Đề kiểm tra 15 phút Toán 6 Cánh diều- Đề số 1
Đề bài
Các phần tử trong một tập hợp được viết trong dấu
-
A.
{ }
-
B.
( )
-
C.
[ ]
-
D.
< >
Dạng tổng quát của số tự nhiên chia hết cho 3 là:
-
A.
3k(k∈N)
-
B.
5k+3(k∈N)
-
C.
3k+1(k∈N)
-
D.
3k+2(k∈N)
Phép tính x−5 thực hiện được khi
-
A.
x<5
-
B.
x≥5
-
C.
x<4
-
D.
x=3
Tính: 1+12.3.5
-
A.
181
-
B.
195
-
C.
180
-
D.
15
Tính giá trị của lũy thừa 26, ta được
-
A.
32
-
B.
64
-
C.
16
-
D.
128
Tính 127+39+73
-
A.
200
-
B.
239
-
C.
293
-
D.
329
Hãy chọn câu sai:
-
A.
Số chia hết cho 2 và 5 có tận cùng là số 0
-
B.
Một số chia hết cho 10 thì số đó chia hết cho 2
-
C.
Số chia hết cho 2 thì có tận cùng là số lẻ
-
D.
Số dư trong phép chia một số cho 2 bằng số dư trong phép chia chữ số tận cùng của nó cho 2
Tổng 1+2+3+4+...+2018 bằng
-
A.
4074342
-
B.
2037171
-
C.
2036162
-
D.
2035152
Có bao nhiêu số tự nhiên có ba chữ số?
-
A.
901
-
B.
899
-
C.
900
-
D.
999
Cho A=3+32+33+...+3100 . Tìm số tự nhiên n biết rằng 2A+3=3n.
-
A.
n=99
-
B.
n=100
-
C.
n=101
-
D.
n=102
Lời giải và đáp án
Các phần tử trong một tập hợp được viết trong dấu
-
A.
{ }
-
B.
( )
-
C.
[ ]
-
D.
< >
Đáp án : A
Các phần tử của tập hợp được viết trong dấu ngoặc { }.
Dạng tổng quát của số tự nhiên chia hết cho 3 là:
-
A.
3k(k∈N)
-
B.
5k+3(k∈N)
-
C.
3k+1(k∈N)
-
D.
3k+2(k∈N)
Đáp án : A
Sử dụng các số hạng chia hết cho a có dạng x=a.k(k∈N)
Các số hạng chia hết cho 3 có dạng tổng quát là x=3k(k∈N)
Phép tính x−5 thực hiện được khi
-
A.
x<5
-
B.
x≥5
-
C.
x<4
-
D.
x=3
Đáp án : B
Phép tính a−b thực hiện được khi a≥b.
Phép tính x−5 thực hiện được khi x≥5.
Tính: 1+12.3.5
-
A.
181
-
B.
195
-
C.
180
-
D.
15
Đáp án : A
Thực hiện theo quy tắc:
N hân và chia → cộng và trừ.
1+12.3.5=1+(12.3).5=1+36.5=1+180=181
Tính giá trị của lũy thừa 26, ta được
-
A.
32
-
B.
64
-
C.
16
-
D.
128
Đáp án : B
Sử dụng công thức an=a.a.a...a (n thừa số a) để tính giá trị.
Ta có 26=2.2.2.2.2.2=4.4.4=16.4=64.
Tính 127+39+73
-
A.
200
-
B.
239
-
C.
293
-
D.
329
Đáp án : B
- Sử dụng tính chất giao hoán đổi vị trí của 39 và 73.
- Sử dụng tính chất kết hợp tính 127 + 73 rồi cộng tiếp với 39.
127+39+73
=127+73+39
=(127+73)+39
=200+39
=239
Hãy chọn câu sai:
-
A.
Số chia hết cho 2 và 5 có tận cùng là số 0
-
B.
Một số chia hết cho 10 thì số đó chia hết cho 2
-
C.
Số chia hết cho 2 thì có tận cùng là số lẻ
-
D.
Số dư trong phép chia một số cho 2 bằng số dư trong phép chia chữ số tận cùng của nó cho 2
Đáp án : C
Số chia hết cho 2 có tận cùng là số chẵn nên câu sai là: Số chia hết cho 2 có tận cùng là số lẻ.
Tổng 1+2+3+4+...+2018 bằng
-
A.
4074342
-
B.
2037171
-
C.
2036162
-
D.
2035152
Đáp án : B
+ Tính số các số tự nhiên liên tiếp từ 1 đến 2018 bằng công thức (số cuối-số đầu)+1
+ Tổng các số tự nhiên liên tiếp từ 1 đến 2018 được tính bằng công thức
(số cuối+số đầu). số các số hạng :2
Số các số tự nhiên liên tiếp từ 1 đến 2018 là 2018−1+1=2018 số
Như vậy từ 1 đến 2018 có số các số hạng là 2018.
Tổng 1+2+3+4+...+2018=(2018+1).2018:2=2037171.
Có bao nhiêu số tự nhiên có ba chữ số?
-
A.
901
-
B.
899
-
C.
900
-
D.
999
Đáp án : C
- Xác định số nhỏ nhất và số lớn nhất có 3 chữ số.
- Sử dụng cách đếm số tự nhiên:
Để đếm các số tự nhiên liên tiếp từ a đến b, ta dùng công thức sau:
b−a+1 hay bằng số cuối – số đầu +1
Các số tự nhiên có ba chữ số là 100;101;...;998;999
Nên có 999−100+1=900 số tự nhiên có ba chữ số.
Cho A=3+32+33+...+3100 . Tìm số tự nhiên n biết rằng 2A+3=3n.
-
A.
n=99
-
B.
n=100
-
C.
n=101
-
D.
n=102
Đáp án : C
+ Tính 3A sau đó tính 2A=3A−A
+ Sử dụng điều kiện ở đề bài để đưa về dạng hai lũy thừa cùng cơ số. Cho hai số mũ bằng nhau ta tìm được n.
Ta có A=3+32+33+...+3100(1) nên 3A=32+33+34+...+3100+3101(2)
Lấy (2) trừ (1) ta được 2A=3101−3 do đó 2A+3=3101 mà theo đề bài 2A+3=3n
Suy ra 3n=3101 nên n=101.