Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 3 - Bài 5 - Chương 4 - Đại số 9
Giải Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 3 - Bài 5 - Chương 4 - Đại số 9
Đề bài
Bài 1: Tìm m để phương trình x2−2(m−1)x+m−3=0 có hai nghiệm phân biệt.
Bài 2: Tìm m để phương trình mx2+2(m+1)x+m+3=0 có nghiệm.
Bài 3: Cho x2+y2=1. Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức m=x+y.
LG bài 1
Phương pháp giải:
Phương trình có hai nghiệm phân biệt ⇔Δ′>0
Lời giải chi tiết:
Bài 1: Phương trình có hai nghiệm phân biệt ⇔Δ′>0
⇔(m−1)2−(m−3)>0
⇔m2−3m+4>0
⇔(m−32)2+74>0, với mọi m ( vì (m−32)2≥0, với mọi m)
Vậy Phương trình có hai nghiệm phân biệt với mọi m∈R .
LG bài 2
Phương pháp giải:
Biện luận để phương trình có nghiệm trong 2 trường hợp:m=0 và m≠0
Lời giải chi tiết:
Bài 2:
+) m=0, ta có phương trình 2x+3=0⇔x=−32. Vậy m=0, phương trình có nghiệm.
+) m≠0, phương trình có nghiệm ⇔{m≠0Δ′≥0⇔{m≠0−m+1≥0⇔{m≠0m≤1
Vậy phương trình có nghiệm khi m≤1.
LG bài 3
Phương pháp giải:
Rút y từ biểu thức m=x+y thế vào x2+y2=1 ta được pt bậc hai ẩn x với tham số m
Phương trình trên có nghiệm ⇔Δ′≥0 từ đó ta tìm được GTLN của m
Lời giải chi tiết:
Bài 3: Ta có: m = x + y \Leftrightarrow y = m – x
Vậy {x^2} + {y^2} = 1 \Leftrightarrow {x^2} + {\left( {m - x} \right)^2} = 1 \;\Leftrightarrow 2{x^2} - 2mx + {m^2} - 1 = 0
Phương trình có nghiệm \Leftrightarrow \Delta ' \ge 0 \Leftrightarrow - {m^2} + 2 \ge 0
\Leftrightarrow \left| m \right| \le \sqrt 2 \Leftrightarrow - \sqrt 2 \le m \le \sqrt 2
Vậy giá trị lớn nhất của m là \sqrt 2 . Dấu “=” xảy ra \Leftrightarrow x = y = {1 \over {\sqrt 2 }}.