Bài 7 trang 176 Tài liệu dạy – học Toán 7 tập 1
Giải bài tập Cho tam giác ABC vuông tại A. GỌi M là trung điểm của BC, trên tia đối của tia MA lấy điểm D sao cho M là trung điểm của AD.
Đề bài
Cho tam giác ABC vuông tại A. GỌi M là trung điểm của BC, trên tia đối của tia MA lấy điểm D sao cho M là trung điểm của AD.
a) Chứng minh rằng ΔMAB=ΔMDC.
b) Chứng minh rằng CD⊥AC.
c) Gọi N là trung điểm của AC. Chứng minh rằng NB = ND.
d) Cho ^ABC=600. Chứng minh rằng ΔMAB đều. Tinh AC khi biết AB = 8 cm.
Lời giải chi tiết
a)Xét tam giác MAB và MDC có:
MA = MD (M là trung điểm của AD)
MB = MC (M là trung điểm của BC)
^AMB=^DMC (hai góc đối đỉnh)
Do đó: ΔMAB=ΔMDC(c.g.c).
b) Ta có: ^ABM=^DCM(ΔMAB=ΔMDC)
Mà góc ABM và DCM so le trong. Do đó: AB // CD.
Ta có: AB⊥AC(ΔABC vuông tại A) và AB // CD (chứng minh trên) ⇒CD⊥AC.
c) Xét tam giác ANB và CND ta có:
AN = CN (N là trung điểm của AC)
^BAN=^NCD(=900)AB=CD(ΔMAB=ΔMDC)
Do đó: ΔANB=ΔCND(c.g.c)⇒NB=ND
d) Xét tam giác ABC và CDA có:
AB = CD
^BAC=^DCA(=900)
AC là cạnh chung.
Do đó: ΔABC=ΔCDA(c.g.c)⇒BC=AD
Mà MB=MC=BC2 (M là trung điểm của BC)
Và MA=MD=AD2 (M là trung điểm của AD)
Do đó: MB = MC = MA = MD.
Tam giác MAB có MB = MA => tam giác MAB cân tại M
Mà ^ABC=600(gt) . Do đó tam giác MAB đều => MB = AB = 8cm.
Ta có: BC = 2MB = 2.8 = 16 (cm)
Tam giác ABC vuông tại A
⇒AB2+AC2=BC2 (định lí Pythagore)
Do đó: AC2=BC2−AB2=162−82=256−64=192
Mà AC > 0. Vậy AC=√192(cm).