Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Văn lớp 11 - Đề số 1 có đáp án và lời giải chi tiết — Không quảng cáo

Đề thi, đề kiểm tra Ngữ Văn 11 mới


Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Văn lớp 11 - Đề số 1

Đề bài

Câu 1 :

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

... Bây giờ, tôi muốn bạn xem lại hai thực đơn mà lâu nay bạn cũng như xã hội vẫn dùng. Chúng ta đang chạy đua nhiều lúc quá sức cho thực đơn thể chất của chúng ta. Chúng ta tìm mọi cách để có được những thực phẩm tốt nhất, ngon nhất, và lạ nhất để phục vụ mình. Chúng ta thường cất câu hỏi: Hôm nay sẽ ăn gì? Thế nhưng, chúng ta hầu như không cất tiếng hỏi: Hôm nay chúng ta sẽ đọc gì, xem gì, nghe gì. Khi chúng ta kiếm được tiền thì hầu như chúng ta chỉ nghĩ đến việc hưởng thụ vật chất như ăn uống, mua sắm, tích lũy mà chúng ta quá ít nghĩ đến việc tổ chức một cuộc sống tinh thần. Nhiều người khi có một mảnh đất rộng thường xây một ngôi nhà càng to càng tốt mà không nghĩ đến một mảnh vườn để trồng cây và hoa và chim chóc đến ở...

Mới đây, tôi xem một bộ phim nói về một dự án của các sinh viên thuộc một số trường đại họ ở Tokyo Nhật Bản. Những sinh viên này lập ra một dự án có tên Dự án Phục hồi Kỷ niệm. Công việc của dự án là tìm lại những bức ảnh của các gia đình bị trận sóng thần trước đó cuốn đi. .. Có một người cha chỉ có duy nhất một đứa con gái nhưng đã bị sóng thần cướp đi sinh mạng. Ông không còn bất cứ tấm ảnh nào của con ông. Dự án Phục hồi Kỷ niệm đã tìm lại được một tấm ảnh con gái ông. Với ông, tấm ảnh đứa con gái bé bỏng của mình đã trở thành tài sản quý báu nhất của ông và làm cho nỗi đau đớn mất con của ông vơi đi rất nhiều. Vật chất và đời sống đầy đủ của nước Nhật không thể mang đến cho người cha kia hạnh phúc nhưng một kí ức đẹp đã cứu ông khỏi đau đớn và tuyệt vọng...

(Nguyễn Quang Thiều – Người Việt đang sống với tâm hồn khô cằn?)

Câu 1.1

Phương thức biểu đạt chính của văn bản:

  • A.

    Biểu cảm

  • B.

    Tự sự

  • C.

    Nghị luận

  • D.

    Miêu tả

Câu 1.2

Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?

  • A.

    Phong cách ngôn ngữ báo chí

  • B.

    Phong cách ngôn ngữ chính luận

  • C.

    Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

  • D.

    Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

Câu 1.3

Hai thực đơn này được tác giả đề cập đến trong văn bản là gì?

  • A.

    Thực đơn cho thể chất và thực đơn cho đời sống tinh thần

  • B.

    Thực đơn nhiều dinh dưỡng và thực đơn ít dinh dưỡng

  • C.

    Thực đơn nên ăn và không nên ăn

  • D.

    Thực đơn mỗi ngày

Câu 1.4

Qua việc đọc hiểu đoạn trích trên, một cuộc sống hạnh phúc thực sự là cuộc sống như thế nào?

  • A.

    Một cuộc sống đầy đủ về vật chất

  • B.

    Một cuộc sống tinh thần khỏe mạnh

  • C.

    Một cuộc sống có sự cân bằng, hài hòa giữa yếu tố vật chất và tinh thần.

  • D.

    Một cuộc sống dài lâu

Câu 2 :

Tác phẩm Khối tình con của Tản Đà thuộc thể loại:

  • A.

    Thơ

  • B.

  • C.

    Kịch

  • D.

    Tự truyện

Câu 3 :

Tràng giang được sáng tác năm bao nhiêu?

  • A.

    1938

  • B.

    1939

  • C.

    19340

  • D.

    1941

Câu 4 :

Nội dung chính của khổ thơ dưới đây:

Gió theo lối gió mây đường mây

Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay

(Đây thôn Vĩ Dạ  – Hàn Mặc Tử)

Cảnh thôn Vĩ và hi vọng của thi nhân

Cảnh xứ Huế và dự cảm hạnh phúc chia lìa

Sự tuyệt vọng của thi nhân

Câu 5 :

Nghĩa tình thái của câu là:

Là nghĩa ứng với sự việc được đề cập đến trong câu

Thể hiện thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc hoặc đối với người nghe

Câu 6 :

Nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ sau: Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu

  • A.

    Điệp từ

  • B.

    Nhân hóa

  • C.

    Đảo ngữ

  • D.

    So sánh

Câu 7 :

Tình cảm, thái độ của người nói đối với người nghe qua câu sau:

“Thưa thầy, giá nhà con khỏe khoắn, thì nhà con chả giám kêu”

( Tinh thần thể dục – Nguyễn Công Hoan)

  • A.

    Thái độ thân mật, gần gũi

  • B.

    Thái độ bực tức, hách dịch

  • C.

    Thái độ kính cẩn

  • D.

    Thái độ không tôn trọng

Câu 8 :

Theo Huy Cận, viết câu thơ “ Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu ” trong bài Tràng giang , ông đã học tập từ một câu thơ dịch “ Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy gò” thuộc tác phẩm nào?

  • A.

    Chinh phụ ngâm

  • B.

    Thu hứng

  • C.

    Cung oán ngâm khúc

  • D.

    Tì bà hành

Câu 9 :

Từ gồm hai loại, đó là:

  • A.

    Từ đơn và từ phức

  • B.

    Từ ghép và từ láy

  • C.

    Từ và từ phức

  • D.

    Từ đơn và từ ghép

Câu 10 :

Giá trị nội dung của tác phẩm Hầu trời :

Biểu hiện “cái tôi” cá nhân – một “cái tôi” ngông, phóng túng, tự ý thức về tài năng, giá trị đích thực của mình và khao khát được khẳng định giữa cuộc đời.

Thể hiện sự chán ghét của thi nhân đối với cuộc sống tầm thường nơi trần thế.

Cả hai đáp án trên đều đúng

Câu 11 :

Về mặt sử dụng, tiếng có thể là từ hoặc đơn vị cấu tạo nên từ. Đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 12 :

Câu thơ “Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi” sử dụng nghệ thuật chuyển đổi cảm giác. Đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 13 :

Đáp án nào dưới đây không phải là nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ Vội vàng ?

  • A.

    Sự đan xen giữa cảm xúc nồng nàn với triết luận sâu sắc

  • B.

    Giọng điệu say mê, sôi nổi

  • C.

    Ngôn từ mới mẻ, hình ảnh sáng tạo

  • D.

    Ngôn từ giản dị, sống đọng, hóm hỉnh

Câu 14 :

Bút pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ cuối bài thơ Chiều tối :

  • A.

    Lấy động tả tĩnh

  • B.

    Lấy sáng tả tối

  • C.

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D.

    Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 15 :

Mục đích của thao tác bác bỏ là:

Bác bỏ những quan điểm, ý kiến không đúng

Bày tỏ và bênh vực những quan điểm, ý kiến đúng đắn

Cả hai đáp án trên

Câu 16 :

Đoạn trích dưới đây sử dụng thao tác lập luận nào?

“Dân số ngày càng tăng ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của mỗi cá nhân, mỗi dân tộc cũng như toàn thể cộng đồng. Những ảnh hưởng đó là: không có đủ lương thực, thực phẩm cung cấp cho bữa ăn hàng ngày, từ đó dẫn đến cảnh đói nghèo, tình trạng thiếu dinh dưỡng dẫn đến suy thoái sức khỏe, giống nòi không ncchững không phát triển mà còn dễ dàng bị suy thoái”

  • A.

    Phân tích

  • B.

    Giải thích

  • C.

    Chứng minh

  • D.

    Bác bỏ

Câu 17 :

Nội dung sau về bài thơ Tràng giang đúng hay sai?

“Cảm xúc được khơi gợi chủ yếu từ cảnh sông Hồng mênh mang sóng nước”

Đúng
Sai
Câu 18 :

Câu thơ thể nào quan điểm mới mẻ, tiến bộ của Xuân Diệu trong 13 câu thơ đầu?

  • A.

    Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửa

  • B.

    Tháng giêng ngon như một cặp môi gần

  • C.

    Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa

  • D.

    Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân

Câu 19 :

Bác bỏ là:

  • A.

    Dùng lí lẽ và dẫn chứng để gạt bỏ những quan điểm, ý kiến sai lệch hoặc thiếu chính xác. Từ đó, nêu ý kiến đúng của mình để thuyết phục mọi người.

  • B.

    Cắt nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người khác hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề

  • C.

    Chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố, bộ phận để đi sâu xem xét một cách toàn diện về nội dung, hình thức của đối tượng

  • D.

    Dùng những bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ đối tượng

Câu 20 :

Nội dung chính của hai câu thơ sau:

“Nguyện trục trường phong Đông hải khứ,

Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi”

  • A.

    Quan niệm mới về chí làm trai

  • B.

    Khẳng định ý thức trách nhiệm của cá nhân trước thời cuộc

  • C.

    Quan niệm về nguyên tắc hành xử mới trước vận mệnh đất nước

  • D.

    Tư thế, khát vọng buổi lên đường

Câu 21 :

Tập thơ nào dưới đây không phải là sáng tác của Xuân Diệu?

  • A.

    Thơ thơ

  • B.

    Gửi hương cho gió

  • C.

    Riêng chung

  • D.

    Khối tình con

Câu 22 :

Bài thơ Vội vàng được Xuân Diệu sáng tác để tặng Huy Cận. Đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 23 :

Qua bài thơ Tràng giang , tác giả muốn gửi gắm điều gì?

  • A.

    Tình cảm gắn bó với cảnh đẹp quê hương, đất nước

  • B.

    Tâm trạng buồn nhớ quê hương và lòng yêu nước thầm kín

  • C.

    Niềm xót thương cho sự hiu quạnh của một làng quê

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 24 :

Nội dung chính của hai câu thơ sau:

“Giang sơn tử hĩ sinh đồ nhuế,

Hiền thánh liêu nhiên tụng diệc si!”

  • A.

    Quan niệm mới về chí làm trai

  • B.

    Khẳng định ý thức trách nhiệm của cá nhân trước thời cuộc

  • C.

    Quan niệm về nguyên tắc hành xử mới trước vận mệnh đất nước

  • D.

    Tư thế, khát vọng buổi lên đường

Câu 25 :

Phan Bội Châu xuất dương sang Nhật Bản năm bao nhiêu?

  • A.

    1902

  • B.

    1903

  • C.

    1904

  • D.

    1905

Câu 26 :

Hầu trời của tác giả nào?

  • A.

    Phan Bội Châu

  • B.

    Huy Cận

  • C.

    Xuân Diệu

  • D.

    Tản Đà

Câu 27 :

Đoạn trích dưới đây sử dụng thao tác lập luận nào?

“Nhiều đồng bào chúng ta, để biện minh cho việc từ bỏ tiếng mẹ đẻ, đã than phiền rằng tiếng nước mình nghèo nàn. Lời trách cứ này không có cơ sở nào cả. Họ chỉ biết những từ thông dụng của ngôn ngữ và còn nghèo những từ An Nam hơn bất cứ người phụ nữ và nông dân An Nam nào. Ngôn ngữ của Nguyễn Du giàu hay nghèo?”

  • A.

    Phân tích

  • B.

    Giải thích

  • C.

    Chứng minh

  • D.

    Bác bỏ

Câu 28 :

Nhan đề “Tràng giang” có nghĩa là:

  • A.

    Sông rộng, ngắn

  • B.

    Sông dài

  • C.

    Sông sâu

  • D.

    Sông hẹp, dài

Câu 29 :

Từ ấy của tác giả nào?

  • A.

    Tố Hữu

  • B.

    Huy Cận

  • C.

    Xuân Diệu

  • D.

    Hàn Mặc Tử

Câu 30 :

Nội dung sau đúng hay sai?

“Trong câu thơ Tôi sung sướng nhưng vội vàng một nửa, dấu chấm ngắt đôi câu thơ diễn tả hai cảm xúc của Xuân Diệu, chuyển từ cảm giác sung sướng sang hoài niệm. Tiếc xuân ngay cả trong lúc xuân đang đẹp nhất”

Đúng
Sai
Câu 31 :

Quan điểm thẫm mĩ mới mẻ của Xuân Diệu trong 13 câu thơ đầu bài thơ Vội vàng là:

  • A.

    Coi thiên nhiên là chuẩn mực của cái đẹp

  • B.

    Coi con người là chuẩn mực của cái đẹp

  • C.

    Coi các vị thần là chuẩn mực của cái đẹp

  • D.

    Coi những người anh hùng là chuẩn mực của cái đẹp

Câu 32 :

Xuân Diệu tham gia mặt trận Việt Minh khi nào?

Trước Cách mạng tháng Tám

Sau Cách mạng tháng Tám

Câu 33 :

Huy Cận sinh ra ở đâu?

  • A.

    Hà Tĩnh

  • B.

    Nghệ An

  • C.

    Thanh Hóa

  • D.

    Huế

Câu 34 :

Trong bản dịch thơ hai câu thơ cuối, từ nào chưa được dịch sát với nguyên tác?

A. Sơn thôn

B. Thiếu nữ

C. Ma bao túc

D. Đáp án B và C

Câu 35 :

Nội dung sau về hoàn cảnh sáng tác bài Đây thôn Vĩ Dạ đúng hay sai?

Đây thôn Vĩ Dạ được gợi cảm hứng từ mối tình Hàn Mặc Tử với một cô gái quê ở Vĩ Dạ, một thôn nhỏ bên dòng sông Hương nơi xứ Huế thơ mộng và trữ tình”

Đúng
Sai
Câu 36 :

Tác phẩm nào dưới đây không phải sáng tác của Tản Đà?

  • A.

    Khối tình con I

  • B.

    Khối tình con II

  • C.

    Giấc mộng con I

  • D.

    Hải ngoại huyết thư

Câu 37 :

Nội dung sau đúng hay sai?

“Khi đề cập đến sự việc nào đó, người nói không thể không bộc lộ thái độ, sự đánh giá của mình đối với sự việc đó”

Đúng
Sai

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

... Bây giờ, tôi muốn bạn xem lại hai thực đơn mà lâu nay bạn cũng như xã hội vẫn dùng. Chúng ta đang chạy đua nhiều lúc quá sức cho thực đơn thể chất của chúng ta. Chúng ta tìm mọi cách để có được những thực phẩm tốt nhất, ngon nhất, và lạ nhất để phục vụ mình. Chúng ta thường cất câu hỏi: Hôm nay sẽ ăn gì? Thế nhưng, chúng ta hầu như không cất tiếng hỏi: Hôm nay chúng ta sẽ đọc gì, xem gì, nghe gì. Khi chúng ta kiếm được tiền thì hầu như chúng ta chỉ nghĩ đến việc hưởng thụ vật chất như ăn uống, mua sắm, tích lũy mà chúng ta quá ít nghĩ đến việc tổ chức một cuộc sống tinh thần. Nhiều người khi có một mảnh đất rộng thường xây một ngôi nhà càng to càng tốt mà không nghĩ đến một mảnh vườn để trồng cây và hoa và chim chóc đến ở...

Mới đây, tôi xem một bộ phim nói về một dự án của các sinh viên thuộc một số trường đại họ ở Tokyo Nhật Bản. Những sinh viên này lập ra một dự án có tên Dự án Phục hồi Kỷ niệm. Công việc của dự án là tìm lại những bức ảnh của các gia đình bị trận sóng thần trước đó cuốn đi. .. Có một người cha chỉ có duy nhất một đứa con gái nhưng đã bị sóng thần cướp đi sinh mạng. Ông không còn bất cứ tấm ảnh nào của con ông. Dự án Phục hồi Kỷ niệm đã tìm lại được một tấm ảnh con gái ông. Với ông, tấm ảnh đứa con gái bé bỏng của mình đã trở thành tài sản quý báu nhất của ông và làm cho nỗi đau đớn mất con của ông vơi đi rất nhiều. Vật chất và đời sống đầy đủ của nước Nhật không thể mang đến cho người cha kia hạnh phúc nhưng một kí ức đẹp đã cứu ông khỏi đau đớn và tuyệt vọng...

(Nguyễn Quang Thiều – Người Việt đang sống với tâm hồn khô cằn?)

Câu 1.1

Phương thức biểu đạt chính của văn bản:

  • A.

    Biểu cảm

  • B.

    Tự sự

  • C.

    Nghị luận

  • D.

    Miêu tả

Đáp án: C

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung văn bản và các phương thức biểu đạt đã học

Lời giải chi tiết :

Phương thức biểu đạt chính: nghị luận

Câu 1.2

Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?

  • A.

    Phong cách ngôn ngữ báo chí

  • B.

    Phong cách ngôn ngữ chính luận

  • C.

    Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

  • D.

    Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

Đáp án: C

Phương pháp giải :

Xem lại phong cách ngôn ngữ đã học

Lời giải chi tiết :

Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

Câu 1.3

Hai thực đơn này được tác giả đề cập đến trong văn bản là gì?

  • A.

    Thực đơn cho thể chất và thực đơn cho đời sống tinh thần

  • B.

    Thực đơn nhiều dinh dưỡng và thực đơn ít dinh dưỡng

  • C.

    Thực đơn nên ăn và không nên ăn

  • D.

    Thực đơn mỗi ngày

Đáp án: A

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết :

Hai thực đơn này được tác giả đề cập đến trong văn bản là: thực đơn thể chất (vật chất) và thực đơn cho cuộc sống tinh thần.

Câu 1.4

Qua việc đọc hiểu đoạn trích trên, một cuộc sống hạnh phúc thực sự là cuộc sống như thế nào?

  • A.

    Một cuộc sống đầy đủ về vật chất

  • B.

    Một cuộc sống tinh thần khỏe mạnh

  • C.

    Một cuộc sống có sự cân bằng, hài hòa giữa yếu tố vật chất và tinh thần.

  • D.

    Một cuộc sống dài lâu

Đáp án: C

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết :

Theo văn bản trên, Một cuộc sống có sự cân bằng, hài hòa giữa yếu tố vật chất và tinh thần.

Câu 2 :

Tác phẩm Khối tình con của Tản Đà thuộc thể loại:

  • A.

    Thơ

  • B.

  • C.

    Kịch

  • D.

    Tự truyện

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Khối tình con I, II (thơ – 1916, 1918)

Câu 3 :

Tràng giang được sáng tác năm bao nhiêu?

  • A.

    1938

  • B.

    1939

  • C.

    19340

  • D.

    1941

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Tràng giang được sáng tác năm 1939.

Câu 4 :

Nội dung chính của khổ thơ dưới đây:

Gió theo lối gió mây đường mây

Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay

(Đây thôn Vĩ Dạ  – Hàn Mặc Tử)

Cảnh thôn Vĩ và hi vọng của thi nhân

Cảnh xứ Huế và dự cảm hạnh phúc chia lìa

Sự tuyệt vọng của thi nhân

Đáp án

Cảnh xứ Huế và dự cảm hạnh phúc chia lìa

Lời giải chi tiết :

Nội dung chính: Cảnh xứ Huế và dự cảm hạnh phúc chia lìa.

Câu 5 :

Nghĩa tình thái của câu là:

Là nghĩa ứng với sự việc được đề cập đến trong câu

Thể hiện thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc hoặc đối với người nghe

Đáp án

Thể hiện thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc hoặc đối với người nghe

Lời giải chi tiết :

Nghĩa tình thái thể hiện thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc hoặc đối với người nghe.

Câu 6 :

Nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ sau: Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu

  • A.

    Điệp từ

  • B.

    Nhân hóa

  • C.

    Đảo ngữ

  • D.

    So sánh

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Nghệ thuật đảo ngữ, kết hợp với từ láy “lơ thơ”, “đìu hiu”

=> Gợi lên sự thưa thớt, hoang vắng.

Câu 7 :

Tình cảm, thái độ của người nói đối với người nghe qua câu sau:

“Thưa thầy, giá nhà con khỏe khoắn, thì nhà con chả giám kêu”

( Tinh thần thể dục – Nguyễn Công Hoan)

  • A.

    Thái độ thân mật, gần gũi

  • B.

    Thái độ bực tức, hách dịch

  • C.

    Thái độ kính cẩn

  • D.

    Thái độ không tôn trọng

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại thái độ, tình cảm của người nói đối với người nghe.

Lời giải chi tiết :

Thái độ kính cẩn thể hiện qua từ “Thưa thầy”.

Câu 8 :

Theo Huy Cận, viết câu thơ “ Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu ” trong bài Tràng giang , ông đã học tập từ một câu thơ dịch “ Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy gò” thuộc tác phẩm nào?

  • A.

    Chinh phụ ngâm

  • B.

    Thu hứng

  • C.

    Cung oán ngâm khúc

  • D.

    Tì bà hành

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Câu thơ Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy gò là câu thơ được dịch từ tác phẩm Chinh phụ ngâm.

Câu 9 :

Từ gồm hai loại, đó là:

  • A.

    Từ đơn và từ phức

  • B.

    Từ ghép và từ láy

  • C.

    Từ và từ phức

  • D.

    Từ đơn và từ ghép

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại cấu tạo của từ .

Lời giải chi tiết :

Từ gồm hai loại là từ đơn và từ phức.

Câu 10 :

Giá trị nội dung của tác phẩm Hầu trời :

Biểu hiện “cái tôi” cá nhân – một “cái tôi” ngông, phóng túng, tự ý thức về tài năng, giá trị đích thực của mình và khao khát được khẳng định giữa cuộc đời.

Thể hiện sự chán ghét của thi nhân đối với cuộc sống tầm thường nơi trần thế.

Cả hai đáp án trên đều đúng

Đáp án

Biểu hiện “cái tôi” cá nhân – một “cái tôi” ngông, phóng túng, tự ý thức về tài năng, giá trị đích thực của mình và khao khát được khẳng định giữa cuộc đời.

Lời giải chi tiết :

Giá trị nội dung: Biểu hiện “cái tôi” cá nhân – một “cái tôi” ngông, phóng túng, tự ý thức về tài năng, giá trị đích thực của mình và khao khát được khẳng định giữa cuộc đời

Câu 11 :

Về mặt sử dụng, tiếng có thể là từ hoặc đơn vị cấu tạo nên từ. Đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Đúng

- Về mặt sử dụng, tiếng có thể là từ hoặc đơn vị cấu tạo nên từ.

Câu 12 :

Câu thơ “Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi” sử dụng nghệ thuật chuyển đổi cảm giác. Đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Đúng

- Nghệ thuật chuyển đổi cảm giác: mùa xuân không còn vô hình, trừu tượng, tác giả hình dung mùa xuân như trái chín ửng hồng.

=> Mong muốn được hưởng thụ.

Câu 13 :

Đáp án nào dưới đây không phải là nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ Vội vàng ?

  • A.

    Sự đan xen giữa cảm xúc nồng nàn với triết luận sâu sắc

  • B.

    Giọng điệu say mê, sôi nổi

  • C.

    Ngôn từ mới mẻ, hình ảnh sáng tạo

  • D.

    Ngôn từ giản dị, sống đọng, hóm hỉnh

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Nghệ thuật:

- Sự đan xen giữa cảm xúc nồng nàn với triết luận sâu sắc

- Giọng điệu say mê, sôi nổi

- Ngôn từ mới mẻ, hình ảnh sáng tạo

Câu 14 :

Bút pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ cuối bài thơ Chiều tối :

  • A.

    Lấy động tả tĩnh

  • B.

    Lấy sáng tả tối

  • C.

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D.

    Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Nghệ thuật: Lấy sáng để tả tối, chữ “hồng” thể hiện sự vận động của thời gian từ chiều tối sang tối.

Câu 15 :

Mục đích của thao tác bác bỏ là:

Bác bỏ những quan điểm, ý kiến không đúng

Bày tỏ và bênh vực những quan điểm, ý kiến đúng đắn

Cả hai đáp án trên

Đáp án

Cả hai đáp án trên

Lời giải chi tiết :

Mục đích: Bác bỏ những quan điểm, ý kiến không đúng; bày tỏ và bênh vực những quan điểm, ý kiến đúng đắn.

Câu 16 :

Đoạn trích dưới đây sử dụng thao tác lập luận nào?

“Dân số ngày càng tăng ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của mỗi cá nhân, mỗi dân tộc cũng như toàn thể cộng đồng. Những ảnh hưởng đó là: không có đủ lương thực, thực phẩm cung cấp cho bữa ăn hàng ngày, từ đó dẫn đến cảnh đói nghèo, tình trạng thiếu dinh dưỡng dẫn đến suy thoái sức khỏe, giống nòi không ncchững không phát triển mà còn dễ dàng bị suy thoái”

  • A.

    Phân tích

  • B.

    Giải thích

  • C.

    Chứng minh

  • D.

    Bác bỏ

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại các thao tác lập luận đã học

Lời giải chi tiết :

Thao tác phân tích

Câu 17 :

Nội dung sau về bài thơ Tràng giang đúng hay sai?

“Cảm xúc được khơi gợi chủ yếu từ cảnh sông Hồng mênh mang sóng nước”

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Đúng

- Cảm xúc trong Tràng giang được khơi gợi chủ yếu từ cảnh sông Hồng mênh mang sóng nước

Câu 18 :

Câu thơ thể nào quan điểm mới mẻ, tiến bộ của Xuân Diệu trong 13 câu thơ đầu?

  • A.

    Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửa

  • B.

    Tháng giêng ngon như một cặp môi gần

  • C.

    Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa

  • D.

    Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Thánh giêng ngon như một cặp môi gần: Trong văn học xưa coi thiên nhiên là chuẩn mực của cái đẹp thì trong thơ Xuân Diệu, con người là chuẩn mực của cái đẹp, tôn vinh vẻ đẹp của con người

=> Quan điểm mới mẻ, tiến bộ của Xuân Diệu.

Câu 19 :

Bác bỏ là:

  • A.

    Dùng lí lẽ và dẫn chứng để gạt bỏ những quan điểm, ý kiến sai lệch hoặc thiếu chính xác. Từ đó, nêu ý kiến đúng của mình để thuyết phục mọi người.

  • B.

    Cắt nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người khác hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề

  • C.

    Chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố, bộ phận để đi sâu xem xét một cách toàn diện về nội dung, hình thức của đối tượng

  • D.

    Dùng những bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ đối tượng

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Khái niệm: bác bỏ là dùng lí lẽ và chứng cứ để gạt bỏ những quan điểm, ý kiến sai lệch hoặc thiếu chính xác. Từ đó, nêu ý kiến đúng của mình để thuyết phục người nghe.

Câu 20 :

Nội dung chính của hai câu thơ sau:

“Nguyện trục trường phong Đông hải khứ,

Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi”

  • A.

    Quan niệm mới về chí làm trai

  • B.

    Khẳng định ý thức trách nhiệm của cá nhân trước thời cuộc

  • C.

    Quan niệm về nguyên tắc hành xử mới trước vận mệnh đất nước

  • D.

    Tư thế, khát vọng buổi lên đường

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Hai câu kết: Tư thế, khát vọng trong buổi lên đường.

Câu 21 :

Tập thơ nào dưới đây không phải là sáng tác của Xuân Diệu?

  • A.

    Thơ thơ

  • B.

    Gửi hương cho gió

  • C.

    Riêng chung

  • D.

    Khối tình con

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Khối tình con – Tản Đà

Câu 22 :

Bài thơ Vội vàng được Xuân Diệu sáng tác để tặng Huy Cận. Đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

- Sai

- Bài thơ Vội vàng được Xuân Diệu sáng tác để tặng Vũ Đình Liên.

Câu 23 :

Qua bài thơ Tràng giang , tác giả muốn gửi gắm điều gì?

  • A.

    Tình cảm gắn bó với cảnh đẹp quê hương, đất nước

  • B.

    Tâm trạng buồn nhớ quê hương và lòng yêu nước thầm kín

  • C.

    Niềm xót thương cho sự hiu quạnh của một làng quê

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Tràng giang thể hiện tâm trạng buồn nhớ quê hương và lòng yêu nước thầm kín của Huy Cận

Câu 24 :

Nội dung chính của hai câu thơ sau:

“Giang sơn tử hĩ sinh đồ nhuế,

Hiền thánh liêu nhiên tụng diệc si!”

  • A.

    Quan niệm mới về chí làm trai

  • B.

    Khẳng định ý thức trách nhiệm của cá nhân trước thời cuộc

  • C.

    Quan niệm về nguyên tắc hành xử mới trước vận mệnh đất nước

  • D.

    Tư thế, khát vọng buổi lên đường

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Hai câu luận: Quan niệm về nguyên tắc hành xử mới trước vận mệnh của đất nước.

Câu 25 :

Phan Bội Châu xuất dương sang Nhật Bản năm bao nhiêu?

  • A.

    1902

  • B.

    1903

  • C.

    1904

  • D.

    1905

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Năm 1905, Phan Bội Châu lãnh đạo phong trào Đông du và xuất dương sang Nhật.

Câu 26 :

Hầu trời của tác giả nào?

  • A.

    Phan Bội Châu

  • B.

    Huy Cận

  • C.

    Xuân Diệu

  • D.

    Tản Đà

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Hầu trời – Tản Đà

Câu 27 :

Đoạn trích dưới đây sử dụng thao tác lập luận nào?

“Nhiều đồng bào chúng ta, để biện minh cho việc từ bỏ tiếng mẹ đẻ, đã than phiền rằng tiếng nước mình nghèo nàn. Lời trách cứ này không có cơ sở nào cả. Họ chỉ biết những từ thông dụng của ngôn ngữ và còn nghèo những từ An Nam hơn bất cứ người phụ nữ và nông dân An Nam nào. Ngôn ngữ của Nguyễn Du giàu hay nghèo?”

  • A.

    Phân tích

  • B.

    Giải thích

  • C.

    Chứng minh

  • D.

    Bác bỏ

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại các thao tác lập luận đã học

Lời giải chi tiết :

Thao tác bác bỏ

Câu 28 :

Nhan đề “Tràng giang” có nghĩa là:

  • A.

    Sông rộng, ngắn

  • B.

    Sông dài

  • C.

    Sông sâu

  • D.

    Sông hẹp, dài

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Tràng giang: sông dài

=> Từ Hán Việt, kết hợp với vần “ang” tạo độ ngân vang liên tiếp, gợi ra hình ảnh con sông vừa dài vừa rộng.

Câu 29 :

Từ ấy của tác giả nào?

  • A.

    Tố Hữu

  • B.

    Huy Cận

  • C.

    Xuân Diệu

  • D.

    Hàn Mặc Tử

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Từ ấy – Tố Hữu

Câu 30 :

Nội dung sau đúng hay sai?

“Trong câu thơ Tôi sung sướng nhưng vội vàng một nửa, dấu chấm ngắt đôi câu thơ diễn tả hai cảm xúc của Xuân Diệu, chuyển từ cảm giác sung sướng sang hoài niệm. Tiếc xuân ngay cả trong lúc xuân đang đẹp nhất”

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Đúng

Tôi sung sướng nhưng vội vàng một nửa

=> Trong câu thơ Tôi sung sướng nhưng vội vàng một nửa, dấu chấm ngắt đôi câu thơ diễn tả hai cảm xúc của Xuân Diệu, chuyển từ cảm giác sung sướng sang hoài niệm. Tiếc xuân ngay cả trong lúc xuân đang đẹp nhất mới có ý thức đón nhận, cảm nhận, căng mở tất cả các giác quan để đón nhận tất cả vẻ đẹp của cuộc đời.

Câu 31 :

Quan điểm thẫm mĩ mới mẻ của Xuân Diệu trong 13 câu thơ đầu bài thơ Vội vàng là:

  • A.

    Coi thiên nhiên là chuẩn mực của cái đẹp

  • B.

    Coi con người là chuẩn mực của cái đẹp

  • C.

    Coi các vị thần là chuẩn mực của cái đẹp

  • D.

    Coi những người anh hùng là chuẩn mực của cái đẹp

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Quan điểm thẩm mĩ, tiến bộ của Xuân Diệu: Trong văn học xưa coi thiên nhiên là chuẩn mực của cái đẹp thì trong thơ Xuân Diệu, con người là chuẩn mực của cái đẹp, tôn vinh vẻ đẹp của con người.

Câu 32 :

Xuân Diệu tham gia mặt trận Việt Minh khi nào?

Trước Cách mạng tháng Tám

Sau Cách mạng tháng Tám

Đáp án

Trước Cách mạng tháng Tám

Lời giải chi tiết :

Xuân Diệu tham gia mặt trận Việt Minh từ trước Cách mạng tháng Tám.

Câu 33 :

Huy Cận sinh ra ở đâu?

  • A.

    Hà Tĩnh

  • B.

    Nghệ An

  • C.

    Thanh Hóa

  • D.

    Huế

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Huy Cận sinh ra ở Hà Tĩnh.

Câu 34 :

Trong bản dịch thơ hai câu thơ cuối, từ nào chưa được dịch sát với nguyên tác?

A. Sơn thôn

B. Thiếu nữ

C. Ma bao túc

D. Đáp án B và C

Đáp án

D. Đáp án B và C

Lời giải chi tiết :

- “Thiếu nữ” dịch thành “cô em” chưa phù hợp

- “Ma bao túc” dịch thành xay ngô tối, dịch thừa chữ tối làm mất sự kín đáo, hàm súc của ý thơ.

Câu 35 :

Nội dung sau về hoàn cảnh sáng tác bài Đây thôn Vĩ Dạ đúng hay sai?

Đây thôn Vĩ Dạ được gợi cảm hứng từ mối tình Hàn Mặc Tử với một cô gái quê ở Vĩ Dạ, một thôn nhỏ bên dòng sông Hương nơi xứ Huế thơ mộng và trữ tình”

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Đây thôn Vĩ Dạ được gợi cảm hứng từ mối tình Hàn Mặc Tử với một cô gái quê ở Vĩ Dạ, một thôn nhỏ bên dòng sông Hương nơi xứ Huế thơ mộng và trữ tình.

Câu 36 :

Tác phẩm nào dưới đây không phải sáng tác của Tản Đà?

  • A.

    Khối tình con I

  • B.

    Khối tình con II

  • C.

    Giấc mộng con I

  • D.

    Hải ngoại huyết thư

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Hải ngoại huyết thư – Phan Bội Châu

Câu 37 :

Nội dung sau đúng hay sai?

“Khi đề cập đến sự việc nào đó, người nói không thể không bộc lộ thái độ, sự đánh giá của mình đối với sự việc đó”

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Đúng

- Khi đề cập đến sự việc nào đó, người nói không thể không bộc lộ thái độ, sự đánh giá của mình đối với sự việc đó.


Cùng chủ đề:

Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Văn lớp 11 - Đề số 1 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Văn lớp 11 - Đề số 2 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Văn lớp 11 - Đề số 3 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Văn lớp 11 - Đề số 4 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Văn lớp 11 - Đề số 5 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Văn lớp 11 - Đề số 1 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Văn lớp 11 - Đề số 2 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Văn lớp 11 - Đề số 3 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Văn lớp 11 - Đề số 4 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Văn lớp 11 - Đề số 5 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa học kì II Ngữ văn 11 có lời giải chi tiết