Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Văn lớp 11 - Đề số 5 có đáp án và lời giải chi tiết — Không quảng cáo

Đề thi, đề kiểm tra Ngữ Văn 11 mới


Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Văn lớp 11 - Đề số 5

Đề bài

Câu 1 :

Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi

Người Âu Tây tự hào về thế Sonnê, người Trung Quốc tự hào về thơ Đường luật, người Nhật Bản tự hào về thơ Haiku... thì người Việt Nam có quyền tự hào về thể Lục bát. Lục bát là niềm kiêu hãnh của thơ Việt.

Nếu tâm hồn một dân tộc thường gửi trọn vào thi ca của dân tộc mình, thì lục bát là thể thơ mà phần hồn của dân Việt đã nương náu ở đó nhiều nhất, sâu nhất. Có thể nói, người Việt sống trong bầu thi quyền lục bát. Dân ta nói vẫn nói về chủ yếu bằng lục bát. Dân ta đối đáp giao duyên, than thân trách phận, tranh đấu tuyên truyền chủ yếu bằng lục bát. Và dân ta hát ru các thế hệ, truyền nguồn sữa tinh thần của giống nòi cho lớp lớp cháu con cũng chủ yếu bằng lục bát. Lục bát là phương tiện phổ dụng để người Việt giải toả tâm sự, ki thác tâm trạng, thăng hoa tâm hồn. Gần với tiếng Việt, gắn với hồn Việt, thơ lục bát đã thuộc về bản sắc dân tộc này. Trong thời buổi hội nhập, toàn cầu hoá hiện nay, dường như đang có hai thái độ trái ngược đối với lục bát. Lắm kẻ thờ ơ, hoài nghi khả năng của lục bát. Họ thành kiến rằng lục bát là thể thơ quá gò bó về vấn luật, về thanh luật, về tiết tấu; nó đơn điệu, nó bằng phẳng, quê mùa. Nhiều người đã nhận thấy ở lục bát những ưu thể không thể thơ nào có được. Họ đã tìm về lục bát

(...)  Đọc thơ lục bát thế kỉ qua, có thể thấy rõ rệt, càng về sau, dáng điệu lục bát càng trẻ trung, hơi thở lục bát càng hiện đại hơn so với hồi đầu. Điều đó là bằng chứng khẳng định lục bát vẫn trường tồn, lục bát vẫn gắn bó máu thịt với tâm hồn Việt trên con đường hiện đại. Chừng nào tre còn xanh, sen còn ngát, chừng nào tà áo dài còn tha thướt, tiếng đàn bầu còn ngân nga, chừng ấy những điệu lụcbát vẫn tiếp tục sinh sôi trên xứ sở này.

(Chu văn Sơn)

Câu 1.1

Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?

  • A.

    Phong cách ngôn ngữ chính luận

  • B.

    Phong cách ngôn ngữ báo chí

  • C.

    Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

  • D.

    Phong cách ngôn ngữ khoa học

Câu 1.2

Chủ đề của đoạn văn bản trên là:

  • A.

    Thơ lục bát là niềm kiêu hãnh của thơ ca Việt Nam, đậm đà bản sắc dân tộc và sự hiện đại của thể thơ này trong thời đại ngày nay.

  • B.

    Vai trò của thơ lục bát trong đời sống

  • C.

    Thơ lục bát trong văn học xưa và nay

  • D.

    Sự cạnh tranh của các thể loại văn học

Câu 1.3

Đoạn văn “Dân ta nói vần nói về chủ yếu bằng lục bát. Dân ta đối đáp giao duyên, than thân trách phận, tranh đấu tuyên truyền chủ yếu bằng lục bát. Và dân ta hát ru các thế hệ, truyền nguồn sữa tinh thần của giống nòi cho lớp lớp cháu con cũng chủ yếu bằng lục bát...” đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

  • A.

    Nhân hóa

  • B.

    So sánh

  • C.

    Điệp cấu trúc

  • D.

    Điệp vòng

Câu 1.4

Vì sao tác giả cho rằng “Chừng nào tre còn xanh, sen còn ngát, chừng nào tà áo dài còn tha thướt, tiếng đàn bầu còn ngân nga, chừng ấy những điệu lục bát vẫn tiếp tục sinh sôi trên xứ sở này ” ?

Đáp án nào không được tác giả nhắc đến trong bài:

  • A.

    Lục bát là thể thơ mà phần hồn của người dân Việt nương náu ở đó nhiều nhất, sâu nhất

  • B.

    Gắn với tiếng Việt, gắn với hồn Việt, thơ lục bát đã thuộc về bản sắc dân tộc.

  • C.

    Thơ lục bát trẻ trung, hiện đại hơn so với hồi đầu.

  • D.

    Lục bát gắn bó với tiếng Việt. Chừng nào tiếng Việt còn, thơ lục bát còn.

Câu 2 :

Về mặt sử dụng, tiếng có thể là từ hoặc đơn vị cấu tạo nên từ. Đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 3 :

Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông

Một người chín nhớ mười mong một người

Câu thơ trên sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

  • A.

    nhân hóa, ẩn dụ

  • B.

    nhân hóa, hoán dụ

  • C.

    nhân hóa, so sánh

  • D.

    hoán dụ, so sánh

Câu 4 :

Câu thơ thể nào quan điểm mới mẻ, tiến bộ của Xuân Diệu trong 13 câu thơ đầu?

  • A.

    Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửa

  • B.

    Tháng giêng ngon như một cặp môi gần

  • C.

    Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa

  • D.

    Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân

Câu 5 :

Bài thơ Tương tư của Nguyễn Bính viết về đề tài gì?

  • A.

    Tình cảm gia đình

  • B.

    Tình yêu đôi lứa

  • C.

    Tình yêu nước

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 6 :

Tiếng Việt thuộc dòng ngôn ngữ nào?

  • A.

    Dòng Môn

  • B.

    Dòng Môn - Khmer

  • C.

    Dòng Munda

  • D.

    Dòng Khmer

Câu 7 :

Nội dung sau về hoàn cảnh sáng tác bài Đây thôn Vĩ Dạ đúng hay sai?

Đây thôn Vĩ Dạ được gợi cảm hứng từ mối tình Hàn Mặc Tử với một cô gái quê ở Vĩ Dạ, một thôn nhỏ bên dòng sông Hương nơi xứ Huế thơ mộng và trữ tình”

Đúng
Sai
Câu 8 :

Nhan đề “tương tư” được hiểu là:

Nỗi nhớ mong của trai gái khi yêu nhau

Nỗi nhớ đơn phương

Cả hai đáp án trên đều đúng

Câu 9 :

Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ nào?

Ngôn ngữ đơn lập

Ngôn ngữ hòa kết

Câu 10 :

Hầu trời được in trong tác phẩm nào?

  • A.

    Khối tình con

  • B.

    Thơ Tản Đà

  • C.

    Còn chơi

  • D.

    Giấc mộc lớn

Câu 11 :

“Để hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”

Hai câu thơ trên sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

  • A.

    Hoán dụ

  • B.

    Nhân hóa

  • C.

    So sánh

  • D.

    Ẩn dụ

Câu 12 :

Nghĩa tình thái của câu dưới đây:

“Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp”

( Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh)

  • A.

    Khẳng định tính chân thực của sự việc

  • B.

    Phỏng đoán sự việc với độ tin cậy cao

  • C.

    Đánh giá sự việc có thực hay không có thực

  • D.

    Khẳng định tính tất yếu của sự việc

Câu 13 :

Giá trị nội dung của bài thơ Tràng giang:

  • A.

    Thể hiện tâm hồn yêu đời, yêu cuộc sống đến cuồng nhiệt

  • B.

    Thể hiện quan niệm mới mẻ về thời gian, về tuổi trẻ và hạnh phúc

  • C.

    Cái “tôi” cô đơn trước thiên nhiên rộng lớn, trong đó thấm đượm tình người, tình đời, lòng yêu nước thầm kín mà thiết tha

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 14 :

Từ gồm hai loại, đó là:

  • A.

    Từ đơn và từ phức

  • B.

    Từ ghép và từ láy

  • C.

    Từ và từ phức

  • D.

    Từ đơn và từ ghép

Câu 15 :

Đoạn trích dưới đây sử dụng thao tác lập luận nào?

“Dân số ngày càng tăng ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của mỗi cá nhân, mỗi dân tộc cũng như toàn thể cộng đồng. Những ảnh hưởng đó là: không có đủ lương thực, thực phẩm cung cấp cho bữa ăn hàng ngày, từ đó dẫn đến cảnh đói nghèo, tình trạng thiếu dinh dưỡng dẫn đến suy thoái sức khỏe, giống nòi không ncchững không phát triển mà còn dễ dàng bị suy thoái”

  • A.

    Phân tích

  • B.

    Giải thích

  • C.

    Chứng minh

  • D.

    Bác bỏ

Câu 16 :

Nghĩa tình thái của câu dưới đây:

“Tao không thể là người lương thiện được nữa”

(Chí Phèo – Nam Cao)

  • A.

    Khẳng định tính chân thực của sự việc

  • B.

    Phỏng đoán sự việc với độ tin cậy cao

  • C.

    Đánh giá sự việc có thực hay không có thực

  • D.

    Khẳng định khả năng của sự việc

Câu 17 :

Tản Đà tự nói mình là một vị tiên trên thượng giới bị đày xuống trần gian vì tội gì?

  • A.

    Vô lễ với trời

  • B.

    Cá tính “ngông”

  • C.

    Trêu ghẹo Hằng Nga

  • D.

    Yêu tiên nữ

Câu 18 :

Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:

Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua

Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già,

Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất

[…]

Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa…

(Vội vàng – Xuân Diệu)

Thể hiện tình yêu cuộc sống tha thiết, đắm say của Xuân Diệu

Quan niệm về thời gian

Giải pháp tận hưởng cuộc đời trước sự chảy trôi của thời gian

Câu 19 :

Khi trò truyện với Trời, thi nhân kể về điều gì?

Kể về họ tên, quê quán

Kể về cuộc sống ở trần thế

Cả hai đáp án trên

Câu 20 :

“Tôi buộc lòng tôi với mọi người”

Động từ “buộc” thể hiện điều gì?

Ý thức tự nguyện và quyết tâm cao độ của người chiến sĩ

Yêu cầu, trách nghiệm đối với người chiến sĩ khi được giác ngộ lí tưởng của Đảng

Câu 21 :

Bài thơ Chiều tối là bài thơ thứ bao nhiêu của tập thơ Nhật kí trong tù ?

  • A.

    30

  • B.

    31

  • C.

    32

  • D.

    33

Câu 22 :

Nội dung sau đúng hay sai?

“Một câu có thể biểu hiện một sự việc, cũng có thể biểu hiện một số sự việc”

Đúng
Sai
Câu 23 :

Theo Huy Cận, viết câu thơ “ Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu ” trong bài Tràng giang , ông đã học tập từ một câu thơ dịch “ Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy gò” thuộc tác phẩm nào?

  • A.

    Chinh phụ ngâm

  • B.

    Thu hứng

  • C.

    Cung oán ngâm khúc

  • D.

    Tì bà hành

Câu 24 :

Nội dung chính của đoạn thơ dưới đây:

Tôi đã là con của vạn nhà

Là em của vạn kiếp phôi pha

Là anh của vạn đầu em nhỏ

Không áo cơm, cù bất cù bơ…

(Từ ấy – Tố Hữu)

Niềm vui sướng, say mê khi bắt gặp lí tưởng của Đảng

Nhận thức mới về lẽ sống

Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm

Câu 25 :

Hai câu thơ đầu của khổ 4 bài thơ Tràng giang đã khắc họa nên bức tranh thiên nhiên hùng vĩ vào khoảng thời gian nào?

  • A.

    Bình minh

  • B.

    Giữa trưa

  • C.

    Chiều tà

  • D.

    Đêm tối

Câu 26 :

Nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ đầu bài thơ Chiều tối :

  • A.

    Nghệ thuật lấy động tả tĩnh

  • B.

    Bút pháp chấm phá

  • C.

    Bút pháp tả cảnh ngụ tình

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 27 :

Bẩm Trời, cảnh con thực nghèo khó

Trần gian thước đất cũng không có

Nhờ Trời năm xưa học ít nhiều

Vốn liếng còn một bụng văn đó

[…]

Trời lại sai con việc nặng quá

Biết làm có được mà dám theo”

(Hầu trời – Tản Đà)

Đoạn thơ trên sử dụng bút pháp lãng mạn để miêu tả cuộc sống của thi nhân nơi trần thế. Đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 28 :

Trong khổ một bài thơ Tràng giang , hình ảnh nào mang dáng vẻ hiện đại của Thơ mới:

  • A.

    Thuyền về nước lại

  • B.

    Củi một cành khô

  • C.

    Sóng gợn

  • D.

    Con thuyền xuôi mái

Câu 29 :

Người chiến sĩ trong bài thơ Chiều tối mang vẻ đẹp:

  • A.

    Lạc quan, yêu đời, yêu thiên nhiên

  • B.

    Ý chí, nghị lực

  • C.

    Tình yêu thương nhân dân

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 30 :

Bài thơ Lưu biệt khi xuất dương thuộc thể thơ:

  • A.

    Thất ngôn bát cú

  • B.

    Thất ngôn tứ tuyệt

  • C.

    Thất ngôn

  • D.

    Ngũ ngôn tứ tuyệt

Câu 31 :

Nghĩa sự việc của câu dưới đây:

“Tựa gối buông cần lâu chẳng được”

  • A.

    Câu biểu hiện trạng thái, tính chất, đặc điểm

  • B.

    Câu biểu hiện hành động

  • C.

    Câu biểu hiện quá trình

  • D.

    Câu biểu hiện tư thế

Câu 32 :

Hình ảnh nào không xuất hiện trong hai câu thơ đầu bài Chiều tối:

Cánh chim

Chòm mây

Thiếu nữ

Câu 33 :

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

Câu thơ trên là lời hỏi của ai?

Lời của người con gái thôn Vĩ Dạ

Lời của Hàn Mặc Tử tự hỏi chính mình

Cả hai đáp án trên đều đúng

Câu 34 :

Có thể bác bỏ một quan điểm, luận cứ hoặc cách lập luận bằng cách nêu tác hại. Đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 35 :

Phan Bội Châu xuất dương sang Nhật Bản năm bao nhiêu?

  • A.

    1902

  • B.

    1903

  • C.

    1904

  • D.

    1905

Câu 36 :

Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua

Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già

Thời gian trong hai câu thơ trên là thời gian như thế nào?

Thời gian tuyến tính, không trở lại

Thời gian tuần hoàn, thời gian trở lại

Câu 37 :

Tôi buộc lòng tôi với mọi người

Để tình trang trải với trăm nơi

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ trên:

  • A.

    ẩn dụ

  • B.

    hoán dụ

  • C.

    so sánh

  • D.

    nhân hóa

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi

Người Âu Tây tự hào về thế Sonnê, người Trung Quốc tự hào về thơ Đường luật, người Nhật Bản tự hào về thơ Haiku... thì người Việt Nam có quyền tự hào về thể Lục bát. Lục bát là niềm kiêu hãnh của thơ Việt.

Nếu tâm hồn một dân tộc thường gửi trọn vào thi ca của dân tộc mình, thì lục bát là thể thơ mà phần hồn của dân Việt đã nương náu ở đó nhiều nhất, sâu nhất. Có thể nói, người Việt sống trong bầu thi quyền lục bát. Dân ta nói vẫn nói về chủ yếu bằng lục bát. Dân ta đối đáp giao duyên, than thân trách phận, tranh đấu tuyên truyền chủ yếu bằng lục bát. Và dân ta hát ru các thế hệ, truyền nguồn sữa tinh thần của giống nòi cho lớp lớp cháu con cũng chủ yếu bằng lục bát. Lục bát là phương tiện phổ dụng để người Việt giải toả tâm sự, ki thác tâm trạng, thăng hoa tâm hồn. Gần với tiếng Việt, gắn với hồn Việt, thơ lục bát đã thuộc về bản sắc dân tộc này. Trong thời buổi hội nhập, toàn cầu hoá hiện nay, dường như đang có hai thái độ trái ngược đối với lục bát. Lắm kẻ thờ ơ, hoài nghi khả năng của lục bát. Họ thành kiến rằng lục bát là thể thơ quá gò bó về vấn luật, về thanh luật, về tiết tấu; nó đơn điệu, nó bằng phẳng, quê mùa. Nhiều người đã nhận thấy ở lục bát những ưu thể không thể thơ nào có được. Họ đã tìm về lục bát

(...)  Đọc thơ lục bát thế kỉ qua, có thể thấy rõ rệt, càng về sau, dáng điệu lục bát càng trẻ trung, hơi thở lục bát càng hiện đại hơn so với hồi đầu. Điều đó là bằng chứng khẳng định lục bát vẫn trường tồn, lục bát vẫn gắn bó máu thịt với tâm hồn Việt trên con đường hiện đại. Chừng nào tre còn xanh, sen còn ngát, chừng nào tà áo dài còn tha thướt, tiếng đàn bầu còn ngân nga, chừng ấy những điệu lụcbát vẫn tiếp tục sinh sôi trên xứ sở này.

(Chu văn Sơn)

Câu 1.1

Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?

  • A.

    Phong cách ngôn ngữ chính luận

  • B.

    Phong cách ngôn ngữ báo chí

  • C.

    Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

  • D.

    Phong cách ngôn ngữ khoa học

Đáp án: C

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản và các phong cách ngôn ngữ đã học

Lời giải chi tiết :

Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

Câu 1.2

Chủ đề của đoạn văn bản trên là:

  • A.

    Thơ lục bát là niềm kiêu hãnh của thơ ca Việt Nam, đậm đà bản sắc dân tộc và sự hiện đại của thể thơ này trong thời đại ngày nay.

  • B.

    Vai trò của thơ lục bát trong đời sống

  • C.

    Thơ lục bát trong văn học xưa và nay

  • D.

    Sự cạnh tranh của các thể loại văn học

Đáp án: A

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết :

Chủ đề văn bản: Thơ lục bát là niềm kiêu hãnh của thơ ca Việt Nam, đậm đà bản sắc dân tộc và sự hiện đại của thể thơ này trong thời đại ngày nay.

Câu 1.3

Đoạn văn “Dân ta nói vần nói về chủ yếu bằng lục bát. Dân ta đối đáp giao duyên, than thân trách phận, tranh đấu tuyên truyền chủ yếu bằng lục bát. Và dân ta hát ru các thế hệ, truyền nguồn sữa tinh thần của giống nòi cho lớp lớp cháu con cũng chủ yếu bằng lục bát...” đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

  • A.

    Nhân hóa

  • B.

    So sánh

  • C.

    Điệp cấu trúc

  • D.

    Điệp vòng

Đáp án: C

Phương pháp giải :

Xem lại các biện pháp nghệ thuật đã học

Lời giải chi tiết :

Nghệ thuật: điệp cấu trúc dân ta….

Tác dụng: Nhịp văn nhanh, giọng văn sôi nổi; nhấn mạnh vào sức sống của thể thơ lục bát trong đời sống tinh thần của người Việt.

Câu 1.4

Vì sao tác giả cho rằng “Chừng nào tre còn xanh, sen còn ngát, chừng nào tà áo dài còn tha thướt, tiếng đàn bầu còn ngân nga, chừng ấy những điệu lục bát vẫn tiếp tục sinh sôi trên xứ sở này ” ?

Đáp án nào không được tác giả nhắc đến trong bài:

  • A.

    Lục bát là thể thơ mà phần hồn của người dân Việt nương náu ở đó nhiều nhất, sâu nhất

  • B.

    Gắn với tiếng Việt, gắn với hồn Việt, thơ lục bát đã thuộc về bản sắc dân tộc.

  • C.

    Thơ lục bát trẻ trung, hiện đại hơn so với hồi đầu.

  • D.

    Lục bát gắn bó với tiếng Việt. Chừng nào tiếng Việt còn, thơ lục bát còn.

Đáp án: D

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết :

Tác giả cho rằng “Chừng nào tre còn xanh, sen còn ngát, chừng nào tà áo dài còn tha thướt, tiếng đàn bầu còn ngân nga, chừng ấy những điệu lục bát vẫn tiếp tục sinh sôi trên xứ sở này, bởi:

Lục bát là thể thơ mà phần hồn của dân Việt đã nương náu ở đó nhiều nhất, sâu nhất. Gắn với tiếng Việt, gắn với hồn Việt, thơ lục bát đã thuộc về bản sắc dân tộc.

Càng về sau, dáng điệu lục bát càng trẻ trung, hơi thở lục bát càng hiện đại so với hồi đầu. Điều đó là bằng chứng khẳng định lục bát vẫn trường tồn, lục bát gắn bó máu thịt với tâm hồn Việt trên con đường hiện đại.

Câu 2 :

Về mặt sử dụng, tiếng có thể là từ hoặc đơn vị cấu tạo nên từ. Đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Đúng

- Về mặt sử dụng, tiếng có thể là từ hoặc đơn vị cấu tạo nên từ.

Câu 3 :

Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông

Một người chín nhớ mười mong một người

Câu thơ trên sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

  • A.

    nhân hóa, ẩn dụ

  • B.

    nhân hóa, hoán dụ

  • C.

    nhân hóa, so sánh

  • D.

    hoán dụ, so sánh

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Nghệ thuật: nhân hóa, hoán dụ (lấy một vật chứa đựng để gọi một vật bị chứa đựng)

Câu 4 :

Câu thơ thể nào quan điểm mới mẻ, tiến bộ của Xuân Diệu trong 13 câu thơ đầu?

  • A.

    Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửa

  • B.

    Tháng giêng ngon như một cặp môi gần

  • C.

    Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa

  • D.

    Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Thánh giêng ngon như một cặp môi gần: Trong văn học xưa coi thiên nhiên là chuẩn mực của cái đẹp thì trong thơ Xuân Diệu, con người là chuẩn mực của cái đẹp, tôn vinh vẻ đẹp của con người

=> Quan điểm mới mẻ, tiến bộ của Xuân Diệu.

Câu 5 :

Bài thơ Tương tư của Nguyễn Bính viết về đề tài gì?

  • A.

    Tình cảm gia đình

  • B.

    Tình yêu đôi lứa

  • C.

    Tình yêu nước

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Đề tài Tương tư : tình yêu đôi lứa.

Câu 6 :

Tiếng Việt thuộc dòng ngôn ngữ nào?

  • A.

    Dòng Môn

  • B.

    Dòng Môn - Khmer

  • C.

    Dòng Munda

  • D.

    Dòng Khmer

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại Lịch sử phát triển tiếng Việt

Lời giải chi tiết :

Tiếng Việt thuộc dòng Môn – Khmer.

Câu 7 :

Nội dung sau về hoàn cảnh sáng tác bài Đây thôn Vĩ Dạ đúng hay sai?

Đây thôn Vĩ Dạ được gợi cảm hứng từ mối tình Hàn Mặc Tử với một cô gái quê ở Vĩ Dạ, một thôn nhỏ bên dòng sông Hương nơi xứ Huế thơ mộng và trữ tình”

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Đây thôn Vĩ Dạ được gợi cảm hứng từ mối tình Hàn Mặc Tử với một cô gái quê ở Vĩ Dạ, một thôn nhỏ bên dòng sông Hương nơi xứ Huế thơ mộng và trữ tình.

Câu 8 :

Nhan đề “tương tư” được hiểu là:

Nỗi nhớ mong của trai gái khi yêu nhau

Nỗi nhớ đơn phương

Cả hai đáp án trên đều đúng

Đáp án

Cả hai đáp án trên đều đúng

Lời giải chi tiết :

“Tương tư” là nỗi nhớ mong của trai gái khi yêu nhau; có khi được dùng để diễn tả nỗi nhớ đơn phương.

Câu 9 :

Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ nào?

Ngôn ngữ đơn lập

Ngôn ngữ hòa kết

Đáp án

Ngôn ngữ đơn lập

Lời giải chi tiết :

Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập.

Câu 10 :

Hầu trời được in trong tác phẩm nào?

  • A.

    Khối tình con

  • B.

    Thơ Tản Đà

  • C.

    Còn chơi

  • D.

    Giấc mộc lớn

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Hầu trời được in trong tập Còn chơi , sáng tác năm 1921.

Câu 11 :

“Để hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”

Hai câu thơ trên sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

  • A.

    Hoán dụ

  • B.

    Nhân hóa

  • C.

    So sánh

  • D.

    Ẩn dụ

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Biện pháp nghệ thuật ẩn dụ:

“Khối đời”: Chỉ một khối người đông đảo cùng chung cảnh ngộ trong cuộc đời, đoàn kết chặt chẽ với nhau phấn đấu vì mục tiêu chung.

Câu 12 :

Nghĩa tình thái của câu dưới đây:

“Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp”

( Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh)

  • A.

    Khẳng định tính chân thực của sự việc

  • B.

    Phỏng đoán sự việc với độ tin cậy cao

  • C.

    Đánh giá sự việc có thực hay không có thực

  • D.

    Khẳng định tính tất yếu của sự việc

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại nghĩa tình thái

Lời giải chi tiết :

Nghĩa tình thái: Khẳng định tính chân thực của sự việc.

Câu 13 :

Giá trị nội dung của bài thơ Tràng giang:

  • A.

    Thể hiện tâm hồn yêu đời, yêu cuộc sống đến cuồng nhiệt

  • B.

    Thể hiện quan niệm mới mẻ về thời gian, về tuổi trẻ và hạnh phúc

  • C.

    Cái “tôi” cô đơn trước thiên nhiên rộng lớn, trong đó thấm đượm tình người, tình đời, lòng yêu nước thầm kín mà thiết tha

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Giá trị nội dung: Bộc lộ  cái “tôi” cô đơn trước thiên nhiên rộng lớn, trong đó thấm đượm tình người, tình đời, lòng yêu nước thầm kín mà thiết tha của tác giả.

Câu 14 :

Từ gồm hai loại, đó là:

  • A.

    Từ đơn và từ phức

  • B.

    Từ ghép và từ láy

  • C.

    Từ và từ phức

  • D.

    Từ đơn và từ ghép

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại cấu tạo của từ .

Lời giải chi tiết :

Từ gồm hai loại là từ đơn và từ phức.

Câu 15 :

Đoạn trích dưới đây sử dụng thao tác lập luận nào?

“Dân số ngày càng tăng ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của mỗi cá nhân, mỗi dân tộc cũng như toàn thể cộng đồng. Những ảnh hưởng đó là: không có đủ lương thực, thực phẩm cung cấp cho bữa ăn hàng ngày, từ đó dẫn đến cảnh đói nghèo, tình trạng thiếu dinh dưỡng dẫn đến suy thoái sức khỏe, giống nòi không ncchững không phát triển mà còn dễ dàng bị suy thoái”

  • A.

    Phân tích

  • B.

    Giải thích

  • C.

    Chứng minh

  • D.

    Bác bỏ

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại các thao tác lập luận đã học

Lời giải chi tiết :

Thao tác phân tích

Câu 16 :

Nghĩa tình thái của câu dưới đây:

“Tao không thể là người lương thiện được nữa”

(Chí Phèo – Nam Cao)

  • A.

    Khẳng định tính chân thực của sự việc

  • B.

    Phỏng đoán sự việc với độ tin cậy cao

  • C.

    Đánh giá sự việc có thực hay không có thực

  • D.

    Khẳng định khả năng của sự việc

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại nghĩa tình thái

Lời giải chi tiết :

Nghĩa tình thái: khẳng định khả năng của sự việc

Câu 17 :

Tản Đà tự nói mình là một vị tiên trên thượng giới bị đày xuống trần gian vì tội gì?

  • A.

    Vô lễ với trời

  • B.

    Cá tính “ngông”

  • C.

    Trêu ghẹo Hằng Nga

  • D.

    Yêu tiên nữ

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Tản Đà tự nói mình là một vị tiên trên thượng giới bị đày xuống trần gian vì tội “ngông:

“Bẩm quả có tên Nguyễn Khắc Hiếu

Đày xuống hạ giới vì tội ngông.”

Câu 18 :

Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:

Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua

Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già,

Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất

[…]

Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa…

(Vội vàng – Xuân Diệu)

Thể hiện tình yêu cuộc sống tha thiết, đắm say của Xuân Diệu

Quan niệm về thời gian

Giải pháp tận hưởng cuộc đời trước sự chảy trôi của thời gian

Đáp án

Quan niệm về thời gian

Lời giải chi tiết :

Nội dung chính: Quan niệm về thời gian của Xuân Diệu

Câu 19 :

Khi trò truyện với Trời, thi nhân kể về điều gì?

Kể về họ tên, quê quán

Kể về cuộc sống ở trần thế

Cả hai đáp án trên

Đáp án

Cả hai đáp án trên

Lời giải chi tiết :

Thi nhân kể họ tên, quê quán và cuộc sống ở trần thế cho Trời nghe.

Câu 20 :

“Tôi buộc lòng tôi với mọi người”

Động từ “buộc” thể hiện điều gì?

Ý thức tự nguyện và quyết tâm cao độ của người chiến sĩ

Yêu cầu, trách nghiệm đối với người chiến sĩ khi được giác ngộ lí tưởng của Đảng

Đáp án

Ý thức tự nguyện và quyết tâm cao độ của người chiến sĩ

Lời giải chi tiết :

“Buộc” thể hiện ý thức tự nguyện sâu sắc và quyết tâm cao độ của Tố Hữu muốn vượt qua giới hạn của “cái tôi” cá nhân để sống chan hòa với mọi người.

Câu 21 :

Bài thơ Chiều tối là bài thơ thứ bao nhiêu của tập thơ Nhật kí trong tù ?

  • A.

    30

  • B.

    31

  • C.

    32

  • D.

    33

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Chiều tối là bài thơ thứ 31 của tập thơ Nhật kí trong tù .

Câu 22 :

Nội dung sau đúng hay sai?

“Một câu có thể biểu hiện một sự việc, cũng có thể biểu hiện một số sự việc”

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Đúng

- Một câu có thể biểu hiện một sự việc, cũng có thể biểu hiện một số sự việc

Câu 23 :

Theo Huy Cận, viết câu thơ “ Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu ” trong bài Tràng giang , ông đã học tập từ một câu thơ dịch “ Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy gò” thuộc tác phẩm nào?

  • A.

    Chinh phụ ngâm

  • B.

    Thu hứng

  • C.

    Cung oán ngâm khúc

  • D.

    Tì bà hành

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Câu thơ Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy gò là câu thơ được dịch từ tác phẩm Chinh phụ ngâm.

Câu 24 :

Nội dung chính của đoạn thơ dưới đây:

Tôi đã là con của vạn nhà

Là em của vạn kiếp phôi pha

Là anh của vạn đầu em nhỏ

Không áo cơm, cù bất cù bơ…

(Từ ấy – Tố Hữu)

Niềm vui sướng, say mê khi bắt gặp lí tưởng của Đảng

Nhận thức mới về lẽ sống

Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm

Đáp án

Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm

Lời giải chi tiết :

Nội dung chính: Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm.

Câu 25 :

Hai câu thơ đầu của khổ 4 bài thơ Tràng giang đã khắc họa nên bức tranh thiên nhiên hùng vĩ vào khoảng thời gian nào?

  • A.

    Bình minh

  • B.

    Giữa trưa

  • C.

    Chiều tà

  • D.

    Đêm tối

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc

Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa

- Hai câu thơ đầu khổ thơ vẽ nên một bức tranh thiên nhiên chiều tà với vẻ đẹp hùng vĩ, nên thơ.

Câu 26 :

Nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ đầu bài thơ Chiều tối :

  • A.

    Nghệ thuật lấy động tả tĩnh

  • B.

    Bút pháp chấm phá

  • C.

    Bút pháp tả cảnh ngụ tình

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ,

Cô vân mạn mạn độ thiên không;

Nghệ thuật:

- Nghệ thuật lấy động tả tĩnh

- Bút pháp chấm phá

- Bút pháp tả cảnh ngụ tình

Câu 27 :

Bẩm Trời, cảnh con thực nghèo khó

Trần gian thước đất cũng không có

Nhờ Trời năm xưa học ít nhiều

Vốn liếng còn một bụng văn đó

[…]

Trời lại sai con việc nặng quá

Biết làm có được mà dám theo”

(Hầu trời – Tản Đà)

Đoạn thơ trên sử dụng bút pháp lãng mạn để miêu tả cuộc sống của thi nhân nơi trần thế. Đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Sai

- Đoạn thơ trên sử dụng bút pháp tả thực (tả chân) tỉ mỉ, chân thực, phản ánh chính xác đời sống của văn nghệ sĩ và tình cảnh lộn xộn của thị trường văn chương lúc bấy giờ.

Câu 28 :

Trong khổ một bài thơ Tràng giang , hình ảnh nào mang dáng vẻ hiện đại của Thơ mới:

  • A.

    Thuyền về nước lại

  • B.

    Củi một cành khô

  • C.

    Sóng gợn

  • D.

    Con thuyền xuôi mái

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

“Củi một cành khô” là hình ảnh thơ hiện đại, chưa từng xuất hiện trong thơ ca cổ.

Câu 29 :

Người chiến sĩ trong bài thơ Chiều tối mang vẻ đẹp:

  • A.

    Lạc quan, yêu đời, yêu thiên nhiên

  • B.

    Ý chí, nghị lực

  • C.

    Tình yêu thương nhân dân

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Vẻ đẹp người chiến sĩ:

- Lạc quan, yêu đời, yêu thiên nhiên

- Ý chí, nghị lực

- Tình yêu thương nhân dân

Câu 30 :

Bài thơ Lưu biệt khi xuất dương thuộc thể thơ:

  • A.

    Thất ngôn bát cú

  • B.

    Thất ngôn tứ tuyệt

  • C.

    Thất ngôn

  • D.

    Ngũ ngôn tứ tuyệt

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

- Thể thơ: thất ngôn bát cú Đường luật

Câu 31 :

Nghĩa sự việc của câu dưới đây:

“Tựa gối buông cần lâu chẳng được”

  • A.

    Câu biểu hiện trạng thái, tính chất, đặc điểm

  • B.

    Câu biểu hiện hành động

  • C.

    Câu biểu hiện quá trình

  • D.

    Câu biểu hiện tư thế

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại nghĩa biểu hiện của câu

Lời giải chi tiết :

Câu biểu hiện tư thế.

Câu 32 :

Hình ảnh nào không xuất hiện trong hai câu thơ đầu bài Chiều tối:

Cánh chim

Chòm mây

Thiếu nữ

Đáp án

Thiếu nữ

Lời giải chi tiết :

Dịch thơ:

Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ

Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không

= > Hình ảnh cánh chim và chòm mây là hình ảnh quen thuộc trong thơ ca cổ.

Câu 33 :

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

Câu thơ trên là lời hỏi của ai?

Lời của người con gái thôn Vĩ Dạ

Lời của Hàn Mặc Tử tự hỏi chính mình

Cả hai đáp án trên đều đúng

Đáp án

Cả hai đáp án trên đều đúng

Lời giải chi tiết :

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

Có hai cách hiểu:

- Đây là lời của người con gái thôn Vĩ với giọng hờn giận, trách móc nhẹ nhàng hỏi nhân vật “anh”

- Cũng có thể hiểu đây là lời của Hàn Mặc Tử, Hàn Mặc Tử phân thân và tự hỏi chính mình.

Câu 34 :

Có thể bác bỏ một quan điểm, luận cứ hoặc cách lập luận bằng cách nêu tác hại. Đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Đúng

- Có thể bác bỏ một quan điểm, luận cứ hoặc cách lập luận bằng cách nêu tác hại.

Câu 35 :

Phan Bội Châu xuất dương sang Nhật Bản năm bao nhiêu?

  • A.

    1902

  • B.

    1903

  • C.

    1904

  • D.

    1905

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Năm 1905, Phan Bội Châu lãnh đạo phong trào Đông du và xuất dương sang Nhật.

Câu 36 :

Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua

Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già

Thời gian trong hai câu thơ trên là thời gian như thế nào?

Thời gian tuyến tính, không trở lại

Thời gian tuần hoàn, thời gian trở lại

Đáp án

Thời gian tuyến tính, không trở lại

Lời giải chi tiết :

Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua

Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già

=> Thời gian tuyến tính, một đi không trở lại.

Câu 37 :

Tôi buộc lòng tôi với mọi người

Để tình trang trải với trăm nơi

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ trên:

  • A.

    ẩn dụ

  • B.

    hoán dụ

  • C.

    so sánh

  • D.

    nhân hóa

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Biện pháp nghệ thuật hoán dụ: “trăm nơi” chỉ mọi người sống ở khắp mọi nơi.


Cùng chủ đề:

Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Văn lớp 11 - Đề số 5 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Văn lớp 11 - Đề số 1 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Văn lớp 11 - Đề số 2 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Văn lớp 11 - Đề số 3 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Văn lớp 11 - Đề số 4 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Văn lớp 11 - Đề số 5 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa học kì II Ngữ văn 11 có lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa học kì II Ngữ văn 11 có lời giải chi tiết
Đề ôn tập học kì 2 Ngữ văn lớp 11có đáp án và lời giải chi tiết
Đề ôn tập học kì 2 Ngữ văn lớp 11có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi Ngữ Văn 11, đề kiểm tra Ngữ Văn 11 có đáp án và lời giải chi tiết