Đề kiểm tra giữa học kì 1 Toán 4 Chân trời sáng tạo - Đề số 7 — Không quảng cáo

Đề thi toán 4, đề kiểm tra toán 4 Chân trời sáng tạo có đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra giữa học kì 1 Toán 4 - Chân trời sáng tạo


Đề kiểm tra giữa học kì 1 Toán 4 Chân trời sáng tạo - Đề số 7

Tải về

Tải về đề thi và đáp án Tải về đề thi Tải về đáp án

Số gồm 6 trăm nghìn, 7 nghìn, 8 chục, 4 đơn vị viết là .... Điền số thích hợp vào chỗ chấm: 3dm2 = ………. cm2

Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM

( Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng )

Câu 1: Số 36 251 đọc là:

A. Ba sáu nghìn hai trăm năm mốt

B. Ba sáu nghìn hai trăm năm mươi một

C. Ba mươi sáu nghìn hai trăm năm mươi mốt

D. Ba mươi sáu nghìn hai trăm năm mươi một

Câu 2: Số gồm 6 trăm nghìn, 7 nghìn, 8 chục, 4 đơn vị viết là:

A. 607 084

B. 670 084

C. 607 804

D. 670 804

Câu 3: “Tám trăm hai mươi bốn nghìn không trăm linh hai” viết là:

A. 824 002

B. 824 202

C. 820 402

D. 804 202

Câu 4: Điền số thích hợp vào chỗ chấm: 3dm 2 = ………. cm 2

A. 3

B. 30

C. 300

D. 3000

Câu 5: Số trung bình cộng của 11 và 35 là:

A. 21

B. 32

C. 23

D. 24

Câu 6: Số lẻ lớn nhất có 6 chữ số khác nhau là:

A. 987 653

B. 987 654

C. 999 999

D. 999 998

II. TỰ LUẬN

Câu 7: Đặt tính rồi tính:

a) 423 155 + 508 472

b) 824 361 – 92 035

Câu 8: Tính giá trị của biểu thức:

a) 124 + m x 4 với m = 12

b) (824 – n) : 4 với n = 80

Câu 9: Một cửa hàng có 250 kg gạo, lần thứ nhất người đó bán được 20 kg gạo, lần thứ hai bán được gấp đôi lần đầu. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu kg gạo?

Câu 10: Lúc đầu có 5 xe tải chở tổng cộng 210 bao đường vào kho, sau đó có thêm 3 xe nữa chở đường vào kho. Hỏi có tất cả bao nhiêu bao đường được chở vào kho? (Các xe tải chở số bao như nhau)

Đáp án

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I. TRẮC NGHIỆM

1.C

2.A

3.A

4.C

5.C

6.A

Câu 1: Số 36 251 đọc là:

A. Ba sáu nghìn hai trăm năm mốt

B. Ba sáu nghìn hai trăm năm mươi một

C. Ba mươi sáu nghìn hai trăm năm mươi mốt

D. Ba mươi sáu nghìn hai trăm năm mươi một

Phương pháp:

Đọc số.

Cách giải:

Số 36 254 đọc là Ba mươi sáu nghìn hai trăm năm mươi mốt.

Chọn C.

Câu 2: Số gồm 6 trăm nghìn, 7 nghìn, 8 chục, 4 đơn vị viết là:

A. 607 084

B. 670 084

C. 607 804

D. 670 804

Phương pháp:

Đọc số.

Cách giải:

Số gồm 6 trăm nghìn, 7 nghìn, 8 chục, 4 đơn vị viết là 607 084.

Chọn A.

Câu 3: “Tám trăm hai mươi bốn nghìn không trăm linh hai” viết là:

A. 824 002

B. 824 202

C. 820 402

D. 804 202

Phương pháp:

Viết số.

Cách giải:

“Tám trăm hai mươi bốn nghìn không trăm linh hai” viết là 824 002.

Chọn A.

Câu 4: Điền số thích hợp vào chỗ chấm: 3dm 2 = ………. cm 2

A. 3

B. 30

C. 300

D. 3000

Phương pháp:

Áp dụng cách đổi: 1dm 2 = 100 cm 2

Cách giải:

Ta có 3dm 2 = 300 cm 2

Chọn C.

Câu 5: Số trung bình cộng của 11 và 35 là:

A. 21

B. 32

C. 23

D. 24

Phương pháp:

Muốn tìm số trung bình cộng của các số ta lấy tổng của các số đó chia cho số các số hạng.

Cách giải:

Số trung bình cộng của 11 và 35 là: (11 + 35) : 2 = 23

Chọn C.

Câu 6: Số lẻ lớn nhất có 6 chữ số khác nhau là:

A. 987 653

B. 987 654

C. 999 999

D. 999 998

Phương pháp:

Viết các số theo thứ tự giảm dần từ trái sang phải, số lớn nhất là 9, chữ số hàng đơn vị 3.

Cách giải:

Số lẻ bé nhất có 6 chữ số khác nhau là 987 653.

Chọn A.

II. TỰ LUẬN

Câu 7: Đặt tính rồi tính:

a) 423 155 + 508 472

b) 824 361 – 92 035

Phương pháp:

Đặt tính sao cho các chữ số cùng hàng thẳng cột với nhau, sau đó thực hiện phép tính lần lượt từ phải sang trái.

Cách giải:

Câu 8: Tính giá trị của biểu thức:

a) 124 + m x 4 với m = 12

b) (824 – n) : 4 với n = 80

Phương pháp:

Thay chữ bằng số vào biểu thức rồi tính.

Cách giải:

a) Với m = 12 thì 124 + m x 4 = 124 + 12 x 4 = 124 + 48 = 172

b) Với n = 80 thì (824 – n) : 4 = (824 – 80) : 4 = 744 : 4 = 186

Câu 9: Một cửa hàng có 250 kg gạo, lần thứ nhất người đó bán được 20 kg gạo, lần thứ hai bán được gấp đôi lần đầu. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu kg gạo?

Phương pháp:

Bước 1:  Tính số gạo lần thứ bán được = Số gạo lần đầu bán × 2

Bước 2: Tính số gạo cửa hàng đã bán = Số gạo lần đầu bán + Số gạo lần hai bán.

Bước 3: Tính số gạo còn lại sau 2 lần bán = Số gạo ban đầu – Số gạo đã bán.

Cách giải:

Lần thứ hai cửa hàng bán được số ki-lô-gam gạo là:

20 x 2 = 40 (kg)

Cả hai lần cửa hàng bán được số ki-lô-gam gạo là:

20 + 40 = 60 (kg)

Cửa hàng còn lại số ki-lô-gam gạo là:

250 – 60 = 190 (kg)

Đáp số: 190 kg.

Câu 10: Lúc đầu có 5 xe tải chở tổng cộng 210 bao đường vào kho, sau đó có thêm 3 xe nữa chở đường vào kho. Hỏi có tất cả bao nhiêu bao đường được chở vào kho? (Các xe tải chở số bao như nhau)

Phương pháp:

Bước 1: Tính số bao đường mỗi xe chở được = Số bao đường lúc đầu : Số xe lúc đầu

Bước 2: Tính số xe vào kho = Số xe lúc đầu + Số xe vào thêm

Bước 3: Tính số bao đường được chở vào = Số bao mỗi xe chở được × Số xe vào kho

Cách giải:

Mỗi xe chở được số bao đường là:

210 : 5 = 42 (bao)

Số xe chở đường vào kho là:

5 + 3 = 8 (xe)

Số bao đường được chở vào kho là:

42 x 8 = 336 (bao)

Đáp số: 336 bao.


Cùng chủ đề:

Đề kiểm tra giữa học kì 1 Toán 4 Chân trời sáng tạo - Đề số 2
Đề kiểm tra giữa học kì 1 Toán 4 Chân trời sáng tạo - Đề số 3
Đề kiểm tra giữa học kì 1 Toán 4 Chân trời sáng tạo - Đề số 4
Đề kiểm tra giữa học kì 1 Toán 4 Chân trời sáng tạo - Đề số 5
Đề kiểm tra giữa học kì 1 Toán 4 Chân trời sáng tạo - Đề số 6
Đề kiểm tra giữa học kì 1 Toán 4 Chân trời sáng tạo - Đề số 7
Đề kiểm tra giữa học kì 1 Toán 4 Chân trời sáng tạo - Đề số 8
Đề kiểm tra giữa học kì 1 Toán 4 Chân trời sáng tạo - Đề số 9
Đề kiểm tra giữa học kì 1 Toán 4 Chân trời sáng tạo - Đề số 10
Đề kiểm tra giữa học kì 1 Toán 4 Chân trời sáng tạo - Đề số 11
Đề kiểm tra giữa học kì 1 toán 4 bộ sách Chân trời sáng tạo có đáp án và lời giải chi tiết