng điều chế truyền đến nơi thu thì cần mạch giải điều chế tách tín hiệu cần truyền ra khỏi sóng mang.

Câu hỏi tr93 HTKT

Trả lời câu hỏi Hình thành kiến thức trang 93 SGK Công nghệ 12 Cánh diều

Vì sao sóng ra của mạch giải điều chế âm thanh bằng diode có dạng như Hình 18.7.

Phương pháp giải:

Quan sát Hình 18.7.

Lời giải chi tiết:

Sóng điều chế U vào đi vào mạch điều chế, khi qua diode chỉ thành phần dương của sóng đi qua được. Sau đó, mạch lọc R-C giúp loại bỏ tín hiệu tần số lớn nên tín hiệu đầu ra U ra có dạng tín hiệu âm thanh cần thu.

Câu hỏi tr93 LT

Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 93 SGK Công nghệ 12 Cánh diều

So sánh chức năng của các mạch khuếch đại, điều chế và giải điều chế.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về các loại mạch xử lí tín hiệu.

Lời giải chi tiết:

Mạch khuếch đại:

  • Chức năng chính: Tăng cường độ tín hiệu điện.

  • Hoạt động: Nhận tín hiệu đầu vào có biên độ nhỏ, sau đó xử lý và tạo ra tín hiệu đầu ra có biên độ lớn hơn, giữ nguyên tần số và dạng sóng của tín hiệu đầu vào.

  • Ứng dụng: Được sử dụng rộng rãi trong các thiết bị điện tử như tivi, máy thu âm, loa, v.v. để tăng cường độ tín hiệu âm thanh hoặc hình ảnh trước khi truyền đến người dùng.

Mạch điều chế:

  • Chức năng chính: Gán tín hiệu thông tin (tín hiệu cần truyền tải) lên sóng mang cao tần để truyền đi xa.

  • Hoạt động: Kết hợp tín hiệu thông tin với sóng mang cao tần, thay đổi một số đặc điểm của sóng mang (như biên độ, tần số, pha) theo tín hiệu thông tin.

  • Ứng dụng: Được sử dụng trong các hệ thống truyền thông như phát thanh, truyền hình, viễn thông di động để biến đổi tín hiệu thông tin thành dạng phù hợp cho việc truyền tải qua môi trường truyền dẫn.

Mạch giải điều chế:

  • Chức năng chính: Tách tín hiệu thông tin ra khỏi sóng mang cao tần đã được điều chế.

  • Hoạt động: Ngược với quá trình điều chế, mạch giải điều chế xử lý tín hiệu thu được để loại bỏ sóng mang và lấy lại tín hiệu thông tin gốc.

  • Ứng dụng: Được sử dụng trong các hệ thống thu âm thanh, hình ảnh để phục hồi tín hiệu thông tin từ sóng vô tuyến thu được.

Câu hỏi tr93 HTKT

Trả lời câu hỏi Hình thành kiến thức trang 93 SGK Công nghệ 12 Cánh diều

Tìm hiểu ứng dụng của các mạch xử lí tín hiệu trong máy thu thanh.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức thực tế.

Lời giải chi tiết:

Mạch giải điều chế âm thanh là một bộ phận thiết yếu trong hệ thống thu phát sóng âm thanh, có chức năng chính là tách tín hiệu âm thanh gốc (thông tin hữu ích) ra khỏi sóng mang cao tần (sóng vô tuyến) đã được điều chế tại trạm phát. Nhờ vậy, người nghe có thể cảm nhận được âm thanh một cách rõ ràng và trung thực.


Cùng chủ đề:

Bài 15. Một số linh kiện điện tử phổ biến trang 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78 SGK Công nghệ 12 Cánh diều
Bài 15. Đặc điểm sinh sản và kĩ thuật ương, nuôi cá, tôm giống trang 78, 79, 80, 81 SGK Công nghệ 12 Cánh diều
Bài 16. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn cho động vật thủy sản trang 85, 86, 87 SGK Công nghệ 12 Cánh diều
Bài 17. Chế biến và bảo quản thức ăn thủy sản trang 88, 89, 90 SGK Công nghệ 12 Cánh diều
Bài 18. Kĩ thuật nuôi một số loài thủy sản phổ biến trang 94, 95, 96 SGK Công nghệ 12 Cánh diều
Bài 18. Mạch xử lí tín hiệu tương tự trang 90, 91, 92, 93 SGK Công nghệ 12 Cánh diều
Bài 19. Khuếch đại thuật toán trang 94, 95, 96, 97, 98, 99 SGK Công nghệ 12 Cánh diều
Bài 19. Quy trình nuôi thủy sản theo tiêu chuẩn VIETGAP trang 101, 102, 103, 104 SGK Công nghệ 12 Cánh diều
Bài 20. Ứng dụng công nghệ cao trong nuôi thủy sản trang 107, 108, 109, 110 SGK Công nghệ 12 Cánh diều
Bài 21. Bảo quản và chế biến thủy sản trang 111, 112, 113, 114, 115 SGK Công nghệ 12 Cánh diều
Bài 21. Tín hiệu trong điện tử số và các cổng logic cơ bản trang 105, 106, 107, 108 SGK Công nghệ 12 Cánh diều