Bài 8. 13 trang 78 SGK Toán 11 tập 2 - Kết nối tri thức — Không quảng cáo

Toán 11, giải toán lớp 11 kết nối tri thức với cuộc sống Bài 30. Công thức nhân xác suất cho hai biến cố độc lập


Bài 8.13 trang 78 SGK Toán 11 tập 2 - Kết nối tri thức

Có hai túi đựng các viên bị có cùng kích thước và khối lượng. Túi I có 3 viên bi màu xanh và 7 viên bị màu đỏ.

Đề bài

Có hai túi đựng các viên bị có cùng kích thước và khối lượng. Túi I có 3 viên bi màu xanh và 7 viên bị màu đỏ. Túi II có 10 viên bi màu xanh và 6 viên bi màu đỏ. Từ mỗi túi, lấy ngẫu nhiên ra một viên bị. Tính xác suất để:

a) Hai viên bi được lấy có cùng màu xanh;

b) Hai viên bi được lấy có cùng màu đỏ;

c) Hai viên bi được lấy có cùng màu;

d) Hai viên bi được lấy không cùng màu.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

- Nếu hai biến cố A và B độc lập với nhau thì P(AB) = P(A).P(B).

- Nếu A và B là hai biến cố xung khắc thì \(P\left( {A \cup B} \right) = P\left( A \right) + P\left( B \right)\)

- Công thức xác suất của biến cố đối \(P\left( A \right) = 1 - P\left( {\overline A } \right)\)

Lời giải chi tiết

Vì hai túi là khác nhau nên biến cố lấy một viên bi mỗi túi là độc lập.

Gọi biến cố A: “Hai viên bi được lấy có cùng màu xanh”, biến cố B: “Hai viên bi được lấy có cùng màu đỏ”, biến cố C: “Hai viên bi được lấy có cùng màu”

a) Xác suất lấy được viên bi màu xanh từ túi I là \(\frac{3}{{10}}\)

Xác suất lấy được viên bi màu xanh từ túi II là \(\frac{{10}}{{16}} = \frac{5}{8}\)

Xác suất lấy được hai viên bi cùng màu xanh là \(\frac{3}{{10}}.\frac{5}{8} = \frac{3}{{16}}\)

b) Xác suất lấy được viên bi màu đỏ từ túi I là \(\frac{7}{{10}}\)

Xác suất lấy được viên bi màu đỏ từ túi II là \(\frac{6}{{16}} = \frac{3}{8}\)

Xác suất lấy được hai viên bi cùng màu đỏ là \(\frac{7}{{10}}.\frac{3}{8} = \frac{{21}}{{80}}\)

c) Ta có \(C = A \cup B\) mà A và B xung khắc nên

\(P\left( C \right) = P\left( {A \cup B} \right) = P\left( A \right) + P\left( B \right) = \frac{3}{{16}} + \frac{{21}}{{80}} = \frac{9}{{20}}\)

Vậy xác suất để hai viên bi được lấy có cùng màu là \(\frac{9}{{20}}.\)

d) Gọi biến cố D: “Hai viên bi được lấy không cùng màu”

Khi đó \(\overline D  = C\)

\( \Rightarrow P\left( D \right) = 1 - P\left( {\overline D } \right) = 1 - P\left( C \right) = 1 - \frac{9}{{20}} = \frac{{11}}{{20}}\)

Vậy xác suất để hai viên bi được lấy không cùng màu là \(\frac{{11}}{{20}}.\)


Cùng chủ đề:

Bài 8. 8 trang 75 SGK Toán 11 tập 2 - Kết nối tri thức
Bài 8. 9 trang 75 SGK Toán 11 tập 2 - Kết nối tri thức
Bài 8. 10 trang 75 SGK Toán 11 tập 2 - Kết nối tri thức
Bài 8. 11 trang 78 SGK Toán 11 tập 2 - Kết nối tri thức
Bài 8. 12 trang 78 SGK Toán 11 tập 2 - Kết nối tri thức
Bài 8. 13 trang 78 SGK Toán 11 tập 2 - Kết nối tri thức
Bài 8. 14 trang 78 SGK Toán 11 tập 2 - Kết nối tri thức
Bài 8. 15 trang 78 SGK Toán 11 tập 2 - Kết nối tri thức
Bài 8. 16 trang 79 SGK Toán 11 tập 2 - Kết nối tri thức
Bài 8. 17 trang 79 SGK Toán 11 tập 2 - Kết nối tri thức
Bài 8. 18 trang 79 SGK Toán 11 tập 2 - Kết nối tri thức