Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Văn lớp 11 - Đề số 1
Đề bài
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:
Trí tuệ cảm xúc là khả năng nhận dạng cảm xúc, hiểu được ý nghĩa của chúng và nhận ra tác động của chúng đối với những người xung quanh. Trí tuệ cảm xúc bao hàm cả việc nhận thức người khác: khi bạn hiểu cảm xúc của mọi người, bạn sẽ kiểm soát các mối quan hệ hiệu quả hơn.
Những người giàu trí tuệ cảm xúc hiểu rõ cảm xúc của mình nên không bao giờ để chúng chế ngự. Đồng thời họ cũng rất nghiêm khắc khi đánh giá bản thân. Họ biết đâu là điểm mạnh và điểm yếu của mình để từ đó phát huy hoặc khắc phục, nhờ vậy họ có thể làm việc hiệu quả hơn. Nhiều người tin rằng sự hiểu rõ bản thân chính là thành tố quan trọng nhất của trí tuệ cảm xúc…
Biết cảm thông có lẽ là thành tố quan trọng thứ hai của trí tuệ cảm xúc. Cảm thông là việc bạn đồng cảm và hiểu được ước muốn, nhu cầu và quan điểm của những người sông quanh bạn. Những người biết cảm thông thường rất giỏi trong việc nắm bắt cám xúc của người khác, kể cả những cảm xúc tinh tế nhất. Nhờ vậy, họ luôn biết cách lắng nghe người khác và thiết lập quan hệ với mọi người. Họ không bao giờ nhìn nhận vấn đề một cách rập khuôn hay phán đoán tình huống quá vội vàng. Họ luôn sống chân thành và cởi mở…
Như vậy, trí tuệ cảm xúc là một yếu tố quan trọng giúp bạn đạt đến thành công trong cuộc sống, đặc biệt là trong sự nghiệp. Quản lý con người và các mối quan hệ là kĩ năng quan trọng của mọi nhà lãnh đạo, vì thế nâng cao và vận dụng trí tuệ cảm xúc trong công việc là một cách thể hiện khả năng lãnh đạo của bạn.
(Theo mindtools.com, Trí tuệ cảm xúc – yếu tố quan trọng để thành công)
Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là:
-
A.
Nghị luận
-
B.
Miêu tả
-
C.
Biểu cảm
-
D.
Tự sự
Vấn đề chính được đề cập đến trong đoạn trích là:
-
A.
Những kiến thức căn bản về trí tuệ
-
B.
Những kiến thức căn bản về cảm xúc
-
C.
Những kiến thức căn bản về trí tuệ cảm xúc
-
D.
Trí tuệ tri phối cảm xúc của con người
Theo bài viết, người có trí tuệ cảm xúc là người như thế nào?
Chọn đáp án không phù hợp:
-
A.
Là người có sự hiểu biết rõ về cảm xúc của bản thân, không để cảm xúc điều khiển mình mà trái lại biết chế ngự nó.
-
B.
Là người biết cảm thông đối với người khác, từ đó biết lắng nghe và thiết lập mối quan hệ tốt đối với mọi người.
-
C.
Là người hiểu rõ bản thân mình
-
D.
Là người sinh ra đã nhạy cảm với bản thân, với cuộc sống.
Thông điệp của văn bản trên là gì?
Chọn đáp án không phù hợp:
-
A.
Rèn trí tuệ cảm xúc
-
B.
Cần vun đắp mối quan hệ tốt đẹp với tất cả mọi người
-
C.
Cần đặt mình vào vị trí của người khác, từ đó biết cư xử thấu tình đạt lí.
-
D.
Chế ngự cảm xúc nhất thời của bản thân
Đáp án không phải mẫu người lí tưởng trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu?
-
A.
Con người nhân hậu
-
B.
Con người ngay thẳng, dám đấu tranh với các thế lực tàn bạo, cứu nhân độ thế.
-
C.
Con người thủy chung
-
D.
Con người gặp nhiều bất hạnh trong cuộc sống
Câu sau sử dụng thủ pháp nghệ thuật nào?
“Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm; tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó.”
Liệt kê
Điệp từ
So sánh
Tất cả các đáp án trên
Đáp án A, B
Vì sao Cao Bá Quát lại lại khởi nghĩa chống lại triều đình nhà Nguyễn?
A. Ông muốn thiết lập một triều đình mới do ông nắm quyền
B. Bất bình trước chế độ phong kiến bảo thủ, trì trệ của triều đình nhà Nguyễn.
C. Nhân dân đói khỏ, lầm than dưới sự cai trị của triều Nguyễn
D. Tất cả các đáp án trên
E. Đáp án B, C
Chu Mạnh Trinh còn có tài về kiến trúc. Ngôi chùa nào ông đã từng tham gia trùng tu?
-
A.
Chùa Bái Đính
-
B.
Chùa Ba Vàng
-
C.
Chùa Yên Tử
-
D.
Chùa Thiên Trù
Hương Sơn là một quần thể danh thắng Phật giáo thuộc tỉnh nào của nước ta?
-
A.
Hà Nam
-
B.
Nam Định
-
C.
Hưng Yên
-
D.
Hà Tây
Đáp án nào không phải giá trị nội dung của truyện ngắn Hai đứa trẻ?
-
A.
Thạch Lam thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thía niềm xót thương với những con người sống nghèo khổ, quẩn quanh, tăm tối ở phố huyện nghèo những ngày trước Cách mạng tháng Tám.
-
B.
Trân trọng mong ước của những kiếp người nghèo khổ về cuộc sống tươi sáng hơn
-
C.
Qua tác phẩm, Thạch Lam phê phán, tố cáo xã hội phong kiến đã dồn người nghèo khổ vào bước đường cùng
-
D.
Tác phẩm tái hiện cuộc sống nghèo khổ, tẻ nhạt của những người nghèo khổ ở phố huyện.
“Được mất dương dương người thái thượng
Khen chê phơi phới ngọn đông phong.
Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng,
Không Phật, không Tiên, không vướng tục”
Bốn câu thơ trên bộc lộ quan niệm sống của Nguyễn Công Trứ như thế nào?
A. Con người hoàn toàn có thể ngất ngưởng khi tự giải phóng mình khỏi mọi ràng buộc cả tinh thần và vật chất, đứng trên mọi sự được – mất – khen – chê.
B. Nguyễn Công Trứ tự tin đặt mình sánh với “thái thượng”, sống ung dung tự tại, không quan tâm đến chuyện khen chê được mất của thế gian.
C. Không chịu những ràng buộc khổ hạnh chốn Phật Tiên, cũng không vướng tục cõi phàm trần, sống ngất ngưởng giữa cuộc đời
D. Sống là người trung thần, làm tròn đạo nghĩa vua tôi.
E. Tất cả các đáp án trên
F. Đáp án A, B, C.
Nhận định nào dưới đây nói lên đặc điểm nổi bật nhất trong sáng tác của Hồ Xuân Hương?
-
A.
Khai thác triệt để về đề tài tình yêu đôi lứa
-
B.
Nỗi buồn đau về kiếp người bị bóc lột dưới chế độ phong kiến
-
C.
Bất mãn sâu sắc với chế độ phong kiến nên giọng thơ của bà thường khinh bạc
-
D.
Nhà thơ phụ nữ viết về phụ nữ, trào phúng mà trữ tình, đậm đà chất văn học dân gian từ đề tài, cảm hứng đến ngôn ngữ, hình tượng
Bài văn tế nào dưới đây có giọng điệu hài hước, dí dỏm, khác biệt so với những bài thơ khác?
-
A.
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu)
-
B.
Văn tế Phan Chu Trinh ( Phan Bội Châu)
-
C.
Văn tế sống vợ (Trần Tú Xương)
-
D.
Văn tế Trương Quỳnh Như (Phạm Thái)
Về thể loại, Hương Sơn phong cảnh ca giống bài thơ nào sau đây?
-
A.
Vịnh khoa thi Hương (Trần Tế Xương)
-
B.
Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ)
-
C.
Sa hành đoản ca (Cao Bá Quát)
-
D.
Lẽ ghét thương (Nguyễn Khuyến)
Sắp xếp lại vị trí các câu thơ sau thành bài thơ Thương vợ hoàn chỉnh.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng, / Eo sèo mặt nước buổi đò đông
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc, / Có chồng hờ hững cũng như không
Quanh năm buôn bán ở mom sông, / Nuôi đủ năm con với một chồng.
Một duyên hai nợ âu đành phận / Năm nắng mười mưa dám quản công .
Chi tiết sau đây thuộc phần nào của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh?
“ Tôi thấy thánh thể gầy, mạch lại tế, sác. Thế là âm dương đều bị tổn hại, nay phải dùng thuốc thật bổ để bồi dưỡng tì và thận, cốt giữ cái căn bản tiên thiên rà làm nguồn gốc cho cái hậu thiện.. .".
A. Phần 1: Cuộc sống nơi phủ chúa
B. Phần 2: Cảnh Lễ Hữu Trác bắt mạch, kê đơn cho thế tử Trịnh Cán
Câu thơ nào dưới đây trong bài Khóc Dương Khuê tác giả sử dụng điển tích của Trung Quốc?
-
A.
“ Câu thơ nghĩ đắn đo không viết / Viết đưa ai, ai biết mà đưa”
-
B.
“Giường kia treo cũng hững hờ / Đàn kia gẩy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn ”
-
C.
“ Bác chẳng ở dẫu van chẳng ở / Tôi tuy thương, nhớ lấy làm thương ”
-
D.
“ Tuổi già hạt lệ như sương / Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan!”
Nội dung dưới đây về tiểu sử của Ngô Thì Nhậm đúng hay sai?
“Tháng 9/ 1782: Trịnh Sâm mất, tháng 10 kiêu binh nổi loạn. Ngô Thì Nhậm cũng tham gia nổi loạn, chống lại triều đình”
Câu thơ “Lặn lội thân cò khi quãng vắng” trong bài Thương vợ có nội dung gần với câu ca dao nào nhất?
-
A.
Nước non lận đận một mình / Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.
-
B.
Con cò lặn lội bờ sông / Ghánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non.
-
C.
Con cò mà đi ăn đêm / Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
-
D.
Cái cò là cái cò con / Mẹ đi xúc tép để con ở nhà.
Luận điểm chính của Vào phủ chúa Trịnh ?
-
A.
Quang cảnh trong phủ chúa
-
B.
Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa
-
C.
Thái độ và tâm trạng của tác giả khi vào phủ chúa Trịnh
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Hãy sắp xếp lại trình tự thao tác lập luận so sánh:
Làm rõ bản chất, đặc điểm đối tượng
Xác định nội dung, đối tượng.
Tìm điểm tương đồng và điểm tương phản căn cứ vào một bình diện, một tiêu chí thống nhất.
Xác định mục đích so sánh
Truyện ngắn của Thạch Lam thường có đặc điểm gì?
-
A.
Cốt truyện có những tình huống độc đáo
-
B.
Truyện không có chuyện, chủ yếu khai thác thế giới nội tâm của nhân vật với những cảm xúc mong manh, mơ hồ trong cuộc sống hàng ngày.
-
C.
Đậm chất hiện thực
-
D.
Tất cả đều đúng
Câu văn nào thể hiện tinh thần chiến đấu bền bỉ của nghĩa sĩ Cần Giuộc ngay cả khi họ đã hi sinh?
-
A.
"Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp nguyện được trả thù kia; sống thờ vua, thác cũng thờ cua, lời dụ dãy đã rành rành, một chữ ấm đủ đền công đó".
-
B.
"Chùa Tông Thạnh năm canh ưng đóng lạnh, tấm lòng son gửi lại bóng trăng rằm; đồn Lang Sa một khắc đặng trả hờn, tủi phận bạc trôi theo dòng nước đổ".
-
C.
"Thà thác mà đặng câu địch khái, về theo tổ phụ cũng vinh; hơn còn mà chịu chữ đầu Tây, ở với man di rất khổ".
-
D.
"Một chắc sa trường rằng chữ hạnh, nào hay da ngựa bọc thây; trăm năm âm phủ ấy chữ quy, nào đợi gươm hùm treo mộ".
Nguyễn Đình Chiểu được xem là nhà thơ tiêu biểu nhất cho dòng văn chương đạo đức, ngoài ra còn được xem là:
-
A.
Người đi tiên phong trong việc làm giàu có ngôn ngữ đặc trưng Nam Bộ.
-
B.
Người đi tiên phong trong các tác giả Nam Bộ đưa văn học Nam Bộ hoà vào dòng chảy chung của văn học nước nhà.
-
C.
Là lá cờ đầu của văn thơ chống ngoại xâm thời thuộc Pháp.
-
D.
Là người có số phận bất hạnh nhưng trái tim vô cùng quả cảm.
Địa điểm bà Tú thường buôn bán là:
-
A.
Trên thuyền
-
B.
Chợ
-
C.
Mom sông
-
D.
Cổng làng
Địa danh nào là quê quán của Cao Bá Quát?
-
A.
Làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh
-
B.
Làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương
-
C.
Làng Và, xã Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam
-
D.
Làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, tỉnh Nam Định
Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu được viết bằng chữ:
-
A.
Hán
-
B.
Nôm
-
C.
Chữ quốc ngữ
-
D.
Chữ khác
Đáp án nào thể hiện sự đấu tranh giằng co bên trong con người Lê Hữu Trác khi kê đơn cho thế tử:
-
A.
Hiểu rõ bệnh của thế tử và tìm cách chữa tìm cội nguồn, gốc rễ. Nhưng nếu chữa khỏi sẽ bị danh lợi ràng buộc.
-
B.
Nghĩ đến phương thuốc hòa hoãn, chữa bệnh cầm chừng vô thưởng vô phạt
-
C.
Y đức, trách nhiệm nghề nghiệp, lương tâm, tấm lòng, phẩm chất trung thực của người thầy thuốc đã lên tiếng. Ông dám nói thẳng và chữa thật căn bệnh của thế tử.
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Đáp án không phải giá trị nghệ thuật của tác phẩm Chiếu cầu hiền ?
-
A.
Lập luận chặt chẽ, hợp lí, thuyết phục.
-
B.
Lời lẽ khiêm nhường, chân thành.
-
C.
Từ ngữ giàu sức gợi
-
D.
Từ ngữ bác học, chau truốt, bóng bẩy.
Nhận định nào không đúng về thơ Hồ Xuân Hương?
-
A.
Hồ Xuân Hương có tài năng viết thơ bằng chữ Nôm.
-
B.
Tài năng thơ Nôm của Hồ Xuân Hương: thơ Đường luật viết bằng tiếng Việt, cách dùng từ ngữ, hình ảnh giản dị, giàu sức biểu cảm, táo bạo mà tinh tế.
-
C.
Thơ Hồ Xuân Hương là tiếng nói tâm tình của người phụ nữ, thể hiện một bản lĩnh sống mạnh mẽ, khác thường.
-
D.
Hồ Xuân Hương chỉ viết thơ bằng chữ Nôm. Vì vậy, bà được mệnh danh là “Bà Chúa thơ Nôm”.
Thời gian và không gian được gợi ra ở hai câu đề như thế nào?
-
A.
Thời gian đêm khuya, không gian trống trải, mênh mông, văng vẳng tiếng trống cầm canh
-
B.
Thời gian chiều tối, không gian trống trải, mênh mông, văng vẳng tiếng trống cầm canh
-
C.
Thời gian đêm khuya, không gian trống trải, văng vẳng tiếng trống thu không.
-
D.
Tất cả các đáp án trên đều sai
Nối cột A với cột B cho phù hợp.
Hai câu đề
Hai câu thực
Hai câu luận
Hai câu kết
“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con!”
“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non”
“Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn”
“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”
Nối nội dung ở cột A với cột B sao cho phù hợp:
“Tiếng chống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ;…cười khanh khách nhỏ dần về phía làng”.
“Trời đã bắt đầu đêm….có những cảm giác mơ hồ không hiểu”.
“Trống cầm canh ở huyện… tịch mịch và đầy bóng tối”.
Cảnh phố huyện về đêm
Cảnh chuyến tàu đêm đi qua phố huyện
Cảnh phố huyện lúc chiều xuống
Nối nội dung cột A với cột B cho thích hợp:
Giải thích
Phân tích
Chứng minh
So sánh
Bình luận
Bác bỏ
Là cách chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận để đi sâu xem xét một cách toàn diện về nội dung, hình thức của đối tượng.
Bàn bạc, đánh giá, nhận xét về một vấn đề
Trao đổi, tranh luận ý kiến được cho là sai
Là cắt nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người đó hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề
Dùng những bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ đối tượng.
Đối chiếu hai sự vật, hiện tượng, để thấy được sự giống và khác nhau giữa hai sự vật hiện tượng ấy.
Lê Hữu Trác sinh năm bao nhiêu?
-
A.
1765 – 1820
-
B.
1720 – 1791
-
C.
1870 – 1907
-
D.
1380 - 1442
Nối cột A với cột B sao cho thích hợp
Đô môn giải tổ chi niên, Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng. Kìa núi nọ phau phau mây trắng, Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi. Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì, Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng. Được mất dương dương người tái thượng, Khen chê phơi phới ngọn đông phong. Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng, Không Phật, không tiên, không vướng tục
Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú , Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung. Trong triều ai ngất ngưởng như ông!
Vũ trụ nội mạc phi phận sự,
Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng.
Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông,
Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng.
Lúc bình Tây, cờ đại tướng,
Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên.
Quan điểm sống ngất ngưởng khi về hưu
Quan điểm sống ngất ngưởng khi làm quan
Quãng đời khi cáo quan về hưu
Thượng kinh kí sự được viết bằng chữ Nôm. Đúng hay sai?
Nội dung sau đúng hay sai?
“Bộ phận văn học công khai không có ý thức các mạng và tinh thần chống đối trực tiếp với chính quyền thực dân”
Có ý kiến cho rằng:
“Ở hai câu thơ cuối, nhà thơ khuyên mình không nên khóc, bởi tuổi già còn ít nước mắt lắm, chỉ như những hạt sương mong manh thôi, làm sao có thể ép cho nước mắt tuôn chảy thành hai hàng chứa chan được. Nhưng nói như thế là nói lí. Tự nhà thơ vẫn hiểu rằng không thể “lấy nhớ làm thương” được, và càng hiểu rằng hai hàng nước mắt chứa chan của ông lúc này đâu phải do ông “ép lấy”. Mỗi chữ trong thơ ông đều đẫm đầy nước mắt, những hạt lệ từ một nỗi đau lớn, từ một tình bạn lớn”.
Bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát được viết bằng chữ gì?
-
A.
Hán
-
B.
Nôm
-
C.
Chữ Quốc ngữ
-
D.
Chữ khác
Lời giải và đáp án
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:
Trí tuệ cảm xúc là khả năng nhận dạng cảm xúc, hiểu được ý nghĩa của chúng và nhận ra tác động của chúng đối với những người xung quanh. Trí tuệ cảm xúc bao hàm cả việc nhận thức người khác: khi bạn hiểu cảm xúc của mọi người, bạn sẽ kiểm soát các mối quan hệ hiệu quả hơn.
Những người giàu trí tuệ cảm xúc hiểu rõ cảm xúc của mình nên không bao giờ để chúng chế ngự. Đồng thời họ cũng rất nghiêm khắc khi đánh giá bản thân. Họ biết đâu là điểm mạnh và điểm yếu của mình để từ đó phát huy hoặc khắc phục, nhờ vậy họ có thể làm việc hiệu quả hơn. Nhiều người tin rằng sự hiểu rõ bản thân chính là thành tố quan trọng nhất của trí tuệ cảm xúc…
Biết cảm thông có lẽ là thành tố quan trọng thứ hai của trí tuệ cảm xúc. Cảm thông là việc bạn đồng cảm và hiểu được ước muốn, nhu cầu và quan điểm của những người sông quanh bạn. Những người biết cảm thông thường rất giỏi trong việc nắm bắt cám xúc của người khác, kể cả những cảm xúc tinh tế nhất. Nhờ vậy, họ luôn biết cách lắng nghe người khác và thiết lập quan hệ với mọi người. Họ không bao giờ nhìn nhận vấn đề một cách rập khuôn hay phán đoán tình huống quá vội vàng. Họ luôn sống chân thành và cởi mở…
Như vậy, trí tuệ cảm xúc là một yếu tố quan trọng giúp bạn đạt đến thành công trong cuộc sống, đặc biệt là trong sự nghiệp. Quản lý con người và các mối quan hệ là kĩ năng quan trọng của mọi nhà lãnh đạo, vì thế nâng cao và vận dụng trí tuệ cảm xúc trong công việc là một cách thể hiện khả năng lãnh đạo của bạn.
(Theo mindtools.com, Trí tuệ cảm xúc – yếu tố quan trọng để thành công)
Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là:
-
A.
Nghị luận
-
B.
Miêu tả
-
C.
Biểu cảm
-
D.
Tự sự
Đáp án: A
Xem lại văn bản và các phương thức biểu đạt đã học
Phương thức biểu đạt chính: nghị luận
Vấn đề chính được đề cập đến trong đoạn trích là:
-
A.
Những kiến thức căn bản về trí tuệ
-
B.
Những kiến thức căn bản về cảm xúc
-
C.
Những kiến thức căn bản về trí tuệ cảm xúc
-
D.
Trí tuệ tri phối cảm xúc của con người
Đáp án: C
Xem lại nội dung văn bản
Vấn đề được đề cập đến: Những kiến thức căn bản về trí tuệ cảm xúc.
Theo bài viết, người có trí tuệ cảm xúc là người như thế nào?
Chọn đáp án không phù hợp:
-
A.
Là người có sự hiểu biết rõ về cảm xúc của bản thân, không để cảm xúc điều khiển mình mà trái lại biết chế ngự nó.
-
B.
Là người biết cảm thông đối với người khác, từ đó biết lắng nghe và thiết lập mối quan hệ tốt đối với mọi người.
-
C.
Là người hiểu rõ bản thân mình
-
D.
Là người sinh ra đã nhạy cảm với bản thân, với cuộc sống.
Đáp án: D
Xem lại văn bản
Người có trí tuệ cảm xúc là người:
- Là người có sự hiểu biết rõ về cảm xúc của bản thân, không để cảm xúc điều khiển mình mà trái lại biết chế ngự nó.
- Là người hiểu rõ bản thân mình. Họ biết đâu là điểm mạnh và điểm yếu của mình để từ đó phát huy hoặc khắc phục, nhờ vậy họ có thể làm việc hiệu quả hơn. Nhiều người tin rằng sự hiểu rõ bản thân chính là thành tố quan trọng nhất của trí tuệ cảm xúc…
- Là người biết cảm thông đối với người khác, từ đó biết lắng nghe và thiết lập mối quan hệ tốt đối với mọi người.
Thông điệp của văn bản trên là gì?
Chọn đáp án không phù hợp:
-
A.
Rèn trí tuệ cảm xúc
-
B.
Cần vun đắp mối quan hệ tốt đẹp với tất cả mọi người
-
C.
Cần đặt mình vào vị trí của người khác, từ đó biết cư xử thấu tình đạt lí.
-
D.
Chế ngự cảm xúc nhất thời của bản thân
Đáp án: B
Xem lại văn bản
Văn bản trên gửi đến nhiều thông điệp ý nghĩa: bài học về rèn trí tuệ cảm xúc, chế ngự cảm xúc nhất thời của bản thân, cần đặt mình vào vị trí của người khác, từ đó biết cư xử thấu tình đạt lí…
Đáp án không phải mẫu người lí tưởng trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu?
-
A.
Con người nhân hậu
-
B.
Con người ngay thẳng, dám đấu tranh với các thế lực tàn bạo, cứu nhân độ thế.
-
C.
Con người thủy chung
-
D.
Con người gặp nhiều bất hạnh trong cuộc sống
Đáp án : D
Nội dung thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu mang nặng tư tưởng đạo dức nhân nghĩa. Đạo lí làm người của ông mang tinh thần nhân nghĩa của đạo Nho. Vì vậy, mẫu người lí tưởng trong các sáng tác của ông là con người nhân hậu, ngay thẳng, thủy chung, dám đấu tranh với các thế lực tàn bạo, cứu nhân độ thế.
Câu sau sử dụng thủ pháp nghệ thuật nào?
“Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm; tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó.”
Liệt kê
Điệp từ
So sánh
Tất cả các đáp án trên
Đáp án A, B
Đáp án A, B
Từ gì được lặp lại? Việc sắp xếp nối tiếp hàng loạt các từ hay cụm từ cũng trường nghĩa là biện pháp nghệ thuật nào?
Nghệ thuật:
- Điệp từ: “việc”, “tập”
- Liệt kê
=> Những người nghĩa sĩ xuất thân là nông dân. Khi đất nước chưa bị giặc xâm lược, họ là những người nông dân hiền lành, chất phác, quen chân lấm tay bùn. Vì vậu việc “tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ” là những việc xa lạ với họ. Họ không hiểu biết về công việc nhà binh.
Vì sao Cao Bá Quát lại lại khởi nghĩa chống lại triều đình nhà Nguyễn?
A. Ông muốn thiết lập một triều đình mới do ông nắm quyền
B. Bất bình trước chế độ phong kiến bảo thủ, trì trệ của triều đình nhà Nguyễn.
C. Nhân dân đói khỏ, lầm than dưới sự cai trị của triều Nguyễn
D. Tất cả các đáp án trên
E. Đáp án B, C
E. Đáp án B, C
Xem lại tiểu dẫn.
Khoảng tháng 6 , tháng 7 âm lịch năm Giáp Dần 1854 , nhiều tỉnh ở miền Bắc gặp đại hạn, lại bị nạn châu chấu làm cho mùa màng mất sạch. Triều đình nhà Nguyễn không quan tâm đến đời sống nhân dân khiến nhân dân hết sức cực khổ. Cao Bá Quát bèn vận động một số sĩ phu yêu nước, các thổ hào ở các vùng Quốc Oai , Vĩnh Phúc , Cao Bằng , Lạng Sơn ... cùng nhau tôn Lê Duy Cự làm minh chủ chống lại nhà Nguyễn. Cao Bá Quát làm quốc sư, họp với thổ mục Sơn Tây là Đinh Công Mỹ và Bạch Công Trân dựng cờ nổi dậy tại Mỹ Lương, thuộc vùng Sơn Tây chống lại triều đình đương thời.
Chu Mạnh Trinh còn có tài về kiến trúc. Ngôi chùa nào ông đã từng tham gia trùng tu?
-
A.
Chùa Bái Đính
-
B.
Chùa Ba Vàng
-
C.
Chùa Yên Tử
-
D.
Chùa Thiên Trù
Đáp án : D
Ông đã từng tham gia trùng tu chùa Thiên Trù trong quần thể Hương Sơn
Hương Sơn là một quần thể danh thắng Phật giáo thuộc tỉnh nào của nước ta?
-
A.
Hà Nam
-
B.
Nam Định
-
C.
Hưng Yên
-
D.
Hà Tây
Đáp án : D
Xem lại tiểu dẫn
Hương Sơn là một quần thể danh thắng Phật giáo nổi tiếng ở huyện Mĩ Đức, tình Hà Tây (nay thuộc Hà Nội)
Đáp án nào không phải giá trị nội dung của truyện ngắn Hai đứa trẻ?
-
A.
Thạch Lam thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thía niềm xót thương với những con người sống nghèo khổ, quẩn quanh, tăm tối ở phố huyện nghèo những ngày trước Cách mạng tháng Tám.
-
B.
Trân trọng mong ước của những kiếp người nghèo khổ về cuộc sống tươi sáng hơn
-
C.
Qua tác phẩm, Thạch Lam phê phán, tố cáo xã hội phong kiến đã dồn người nghèo khổ vào bước đường cùng
-
D.
Tác phẩm tái hiện cuộc sống nghèo khổ, tẻ nhạt của những người nghèo khổ ở phố huyện.
Đáp án : C
Hai đứa trẻ tái hiện cuộc sống của những con người sống nghèo khổ, tẻ nhạt, quẩn quanh, tăm tối ở phố huyện những ngày trước Cách mạng tháng Tám. Qua đó, Thạch Lam thể hiện niềm thương xót và trân trọng mong ước của họ về cuộc sống tươi sáng hơn.
“Được mất dương dương người thái thượng
Khen chê phơi phới ngọn đông phong.
Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng,
Không Phật, không Tiên, không vướng tục”
Bốn câu thơ trên bộc lộ quan niệm sống của Nguyễn Công Trứ như thế nào?
A. Con người hoàn toàn có thể ngất ngưởng khi tự giải phóng mình khỏi mọi ràng buộc cả tinh thần và vật chất, đứng trên mọi sự được – mất – khen – chê.
B. Nguyễn Công Trứ tự tin đặt mình sánh với “thái thượng”, sống ung dung tự tại, không quan tâm đến chuyện khen chê được mất của thế gian.
C. Không chịu những ràng buộc khổ hạnh chốn Phật Tiên, cũng không vướng tục cõi phàm trần, sống ngất ngưởng giữa cuộc đời
D. Sống là người trung thần, làm tròn đạo nghĩa vua tôi.
E. Tất cả các đáp án trên
F. Đáp án A, B, C.
F. Đáp án A, B, C.
Quan niệm sống được thể hiện qua bốn câu thơ trên:
“Được mất dương dương người thái thượng
Khen chê phơi phới ngọn đông phong”
=> Nguyễn Công Trứ tự tin đặt mình sánh với “thái thượng”, sống ung dung, tự tại, không quan tâm đến chuyện khen chê được mất của thế gian. Con người hoàn toàn có thể ngất ngưởng khi tự giải phóng mình khỏi mọi ràng buộc cả vật chất và tinh thần.
- “Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng,
Không Phật, không Tiên, không vướng tục”.
Không phải là Phật, không phải là tiên, không vướng tục, sống thoát tục.
=> Sống không giống ai, sống ngất ngưởng.
Nhận định nào dưới đây nói lên đặc điểm nổi bật nhất trong sáng tác của Hồ Xuân Hương?
-
A.
Khai thác triệt để về đề tài tình yêu đôi lứa
-
B.
Nỗi buồn đau về kiếp người bị bóc lột dưới chế độ phong kiến
-
C.
Bất mãn sâu sắc với chế độ phong kiến nên giọng thơ của bà thường khinh bạc
-
D.
Nhà thơ phụ nữ viết về phụ nữ, trào phúng mà trữ tình, đậm đà chất văn học dân gian từ đề tài, cảm hứng đến ngôn ngữ, hình tượng
Đáp án : D
Hồ Xuân Hương là hiện tượng rất độc đáo: nhà thơ phụ nữ viết về phụ nữ, trào phúng mà trữ tình, đậm đà chất văn học dân gian từ đề tài, cảm hứng đến ngôn ngữ, hình tượng
Bài văn tế nào dưới đây có giọng điệu hài hước, dí dỏm, khác biệt so với những bài thơ khác?
-
A.
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu)
-
B.
Văn tế Phan Chu Trinh ( Phan Bội Châu)
-
C.
Văn tế sống vợ (Trần Tú Xương)
-
D.
Văn tế Trương Quỳnh Như (Phạm Thái)
Đáp án : C
Xem lại tiểu dẫn
Âm hưởng chung của các bài văn tế là bi thương, nhưng sắc thái biểu cảm của mỗi bài có thể khác nhau. Có bài chỉ thuần túy là một tiếng khóc Văn tế Trương Quỳnh Như nhưng cũng có bài mang tính sử thi bi tráng Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc và Văn tế Phan Chu Trinh. Đặc biệt, có khi văn tế được viết trong những hoàn cảnh khác, nhằm mục đích khác. Tú Xương làm bài thơ Văn tế sống vợ với giọng điệu hài hước, hóm hỉnh.
Về thể loại, Hương Sơn phong cảnh ca giống bài thơ nào sau đây?
-
A.
Vịnh khoa thi Hương (Trần Tế Xương)
-
B.
Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ)
-
C.
Sa hành đoản ca (Cao Bá Quát)
-
D.
Lẽ ghét thương (Nguyễn Khuyến)
Đáp án : B
Xem lại thể lọai của các bài thơ
Về thể loại, Hương Sơn phong cảnh ca giống thể loại bài thơ Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ), cùng là thể hát nói.
Sắp xếp lại vị trí các câu thơ sau thành bài thơ Thương vợ hoàn chỉnh.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng, / Eo sèo mặt nước buổi đò đông
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc, / Có chồng hờ hững cũng như không
Quanh năm buôn bán ở mom sông, / Nuôi đủ năm con với một chồng.
Một duyên hai nợ âu đành phận / Năm nắng mười mưa dám quản công .
Quanh năm buôn bán ở mom sông, / Nuôi đủ năm con với một chồng.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng, / Eo sèo mặt nước buổi đò đông
Một duyên hai nợ âu đành phận / Năm nắng mười mưa dám quản công .
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc, / Có chồng hờ hững cũng như không
Xem lại văn bản
Bài thơ Thương vợ:
Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên hai nợ âu đành phận,
Năm nắng mười mưa dám quản công
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cũng như không.
Chi tiết sau đây thuộc phần nào của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh?
“ Tôi thấy thánh thể gầy, mạch lại tế, sác. Thế là âm dương đều bị tổn hại, nay phải dùng thuốc thật bổ để bồi dưỡng tì và thận, cốt giữ cái căn bản tiên thiên rà làm nguồn gốc cho cái hậu thiện.. .".
A. Phần 1: Cuộc sống nơi phủ chúa
B. Phần 2: Cảnh Lễ Hữu Trác bắt mạch, kê đơn cho thế tử Trịnh Cán
B. Phần 2: Cảnh Lễ Hữu Trác bắt mạch, kê đơn cho thế tử Trịnh Cán
Từ thực trạng bệnh tình và thể lực của thế tử, ông phân tích, cân nhắc thiệt hơn rồi tìm ra cách chữa phù hợp nhất:
“ Tôi thấy thánh thể gầy, mạch lại tế, sác. Thế là âm dương đều bị tổn hại, nay phải dùng thuốc thật bổ để bồi dưỡng tì và thận, cốt giữ cái căn bản tiên thiên rà làm nguồn gốc cho cái hậu thiện.. .".
Câu thoại thuộc phần 2: Cảnh Lê Hữu Trác bắt mạch và kê đơn cho thế tử Trịnh Cán.
Câu thơ nào dưới đây trong bài Khóc Dương Khuê tác giả sử dụng điển tích của Trung Quốc?
-
A.
“ Câu thơ nghĩ đắn đo không viết / Viết đưa ai, ai biết mà đưa”
-
B.
“Giường kia treo cũng hững hờ / Đàn kia gẩy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn ”
-
C.
“ Bác chẳng ở dẫu van chẳng ở / Tôi tuy thương, nhớ lấy làm thương ”
-
D.
“ Tuổi già hạt lệ như sương / Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan!”
Đáp án : B
Xem lại văn bản
Hai câu thơ sử dụng điển tích Trung Quốc:
“Giường kia treo cũng hững hờ / Đàn kia gẩy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn”
Nội dung dưới đây về tiểu sử của Ngô Thì Nhậm đúng hay sai?
“Tháng 9/ 1782: Trịnh Sâm mất, tháng 10 kiêu binh nổi loạn. Ngô Thì Nhậm cũng tham gia nổi loạn, chống lại triều đình”
- Sai
- Năm Nhân Dần 1782, tháng 9, Trịnh Sâm mất, tháng 10 kiêu binh nổi loạn. Ngô Thì Nhậm trốn về quê vợ ở Sơn Nam ngót 6 năm
Câu thơ “Lặn lội thân cò khi quãng vắng” trong bài Thương vợ có nội dung gần với câu ca dao nào nhất?
-
A.
Nước non lận đận một mình / Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.
-
B.
Con cò lặn lội bờ sông / Ghánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non.
-
C.
Con cò mà đi ăn đêm / Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
-
D.
Cái cò là cái cò con / Mẹ đi xúc tép để con ở nhà.
Đáp án : B
So sánh nội dung của câu thơ trong bài thơ với câu ca dao.
Câu thơ “Lặn lội thân cò khi quãng vắng” có nội dung gần với câu ca dao “Con cò lặn lội bờ sông/ Ghánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non”.
Luận điểm chính của Vào phủ chúa Trịnh ?
-
A.
Quang cảnh trong phủ chúa
-
B.
Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa
-
C.
Thái độ và tâm trạng của tác giả khi vào phủ chúa Trịnh
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Đáp án : D
Vào phủ chúa Trịnh miêu tả quang cảnh và cung cách sinh hoạt trong phủ chúa. Qua đó, tác giả thể hiện thái độ của mình trước cảnh “xa hoa” và tâm trạng khi kê đơn cho thế tử.
Hãy sắp xếp lại trình tự thao tác lập luận so sánh:
Làm rõ bản chất, đặc điểm đối tượng
Xác định nội dung, đối tượng.
Tìm điểm tương đồng và điểm tương phản căn cứ vào một bình diện, một tiêu chí thống nhất.
Xác định mục đích so sánh
Xác định nội dung, đối tượng.
Xác định mục đích so sánh
Tìm điểm tương đồng và điểm tương phản căn cứ vào một bình diện, một tiêu chí thống nhất.
Làm rõ bản chất, đặc điểm đối tượng
Trình tự so sánh:
- Xác định nội dung, đối tượng
- Xác định mục đích so sánh
- Tìm điểm tương đồng và điểm tương phản căn cứ vào một bình diện, một tiêu chí thống nhất
- Làm rõ bản chất, đặc điểm đối tượng
Truyện ngắn của Thạch Lam thường có đặc điểm gì?
-
A.
Cốt truyện có những tình huống độc đáo
-
B.
Truyện không có chuyện, chủ yếu khai thác thế giới nội tâm của nhân vật với những cảm xúc mong manh, mơ hồ trong cuộc sống hàng ngày.
-
C.
Đậm chất hiện thực
-
D.
Tất cả đều đúng
Đáp án : B
Thạch Lam thường viết truyện không có chuyện, chủ yếu khai thác thế giới nội tâm của nhân vật với những cảm xúc mong manh, mơ hồ trong cuộc sống hàng ngày.
Câu văn nào thể hiện tinh thần chiến đấu bền bỉ của nghĩa sĩ Cần Giuộc ngay cả khi họ đã hi sinh?
-
A.
"Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp nguyện được trả thù kia; sống thờ vua, thác cũng thờ cua, lời dụ dãy đã rành rành, một chữ ấm đủ đền công đó".
-
B.
"Chùa Tông Thạnh năm canh ưng đóng lạnh, tấm lòng son gửi lại bóng trăng rằm; đồn Lang Sa một khắc đặng trả hờn, tủi phận bạc trôi theo dòng nước đổ".
-
C.
"Thà thác mà đặng câu địch khái, về theo tổ phụ cũng vinh; hơn còn mà chịu chữ đầu Tây, ở với man di rất khổ".
-
D.
"Một chắc sa trường rằng chữ hạnh, nào hay da ngựa bọc thây; trăm năm âm phủ ấy chữ quy, nào đợi gươm hùm treo mộ".
Đáp án : A
Xem lại chú thích của các từ trong câu. Từ đó lựa chọn câu thể hiện tinh thần chiến đấu bền bỉ.
Câu văn thể hiện tinh thần chiến đấu bền bỉ của người nghĩa sĩ Cần giuộc ngay cả khi họ đã hi sinh: “Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp nguyện được trả thù kia; sống thờ vua, thác cũng thờ cua, lời dụ dãy đã rành rành, một chữ ấm đủ đền công đó”. Bài học lớn nhất của người nghĩa sĩ để lại cho đất nước và nhân dân là bài học về sống và chết. Sống hiên ngang. Chết bất khuất. Tâm thế ấy đã tô đậm chất bi tráng cho “tượng đài nghệ thuật” về người nông dân đánh giặc.
Nguyễn Đình Chiểu được xem là nhà thơ tiêu biểu nhất cho dòng văn chương đạo đức, ngoài ra còn được xem là:
-
A.
Người đi tiên phong trong việc làm giàu có ngôn ngữ đặc trưng Nam Bộ.
-
B.
Người đi tiên phong trong các tác giả Nam Bộ đưa văn học Nam Bộ hoà vào dòng chảy chung của văn học nước nhà.
-
C.
Là lá cờ đầu của văn thơ chống ngoại xâm thời thuộc Pháp.
-
D.
Là người có số phận bất hạnh nhưng trái tim vô cùng quả cảm.
Đáp án : C
Bài Chạy giặc là một trong những tác phẩm đầu tiên của văn học yêu nước chống Pháp nửa cuối thế kỉ XIX.
Nguyễn Đình Chiểu được xem là lá cờ đầu của văn thơ chống ngoại xâm thời Pháp thuộc.
Địa điểm bà Tú thường buôn bán là:
-
A.
Trên thuyền
-
B.
Chợ
-
C.
Mom sông
-
D.
Cổng làng
Đáp án : C
Địa điểm: mom sông (phần đất ở bờ sông nhô ra phía lòng sông, nơi người làng chài thường hay tụ tập, mua bán). Hai chữ “mom sông” gợi tả cuộc đời nhiều mưa nắng, một cuộc đời lắm cơ cực, phải vật lộn để kiếm sống.
Địa danh nào là quê quán của Cao Bá Quát?
-
A.
Làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh
-
B.
Làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương
-
C.
Làng Và, xã Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam
-
D.
Làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, tỉnh Nam Định
Đáp án : A
- Cao Bá Quát là người làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh.
- Lê Hữu Trác là người làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương.
- Làng Và, xã Yên Đổ, huyện Bình Lục , tỉnh Hà Nam là quê nội của Nguyễn Khuyến.
- Làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, tỉnh Nam Định là quê của Trần Tú Xương.
Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu được viết bằng chữ:
-
A.
Hán
-
B.
Nôm
-
C.
Chữ quốc ngữ
-
D.
Chữ khác
Đáp án : B
Truyện Lục Vân Tiên được viết bằng chữ Nôm.
Đáp án nào thể hiện sự đấu tranh giằng co bên trong con người Lê Hữu Trác khi kê đơn cho thế tử:
-
A.
Hiểu rõ bệnh của thế tử và tìm cách chữa tìm cội nguồn, gốc rễ. Nhưng nếu chữa khỏi sẽ bị danh lợi ràng buộc.
-
B.
Nghĩ đến phương thuốc hòa hoãn, chữa bệnh cầm chừng vô thưởng vô phạt
-
C.
Y đức, trách nhiệm nghề nghiệp, lương tâm, tấm lòng, phẩm chất trung thực của người thầy thuốc đã lên tiếng. Ông dám nói thẳng và chữa thật căn bệnh của thế tử.
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Đáp án : D
Tâm trạng của tác giả khi kê đơn cho thế tử:
- Biết được bệnh rồi nhưng chữa thế nào đây lại là một cuộc đấu tranh giằng co bên trong con người Hải Thượng Lãn Ông:
+ Hiểu rõ bệnh của thế tử và tìm cách chữa tìm cội nguồn, gốc rễ. Nhưng nếu chữa khỏi sẽ bị danh lợi ràng buộc, không thể về núi được
+ Nghĩ đến phương thuốc hòa hoãn, chữa bệnh cầm chừng vô thưởng vô phạt
+ Y đức, trách nhiệm nghề nghiệp, lương tâm, tấm lòng, phẩm chất trung thực của người thầy thuốc đã lên tiếng. Ông dám nói thẳng và chữa thật căn bệnh của thế tử. Ông kiên quyết bảo vệ quan điểm của chính mình mặc dù không thuận với số đông.
Đáp án không phải giá trị nghệ thuật của tác phẩm Chiếu cầu hiền ?
-
A.
Lập luận chặt chẽ, hợp lí, thuyết phục.
-
B.
Lời lẽ khiêm nhường, chân thành.
-
C.
Từ ngữ giàu sức gợi
-
D.
Từ ngữ bác học, chau truốt, bóng bẩy.
Đáp án : D
Chiếu cầu hiền là một ánh văn mẫu mực:
- Lập luận chặt chẽ, hợp lí, thuyết phục
- Lời lẽ khiêm nhường, chân thành
- Từ ngữ giàu sức gợi
Nhận định nào không đúng về thơ Hồ Xuân Hương?
-
A.
Hồ Xuân Hương có tài năng viết thơ bằng chữ Nôm.
-
B.
Tài năng thơ Nôm của Hồ Xuân Hương: thơ Đường luật viết bằng tiếng Việt, cách dùng từ ngữ, hình ảnh giản dị, giàu sức biểu cảm, táo bạo mà tinh tế.
-
C.
Thơ Hồ Xuân Hương là tiếng nói tâm tình của người phụ nữ, thể hiện một bản lĩnh sống mạnh mẽ, khác thường.
-
D.
Hồ Xuân Hương chỉ viết thơ bằng chữ Nôm. Vì vậy, bà được mệnh danh là “Bà Chúa thơ Nôm”.
Đáp án : D
Xem lại tiểu dẫn SGK - 18
Sáng tác của Hồ Xuân Hương gồm cả chữ Nôm và chữ Hán.
Thời gian và không gian được gợi ra ở hai câu đề như thế nào?
-
A.
Thời gian đêm khuya, không gian trống trải, mênh mông, văng vẳng tiếng trống cầm canh
-
B.
Thời gian chiều tối, không gian trống trải, mênh mông, văng vẳng tiếng trống cầm canh
-
C.
Thời gian đêm khuya, không gian trống trải, văng vẳng tiếng trống thu không.
-
D.
Tất cả các đáp án trên đều sai
Đáp án : A
“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn”
- Thời gian: đêm khuya
- Không gian: trống trải, mênh mông, văng vẳng tiếng trống cầm canh
Nối cột A với cột B cho phù hợp.
Hai câu đề
Hai câu thực
Hai câu luận
Hai câu kết
“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con!”
“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non”
“Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn”
“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”
Hai câu đề
“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non”
Hai câu thực
“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”
Hai câu luận
“Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn”
Hai câu kết
“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con!”
Bài thơ có thể chia bố cục thành 4 phần:
- Hai câu đề:
“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non.”
- Hai câu thực:
“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.”
- Hai câu luận:
“Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.”
- Hai câu kết:
“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con!”
Nối nội dung ở cột A với cột B sao cho phù hợp:
“Tiếng chống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ;…cười khanh khách nhỏ dần về phía làng”.
“Trời đã bắt đầu đêm….có những cảm giác mơ hồ không hiểu”.
“Trống cầm canh ở huyện… tịch mịch và đầy bóng tối”.
Cảnh phố huyện về đêm
Cảnh chuyến tàu đêm đi qua phố huyện
Cảnh phố huyện lúc chiều xuống
“Tiếng chống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ;…cười khanh khách nhỏ dần về phía làng”.
Cảnh phố huyện lúc chiều xuống
“Trời đã bắt đầu đêm….có những cảm giác mơ hồ không hiểu”.
Cảnh phố huyện về đêm
“Trống cầm canh ở huyện… tịch mịch và đầy bóng tối”.
Cảnh chuyến tàu đêm đi qua phố huyện
Bố cục:
- Phần 1: “Tiếng chống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ;…cười khanh khách nhỏ dần về phía làng” : cảnh phố huyện lúc chiều xuống.
- Phần 2: “Trời đã bắt đầu đêm….có những cảm giác mơ hồ không hiểu” : cảnh phố huyện về đêm.
- Phần 3: “ Trống cầm canh ở huyện… tịch mịch và đầy bóng tối” : cảnh chuyến tàu đêm đi qua phố huyện.
Nối nội dung cột A với cột B cho thích hợp:
Giải thích
Phân tích
Chứng minh
So sánh
Bình luận
Bác bỏ
Là cách chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận để đi sâu xem xét một cách toàn diện về nội dung, hình thức của đối tượng.
Bàn bạc, đánh giá, nhận xét về một vấn đề
Trao đổi, tranh luận ý kiến được cho là sai
Là cắt nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người đó hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề
Dùng những bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ đối tượng.
Đối chiếu hai sự vật, hiện tượng, để thấy được sự giống và khác nhau giữa hai sự vật hiện tượng ấy.
Giải thích
Là cắt nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người đó hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề
Phân tích
Là cách chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận để đi sâu xem xét một cách toàn diện về nội dung, hình thức của đối tượng.
Chứng minh
Dùng những bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ đối tượng.
So sánh
Đối chiếu hai sự vật, hiện tượng, để thấy được sự giống và khác nhau giữa hai sự vật hiện tượng ấy.
Bình luận
Bàn bạc, đánh giá, nhận xét về một vấn đề
Bác bỏ
Trao đổi, tranh luận ý kiến được cho là sai
Xem lại các thao tác lập luận trong văn nghị luận
Các thao tác lập luận trong văn nghị luận:
- Giải thích: là cắt nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người đó hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề.
- Phân tích: là cách chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận để đi sâu vào xem xét một cách toàn diện về nội dung, hình thức của đối tượng.
- Chứng minh: dùng những bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng to đối tượng.
- Bình luận: bàn bạc, đánh giá, nhận xét về một vấn đề.
- Bác bỏ: trao đổi, tranh luận ý kiến được cho là sai.
- So sánh: là đối chiếu hai sự vật, hiện tượng để thấy được sự giống và khác nhau giữa hai sự vật, hiện tượng ấy.
Lê Hữu Trác sinh năm bao nhiêu?
-
A.
1765 – 1820
-
B.
1720 – 1791
-
C.
1870 – 1907
-
D.
1380 - 1442
Đáp án : B
Lê Hữu Trác (1720 - 1791)
Nối cột A với cột B sao cho thích hợp
Đô môn giải tổ chi niên, Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng. Kìa núi nọ phau phau mây trắng, Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi. Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì, Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng. Được mất dương dương người tái thượng, Khen chê phơi phới ngọn đông phong. Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng, Không Phật, không tiên, không vướng tục
Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú , Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung. Trong triều ai ngất ngưởng như ông!
Vũ trụ nội mạc phi phận sự,
Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng.
Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông,
Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng.
Lúc bình Tây, cờ đại tướng,
Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên.
Quan điểm sống ngất ngưởng khi về hưu
Quan điểm sống ngất ngưởng khi làm quan
Quãng đời khi cáo quan về hưu
Đô môn giải tổ chi niên, Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng. Kìa núi nọ phau phau mây trắng, Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi. Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì, Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng. Được mất dương dương người tái thượng, Khen chê phơi phới ngọn đông phong. Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng, Không Phật, không tiên, không vướng tục
Quan điểm sống ngất ngưởng khi về hưu
Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú , Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung. Trong triều ai ngất ngưởng như ông!
Quãng đời khi cáo quan về hưu
Vũ trụ nội mạc phi phận sự,
Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng.
Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông,
Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng.
Lúc bình Tây, cờ đại tướng,
Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên.
Quan điểm sống ngất ngưởng khi làm quan
- Đoạn 1 (6 câu thơ đầu) : quan điểm sống ngất ngưởng khi làm quan
- Đoạn 2 (10 câu thơ tiếp) : quan niệm sống ngất ngưởng khi về hưu
- Đoạn 3 (còn lại) : đoạn đời khi cáo quan về hưu
Thượng kinh kí sự được viết bằng chữ Nôm. Đúng hay sai?
Thượng kinh kí sự được viết bằng chữ Hán.
Nội dung sau đúng hay sai?
“Bộ phận văn học công khai không có ý thức các mạng và tinh thần chống đối trực tiếp với chính quyền thực dân”
- Đúng
- Bộ phận văn học công khai: là văn học hợp pháp tồn tại trong vòng pháp luật của chính quyền thực dân phong kiến. Những tác phẩm này có tính dân tộc và tư tưởng lành mạnh nhưng không có ý thức cách mạng và tinh thần chống đối trực tiếp với chính quyền thực dân
Có ý kiến cho rằng:
“Ở hai câu thơ cuối, nhà thơ khuyên mình không nên khóc, bởi tuổi già còn ít nước mắt lắm, chỉ như những hạt sương mong manh thôi, làm sao có thể ép cho nước mắt tuôn chảy thành hai hàng chứa chan được. Nhưng nói như thế là nói lí. Tự nhà thơ vẫn hiểu rằng không thể “lấy nhớ làm thương” được, và càng hiểu rằng hai hàng nước mắt chứa chan của ông lúc này đâu phải do ông “ép lấy”. Mỗi chữ trong thơ ông đều đẫm đầy nước mắt, những hạt lệ từ một nỗi đau lớn, từ một tình bạn lớn”.
Đây là một nhận định đúng. Tuổi già rất khó khóc, không còn nước mắt để khóc bạn. Nhưng kì thực, câu thơ đầm đìa nước mắt.
Bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát được viết bằng chữ gì?
-
A.
Hán
-
B.
Nôm
-
C.
Chữ Quốc ngữ
-
D.
Chữ khác
Đáp án : A
Bài ca ngắn đi trên bãi cát được sáng tác bằng chữ Hán.