Dạng 2. Một số bài toán thực tế Chủ đề 4 Ôn hè Toán 6 — Không quảng cáo

Bài tập ôn hè môn Toán 6 lên 7, bộ đề ôn tập hè có lời giải chi tiết Ôn tập hè Chủ đề 4. Ước chung, ước chung lớn nhất. Bội


Dạng 2. Một số bài toán thực tế Chủ đề 4 Ôn hè Toán 6

Tải về

* Tìm ƯCLN Muốn tìm ƯCLN của của hai hay nhiều số lớn hơn 1, ta thực hiện ba bước sau :

Lý thuyết

* Tìm ƯCLN

Muốn tìm ƯCLN của của hai hay nhiều số lớn hơn 1, ta thực hiện ba bước sau :

Bước 1 : Phân tích mỗi số ra thừa số nguyên tố .

Bước 2 : Chọn ra các thừa số nguyên tố chung .

Bước 3 : Lập tích các thừa số đã chọn, mỗi thừa số lấy với số mũ nhỏ nhất của nó. Tích đó là ƯCLN phải tìm.

* Tìm BCNN:

Muốn tìm BCNN của hai hay nhiều số lớn hơn 1, ta thực hiện theo ba bước sau :

Bước 1 : Phân tích mỗi số ra thừa số nguyên tố.

Bước 2 : Chọn ra các thừa số nguyên tố chung riêng .

Bước 3 : Lập tích các thừa số đã chọn , mỗi thừa số lấy với số mũ lớn nhất của nó. Tích đó là BCNN phải tìm.

Bài tập

Bài 1:

Lớp 7A2 có 28 học sinh nam, 21 học sinh nữ. Hỏi có bao nhiêu cách chia lớp thành các tổ sao cho mỗi tổ có cùng số học sinh nam và số học sinh nữ?

Bài 2:

Một đơn vị bộ đội khi xếp hàng, mỗi hàng có 20 người, 25 người hoặc 30 người thì đều thừa 12 người. Nếu xếp mỗi hàng 38 người thì vừa đủ. Hỏi đơn vị có bao nhiêu người, biết rằng số người của đơn vị không quá 1000 người.

Lời giải chi tiết:

Bài 1:

Lớp 7A2 có 28 học sinh nam, 21 học sinh nữ. Hỏi có bao nhiêu cách chia lớp thành các tổ sao cho mỗi tổ có cùng số học sinh nam và số học sinh nữ?

Phương pháp

a) Bước 1 : Viết tập hợp các ước của a và của b: Ư(a), Ư(b)

Bước 2 : Tìm những phần tử chung của Ư(a) và Ư(b).

b) Bước 1 : Viết tập hợp các bội B(a) của a và các bội B(b) của b.

Bước 2 : Tìm những phần tử chung của B(a) và B(b).

Lời giải

a) Ta có:

Ư(32) = {1;2;4;8;16;32}

Ư(24) = {1;2;3;4;6;8;12;24}

Do đó, ƯC(32,24) = {1;2;4;8}

b) Ta có:

B(12) = {0;12;24;36;48;60;72;84;96;108;120;132;…}

B(15) = {0;15;30;45;60;75;90;105;120;135;…}

Do đó, BC(12,15) ={0; 60; 120;…}

Bài 2:

Một đơn vị bộ đội khi xếp hàng, mỗi hàng có 20 người, 25 người hoặc 30 người thì đều thừa 12 người. Nếu xếp mỗi hàng 38 người thì vừa đủ. Hỏi đơn vị có bao nhiêu người, biết rằng số người của đơn vị không quá 1000 người.

Phương pháp

Gọi số người của đơn vị là x ( người, x\( \in {N^*};x \le 1000\))

Nếu x chia cho m dư n thì (x – n) \( \vdots \) m

* Bội của BCNN (a,b) là BC(a,b)

* Tìm BCNN:

Muốn tìm BCNN của hai hay nhiều số lớn hơn 1, ta thực hiện theo ba bước sau :

Bước 1 : Phân tích mỗi số ra thừa số nguyên tố.

Bước 2 : Chọn ra các thừa số nguyên tố chung riêng .

Bước 3 : Lập tích các thừa số đã chọn , mỗi thừa số lấy với số mũ lớn nhất của nó. Tích đó là BCNN phải tìm.

Lời giải

Gọi số người của đơn vị là x ( người, x\( \in {N^*};x \le 1000\))

Vì x chia cho 15 dư 12 nên (x – 12) \( \vdots \) 15

Vì x chia cho 20 dư 12 nên (x – 12) \( \vdots \) 20

Vì x chia cho 25 dư 12 nên (x – 12) \( \vdots \) 25

Do đó, ( x – 12 ) \( \in \) ƯC(15,20,25)

Ta có:

15 = 3 . 5

20 = 2 2 . 5

25 = 5 2

BCNN(15,20,25) = 2 2 . 3 . 5 2 = 300.

( x – 12 ) \( \in \) ƯC(15,20,25) = Ư(300) = {0;300;600;900;1200;…}

Do đó, x \( \in \){ 12;312;612;912;1212;…}

Mà x \( \le \) 1000 và x chia hết cho 38 nên x = 912.

Vậy đơn vị có 912 người.


Cùng chủ đề:

Dạng 1. Đặc điểm của một số hình phẳng quan trọng Chủ đề 8 Ôn hè Toán 6
Dạng 1. Điểm và đường thẳng Chủ đề 10 Ôn hè Toán 6
Dạng 2. Bảng dữ liệu. Biểu đồ tranh Chủ đề 11 Ôn hè Toán 6
Dạng 2. Các bài toán giải bằng biểu diễn số tự nhiên Chủ đề 2 Ôn hè Toán 6
Dạng 2. Chứng minh một số là số nguyên tố, hợp số Chủ đề 3 Ôn hè Toán 6
Dạng 2. Một số bài toán thực tế Chủ đề 4 Ôn hè Toán 6
Dạng 2. Nhận biết hình có tâm đối xứng Chủ đề 9 Ôn hè Toán 6
Dạng 2. So sánh phân số Chủ đề 6 Ôn hè Toán 6
Dạng 2. Tính bằng cách hợp lí Chủ đề 5 Ôn hè Toán 6
Dạng 2. Tính bằng cách hợp lí Chủ đề 7 Ôn hè Toán 6
Dạng 2. Tính chu vi và diện tích hình phẳng Chủ đề 8 Ôn hè Toán 6