Đề kiểm tra giữa học kì 1 Toán 4 Chân trời sáng tạo - Đề số 6
Số gồm 8 trăm nghìn, 2 nghìn, 4 chục, 6 đơn vị viết là ... Nếu a = 2 và b = 3 thì giá trị của biểu thức a + b là ...
Đề bài
I. TRẮC NGHIỆM
( Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng )
Câu 1: Số 21 034 đọc là:
A. Hai mốt nghìn không trăm ba tư.
B. Hai mươi nghìn một trăm ba mươi tư.
C. Hai mươi mốt nghìn ba trăm linh tư.
D. Hai mươi mốt nghìn không trăm ba mươi tư.
Câu 2: “Ba trăm mười bảy nghìn sáu trăm năm mươi tư” được viết là:
A. 371 654
B. 317 564
C. 317 654
D. 317 465
Câu 3: Số gồm 8 trăm nghìn, 2 nghìn, 4 chục, 6 đơn vị viết là:
A. 802 406
B. 820 046
C. 802 046
D. 820 406
Câu 4: Số nào sau đây là số chẵn?
A. 1 423
B. 3 144
C. 2 529
D. 4 381
Câu 5: Nếu a = 2 và b = 3 thì giá trị của biểu thức a + b là:
A. 5
B. 6
C. 1
D. 3
Câu 6: Điền số thích hợp vào chỗ chấm: 3m 2 8dm 2 = …….. dm 2
A. 38
B. 380
C. 308
D. 3008
II. TỰ LUẬN
Câu 7: Đặt tính rồi tính
a) 453209 + 156273
b) 947082 – 32429
Câu 8: Bốn bao gạo có số cân nặng lần lượt là 38kg, 44kg, 48kg, 54kg. Tính cân nặng trung bình của bốn bao gạo.
Câu 9: Có 40 lít mật ong chia đều vào 5 chai. Hỏi có 240 lít mật ong thì phải đựng trong bao nhiêu chai như thế?
Câu 10: Tính bằng cách thuận tiện:
a) 125 + 75 + 63
b) 231 + 126 + 69
Đáp án
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
I. TRẮC NGHIỆM
1.D |
2.C |
3.C |
4.B |
5.A |
6.C |
Câu 1: Số 21 034 đọc là:
A. Hai mốt nghìn không trăm ba tư.
B. Hai mươi nghìn một trăm ba mươi tư.
C. Hai mươi mốt nghìn ba trăm linh tư.
D. Hai mươi mốt nghìn không trăm ba mươi tư.
Phương pháp:
Đọc số.
Cách giải:
Số 21 034 đọc là Hai mươi mốt nghìn không trăm ba mươi tư.
Chọn D.
Câu 2: “Ba trăm mười bảy nghìn sáu trăm năm mươi tư” được viết là:
A. 371 654
B. 317 564
C. 317 654
D. 317 465
Phương pháp:
Viết số.
Cách giải:
“Ba trăm mười bảy nghìn sáu trăm năm mươi tư” được viết là: 317 654.
Chọn C.
Câu 3: Số gồm 8 trăm nghìn, 2 nghìn, 4 chục, 6 đơn vị viết là:
A. 802 406
B. 820 046
C. 802 046
D. 820 406
Phương pháp:
Viết số.
Cách giải:
Số gồm 8 trăm nghìn, 2 nghìn, 4 chục, 6 đơn vị viết là 802 046.
Chọn C.
Câu 4: Số nào sau đây là số chẵn?
A. 1 423
B. 3 144
C. 2 529
D. 4 381
Phương pháp:
Tìm số có chữ số hàng đơn vị là 0; 2; 4; 6 hoặc 8.
Cách giải:
Số 3 144 là số chẵn.
Chọn B.
Câu 5: Nếu a = 2 và b = 3 thì giá trị của biểu thức a + b là:
A. 5
B. 6
C. 1
D. 3
Phương pháp:
Thay và rồi tính.
Cách giải:
Nếu và thì giá trị của biểu thức là:
Chọn A.
Câu 6: Điền số thích hợp vào chỗ chấm: 3m 2 8dm 2 = …….. dm 2
A. 38
B. 380
C. 308
D. 3008
Phương pháp:
Áp dụng cách đổi: 1m 2 = 100dm 2
Cách giải:
Ta có 3m 2 8dm 2 = 308 dm 2
Chọn C.
II. TỰ LUẬN
Câu 7: Đặt tính rồi tính
a) 453209 + 156273
b) 947082 – 32429
Phương pháp:
Đặt tính sao cho các chữ số cùng hàng thẳng cột với nhau, sau đó thực hiện phép tính lần lượt từ phải sang trái.
Cách giải:
Câu 8: Bốn bao gạo có số cân nặng lần lượt là 38kg, 44kg, 48kg, 54kg. Tính cân nặng trung bình của bốn bao gạo.
Phương pháp:
Muốn tìm số trung bình cộng của các số ta lấy tổng của các số đó chia cho số các số hạng.
Cách giải:
Cân nặng trung bình của bốn bao gạo là:
(38 + 44 + 48 + 54) : 4 = 46 (kg)
Đáp số: 46 kg.
Câu 9: Có 40 lít mật ong chia đều vào 5 chai. Hỏi có 240 lít mật ong thì phải đựng trong bao nhiêu chai như thế?
Phương pháp:
Bước 1: Tính số lít mật ong trong mỗi can (Thực hiện phép chia)
Bước 2: Tính số chai mật ong đổ được (Thực hiện phép chia)
Cách giải:
Mỗi chai đựng số lít mật ong là:
40 : 5 = 8 (lít)
240 lít mật ong phải đựng trong số chai là:
240 : 8 = 30 (chai)
Đáp số: 30 chai.
Câu 10: Tính bằng cách thuận tiện:
a) 125 + 75 + 63
b) 231 + 126 + 69
Phương pháp:
Nhóm hai số hạng có tổng tròn trăm rồi cộng với số còn lại.
Cách giải:
a) 125 + 75 + 63 = (125 + 75) + 63
= 200 + 63
= 263
b) 231 + 126 + 69 = (231 + 69) + 126
= 300 + 126
= 426