Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Văn lớp 11 - Đề số 4
Đề bài
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
“Người ta có thể yêu nhau và ghét nhau nhưng xin đừng hãm hại nhau. Tôi sợ lắm những gì mang đến bất hạnh cho con người. Hãy cố gắng mang đến cho nhau những giấc mơ, những giấc mơ làm nên hạnh phúc. Đi đâu, đến đâu cũng chỉ thấy những nụ cười. Những nụ cười như đóa hồng đứa bé cầm trên tay đi qua những phố rực rỡ một lòng yêu thương vô tận. Chúng ta hình như thừa bạo lực nhưng lại thiếu lòng nhân ái.”
(Trích Viết bên bờ Loiret - Trịnh Công Sơn, theo https://trinhcongsonblog.wordpress.com)
Phương thức biểu đạt chính của văn bản:
-
A.
Nghị luận
-
B.
Biểu cảm
-
C.
Miêu tả
-
D.
Tự sự
Nội dung chính của văn bản trên là:
-
A.
Lời khẩn cầu tha thiết về mối quan hệ tốt đẹp, nhân ái giữa con người với con người
-
B.
Lời chuông cảnh tỉnh về sự vô cảm trong đời sống con người
-
C.
Vai trò của tình yêu thương trong đời sống
-
D.
Sức mạnh của tình yêu thương
Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu văn sau: Những nụ cười như đóa hồng đứa bé cầm tay trên tay đi qua những phố rực rỡ một lòng yêu thương vô tận.
-
A.
Nhân hóa
-
B.
So sánh
-
C.
Ẩn dụ
-
D.
Điệp từ
Thông điệp của văn bản trên là gì?
Chọn đáp án không phù hợp:
-
A.
Hãy mang đến cho nhau những điều tốt đẹp
-
B.
Hãy sống nhân ái, giàu lòng yêu thương
-
C.
Hãy mạnh mẽ đối diện với những khó khăn, thử thách trong cuộc sống
-
D.
Tình yêu thương, lòng nhân ái là hạnh phúc của con người.
Đáp án không phải nội dung của bộ phận văn học không công khai?
-
A.
Đấu tranh chống thực dân và tay sai
-
B.
Thể hiện nguyện vọng của dân tộc là độc lập tự do
-
C.
Thể hiện cái tôi trữ tình đầy cảm xúc, những khát vọng và ước mơ
-
D.
Biểu lộ nhiệt tình vì đất nước
Nguyễn Đình Chiểu được xem là nhà thơ tiêu biểu nhất cho dòng văn chương đạo đức, ngoài ra còn được xem là:
-
A.
Người đi tiên phong trong việc làm giàu có ngôn ngữ đặc trưng Nam Bộ.
-
B.
Người đi tiên phong trong các tác giả Nam Bộ đưa văn học Nam Bộ hoà vào dòng chảy chung của văn học nước nhà.
-
C.
Là lá cờ đầu của văn thơ chống ngoại xâm thời thuộc Pháp.
-
D.
Là người có số phận bất hạnh nhưng trái tim vô cùng quả cảm.
“Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú,
Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung”
Câu thơ gợi đến điển cố gì của Trung Quốc?
A. Trái Tuân, Nhạc Phi
B. Trái Tuân, Hàn Kì
C. Phú Bật, Hàn Kì
D. Trái Tuân , Nhạc Phi
E. Hài Kì, Phú Bật
F. Đáp án D, E
“ Hai đứa trẻ là tác phẩm giàu chất thơ”
“Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái
Lững lờ khe Yến cá nghe kinh”
Hãy nêu những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ trên?
Lấy động tả tĩnh
Nhân hóa
Ẩn dụ
Hoán dụ
Đảo ngữ
Câu “Súng giặc đất rền; lòng dân trời tỏ” gợi cho em liên tưởng đến câu thơ nào trong bài thơ Chạy giặc (Nguyễn Đình Chiểu)
-
A.
“Một bàn cờ thế phút sa tay”
-
B.
“Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy”
-
C.
“Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây”
-
D.
“Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây”
Nội dung chính của hai câu thơ dưới đây là:
"Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cũng như không"
-
A.
Hình ảnh vất vả, chịu khó của bà Tú
-
B.
Nỗi lòng của Tú Xương
-
C.
Cả hai đáp án trên đều đúng
-
D.
Cả hai đáp án trên đều sai
Đáp án không phải là nội dung phản ánh của thơ văn Cao Bá Quát?
A. Thơ văn ông bộc lộ thái độ phê phán mạnh mẽ chế độ phong kiến trì trệ, bảo thủ.
B. Thơ văn ông chứa đựng tư tưởng khai sáng có tính chất tự phát, phản ánh nhu cầu đổi mới của xã hội Việt Nam trong giai đoạn thế kỉ XIX.
C. Cao Bá Quát sáng tác hầu hết bằng chữ Nôm, thể loại ưa thích của ông là hát nói.
D. Tất cả các đáp án trên
E. Đáp án A và B
Hiệu của Ngô Thì Nhậm là:
-
A.
Hi Doãn
-
B.
Ức Trai
-
C.
Trúc Vân
-
D.
Trọng Phủ
Cảnh chợ tàn được Thạch Lam miêu tả qua những chi tiết nào:
“Trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía”
“Mấy đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chọ cúi lom khom trên mặt đất đi lại tìm tòi. Chúng nhặt nhạnh bất cứ thanh nứa, thanh tre hay bất cứ cái gì đó có thể dùng được của các người bán hàng để lại”
“Bác Siêu đã tới gần, đặt gánh phở xuống đường. Bác cúi xuống nhóm lại lửa, thổi vào cái ống nứa con. Bóng bác mênh mông ngả xuống đất một vùng và kéo dài đến tận hàng rào hai bên ngõ”
Tất cả các đáp án trên
Đáp án A và B
Ý kiến sau đây đúng hay sai?
Có ý kiến cho rằng: “Sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu sống dậy và hướng tới chúng ta những bài ca yêu nước. Điều này được thể hiện qua bài thơ Chạy giặc”
Tác giả Lê Hữu Trác tên hiệu là gì?
-
A.
Hải Thượng Lãn Ông
-
B.
Thanh Hiên
-
C.
Ức Trai
-
D.
Mộng Tích
Qua bài hát nói “Bài ca phong cảnh Hương Sơn” , tác giả muốn gửi gắm điều gì?
-
A.
Niềm say mê thắng cảnh
-
B.
Bộc lộ sự sùng đạo
-
C.
Tình yêu, niềm tự hào về đất nước
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Ý nào sau đây không nói về đặc điểm nổi bật con người của Cao Bá Quát?
-
A.
Được người đời tôn vinh là "Thánh Quát"
-
B.
Nổi tiếng hay chữ, viết chữ đẹp.
-
C.
Có tài năng, bản lĩnh.
-
D.
Có thái độ sống ngất ngưởng, ngông ngạo, khinh bạc.
Em có nhận xét gì về nghệ thuật đặc sắc của bài thơ Tự tình II?
-
A.
Kết cấu bài thơ phù hợp với tâm trạng chủ thể trữ tình
-
B.
Thủ pháp nghệ thuật phóng đại được sử dụng hiệu quả
-
C.
Nhiều hình ảnh ước lệ
-
D.
Ngôn ngữ thơ Nôm bình dị, hình ảnh gợi cảm, giàu màu sắc, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc
Đáp án không phải là đặc điểm thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu?
-
A.
Ông thường sáng tác bằng chữ Nôm, ngôn ngữ nghệ thuật bình dị, giàu sức gợi cảm.
-
B.
Ông là nhà thơ đầu tiên xây dựng thành công hình ảnh người nông dân trong văn học Việt
-
C.
Vận dụng sáng tạo hình ảnh, cách nói của văn học dân gian
-
D.
Ông đề cao tư tưởng Nho gia
Nối nội dung ở cột A với cột B sao cho phù hợp:
“Tiếng chống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ;…cười khanh khách nhỏ dần về phía làng”.
“Trời đã bắt đầu đêm….có những cảm giác mơ hồ không hiểu”.
“Trống cầm canh ở huyện… tịch mịch và đầy bóng tối”.
Cảnh phố huyện về đêm
Cảnh chuyến tàu đêm đi qua phố huyện
Cảnh phố huyện lúc chiều xuống
Nhận định sau đây về hai câu đề bài thơ Thương vợ đúng hay sai?
“Chồng cũng là một đứa con còn dại, phải nuôi. Đếm con, năm con chứ ai lại đếm chồng, một chồng – tại vì phải nuôi như nuôi con cho nên mới liệt ngang hàng mà đếm để nuôi đủ”.
Việc Nguyễn Trường Tộ nhắc đến Khổng Tử và các khái niệm đạo đức, văn chương có tác dụng gì đối với nghệ thuật biện luận trong đoạn trích?
-
A.
Tác giả trích dẫn lời Khổng Tử bởi chính Khổng Tử cũng nhận ra hạn chế của giáo lý, đạo đức Nho giáo
-
B.
Biện pháp lập luận “gậy ông đập lưng ông” để tác động trực tiếp lên tâm lí người nghe
-
C.
Cả hai đáp án trên đều đúng
-
D.
Cả hai đáp án trên đều sai
Hai câu thơ sử dụng nghệ thuật độc đáo nào? Tích vào đáp án đúng
“Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ
Ậm ọe quan trường miệng thét loa”
Từ láy tượng thanh
Từ láy tượng hình
Nhân hóa
Ẩn dụ
Nghệ thuật đối
Đảo ngữ
Giá trị tư tưởng ở hai câu kết bài thơ Vịnh khoa thi Hương là:
-
A.
Tư tưởng yêu nước
-
B.
Tư tưởng nhân đạo
-
C.
Tư tưởng thân dân
-
D.
Tất cả đều đúng
Nối nội dung cột A với cột B cho thích hợp:
Giải thích
Phân tích
Chứng minh
So sánh
Bình luận
Bác bỏ
Là cách chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận để đi sâu xem xét một cách toàn diện về nội dung, hình thức của đối tượng.
Bàn bạc, đánh giá, nhận xét về một vấn đề
Trao đổi, tranh luận ý kiến được cho là sai
Là cắt nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người đó hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề
Dùng những bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ đối tượng.
Đối chiếu hai sự vật, hiện tượng, để thấy được sự giống và khác nhau giữa hai sự vật hiện tượng ấy.
Nhận định sau đây đúng hay sai?
“Nguyễn Công Trứ là người kế thừa và phát triển cho hát nói một nội dung phù hợp với chức năng và cấu trúc của nó”
Nối cột A với nội dung cột B sao cho phù hợp với bài thơ Chạy giặc của Nguyễn Đình Chiểu:
Hai câu đề
Hai câu thực
Hai câu luận
Hai câu kết
Lời kêu gọi tha thiết lòng yêu nước trong mỗi người để hành động chống kẻ thù xâm lược.
Cảnh trù phú, tươi đẹp, bình yên trước kia đã bị hủy diệt đến kiệt cùng, tan hoang.
Giặc đến phá tan cuộc sống yên bình của nhân dân. Đất nước rơi vào cảnh khốn cùng.
Cảnh chạy giặc trong nỗi kinh hoàng của nhân dân
Tích vào đáp án không phải sáng tác của Thạch Lam?
Gió đầu mùa
Nắng trong vườn
Ngày mới
Theo dòng
Hà Nội băm sáu phố phường
Nửa chừng xuân
Sợi tóc
Nội dung dưới đây đúng hay sai?
"Theo Nguyễn Trường Tộ, Nho học truyền thống có tôn trọng pháp luật"
Tại sao trong các sĩ phu lại có người không phục vua Quang Trung?
-
A.
Vua Quang Trung không biết phép trị nước
-
B.
Vua Quang Trung có xuất thân từ tầng lớp bình dân
-
C.
Vua Quang Trung không thông hiểu đạo Nho
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Điền từ thích hợp vào sơ đồ sau để hoàn thành tóm tắt đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh
Thượng kinh kí sự được viết bằng chữ Nôm. Đúng hay sai?
Ý nghĩa lời “chửi” ở hai câu thơ cuối bài thơ Thương vợ là gì?
A. Bà Tú trách “có chồng cũng như không”.
B. Tác giả thầm trách bản thân mình một cách thẳng thắn, nhận ra sự vô dụng của bản thân mình.
C. “Chửi” thói đời, tư tưởng trọng nam khinh nữ trong xã hội xưa
D. Đáp án B và C
E. Tất cả các đáp án A, B, C
Câu văn nào cho thấy rõ nhất niềm chờ mong khắc khoải người hiền ra giúp nước của vua Quang Trung?
-
A.
“Hay trẫm ít đức không đáng để phò tá chăng?”
-
B.
“Chiếu này ban xuống, các bận quan viên lớn nhỏ, cùng với thứ dân trăm họ, người nào có tài năng học thuật, mưu hay hơn đời, cho phép được dâng sớ tâu bày sự viêc”
-
C.
“Nay trẫm đang ghé chiếu lắng nghe, ngày đêm mong mỏi, nhưng những người học rộng tài cao chưa thấy có ai tìm đến”
-
D.
“Hay đang thời đổ nát không thể ra phụng sự vương hầu chăng?”
Đáp án không phải mẫu người lí tưởng trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu?
-
A.
Con người nhân hậu
-
B.
Con người ngay thẳng, dám đấu tranh với các thế lực tàn bạo, cứu nhân độ thế.
-
C.
Con người thủy chung
-
D.
Con người gặp nhiều bất hạnh trong cuộc sống
Sắp xếp lại vị trí các câu thơ sau thành bài thơ hoàn chỉnh:
“Lọng cắm rợp trời quan sứ đến / Váy lê quét đất mụ đầm ra”
“Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ / Ậm ọe quan trường miệng thét loa”
“Nhà nước ba năm mở một khoa / Trường Nam thi lẫn với trường Hà”
“Nhân tài đất Bắc nào ai đó / Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà”
Đoạn trích Lẽ ghét thương được trích từ tác phẩm nào?
-
A.
Ngư, tiều y thuật vấn đáp – Nguyễn Đình Chiểu
-
B.
Dương Từ - Hà Mậu – Nguyễn Đình Chiểu
-
C.
Truyện Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu
-
D.
Chạy giặc – Nguyễn Đình Chiểu
Bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát được ra đời trong hoàn cảnh nào?
-
A.
Được hình thành khi Cao Bá Quát đi thi Hội ở trường thi Hà Nội.
-
B.
Được hình thành khi Cao Bá Quát đi thi Hội, qua các tỉnh miền Trung đầy cát trắng như Quảng Bình, Quảng Trị.
-
C.
Được hình thành khi Cao Bá Quát đi thi Hương ở trường thi Hà Nội.
-
D.
Được hình thành khi Cao Bá Quát đi ngao du, qua những vùng cát trắng.
Điểm giống nhau giữa hai tác phẩm “Chiếu cầu hiền” (Ngô Thì Nhậm) và “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” (Thân Nhân Trung)
-
A.
Đều viết về người hiền
-
B.
Đề cao vai trò của người hiền đối với việc xây dựng đất nước.
-
C.
Đều viết thay vua
-
D.
Tất cả đều đúng
Lời giải và đáp án
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
“Người ta có thể yêu nhau và ghét nhau nhưng xin đừng hãm hại nhau. Tôi sợ lắm những gì mang đến bất hạnh cho con người. Hãy cố gắng mang đến cho nhau những giấc mơ, những giấc mơ làm nên hạnh phúc. Đi đâu, đến đâu cũng chỉ thấy những nụ cười. Những nụ cười như đóa hồng đứa bé cầm trên tay đi qua những phố rực rỡ một lòng yêu thương vô tận. Chúng ta hình như thừa bạo lực nhưng lại thiếu lòng nhân ái.”
(Trích Viết bên bờ Loiret - Trịnh Công Sơn, theo https://trinhcongsonblog.wordpress.com)
Phương thức biểu đạt chính của văn bản:
-
A.
Nghị luận
-
B.
Biểu cảm
-
C.
Miêu tả
-
D.
Tự sự
Đáp án: A
Xem lại nội dung văn bản và các phương thức biểu đạt đã học
Phương thức biểu đạt chính: nghị luận
Nội dung chính của văn bản trên là:
-
A.
Lời khẩn cầu tha thiết về mối quan hệ tốt đẹp, nhân ái giữa con người với con người
-
B.
Lời chuông cảnh tỉnh về sự vô cảm trong đời sống con người
-
C.
Vai trò của tình yêu thương trong đời sống
-
D.
Sức mạnh của tình yêu thương
Đáp án: A
Xem lại nội dung văn bản
Nội dung chính: Lời khẩn cầu tha thiết về mối quan hệ tốt đẹp, nhân ái giữa con người với con người.
Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu văn sau: Những nụ cười như đóa hồng đứa bé cầm tay trên tay đi qua những phố rực rỡ một lòng yêu thương vô tận.
-
A.
Nhân hóa
-
B.
So sánh
-
C.
Ẩn dụ
-
D.
Điệp từ
Đáp án: B
Xem lại các biện pháp nghệ thuật đã học
Biện pháp nghệ thuật so sánh
Tác dụng:
+ Tạo cách nói sinh động, giàu hình ảnh và gợi cảm.
+ Khẳng định ý nghĩa của nhừng nụ cười yêu thương mà con người trao tặng cho nhau.
Thông điệp của văn bản trên là gì?
Chọn đáp án không phù hợp:
-
A.
Hãy mang đến cho nhau những điều tốt đẹp
-
B.
Hãy sống nhân ái, giàu lòng yêu thương
-
C.
Hãy mạnh mẽ đối diện với những khó khăn, thử thách trong cuộc sống
-
D.
Tình yêu thương, lòng nhân ái là hạnh phúc của con người.
Đáp án: C
Xem lại nội dung văn bản
Thông điệp không được nhắc đến trong văn bản trên: Hãy mạnh mẽ đối diện với những khó khăn, thử thách trong cuộc sống.
Đáp án không phải nội dung của bộ phận văn học không công khai?
-
A.
Đấu tranh chống thực dân và tay sai
-
B.
Thể hiện nguyện vọng của dân tộc là độc lập tự do
-
C.
Thể hiện cái tôi trữ tình đầy cảm xúc, những khát vọng và ước mơ
-
D.
Biểu lộ nhiệt tình vì đất nước
Đáp án : C
Nội dung bộ phận văn học không công khai:
- Đấu tranh chống thực dân và tay sai
- Thể hiện nguyện vọng của dân tộc là độc lập tự do
- Biểu lộ nhiệt tình vì đất nước
Nội dung thể hiện cái tôi trữ tình đầy cảm xúc, những khát vọng và ước mơ là thuộc văn học lãng mạn.
Nguyễn Đình Chiểu được xem là nhà thơ tiêu biểu nhất cho dòng văn chương đạo đức, ngoài ra còn được xem là:
-
A.
Người đi tiên phong trong việc làm giàu có ngôn ngữ đặc trưng Nam Bộ.
-
B.
Người đi tiên phong trong các tác giả Nam Bộ đưa văn học Nam Bộ hoà vào dòng chảy chung của văn học nước nhà.
-
C.
Là lá cờ đầu của văn thơ chống ngoại xâm thời thuộc Pháp.
-
D.
Là người có số phận bất hạnh nhưng trái tim vô cùng quả cảm.
Đáp án : C
Bài Chạy giặc là một trong những tác phẩm đầu tiên của văn học yêu nước chống Pháp nửa cuối thế kỉ XIX.
Nguyễn Đình Chiểu được xem là lá cờ đầu của văn thơ chống ngoại xâm thời Pháp thuộc.
“Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú,
Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung”
Câu thơ gợi đến điển cố gì của Trung Quốc?
A. Trái Tuân, Nhạc Phi
B. Trái Tuân, Hàn Kì
C. Phú Bật, Hàn Kì
D. Trái Tuân , Nhạc Phi
E. Hài Kì, Phú Bật
F. Đáp án D, E
F. Đáp án D, E
Hai câu thơ sử dụng điển cố, Nguyễn Công Trứ ví mình sánh ngang với những người nổi tiếng có sự nghiệp hiển hách như Trái Tuân, Nhạc Phi, Hàn Kì, Phú Bật.
“ Hai đứa trẻ là tác phẩm giàu chất thơ”
- Khái niệm "chất thơ": chất thơ là một thuật ngữ lý luận chỉ một phẩm chất đặc biệt của văn xuôi. Tác phẩm văn xuôi được xem là có chất thơ khi nội dung của nó đi sâu vào trạng thái cảm xúc, diễn tả diễn biến trong trạng thái chủ quan với những rung động tinh tế. Chất thơ còn nằm trong hình thức thể hiện. Đó là tính nhạc, sự hàm xúc của ngôn từ, đó là sự linh hoạt của các thủ pháp nghệ thuật tạo cho giọng văn, lời văn sức truyền cảm lớn.
- Nội dung và nghệ thuật được biểu hiện như thế nào?
- Khái niệm chất thơ: chất thơ là một thuật ngữ lý luận chỉ một phẩm chất đặc biệt của văn xuôi. Tác phẩm văn xuôi được xem là có chất thơ khi nội dung của nó đi sâu vào trạng thái cảm xúc, diễn tả diễn biến trong trạng thái chủ quan với những rung động tinh tế. Chất thơ còn nằm trong hình thức thể hiện. Đó là tính nhạc, sự hàm xúc của ngôn từ, đó là sự linh hoạt của các thủ pháp nghệ thuật tạo cho giọng văn, lời văn sức truyền cảm lớn.
Hai đứa trẻ là tác phẩm giàu chất thơ
Chứng minh:
Nội dung: Thạch Lam chú ý khai thác và biểu hiện một cách tinh tế mạch cảm xúc, tâm trạng, tình cảm của nhân vật Liên. Ở nhân vật Liên có vẻ đẹp của tâm hồm trẻ thơ trong sáng và thuần khiết, tự nhiên như chưa từng chịu tác động tiêu cực nào của cuộc sống
+ Những rung động tinh tế trước cuộc sống xung quanh
+ Hoài niệm về quá khứ và mơ mộng với đoàn tàu
+ Lòng trắc ẩn đối với cảnh ngộ đáng thương
Nghệ thuật:
+ Thạch Lam đã sử dụng một bút pháp trữ tình đặc sắc trong lời kể, giọng kể, một bút pháp hoà hợp sự trong sáng, chính xác và dịu dàng, hoà hợp sự kín đáo và giản dị như một lời thủ thỉ vừa phải, êm đềm nhỏ nhẹ nhưng có thể phân biệt được từng âm vị.
+ Văn phong bình dị, câu văn ngắn, nhịp văn chậm rãi, thong thả.
“Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái
Lững lờ khe Yến cá nghe kinh”
Hãy nêu những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ trên?
Lấy động tả tĩnh
Nhân hóa
Ẩn dụ
Hoán dụ
Đảo ngữ
Lấy động tả tĩnh
Nhân hóa
Đảo ngữ
Nghệ thuật được sử dụng:
- Đảo ngữ: đảo từ láy “thỏ thẻ” và “lững lờ” lên đầu câu
- Nhân hóa: “chim cúng trái”, “cá nghe kinh”
- Nghệ thuật lấy động tả tĩnh: tiếng chày kinh.
=> Không gian lắng đọng, thanh tịnh, sự vật như đang chìm đắm trong thế giới thiêng liêng của đạo Phật.
Câu “Súng giặc đất rền; lòng dân trời tỏ” gợi cho em liên tưởng đến câu thơ nào trong bài thơ Chạy giặc (Nguyễn Đình Chiểu)
-
A.
“Một bàn cờ thế phút sa tay”
-
B.
“Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy”
-
C.
“Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây”
-
D.
“Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây”
Đáp án : D
Câu “Súng giặc đất rền;lòng dân trời tỏ” gợi liên tưởng đến câu thơ “Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây” . Tiếng súng Tây lần đầu được đưa vào trong văn học. Hai câu thơ đều gợi ra khung cảnh tàn khốc, ác liệt.
Nội dung chính của hai câu thơ dưới đây là:
"Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cũng như không"
-
A.
Hình ảnh vất vả, chịu khó của bà Tú
-
B.
Nỗi lòng của Tú Xương
-
C.
Cả hai đáp án trên đều đúng
-
D.
Cả hai đáp án trên đều sai
Đáp án : B
Hai câu thơ cuối: Nỗi lòng của tác giả
Đáp án không phải là nội dung phản ánh của thơ văn Cao Bá Quát?
A. Thơ văn ông bộc lộ thái độ phê phán mạnh mẽ chế độ phong kiến trì trệ, bảo thủ.
B. Thơ văn ông chứa đựng tư tưởng khai sáng có tính chất tự phát, phản ánh nhu cầu đổi mới của xã hội Việt Nam trong giai đoạn thế kỉ XIX.
C. Cao Bá Quát sáng tác hầu hết bằng chữ Nôm, thể loại ưa thích của ông là hát nói.
D. Tất cả các đáp án trên
E. Đáp án A và B
C. Cao Bá Quát sáng tác hầu hết bằng chữ Nôm, thể loại ưa thích của ông là hát nói.
Thơ văn ông bộc lộ thái độ phê phán mạnh mẽ chế độ phong kiến trì trệ, bảo thủ và chứa đựng tư tưởng khai sáng có tính chất tự phát, phản ánh nhu cầu đổi mới của xã hội Việt Nam trong giai đoạn thế kỉ XIX.
Hiệu của Ngô Thì Nhậm là:
-
A.
Hi Doãn
-
B.
Ức Trai
-
C.
Trúc Vân
-
D.
Trọng Phủ
Đáp án : A
Ngô Thì Nhậm tên hiệu là Hi Doãn
Cảnh chợ tàn được Thạch Lam miêu tả qua những chi tiết nào:
“Trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía”
“Mấy đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chọ cúi lom khom trên mặt đất đi lại tìm tòi. Chúng nhặt nhạnh bất cứ thanh nứa, thanh tre hay bất cứ cái gì đó có thể dùng được của các người bán hàng để lại”
“Bác Siêu đã tới gần, đặt gánh phở xuống đường. Bác cúi xuống nhóm lại lửa, thổi vào cái ống nứa con. Bóng bác mênh mông ngả xuống đất một vùng và kéo dài đến tận hàng rào hai bên ngõ”
Tất cả các đáp án trên
Đáp án A và B
Đáp án A và B
Cảnh chợ tàn được miêu tả qua các chi tiết:
- Hình ảnh chợ huyện lúc vãn: “Trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía”
- “Mấy đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chọ cúi lom khom trên mặt đất đi lại tìm tòi. Chúng nhặt nhạnh bất cứ thanh nứa, thanh tre hay bất cứ cái gì đó có thể dùng được của các người bán hàng để lại”
Ý kiến sau đây đúng hay sai?
Có ý kiến cho rằng: “Sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu sống dậy và hướng tới chúng ta những bài ca yêu nước. Điều này được thể hiện qua bài thơ Chạy giặc”
- Ý kiến đúng
- Bài thơ Chạy giặc là một bài ca yêu nước chống xâm lăng. Năm 1859, thực dân Pháp nổ súng tấn công thành Gia Định. Đất nước rơi vào thảm họa - Nguyễn Đình Chiểu viết bài thơ “Chạy giặc" bằng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật ghi lại sự kiện bi thảm này. Đặc biệt qua hai câu kết, tác giả kêu gọi tha thiết tình yêu đất nước trong mỗi người để hành động chống lại kẻ thù xâm lược.
Tác giả Lê Hữu Trác tên hiệu là gì?
-
A.
Hải Thượng Lãn Ông
-
B.
Thanh Hiên
-
C.
Ức Trai
-
D.
Mộng Tích
Đáp án : A
Lê Hữu Trác tên hiệu là Hải Thượng Lãn Ông.
Nguyễn Du tên hiệu là Thanh Hiên
Nguyễn Trãi tên hiệu là Ức Trai
Tú Xương tên hiệu là Mộng Tích
Qua bài hát nói “Bài ca phong cảnh Hương Sơn” , tác giả muốn gửi gắm điều gì?
-
A.
Niềm say mê thắng cảnh
-
B.
Bộc lộ sự sùng đạo
-
C.
Tình yêu, niềm tự hào về đất nước
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Đáp án : C
Tác giả Chu Mạnh Trinh gửi gắm tình yêu, niềm tự hào về đất nước
Ý nào sau đây không nói về đặc điểm nổi bật con người của Cao Bá Quát?
-
A.
Được người đời tôn vinh là "Thánh Quát"
-
B.
Nổi tiếng hay chữ, viết chữ đẹp.
-
C.
Có tài năng, bản lĩnh.
-
D.
Có thái độ sống ngất ngưởng, ngông ngạo, khinh bạc.
Đáp án : D
Ngất ngưởng là cách Nguyễn Công Trứ thể hiện bản lĩnh cá nhân trong cuộc sống.
Em có nhận xét gì về nghệ thuật đặc sắc của bài thơ Tự tình II?
-
A.
Kết cấu bài thơ phù hợp với tâm trạng chủ thể trữ tình
-
B.
Thủ pháp nghệ thuật phóng đại được sử dụng hiệu quả
-
C.
Nhiều hình ảnh ước lệ
-
D.
Ngôn ngữ thơ Nôm bình dị, hình ảnh gợi cảm, giàu màu sắc, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc
Đáp án : D
Giá trị nghệ thuật bài thơ Tự tình II : Ngôn ngữ thơ Nôm bình dị, hình ảnh gợi cảm, giàu màu sắc, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc…
Đáp án không phải là đặc điểm thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu?
-
A.
Ông thường sáng tác bằng chữ Nôm, ngôn ngữ nghệ thuật bình dị, giàu sức gợi cảm.
-
B.
Ông là nhà thơ đầu tiên xây dựng thành công hình ảnh người nông dân trong văn học Việt
-
C.
Vận dụng sáng tạo hình ảnh, cách nói của văn học dân gian
-
D.
Ông đề cao tư tưởng Nho gia
Đáp án : C
Đặc điểm vận dụng sáng tạo hình ảnh, cách nói của văn học dân gian là nghệ thuật trong bài Thương vợ của Tú Xương.
Nối nội dung ở cột A với cột B sao cho phù hợp:
“Tiếng chống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ;…cười khanh khách nhỏ dần về phía làng”.
“Trời đã bắt đầu đêm….có những cảm giác mơ hồ không hiểu”.
“Trống cầm canh ở huyện… tịch mịch và đầy bóng tối”.
Cảnh phố huyện về đêm
Cảnh chuyến tàu đêm đi qua phố huyện
Cảnh phố huyện lúc chiều xuống
“Tiếng chống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ;…cười khanh khách nhỏ dần về phía làng”.
Cảnh phố huyện lúc chiều xuống
“Trời đã bắt đầu đêm….có những cảm giác mơ hồ không hiểu”.
Cảnh phố huyện về đêm
“Trống cầm canh ở huyện… tịch mịch và đầy bóng tối”.
Cảnh chuyến tàu đêm đi qua phố huyện
Bố cục:
- Phần 1: “Tiếng chống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ;…cười khanh khách nhỏ dần về phía làng” : cảnh phố huyện lúc chiều xuống.
- Phần 2: “Trời đã bắt đầu đêm….có những cảm giác mơ hồ không hiểu” : cảnh phố huyện về đêm.
- Phần 3: “ Trống cầm canh ở huyện… tịch mịch và đầy bóng tối” : cảnh chuyến tàu đêm đi qua phố huyện.
Nhận định sau đây về hai câu đề bài thơ Thương vợ đúng hay sai?
“Chồng cũng là một đứa con còn dại, phải nuôi. Đếm con, năm con chứ ai lại đếm chồng, một chồng – tại vì phải nuôi như nuôi con cho nên mới liệt ngang hàng mà đếm để nuôi đủ”.
Lời bình trên là của nhà thơ Xuân Diệu. Cách đếm con, đếm chồng ẩn chứa nỗi niềm chua chát về một gia đình gặp nhiều khó khăn. Ông Tú đã đặt mình ngang hàng với các con, vì mình vẫn phải “ăn lương vợ”.
Việc Nguyễn Trường Tộ nhắc đến Khổng Tử và các khái niệm đạo đức, văn chương có tác dụng gì đối với nghệ thuật biện luận trong đoạn trích?
-
A.
Tác giả trích dẫn lời Khổng Tử bởi chính Khổng Tử cũng nhận ra hạn chế của giáo lý, đạo đức Nho giáo
-
B.
Biện pháp lập luận “gậy ông đập lưng ông” để tác động trực tiếp lên tâm lí người nghe
-
C.
Cả hai đáp án trên đều đúng
-
D.
Cả hai đáp án trên đều sai
Đáp án : C
- Khổng Tử có nhận ra hạn chế của Nho giáo hay không?
- Biện pháp lập luận tác giả sử dụng ở đây là gì?
Tác giả đưa ra quan niệm đạo luật của đạo Nho: “Từ tam cường ngũ thường cho đến việc hành chính của sáu bộ đều đầy đủ”:
- Tam cương ngũ thường là luật bao trùm xã hội và gia đình dưới chế độ phong kiến, đó là trụ cột giữ kỉ cương của chế độ phong kiến
- Tác giả phê phán đạo Nho ở tính chất vô tích sự, nói suông không có tác dụng
- Vì vậy cần có luật và luật phải gắn với thực tiễn hành động của con người, là làm theo luật
=> Tác giả trích dẫn lời nói của Khổng Tử bởi chính Khổng Tử cũng nhận ra hạn chế của giáo lý, đạo đức Nho giáo
Đây chính là biện pháp lập luận “gậy ông đập lưng ông” để tác động trực tiếp lên tâm lý của người nghe
Hai câu thơ sử dụng nghệ thuật độc đáo nào? Tích vào đáp án đúng
“Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ
Ậm ọe quan trường miệng thét loa”
Từ láy tượng thanh
Từ láy tượng hình
Nhân hóa
Ẩn dụ
Nghệ thuật đối
Đảo ngữ
Từ láy tượng thanh
Từ láy tượng hình
Nghệ thuật đối
Đảo ngữ
Nghệ thuật:
- Sử dụng từ láy tượng thanh và từ láy tượng hình : “lôi thôi” và “ậm ọe”.
- Nghệ thuật đối : “lôi thôi sĩ tử” và “ậm ọe quan trường”.
- Đảo ngữ: “lôi thôi” , “ậm ọe” được đảo lên đầu câu.
=> Tác dụng: nhấn mạnh sự láo nháo, ô hợp, xáo trộn nơi trường thi, mặc dù đây là một kì thi “ba năm một lần”.
Cảnh trường thi phản ánh sự suy vong của một nền học vấn, sự lôi thôi của đạo Nho.
Giá trị tư tưởng ở hai câu kết bài thơ Vịnh khoa thi Hương là:
-
A.
Tư tưởng yêu nước
-
B.
Tư tưởng nhân đạo
-
C.
Tư tưởng thân dân
-
D.
Tất cả đều đúng
Đáp án : A
Hai câu thơ cuối thể hiện tư tưởng yêu nước, thương dân của Tú Xương, đau lòng trước cảnh nước mất nhà tan. Những câu thơ ấy người đọc thấy được sự tự vấn bản thân và những người cùng cảnh ngộ. Những nhân tài của đất nước, những bậc hào kiệt khi đất nước đang cần họ thì họ ở đâu? Và liệu rằng ai cũng nhìn ra được cảnh đau thương này của nước nhà hay vẫn tin một cách mù quáng vào chế độ cũ để rồi làm bè lũ tay sai bán nước.
Nối nội dung cột A với cột B cho thích hợp:
Giải thích
Phân tích
Chứng minh
So sánh
Bình luận
Bác bỏ
Là cách chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận để đi sâu xem xét một cách toàn diện về nội dung, hình thức của đối tượng.
Bàn bạc, đánh giá, nhận xét về một vấn đề
Trao đổi, tranh luận ý kiến được cho là sai
Là cắt nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người đó hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề
Dùng những bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ đối tượng.
Đối chiếu hai sự vật, hiện tượng, để thấy được sự giống và khác nhau giữa hai sự vật hiện tượng ấy.
Giải thích
Là cắt nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người đó hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề
Phân tích
Là cách chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận để đi sâu xem xét một cách toàn diện về nội dung, hình thức của đối tượng.
Chứng minh
Dùng những bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ đối tượng.
So sánh
Đối chiếu hai sự vật, hiện tượng, để thấy được sự giống và khác nhau giữa hai sự vật hiện tượng ấy.
Bình luận
Bàn bạc, đánh giá, nhận xét về một vấn đề
Bác bỏ
Trao đổi, tranh luận ý kiến được cho là sai
Xem lại các thao tác lập luận trong văn nghị luận
Các thao tác lập luận trong văn nghị luận:
- Giải thích: là cắt nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người đó hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề.
- Phân tích: là cách chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận để đi sâu vào xem xét một cách toàn diện về nội dung, hình thức của đối tượng.
- Chứng minh: dùng những bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng to đối tượng.
- Bình luận: bàn bạc, đánh giá, nhận xét về một vấn đề.
- Bác bỏ: trao đổi, tranh luận ý kiến được cho là sai.
- So sánh: là đối chiếu hai sự vật, hiện tượng để thấy được sự giống và khác nhau giữa hai sự vật, hiện tượng ấy.
Nhận định sau đây đúng hay sai?
“Nguyễn Công Trứ là người kế thừa và phát triển cho hát nói một nội dung phù hợp với chức năng và cấu trúc của nó”
- Sai
- Sửa lại: Nguyễn Công Trứ là người đầu tiên đã có công đem đến cho hát nói một nội dung phù hợp với chức năng và cấu trúc của nó.
Nối cột A với nội dung cột B sao cho phù hợp với bài thơ Chạy giặc của Nguyễn Đình Chiểu:
Hai câu đề
Hai câu thực
Hai câu luận
Hai câu kết
Lời kêu gọi tha thiết lòng yêu nước trong mỗi người để hành động chống kẻ thù xâm lược.
Cảnh trù phú, tươi đẹp, bình yên trước kia đã bị hủy diệt đến kiệt cùng, tan hoang.
Giặc đến phá tan cuộc sống yên bình của nhân dân. Đất nước rơi vào cảnh khốn cùng.
Cảnh chạy giặc trong nỗi kinh hoàng của nhân dân
Hai câu đề
Giặc đến phá tan cuộc sống yên bình của nhân dân. Đất nước rơi vào cảnh khốn cùng.
Hai câu thực
Cảnh chạy giặc trong nỗi kinh hoàng của nhân dân
Hai câu luận
Cảnh trù phú, tươi đẹp, bình yên trước kia đã bị hủy diệt đến kiệt cùng, tan hoang.
Hai câu kết
Lời kêu gọi tha thiết lòng yêu nước trong mỗi người để hành động chống kẻ thù xâm lược.
- Hai câu đề: Giặc đến tàn phá cuộc sống yên bình của nhân dân. Đất nước rơi vào cảnh khốn cùng.
- Hai câu thực: Cảnh chạy giặc trong nỗi kinh hoàng của nhân dân.
- Hai câu luận: Cảnh trù phú, tươi đẹp, bình yên trước kia đã bị hủy diệt đến kiệt cùng, tan hoang.
- Hai câu kết: Lời kêu gọi tha thiết lòng yêu nước trong mỗi người để hành động chống kẻ thù xâm lược.
Tích vào đáp án không phải sáng tác của Thạch Lam?
Gió đầu mùa
Nắng trong vườn
Ngày mới
Theo dòng
Hà Nội băm sáu phố phường
Nửa chừng xuân
Sợi tóc
Nửa chừng xuân
Tác phẩm Nửa chừng xuân (Khái Hưng)
Nội dung dưới đây đúng hay sai?
"Theo Nguyễn Trường Tộ, Nho học truyền thống có tôn trọng pháp luật"
- Không
- Nho học truyền thống không tôn trọng pháp luật, đến Khổng Tử cũng không nhận ra điều này.
Tại sao trong các sĩ phu lại có người không phục vua Quang Trung?
-
A.
Vua Quang Trung không biết phép trị nước
-
B.
Vua Quang Trung có xuất thân từ tầng lớp bình dân
-
C.
Vua Quang Trung không thông hiểu đạo Nho
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Đáp án : B
Vua Quang Trung xuất thân từ đâu?
Vua Quang Trung là người tài đức, lo lắng cho sự nghiệp đất nước. Tuy nhiên, ông xuất thân từ tần lớp nông dân, vì vậy trong các sĩ phu có người không phục ông.
Điền từ thích hợp vào sơ đồ sau để hoàn thành tóm tắt đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh
Nhân vật trong truyện là Lê Hữu Trác. Ông nhận được thánh chỉ vào phủ chúa Trịnh để chữa bệnh. Ông được điệu trên một cái cáng chạy như ngựa lồng. Ông đi vào từ cửa sau, nhìn quang cảnh chốn phồn hoa , vốn là quan trong triều đình nhưng khi thấy cảnh giàu sang, sung sướng, phồn hoa của vua chúa Trịnh cũng lấy làm ngạc nhiên. Sau khi trải qua nhiều lớp cửa , các hành lang dài quanh co, ông được đưa tới một ngôi nhà thật lớn gọi là phòng trà . Đồ đạc trong phòng đều được sơn son thếp vàng , đều là những đồ quý giá mà nhân gian chưa từng thấy. Trong khi chờ đợi chúa, ông được ăn những đồ ngon vật lạ hiếm có trên đời. Ông có nhiệm vụ bắt mạch, tìm bệnh cho thế tử Trịnh Cán . Thế tử vì “ăn quá no, mặc quá ấm” mà sinh bệnh. Vì nghĩ đến nước nhà , lòng trung thành đối với đất nước ông đã kê đơn thuốc giúp thế tử chữa trị bệnh. Sau khi hoàn thành công việc khám bệnh, ông từ giã trở về đợi thánh chỉ.
Đoạn trích Vào phủ chúa trịnh của tác giả Lê Hữu Trác đã tái hiện lại khung cảnh xa hoa, sang trọng của chúa Trịnh, nhưng đồng thời cũng thể hiện thái độ của tác giả coi thường danh lợi, địa vị.
Đáp án:
- thánh chỉ
- chốn phồn hoa
- nhiều lớp cửa
- phòng trà
- sơn son thếp vàng
- thế tử Trịnh Cán
- nghĩ đến nước nhà
- coi thường danh lợi
Thượng kinh kí sự được viết bằng chữ Nôm. Đúng hay sai?
Thượng kinh kí sự được viết bằng chữ Hán.
Ý nghĩa lời “chửi” ở hai câu thơ cuối bài thơ Thương vợ là gì?
A. Bà Tú trách “có chồng cũng như không”.
B. Tác giả thầm trách bản thân mình một cách thẳng thắn, nhận ra sự vô dụng của bản thân mình.
C. “Chửi” thói đời, tư tưởng trọng nam khinh nữ trong xã hội xưa
D. Đáp án B và C
E. Tất cả các đáp án A, B, C
D. Đáp án B và C
Ý nghĩa của tiếng chửi: Tác giả thầm trách bản thân mình một cách thẳng thắn, nhận ra sự vô dụng của bản thân mình. Nhưng đó lại là một lẽ thường tình trong xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ. Tú Xương dám thừa nhận mình là “quan ăn lương vợ”, dám tự nhận khuyết điểm của mình.
Câu văn nào cho thấy rõ nhất niềm chờ mong khắc khoải người hiền ra giúp nước của vua Quang Trung?
-
A.
“Hay trẫm ít đức không đáng để phò tá chăng?”
-
B.
“Chiếu này ban xuống, các bận quan viên lớn nhỏ, cùng với thứ dân trăm họ, người nào có tài năng học thuật, mưu hay hơn đời, cho phép được dâng sớ tâu bày sự viêc”
-
C.
“Nay trẫm đang ghé chiếu lắng nghe, ngày đêm mong mỏi, nhưng những người học rộng tài cao chưa thấy có ai tìm đến”
-
D.
“Hay đang thời đổ nát không thể ra phụng sự vương hầu chăng?”
Đáp án : C
Câu văn thể hiện niềm khắc khoải chờ mong người hiền tài ta giúp nước của vua Quang Trung: “ Nay trẫm đang ghé chiếu lắng nghe, ngày đêm mong mỏi, nhưng những người học rộng tài cao chưa thấy ai tìm đến”.
Đáp án không phải mẫu người lí tưởng trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu?
-
A.
Con người nhân hậu
-
B.
Con người ngay thẳng, dám đấu tranh với các thế lực tàn bạo, cứu nhân độ thế.
-
C.
Con người thủy chung
-
D.
Con người gặp nhiều bất hạnh trong cuộc sống
Đáp án : D
Nội dung thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu mang nặng tư tưởng đạo dức nhân nghĩa. Đạo lí làm người của ông mang tinh thần nhân nghĩa của đạo Nho. Vì vậy, mẫu người lí tưởng trong các sáng tác của ông là con người nhân hậu, ngay thẳng, thủy chung, dám đấu tranh với các thế lực tàn bạo, cứu nhân độ thế.
Sắp xếp lại vị trí các câu thơ sau thành bài thơ hoàn chỉnh:
“Lọng cắm rợp trời quan sứ đến / Váy lê quét đất mụ đầm ra”
“Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ / Ậm ọe quan trường miệng thét loa”
“Nhà nước ba năm mở một khoa / Trường Nam thi lẫn với trường Hà”
“Nhân tài đất Bắc nào ai đó / Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà”
“Nhà nước ba năm mở một khoa / Trường Nam thi lẫn với trường Hà”
“Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ / Ậm ọe quan trường miệng thét loa”
“Lọng cắm rợp trời quan sứ đến / Váy lê quét đất mụ đầm ra”
“Nhân tài đất Bắc nào ai đó / Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà”
Xem lại văn bản
Bài thơ Vịnh khoa thi Hương:
“Nhà nước ba năm mở một khoa
Trường Nam thi lẫn với trường Hà
Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ
Ậm ọe quan trường miệng thét loe
Lọng cắm rợp trời quan sứ đến
Váy lê quét đất mụ đầm ra
Nhân tài đất Bắc nào ai đó
Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà”
Đoạn trích Lẽ ghét thương được trích từ tác phẩm nào?
-
A.
Ngư, tiều y thuật vấn đáp – Nguyễn Đình Chiểu
-
B.
Dương Từ - Hà Mậu – Nguyễn Đình Chiểu
-
C.
Truyện Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu
-
D.
Chạy giặc – Nguyễn Đình Chiểu
Đáp án : C
Đoạn trích Lẽ ghét thương được trích từ tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu)
Bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát được ra đời trong hoàn cảnh nào?
-
A.
Được hình thành khi Cao Bá Quát đi thi Hội ở trường thi Hà Nội.
-
B.
Được hình thành khi Cao Bá Quát đi thi Hội, qua các tỉnh miền Trung đầy cát trắng như Quảng Bình, Quảng Trị.
-
C.
Được hình thành khi Cao Bá Quát đi thi Hương ở trường thi Hà Nội.
-
D.
Được hình thành khi Cao Bá Quát đi ngao du, qua những vùng cát trắng.
Đáp án : B
Bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát được hình thành khi Cao Bá Quát đi thi Hội, qua các tỉnh miền Trung đầy cát trắng như Quảng Bình, Quảng Trị.
Điểm giống nhau giữa hai tác phẩm “Chiếu cầu hiền” (Ngô Thì Nhậm) và “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” (Thân Nhân Trung)
-
A.
Đều viết về người hiền
-
B.
Đề cao vai trò của người hiền đối với việc xây dựng đất nước.
-
C.
Đều viết thay vua
-
D.
Tất cả đều đúng
Đáp án : B
Vì sao người hiền được xem trọng?
Điểm giống nhau: Đều đề cao vai trò của người hiền với việc xây dựng đất nước.
- Trong Chiếu cầu hiền : so sánh người hiền tài như vì sao tinh tú, đề cao vị trí, vai trò của người tài.
- Trong Hiền tài là nguyên khí quốc gia : căn nguyên cho sự lớn mạnh của một quốc gia nằm ở những người tài giỏi và nhân cách cao đẹp.