Câu 21 trang 29 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao — Không quảng cáo

Giải toán 11, giải bài tập toán 11 nâng cao, Toán 11 Nâng cao, đầy đủ đại số giải tích và hình học Bài 2. Phương trình lượng giác cơ bản


Câu 21 trang 29 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao

Khi giải phương trình

Đề bài

Khi giải phương trình \(\tan x = - \sqrt 3 \) ; bạn Phương nhận thấy \( - \sqrt 3 = \tan \left( { - {\pi \over 3}} \right)\) và viết

\(\tan x = - \sqrt 3 \) \(\Leftrightarrow \tan x = \tan \left( { - {\pi \over 3}} \right) \) \(\Leftrightarrow x = - {\pi \over 3} + k\pi .\)

Cũng phương trình đó, bạn Quyên lấy \( - \sqrt 3 = \tan {{2\pi } \over 3}\) nên giải như sau :

\(\tan x = - \sqrt 3 \) \(\Leftrightarrow \tan x = \tan {{2\pi } \over 3}\) \( \Leftrightarrow x = {{2\pi } \over 3} + k\pi .\)

Theo em, ai giải đúng, ai giải sai?

Lời giải chi tiết

Cả hai bạn đều giải đúng. Hai họ nghiệm chỉ khác nhau về hình thức, thực chất chỉ là một.

Thực vậy, họ nghiệm \(x = {{2\pi } \over 3} + k\pi \) có thể viết lại là \(x = {{2\pi } \over 3} - \pi + \left( {k + 1} \right)\pi \) hay \(x = - {\pi \over 3} + \left( {k + 1} \right)\pi \) ; đây chính là kết qủa mà Phương tìm được.


Cùng chủ đề:

Câu 20 trang 114 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao
Câu 20 trang 143 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao
Câu 20 trang 204 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao
Câu 20 trang 226 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao
Câu 21 trang 23 SGK Hình học 11 Nâng cao
Câu 21 trang 29 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao
Câu 21 trang 55 SGK Hình học 11 Nâng cao
Câu 21 trang 67 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao
Câu 21 trang 111 SGK Hình học 11 Nâng cao
Câu 21 trang 114 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao
Câu 21 trang 151 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao