Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Văn lớp 11 - Đề số 5 có đáp án và lời giải chi tiết — Không quảng cáo

Đề thi, đề kiểm tra Ngữ Văn 11 mới


Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Văn lớp 11 - Đề số 5

Đề bài

Câu 1 :

Đọc câu chuyện sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

CÂU CHUYỆN CÂY BÚT CHÌ

Khi ra đời, một cây bút chì luôn thắc mắc rằng cuộc sống bên ngoài xưởng làm bút chì sẽ ra sao bởi thỉnh thoảng nó nghe những người thợ nói chuyện với nhau. Bút chì băn khoăn mãi, anh em của nó cũng không biết gì hơn. Cuối cùng, trước hôm được mang đến các cửa hàng, bút chì hỏi người thợ làm bút rằng nó và anh em nó sẽ ra sao ở bên ngoài cuộc sống rộng lớn kia.

Người thợ làm bút mỉm cười. Ông nói:

Có năm điều cháu và các anh em của cháu nên nhớ khi bắt đầu cuộc sống. Nếu cháu nhớ và làm được thì cháu sẽ trở thành cày bút chì tốt nhất.

Thứ nhất: cháu có thể làm được những điều kì diệu nhất nếu cháu nằm trong bàn tay một người nào đó và giúp họ làm việc.

Thứ hai: cháu sẽ cảm thấỵ đau đớn mỗi khi bị gọt, nhưng phải như thế cháu mới tốt hơn và có thể tiếp tục cuộc sống của mình.

Thứ ba: nếu cháu viết sai một lỗi, cháu hãy nhớ để sửa lại là được.

Thứ tư: điều quan trọng nhất đối với cháu và những người dùng cháu không phải là nước sơn bên ngoài cháu, mà là những gì bên trong cháu đấy.

Và cuối cùng: trong bất cứ trường hợp nào, cháu cũng vẫn phải tiếp tục viết Đó là cuộc sống của cháu, cho dù cháu gặp tình huống khó khăn như thế nào cũng vẫn phải viết thật rõ ràng, để lại những dấu ấn của mình.

(Truyện ngụ ngôn, theo Internet)

Câu 1.1

Phương thức biểu đạt chính của văn bản:

  • A.

    Biểu cảm

  • B.

    Tự sự

  • C.

    Nghị luận

  • D.

    Miêu tả

Câu 1.2

Vì sao tác giả cho rằng: Ngươi sẽ trải qua việc gọt giũa đau đớn hết lần này đến lần khác, nhưng phải như thế ngươi mới tốt hơn và có thể tiếp tục cuộc sống của mình.

Chọn đáp án không phù hợp:

  • A.

    Cuộc sống của cây bút chì có giá trị khi nó viết lên những nét chữ cho đời.

  • B.

    Cây bút chì có thể sống đúng nghĩa là một cây bút chì khi nó trải qua gọt giũa.

  • C.

    Cuộc sống của con người cũng giống như cây bút chì, phải trải qua rèn luyện mới trưởng thành

  • D.

    Cây bút chì có khả năng chịu đựng mọi đau đớn, con người cũng vậy

Câu 1.3

Biệp pháp tu từ cú pháp được sử dụng trong đoạn văn dưới đây:

Thứ nhất: cháu có thể làm được những điều kì diệu nhất nếu cháu nằm trong bàn tay một người nào đó và giúp họ làm việc.

Thứ hai: cháu sẽ cảm thấỵ đau đớn mỗi khi bị gọt, nhưng phải như thế cháu mới tốt hơn và có thể tiếp tục cuộc sống của mình.

Thứ ba: nếu cháu viết sai một lỗi, cháu hãy nhớ để sửa lại là được.

Thứ tư: điều quan trọng nhất đối với cháu và những người dùng cháu không phải là nước sơn bên ngoài cháu, mà là những gì bên trong cháu đấy.

Và cuối cùng: trong bất cứ trường hợp nào, cháu cũng vẫn phải tiếp tục viết Đó là cuộc sống của cháu, cho dù cháu gặp tình huống khó khăn như thế nào cũng vẫn phải viết thật rõ ràng, để lại những dấu ấn của mình.

  • A.

    Đảo ngữ

  • B.

    Lặp cấu trúc

  • C.

    Liệt kê

  • D.

    Đối

Câu 1.4

Thông điệp của văn bản trên là gì?

Chọn đáp án không phù hợp:

  • A.

    Thông điệp về sai lầm và sửa chữa sai lầm

  • B.

    Thông điệp về tình yêu thương con người

  • C.

    Thông điệp về sự cho đi, cống hiến cho cuộc sống

  • D.

    Thông điệp về con người cần phải trải qua quá trình rèn luyện để trưởng thành

Câu 2 :

Câu văn nào thể hiện tinh thần chiến đấu bền bỉ của nghĩa sĩ Cần Giuộc ngay cả khi họ đã hi sinh?

  • A.

    "Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp nguyện được trả thù kia; sống thờ vua, thác cũng thờ cua, lời dụ dãy đã rành rành, một chữ ấm đủ đền công đó".

  • B.

    "Chùa Tông Thạnh năm canh ưng đóng lạnh, tấm lòng son gửi lại bóng trăng rằm; đồn Lang Sa một khắc đặng trả hờn, tủi phận bạc trôi theo dòng nước đổ".

  • C.

    "Thà thác mà đặng câu địch khái, về theo tổ phụ cũng vinh; hơn còn mà chịu chữ đầu Tây, ở với man di rất khổ".

  • D.

    "Một chắc sa trường rằng chữ hạnh, nào hay da ngựa bọc thây; trăm năm âm phủ ấy chữ quy, nào đợi gươm hùm treo mộ".

Câu 3 :

Trần Tế Xương viết bài Vịnh khoa thi Hương với dụng ý gì?

Tác giả vẽ nên một phần hiện thực nhốn nháo, ô hợp của xã hội thực dân nửa phong kiến buổi đầu, đồng thời nói lên tâm sự của mình trước tình cảnh đất nước

Bài thơ ghi lại cảnh “nhập trường” vừa ghi lại cảnh lễ xướng danh qua đó nói lên tâm trạng đau đớn, chua xót của nhà thơ trước hiện thực mất nước, giao thời nhốn nháo, nhố nhăng.

Ca ngợi những thí sinh thi đỗ ở kì thi năm Đinh Dậu

Tất cả các đáp án trên

Đáp án A và B

Câu 4 :

Hai câu luận bài thơ Vịnh khoa thi Hương sử dụng nghệ thuật :

  • A.

    Đảo ngữ

  • B.

    Điệp ngữ

  • C.

    Đối

  • D.

    Cường điệu

Câu 5 :

Nối cột A với nội dung cột B sao cho phù hợp với bài thơ Chạy giặc của Nguyễn Đình Chiểu:

Hai câu đề

Hai câu thực

Hai câu luận

Hai câu kết

Lời kêu gọi tha thiết lòng yêu nước trong mỗi người để hành động chống kẻ thù xâm lược.

Cảnh trù phú, tươi đẹp, bình yên trước kia đã bị hủy diệt đến kiệt cùng, tan hoang.

Giặc đến phá tan cuộc sống yên bình của nhân dân. Đất nước rơi vào cảnh khốn cùng.

Cảnh chạy giặc trong nỗi kinh hoàng của nhân dân

Câu 6 :

Tác phẩm nào dưới đây là của Nguyễn Khuyến?

  • A.

    Quế Sơn thi tập

  • B.

    Quốc âm thi tập

  • C.

    Cả hai tác phẩm trên đều đúng

  • D.

    Cả hai tác phẩm trên đều sai

Câu 7 :

Tên hiệu của nhà thơ Nguyễn Khuyến là:

  • A.

    Quế Sơn

  • B.

    Hải Thượng Lãn Ông

  • C.

    Thanh Hiên

  • D.

    Ức Trai

Câu 8 :

Địa danh nổi tiếng nào được tác giả Nguyễn Đình Chiểu nhắc đến trong bài thơ Chạy giặc ?

  • A.

    Bến Nghé

  • B.

    Đồng Nai

  • C.

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D.

    Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 9 :

Chiếu cầu hiền là của tác giả nào?

  • A.

    Ngô Thì Nhậm

  • B.

    Ngô Thì Sĩ

  • C.

    Ngô gia văn phái

  • D.

    Quang Trung

Câu 10 :

Nối nội dung cột A với cột B cho thích hợp:

Giải thích

Phân tích

Chứng minh

Bình luận

Bác bỏ

Là cách chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận để đi sâu xem xét một cách toàn diện về nội dung, hình thức của đối tượng.

Bàn bạc, đánh giá, nhận xét về một vấn đề

Trao đổi, tranh luận ý kiến được cho là sai

Dùng những bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ đối tượng.

Là cắt nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người đó hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề.

Câu 11 :

Hai câu thơ sau gợi nhớ đến điển tích nào của Trung Quốc:

“Giường kia treo cũng hững hờ

Đàn kia gẩy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn”

Trần Phồn

Bá Nha, Chung Tử Kì

Quản Trọng, Bảo Thúc Nha

Tất cả các đáp án trên

Đáp án A và B

Câu 12 :

Tiền đề dẫn đến văn học đổi mới theo hướng hiện đại hóa là:

  • A.

    Pháp xâm lược, khai thác thuộc địa,.. cho nên cơ cấu xã hội Việt Nam có những biến đổi sâu sắc

  • B.

    Văn hóa Việt Nam tiếp xúc với văn hóa phương Tây

  • C.

    Báo chí và nghề xuất bản phát triển mạnh, chữ quốc ngữ dần dần thay thế chữ Hán, chữ Nôm…

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 13 :

Tác dụng của phân tích là:

Làm rõ đặc điểm về nội dung.

Làm rõ đặc điểm về cấu trúc và các mối quan hệ bên trong, bên ngoài của đối tượng.

Làm rõ đặc điểm về hình thức.

Thấy được giá trị ý nghĩa của sự vật hiện tượng.

Tất cả các đáp án trên.

Câu 14 :

Vị trí của đoạn trích Lẽ ghét thương trong tác phẩm Truyện Lục vân Tiên ?

  • A.

    Từ câu 473 đến câu 504 của tác phẩm

  • B.

    Từ câu 437 đến câu 540 của tác phẩm

  • C.

    Từ câu 347 đến câu 504 của tác phẩm

  • D.

    Từu câu 437 đến câu 405 của tác phẩm

Câu 15 :

Tại sao trong các sĩ phu lại có người không phục vua Quang Trung?

  • A.

    Vua Quang Trung không biết phép trị nước

  • B.

    Vua Quang Trung có xuất thân từ tầng lớp bình dân

  • C.

    Vua Quang Trung không thông hiểu đạo Nho

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 16 :

“Rượu ngon không có bạn hiền,

Không mua không phải không tiền không mua.

Câu thơ nghĩ đắn đo không viết,

Viết ai đưa, ai biết mà đưa”

Bốn câu thơ trên sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

Nhân hóa

Kết cấu trùng điệp

Điệp ngữ

Đáp án B và C

Tất cả các đáp án trên

Câu 17 :

Khi miêu tả khung cảnh phố huyện lúc về đêm, Thạch Lam sử dụng thủ pháp ngệ thuật đặc sắc nào?

  • A.

    Đối tập tương phản

  • B.

    Nhân hóa

  • C.

    So sánh

  • D.

    Tả cảnh ngụ tình

Câu 18 :

Các nhân vật không được tác giả nhắc đến trong đoạn trích Lẽ ghét thương là:

Khổng Tử, Nhan Tử, Đồng Tử

Vương Chiêu Quân

Gia Cát

Nguyên Lượng

Tây Thi

Hàn Dũ

Liêm, Trạc

Câu 19 :

Âm thanh nào không xuất hiện trong cảnh phố huyện lúc chiều tàn?

  • A.

    Tiếng trống thu không nhỏ dần từ xa vọng lại.

  • B.

    Tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào

  • C.

    Tiếng muỗi vo ve

  • D.

    Tiếng đoàn tàu

Câu 20 :

Đáp án không thể hiện đúng thái độ của sĩ phu Bắc Hà:

  • A.

    Kẻ sĩ mai danh ẩn tích uổng phí tài năng

  • B.

    Người ra làm quan thì giữ mình không dám nói thẳng

  • C.

    Nhiều người có tài năng còn chưa chịu ra giúp nước

  • D.

    Nhiều người ngưỡng mộ tài năng của vua Quang Trung đã ra tiến cử

Câu 21 :

Hai câu luận trong Thương vợ đã sử dụng sáng tạo:

  • A.

    Thành ngữ “năm nắng mười mưa” và “một duyên hai nợ”

  • B.

    Tục ngữ “năm nắng mười mưa” và “một duyên hai nợ”

  • C.

    Ca dao “năm nắng mười mưa” và “một duyên hai nợ”

  • D.

    Danh ngôn “năm nắng mười mưa” và “một duyên hai nợ”

Câu 22 :

Vịnh khoa thi Hương của Trần Tế Xương là một bài thơ kết hợp hai yếu tố: trữ tình và trào phúng. Anh (chị) hãy cho biết giá trị châm biếm của bài thơ bộc lộc rõ nét nhất qua hai câu thơ nào?

  • A.

    Hai câu đề

  • B.

    Hai câu thực

  • C.

    Hai câu luận

  • D.

    Hai câu kết

Câu 23 :

Điểm nhìn cảnh thu là:

  • A.

    Chiếc thuyền câu

  • B.

    Ngõ trúc

  • C.

    Trên bờ ao

  • D.

    Trên cầu ao

Câu 24 :

Từ “trơ” trong câu thơ “ Tro cái hồng nhan với nước non” thể hiện:

  • A.

    Thể hiện bản lĩnh của nhân vật trữ tình

  • B.

    Sự thách thức của nhân vật trữ tình

  • C.

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D.

    Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 25 :

Câu thơ “Lặn lội thân cò khi quãng vắng” trong bài Thương vợ có nội dung gần với câu ca dao nào nhất?

  • A.

    Nước non lận đận một mình / Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.

  • B.

    Con cò lặn lội bờ sông / Ghánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non.

  • C.

    Con cò mà đi ăn đêm / Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.

  • D.

    Cái cò là cái cò con / Mẹ đi xúc tép để con ở nhà.

Câu 26 :

Tâm trạng, thái độ tác giả trước cảnh tượng trường thi được thể hiện như thế nào qua hai câu kết bài thơ Vịnh khoa thi Hương?

Ngao ngán, xót xa trước sự xa xút của đất nước

Thái độ mỉa mai, phẫn uất của nhà thơ với chế độ thi cửa đương thời và đối với con đường khoa của của ông nói riêng.

Lời nhắn nhủ các sĩ tử về nội nhục mất nước.

Động viên các sĩ tử đi thi

Tất cả các đáp án trên

Đáp án A, B, C

Câu 27 :

Nội dung dưới đây đúng hay sai?

“Bài thơ Thu điếu thể hiện một tâm hồn gắn bó với thiên nhiên, đất nước, một tấm lòng yêu nước thầm kín và sâu sắc”

Đúng
Sai
Câu 28 :

Ý nghĩa lời “chửi” ở hai câu thơ cuối bài thơ Thương vợ là gì?

A. Bà Tú trách “có chồng cũng như không”.

B. Tác giả thầm trách bản thân mình một cách thẳng thắn, nhận ra sự vô dụng của bản thân mình.

C. “Chửi” thói đời, tư tưởng trọng nam khinh nữ trong xã hội xưa

D. Đáp án B và C

E. Tất cả các đáp án A, B, C

Câu 29 :

Bài thơ Bài ca ngất ngưởng được ra đời trong hoàn cảnh nào?

  • A.

    Sáng tác sau 1848, khi ông đã cáo quan về hưu và sống cuộc đời tự do, nhàn tản.

  • B.

    Sáng tác trước 1848, khi ông đã cáo quan về hưu và sống cuộc đời tự do, nhàn tản.

  • C.

    Sáng tác trước năm 1848, khi ông đang làm quan cho triều đình.

  • D.

    Sáng tác sau năm 1848, khi ông đang làm quan cho triều đình.

Câu 30 :

Có ý kiến cho rằng: “Nguyễn Khuyến là bậc thầy trong việc sử dụng ngôn ngữ và hình ảnh nhất là trong việc tả cảnh sắc thiên nhiên. Ông được mệnh danh là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam vì những người, cảnh, vật qua cảm nhận của ông đều đậm đà phong vị của quê hương đất nước”. Ý kiến trên đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 31 :

Lời “chửi” ở hai câu thơ cuối bài thơ Thương vợ là lời của ai?

  • A.

    Bà Tú

  • B.

    Con bà Tú

  • C.

    Ông Tú

  • D.

    Tất cả đều đúng

Câu 32 :

Câu “Súng giặc đất rền; lòng dân trời tỏ” sử dụng nghệ thuật gì?

  • A.

    Nghệ thuật đối

  • B.

    Đảo ngữ

  • C.

    Liệt kê

  • D.

    Ẩn dụ

Câu 33 :

Địa danh nào dưới đây là quê hương của Chu Mạnh Trinh?

  • A.

    Làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương.

  • B.

    Làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.

  • C.

    Làng Vân Đình, tổng Phương Đình, tỉnh Hà Đông.

  • D.

    Làng Phú Thị, tổng Mễ Sở, huyện Đông Yên, phủ Khoái Châu.

Câu 34 :

Giá trị tư tưởng ở hai câu kết bài thơ Vịnh khoa thi Hương là:

  • A.

    Tư tưởng yêu nước

  • B.

    Tư tưởng nhân đạo

  • C.

    Tư tưởng thân dân

  • D.

    Tất cả đều đúng

Câu 35 :

Bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát được ra đời trong hoàn cảnh nào?

  • A.

    Được hình thành khi Cao Bá Quát đi thi Hội ở trường thi Hà Nội.

  • B.

    Được hình thành khi Cao Bá Quát đi thi Hội, qua các tỉnh miền Trung đầy cát trắng như Quảng Bình, Quảng Trị.

  • C.

    Được hình thành khi Cao Bá Quát đi thi Hương ở trường thi Hà Nội.

  • D.

    Được hình thành khi Cao Bá Quát đi ngao du, qua những vùng cát trắng.

Câu 36 :

Ý kiến sau đây đúng hay sai?

Có ý kiến cho rằng: “Sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu sống dậy và hướng tới chúng ta những bài ca yêu nước. Điều này được thể hiện qua bài thơ Chạy giặc”

Đúng
Sai
Câu 37 :

Điểm giống nhau giữa hai tác phẩm “Chiếu cầu hiền” (Ngô Thì Nhậm) và “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” (Thân Nhân Trung)

  • A.

    Đều viết về người hiền

  • B.

    Đề cao vai trò của người hiền đối với việc xây dựng đất nước.

  • C.

    Đều viết thay vua

  • D.

    Tất cả đều đúng

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Đọc câu chuyện sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

CÂU CHUYỆN CÂY BÚT CHÌ

Khi ra đời, một cây bút chì luôn thắc mắc rằng cuộc sống bên ngoài xưởng làm bút chì sẽ ra sao bởi thỉnh thoảng nó nghe những người thợ nói chuyện với nhau. Bút chì băn khoăn mãi, anh em của nó cũng không biết gì hơn. Cuối cùng, trước hôm được mang đến các cửa hàng, bút chì hỏi người thợ làm bút rằng nó và anh em nó sẽ ra sao ở bên ngoài cuộc sống rộng lớn kia.

Người thợ làm bút mỉm cười. Ông nói:

Có năm điều cháu và các anh em của cháu nên nhớ khi bắt đầu cuộc sống. Nếu cháu nhớ và làm được thì cháu sẽ trở thành cày bút chì tốt nhất.

Thứ nhất: cháu có thể làm được những điều kì diệu nhất nếu cháu nằm trong bàn tay một người nào đó và giúp họ làm việc.

Thứ hai: cháu sẽ cảm thấỵ đau đớn mỗi khi bị gọt, nhưng phải như thế cháu mới tốt hơn và có thể tiếp tục cuộc sống của mình.

Thứ ba: nếu cháu viết sai một lỗi, cháu hãy nhớ để sửa lại là được.

Thứ tư: điều quan trọng nhất đối với cháu và những người dùng cháu không phải là nước sơn bên ngoài cháu, mà là những gì bên trong cháu đấy.

Và cuối cùng: trong bất cứ trường hợp nào, cháu cũng vẫn phải tiếp tục viết Đó là cuộc sống của cháu, cho dù cháu gặp tình huống khó khăn như thế nào cũng vẫn phải viết thật rõ ràng, để lại những dấu ấn của mình.

(Truyện ngụ ngôn, theo Internet)

Câu 1.1

Phương thức biểu đạt chính của văn bản:

  • A.

    Biểu cảm

  • B.

    Tự sự

  • C.

    Nghị luận

  • D.

    Miêu tả

Đáp án: B

Phương pháp giải :

Biểu cảm

Xem lại nội dung văn bản và các phương thức biểu đạt đã học

Lời giải chi tiết :

Phương thức biểu đạt chính: tự sự

Câu 1.2

Vì sao tác giả cho rằng: Ngươi sẽ trải qua việc gọt giũa đau đớn hết lần này đến lần khác, nhưng phải như thế ngươi mới tốt hơn và có thể tiếp tục cuộc sống của mình.

Chọn đáp án không phù hợp:

  • A.

    Cuộc sống của cây bút chì có giá trị khi nó viết lên những nét chữ cho đời.

  • B.

    Cây bút chì có thể sống đúng nghĩa là một cây bút chì khi nó trải qua gọt giũa.

  • C.

    Cuộc sống của con người cũng giống như cây bút chì, phải trải qua rèn luyện mới trưởng thành

  • D.

    Cây bút chì có khả năng chịu đựng mọi đau đớn, con người cũng vậy

Đáp án: D

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết :

Tác giả cho rằng: Ngươi sẽ trải qua việc gọt giũa đau đớn hết lần này đến lần khác, nhưng phải như thế ngươi mới tốt hơn và có thể tiếp tục cuộc sống của mình. Bởi:

- Cuộc sống của cây bút chì có giá trị khi nó viết lên những nét chữ cho đời.. Cây bút chì có thể sống đúng nghĩa là một cây bút chì khi nó trải qua gọt giũa.

- Cuộc sống của con người cũng giống như cây bút chì, phải trải qua rèn luyện mới trưởng thành

Câu 1.3

Biệp pháp tu từ cú pháp được sử dụng trong đoạn văn dưới đây:

Thứ nhất: cháu có thể làm được những điều kì diệu nhất nếu cháu nằm trong bàn tay một người nào đó và giúp họ làm việc.

Thứ hai: cháu sẽ cảm thấỵ đau đớn mỗi khi bị gọt, nhưng phải như thế cháu mới tốt hơn và có thể tiếp tục cuộc sống của mình.

Thứ ba: nếu cháu viết sai một lỗi, cháu hãy nhớ để sửa lại là được.

Thứ tư: điều quan trọng nhất đối với cháu và những người dùng cháu không phải là nước sơn bên ngoài cháu, mà là những gì bên trong cháu đấy.

Và cuối cùng: trong bất cứ trường hợp nào, cháu cũng vẫn phải tiếp tục viết Đó là cuộc sống của cháu, cho dù cháu gặp tình huống khó khăn như thế nào cũng vẫn phải viết thật rõ ràng, để lại những dấu ấn của mình.

  • A.

    Đảo ngữ

  • B.

    Lặp cấu trúc

  • C.

    Liệt kê

  • D.

    Đối

Đáp án: C

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung văn bản và các biện pháp tu từ từ vựng đã học.

Lời giải chi tiết :

Biện pháp: liệt kê

Tác dụng: Nhấn mạnh vào những điều làm cho bản thân, cuộc sống tốt đẹp hơn.

Câu 1.4

Thông điệp của văn bản trên là gì?

Chọn đáp án không phù hợp:

  • A.

    Thông điệp về sai lầm và sửa chữa sai lầm

  • B.

    Thông điệp về tình yêu thương con người

  • C.

    Thông điệp về sự cho đi, cống hiến cho cuộc sống

  • D.

    Thông điệp về con người cần phải trải qua quá trình rèn luyện để trưởng thành

Đáp án: B

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết :

Thông điệp về tình yêu thương con người không được nhắc đến trong văn bản trên.

Câu 2 :

Câu văn nào thể hiện tinh thần chiến đấu bền bỉ của nghĩa sĩ Cần Giuộc ngay cả khi họ đã hi sinh?

  • A.

    "Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp nguyện được trả thù kia; sống thờ vua, thác cũng thờ cua, lời dụ dãy đã rành rành, một chữ ấm đủ đền công đó".

  • B.

    "Chùa Tông Thạnh năm canh ưng đóng lạnh, tấm lòng son gửi lại bóng trăng rằm; đồn Lang Sa một khắc đặng trả hờn, tủi phận bạc trôi theo dòng nước đổ".

  • C.

    "Thà thác mà đặng câu địch khái, về theo tổ phụ cũng vinh; hơn còn mà chịu chữ đầu Tây, ở với man di rất khổ".

  • D.

    "Một chắc sa trường rằng chữ hạnh, nào hay da ngựa bọc thây; trăm năm âm phủ ấy chữ quy, nào đợi gươm hùm treo mộ".

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại chú thích của các từ trong câu. Từ đó lựa chọn câu thể hiện tinh thần chiến đấu bền bỉ.

Lời giải chi tiết :

Câu văn thể hiện tinh thần chiến đấu bền bỉ của người nghĩa sĩ Cần giuộc ngay cả khi họ đã hi sinh: “Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp nguyện được trả thù kia; sống thờ vua, thác cũng thờ cua, lời dụ dãy đã rành rành, một chữ ấm đủ đền công đó”. Bài học lớn nhất của người nghĩa sĩ để lại cho đất nước và nhân dân là bài học về sống và chết. Sống hiên ngang. Chết bất khuất. Tâm thế ấy đã tô đậm chất bi tráng cho “tượng đài nghệ thuật” về người nông dân đánh giặc.

Câu 3 :

Trần Tế Xương viết bài Vịnh khoa thi Hương với dụng ý gì?

Tác giả vẽ nên một phần hiện thực nhốn nháo, ô hợp của xã hội thực dân nửa phong kiến buổi đầu, đồng thời nói lên tâm sự của mình trước tình cảnh đất nước

Bài thơ ghi lại cảnh “nhập trường” vừa ghi lại cảnh lễ xướng danh qua đó nói lên tâm trạng đau đớn, chua xót của nhà thơ trước hiện thực mất nước, giao thời nhốn nháo, nhố nhăng.

Ca ngợi những thí sinh thi đỗ ở kì thi năm Đinh Dậu

Tất cả các đáp án trên

Đáp án A và B

Đáp án

Đáp án A và B

Lời giải chi tiết :

Vịnh khoa thi Hương là bài thơ thuộc đề tài “thi cử” – một đề tài khá đậm nét trong sáng tác của Tú Xương. Bài thơ ghi lại cảnh “nhập trường” vừa ghi lại cảnh lễ xướng danh qua đó nói lên tâm trạng đau đớn, chua xót của nhà thơ trước hiện thực mất nước, giao thời nhốn nháo, nhố nhăng. Qua đó, tác giả vẽ nên một phần hiện thực nhốn nháo, ô hợp của xã hội thực dân nửa phong kiến buổi đầu, đồng thời nói lên tâm sự của mình trước tình cảnh đất nước.

Câu 4 :

Hai câu luận bài thơ Vịnh khoa thi Hương sử dụng nghệ thuật :

  • A.

    Đảo ngữ

  • B.

    Điệp ngữ

  • C.

    Đối

  • D.

    Cường điệu

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

- Hai câu luận sử dụng nghệ thuật đối: giữa lọng với váy, trời với đất, quan sứ với mụ đầm

=> Tác dụng: Thể hiện thái độ mỉa mai, châm biếm hạ nhục bọn quan lại, thực dân. Báo hiệu về một sự sa sút chất lượng thi cử, bản chất của xã hội thực dân phong kiến

Câu 5 :

Nối cột A với nội dung cột B sao cho phù hợp với bài thơ Chạy giặc của Nguyễn Đình Chiểu:

Hai câu đề

Hai câu thực

Hai câu luận

Hai câu kết

Lời kêu gọi tha thiết lòng yêu nước trong mỗi người để hành động chống kẻ thù xâm lược.

Cảnh trù phú, tươi đẹp, bình yên trước kia đã bị hủy diệt đến kiệt cùng, tan hoang.

Giặc đến phá tan cuộc sống yên bình của nhân dân. Đất nước rơi vào cảnh khốn cùng.

Cảnh chạy giặc trong nỗi kinh hoàng của nhân dân

Đáp án

Hai câu đề

Giặc đến phá tan cuộc sống yên bình của nhân dân. Đất nước rơi vào cảnh khốn cùng.

Hai câu thực

Cảnh chạy giặc trong nỗi kinh hoàng của nhân dân

Hai câu luận

Cảnh trù phú, tươi đẹp, bình yên trước kia đã bị hủy diệt đến kiệt cùng, tan hoang.

Hai câu kết

Lời kêu gọi tha thiết lòng yêu nước trong mỗi người để hành động chống kẻ thù xâm lược.

Lời giải chi tiết :

- Hai câu đề: Giặc đến tàn phá cuộc sống yên bình của nhân dân. Đất nước rơi vào cảnh khốn cùng.

- Hai câu thực: Cảnh chạy giặc trong nỗi kinh hoàng của nhân dân.

- Hai câu luận: Cảnh trù phú, tươi đẹp, bình yên trước kia đã bị hủy diệt đến kiệt cùng, tan hoang.

- Hai câu kết: Lời kêu gọi tha thiết lòng yêu nước trong mỗi người để hành động chống kẻ thù xâm lược.

Câu 6 :

Tác phẩm nào dưới đây là của Nguyễn Khuyến?

  • A.

    Quế Sơn thi tập

  • B.

    Quốc âm thi tập

  • C.

    Cả hai tác phẩm trên đều đúng

  • D.

    Cả hai tác phẩm trên đều sai

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

- Quế Sơn thi tập (Nguyễn Khuyến)

- Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi)

Câu 7 :

Tên hiệu của nhà thơ Nguyễn Khuyến là:

  • A.

    Quế Sơn

  • B.

    Hải Thượng Lãn Ông

  • C.

    Thanh Hiên

  • D.

    Ức Trai

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Nguyễn Khuyễn ( 1835 – 1909) hiệu là Quế Sơn.

Câu 8 :

Địa danh nổi tiếng nào được tác giả Nguyễn Đình Chiểu nhắc đến trong bài thơ Chạy giặc ?

  • A.

    Bến Nghé

  • B.

    Đồng Nai

  • C.

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D.

    Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Các địa danh nổi tiếng được nhắc đến:

+ Bến Nghé: Tên cũ của sông Sài Gòn; cũng là địa danh chỉ thành Gia Định, thuộc địa phận thành phố Hồ Chí Minh ngày nay.

+ Đồng Nai: địa danh chỉ phần đất miền đông Nam Bộ, cũng là tên một con sông chảy vào Nhà Bè, gần Sài Gòn.

Câu 9 :

Chiếu cầu hiền là của tác giả nào?

  • A.

    Ngô Thì Nhậm

  • B.

    Ngô Thì Sĩ

  • C.

    Ngô gia văn phái

  • D.

    Quang Trung

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Chiếu cầu hiền là sáng tác của Ngô Thì Nhậm.

Câu 10 :

Nối nội dung cột A với cột B cho thích hợp:

Giải thích

Phân tích

Chứng minh

Bình luận

Bác bỏ

Là cách chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận để đi sâu xem xét một cách toàn diện về nội dung, hình thức của đối tượng.

Bàn bạc, đánh giá, nhận xét về một vấn đề

Trao đổi, tranh luận ý kiến được cho là sai

Dùng những bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ đối tượng.

Là cắt nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người đó hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề.

Đáp án

Giải thích

Là cắt nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người đó hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề.

Phân tích

Là cách chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận để đi sâu xem xét một cách toàn diện về nội dung, hình thức của đối tượng.

Chứng minh

Dùng những bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ đối tượng.

Bình luận

Bàn bạc, đánh giá, nhận xét về một vấn đề

Bác bỏ

Trao đổi, tranh luận ý kiến được cho là sai

Phương pháp giải :

Xem lại các thao tác lập luận trong văn nghị luận.

Lời giải chi tiết :

Các thao tác lập luận trong văn nghị luận:

- Giải thích: là cắt nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người đó hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề.

- Phân tích: là cách chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận để đi sâu vào xem xét một cách toàn diện về nội dung, hình thức của đối tượng.

- Chứng minh: dùng những bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng to đối tượng.

- Bình luận: bàn bạc, đánh giá, nhận xét về một vấn đề.

Bác bỏ: trao đổi, tranh luận ý kiến được cho là sai.

Câu 11 :

Hai câu thơ sau gợi nhớ đến điển tích nào của Trung Quốc:

“Giường kia treo cũng hững hờ

Đàn kia gẩy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn”

Trần Phồn

Bá Nha, Chung Tử Kì

Quản Trọng, Bảo Thúc Nha

Tất cả các đáp án trên

Đáp án A và B

Đáp án

Đáp án A và B

Lời giải chi tiết :

Hai câu thơ sử dụng điển tích Trung Quốc:

- “Giường treo” : Trần Phồn thời Hậu Hán có người bạn thân là Từ Trĩ. Phồn dành riêng cho bạn một cái giường, khi bạn đến chơi nhà thì mời ngồi, lúc bạn về lại treo giường lên

- “Đàn kia”: Tương truyền Bá Nha và Chung Tử Kì là hai người bạn. Bá Nha và ChungTử Kì là hai người chơi đàn giỏi. Tử Kì có tài nghe được tiếng đàn của Bá Nha mà hiểu Bá Nha đang nghĩ gì. Người ta gọi đó là bạn tri âm. Sau khi Tử Kì chết, Bá Nha đập bỏ đàn vì cho rằng không ai hiểu được tiếng đàn của mình. Có thuyết nói là Bá Nha treo đàn không gảy nữa.

=> Gợi tình bạn tri âm, tri kỉ.

Câu 12 :

Tiền đề dẫn đến văn học đổi mới theo hướng hiện đại hóa là:

  • A.

    Pháp xâm lược, khai thác thuộc địa,.. cho nên cơ cấu xã hội Việt Nam có những biến đổi sâu sắc

  • B.

    Văn hóa Việt Nam tiếp xúc với văn hóa phương Tây

  • C.

    Báo chí và nghề xuất bản phát triển mạnh, chữ quốc ngữ dần dần thay thế chữ Hán, chữ Nôm…

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Tiền đề:

- Pháp xâm lược, khai thác thuộc địa,.. cho nên cơ cấu xã hội Việt Nam có những biến đổi sâu sắc

- Văn hóa Việt Nam tiếp xúc với văn hóa phương Tây

- Báo chí và nghề xuất bản phát triển mạnh, chữ quốc ngữ dần dần thay thế chữ Hán, chữ Nôm, phong trào dịch thuật phát triển; lớp trí thức Tâu học thay thế lớp trí thức Nho học, đóng vai trò trung tâm trong đời sống văn hóa thời kì này.

Câu 13 :

Tác dụng của phân tích là:

Làm rõ đặc điểm về nội dung.

Làm rõ đặc điểm về cấu trúc và các mối quan hệ bên trong, bên ngoài của đối tượng.

Làm rõ đặc điểm về hình thức.

Thấy được giá trị ý nghĩa của sự vật hiện tượng.

Tất cả các đáp án trên.

Đáp án

Tất cả các đáp án trên.

Lời giải chi tiết :

Tác dụng của phân tích: thấy được giá trị ý nghĩa của sự vật, hiện tượng, mối quan hệ giữa hình thức với bản chất, nội dung. Phân tích giúp nhận thức đầy đủ, sâu sắc cái giá trị hoặc phi giá trị của đối tượng.

Câu 14 :

Vị trí của đoạn trích Lẽ ghét thương trong tác phẩm Truyện Lục vân Tiên ?

  • A.

    Từ câu 473 đến câu 504 của tác phẩm

  • B.

    Từ câu 437 đến câu 540 của tác phẩm

  • C.

    Từ câu 347 đến câu 504 của tác phẩm

  • D.

    Từu câu 437 đến câu 405 của tác phẩm

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Lẽ ghét thương là đoạn trích từ câu 473 đến câu 504 của tác phẩm Lục Vân Tiên.

Câu 15 :

Tại sao trong các sĩ phu lại có người không phục vua Quang Trung?

  • A.

    Vua Quang Trung không biết phép trị nước

  • B.

    Vua Quang Trung có xuất thân từ tầng lớp bình dân

  • C.

    Vua Quang Trung không thông hiểu đạo Nho

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Vua Quang Trung xuất thân từ đâu?

Lời giải chi tiết :

Vua Quang Trung là người tài đức, lo lắng cho sự nghiệp đất nước. Tuy nhiên, ông xuất thân từ tần lớp nông dân, vì vậy trong các sĩ phu có người không phục ông.

Câu 16 :

“Rượu ngon không có bạn hiền,

Không mua không phải không tiền không mua.

Câu thơ nghĩ đắn đo không viết,

Viết ai đưa, ai biết mà đưa”

Bốn câu thơ trên sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

Nhân hóa

Kết cấu trùng điệp

Điệp ngữ

Đáp án B và C

Tất cả các đáp án trên

Đáp án

Đáp án B và C

Lời giải chi tiết :

- Nghệ thuật được sử dụng: kết cấu trùng điệp, điệp ngữ.

=> Tác dụng: tạo cảm giác nức nở, sự trống vắng đến ngẹn ngào, chua xót , nỗi tiếc bạn không nguôi trong tâm trạng của Nguyễn Khuyến khi nghe tin bạn mất.

Câu 17 :

Khi miêu tả khung cảnh phố huyện lúc về đêm, Thạch Lam sử dụng thủ pháp ngệ thuật đặc sắc nào?

  • A.

    Đối tập tương phản

  • B.

    Nhân hóa

  • C.

    So sánh

  • D.

    Tả cảnh ngụ tình

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Nghệ thuật:

- Đối lập tương phản, lấy ánh sáng tả bóng tối. Tác giả miêu tả rất nhiều ánh sáng, tuy nhiên ánh sáng rất yếu ớt, chỉ là quầng, khe, vệt, chấm và cuối cùng chỉ là hột sáng thưa thớt.

=> Tác dụng: Ánh sáng không đủ chiếu sáng, không đủ sức phá tan màn đêm, ngược lại nó làm cho đêm tối càng trở nên mênh mông hơn, càng gợi sự tàn tạ, hắt hiu.

Câu 18 :

Các nhân vật không được tác giả nhắc đến trong đoạn trích Lẽ ghét thương là:

Khổng Tử, Nhan Tử, Đồng Tử

Vương Chiêu Quân

Gia Cát

Nguyên Lượng

Tây Thi

Hàn Dũ

Liêm, Trạc

Đáp án

Vương Chiêu Quân

Tây Thi

Lời giải chi tiết :

Vương Chiêu Quân và Tây Thi là hai trong bốn tứ đại mỹ nhân trong lịch sử Trung Quốc, gồm Tây Thi, Vương Chiêu Quân, Điêu Thuyền và Dương Qúy Phi.

Câu 19 :

Âm thanh nào không xuất hiện trong cảnh phố huyện lúc chiều tàn?

  • A.

    Tiếng trống thu không nhỏ dần từ xa vọng lại.

  • B.

    Tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào

  • C.

    Tiếng muỗi vo ve

  • D.

    Tiếng đoàn tàu

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Âm thanh xuất hiện trong cảnh phố huyện lúc chiều tàn:

- Tiếng trống thu không nhỏ dần từ xa vọng lại

- Tiếng ếch nhài kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào

- Tiếng muỗi vo ve

Câu 20 :

Đáp án không thể hiện đúng thái độ của sĩ phu Bắc Hà:

  • A.

    Kẻ sĩ mai danh ẩn tích uổng phí tài năng

  • B.

    Người ra làm quan thì giữ mình không dám nói thẳng

  • C.

    Nhiều người có tài năng còn chưa chịu ra giúp nước

  • D.

    Nhiều người ngưỡng mộ tài năng của vua Quang Trung đã ra tiến cử

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Thái độ của sĩ phu Bắc Hà:

- “Kẻ sĩ ẩn trong ngòi khe trốn tránh việc đời” : kẻ sĩ mai danh ẩn tích uống phí tài năng.

- “Những bậc tinh anh trong triều đương phải kiêng dè không dám lên tiếng” : người ra làm quan thì giữ mình không dám nói thẳng

- Nhiều người có tài năng còn chưa chịu ra giúp nước

Câu 21 :

Hai câu luận trong Thương vợ đã sử dụng sáng tạo:

  • A.

    Thành ngữ “năm nắng mười mưa” và “một duyên hai nợ”

  • B.

    Tục ngữ “năm nắng mười mưa” và “một duyên hai nợ”

  • C.

    Ca dao “năm nắng mười mưa” và “một duyên hai nợ”

  • D.

    Danh ngôn “năm nắng mười mưa” và “một duyên hai nợ”

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Tú Xương đã vận dụng rất sáng tạo hai thành ngữ “năm nắng mười mưa” và “một duyên hai nợ”, đối xứng nhau hài hòa, màu sắc dân gian đậm đà trong cảm nhận và ngôn ngữ biểu đạt.

Câu 22 :

Vịnh khoa thi Hương của Trần Tế Xương là một bài thơ kết hợp hai yếu tố: trữ tình và trào phúng. Anh (chị) hãy cho biết giá trị châm biếm của bài thơ bộc lộc rõ nét nhất qua hai câu thơ nào?

  • A.

    Hai câu đề

  • B.

    Hai câu thực

  • C.

    Hai câu luận

  • D.

    Hai câu kết

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Hai câu luận bộc lộ rõ nét nhất giá trị châm biếm của bài thơ qua hình ảnh "quan sứ" và "bà đầm", nghệ thuật đối.

Câu 23 :

Điểm nhìn cảnh thu là:

  • A.

    Chiếc thuyền câu

  • B.

    Ngõ trúc

  • C.

    Trên bờ ao

  • D.

    Trên cầu ao

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

- Điềm nhìn: điểm nhìn cảnh thu là chiếc thuyền câu, nhìn mặt ao, nhìn lên bầu trời, nhìn tới ngõ trúc rồi lại trở về với ao thu, với thuyền câu

- Từ điểm nhìn ấy, từ một khung ao hẹp, không gian mùa thu, cảnh sắc mùa thu mở ra nhiều hướng thật sinh động với những hình ảnh vừa cân đối, vừa hài hòa.

Câu 24 :

Từ “trơ” trong câu thơ “ Tro cái hồng nhan với nước non” thể hiện:

  • A.

    Thể hiện bản lĩnh của nhân vật trữ tình

  • B.

    Sự thách thức của nhân vật trữ tình

  • C.

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D.

    Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Câu thơ không hẳn chỉ có nỗi đau, mà còn thể hiện bản lĩnh của nhân vật trữ tình. Bản lĩnh ấy thể hiện ngay trong chữ “trơ” như là một sự thách thức vậy.  Từ “trơ” kết hợp với “nước non” thể hiện sự bền gan, sự thách đố.

Câu 25 :

Câu thơ “Lặn lội thân cò khi quãng vắng” trong bài Thương vợ có nội dung gần với câu ca dao nào nhất?

  • A.

    Nước non lận đận một mình / Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.

  • B.

    Con cò lặn lội bờ sông / Ghánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non.

  • C.

    Con cò mà đi ăn đêm / Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.

  • D.

    Cái cò là cái cò con / Mẹ đi xúc tép để con ở nhà.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

So sánh nội dung của câu thơ trong bài thơ với câu ca dao.

Lời giải chi tiết :

Câu thơ “Lặn lội thân cò khi quãng vắng” có nội dung gần với câu ca dao “Con cò lặn lội bờ sông/ Ghánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non”.

Câu 26 :

Tâm trạng, thái độ tác giả trước cảnh tượng trường thi được thể hiện như thế nào qua hai câu kết bài thơ Vịnh khoa thi Hương?

Ngao ngán, xót xa trước sự xa xút của đất nước

Thái độ mỉa mai, phẫn uất của nhà thơ với chế độ thi cửa đương thời và đối với con đường khoa của của ông nói riêng.

Lời nhắn nhủ các sĩ tử về nội nhục mất nước.

Động viên các sĩ tử đi thi

Tất cả các đáp án trên

Đáp án A, B, C

Đáp án

Đáp án A, B, C

Lời giải chi tiết :

Tâm trạng, thái độ của tác giả trước cảnh tượng trường thi:

Ngao ngán, xót xa trước sự xa xút của đất nước. Thái độ mỉa mai, phẫn uất của nhà thơ với chế độ thi cử đương thời và đối với con đường thi cử của riêng ông. Hai câu thơ như lời nhắn nhủ các sĩ tử về nỗi nhục mất nước. Nhà thơ hỏi người nhưng cũng chính là hỏi mình.

Câu 27 :

Nội dung dưới đây đúng hay sai?

“Bài thơ Thu điếu thể hiện một tâm hồn gắn bó với thiên nhiên, đất nước, một tấm lòng yêu nước thầm kín và sâu sắc”

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Đúng

- Nguyễn Khuyến nói chuyện câu cá nhưng thực ra là để đón nhận cảnh thu, trời thu vào cõi lòng. Không gian thu tĩnh lặng, khiến ta cảm nhận về nỗi cô đơn, man mác buồn, uẩn khúc trong cõi lòng thi nhân. Nguyễn Khuyến có một tâm hồn gắn bó với thiên nhiên đất nước, một tấm lòng yêu nước thần kín mà sâu sắc.

Câu 28 :

Ý nghĩa lời “chửi” ở hai câu thơ cuối bài thơ Thương vợ là gì?

A. Bà Tú trách “có chồng cũng như không”.

B. Tác giả thầm trách bản thân mình một cách thẳng thắn, nhận ra sự vô dụng của bản thân mình.

C. “Chửi” thói đời, tư tưởng trọng nam khinh nữ trong xã hội xưa

D. Đáp án B và C

E. Tất cả các đáp án A, B, C

Đáp án

D. Đáp án B và C

Lời giải chi tiết :

Ý nghĩa của tiếng chửi: Tác giả thầm trách bản thân mình một cách thẳng thắn, nhận ra sự vô dụng của bản thân mình. Nhưng đó lại là một lẽ thường tình trong xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ. Tú Xương dám thừa nhận mình là “quan ăn lương vợ”, dám tự nhận khuyết điểm của mình.

Câu 29 :

Bài thơ Bài ca ngất ngưởng được ra đời trong hoàn cảnh nào?

  • A.

    Sáng tác sau 1848, khi ông đã cáo quan về hưu và sống cuộc đời tự do, nhàn tản.

  • B.

    Sáng tác trước 1848, khi ông đã cáo quan về hưu và sống cuộc đời tự do, nhàn tản.

  • C.

    Sáng tác trước năm 1848, khi ông đang làm quan cho triều đình.

  • D.

    Sáng tác sau năm 1848, khi ông đang làm quan cho triều đình.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Bài ca ngất ngưởng được sáng tác sau năm 1848, khi ông đã cáo quan về hưu và sống cuộc đời tự do, nhàn tản.

Câu 30 :

Có ý kiến cho rằng: “Nguyễn Khuyến là bậc thầy trong việc sử dụng ngôn ngữ và hình ảnh nhất là trong việc tả cảnh sắc thiên nhiên. Ông được mệnh danh là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam vì những người, cảnh, vật qua cảm nhận của ông đều đậm đà phong vị của quê hương đất nước”. Ý kiến trên đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Ý kiến trên đúng

- Chứng minh qua ba bài thơ viết về mùa thu: Thu ẩm, Thu điếu, Thu vịnh.

Từ nhiều bài thơ cúa Nguyễn Khuyến hiện lên hình ảnh những làng quê đồng bằng Bắc Bộ yên ả, thơ mộng mà ông từng thiết tha gắn bó. Viết chùm ba bài thơ về mùa thu, Nguyễn Khuyến đã chứng tỏ nguồn cảm hứng dồi dào với mùa thu, với quê hương. Mỗi bài thơ thu của Nguyễn Khuyến miêu tả, cảm nhận mùa thu ở một không gian, thời gian không giống nhau nhưng tất cả đó đều là những cảnh vật rất thật của nông thôn vùng đồng bằng Bắc Bộ. Ở đây, không hề có những ước lệ vốn đã thành quen thuộc trong thơ cổ. Một bầu trời xanh ngắt, ao thu trong veo, một cần trúc hắt hiu trong gió, một ngõ xóm quanh co, mấy gian nhà tranh mái rạ, một hàng giậu phất phơ bóng khói ban chiều... đó đều là những cảnh rất thân thuộc của làng quê Việt Nam. Nó yên ả thanh bình như vốn có tự ngàn đời chứ chưa hề động gót giày của quân xâm lược Pháp. Nó gợi trong ta cái tình quê, hồn quê sâu thẳm. Thi nhân đã cảm nhận những vẻ đẹp ấy của làng quê bằng tâm hồn bình dị mà thanh cao, hồn hậu và vô cùng tinh tế.

Câu 31 :

Lời “chửi” ở hai câu thơ cuối bài thơ Thương vợ là lời của ai?

  • A.

    Bà Tú

  • B.

    Con bà Tú

  • C.

    Ông Tú

  • D.

    Tất cả đều đúng

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Lời “chửi” hai câu thơ cuối thực chất là lời của Tú Xương, tác giả tự trách mình, tự phê bình mình.

Câu 32 :

Câu “Súng giặc đất rền; lòng dân trời tỏ” sử dụng nghệ thuật gì?

  • A.

    Nghệ thuật đối

  • B.

    Đảo ngữ

  • C.

    Liệt kê

  • D.

    Ẩn dụ

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Nghệ thuật đối “Súng giặc đất rền”- “Lòng dân trời tỏ” , phác họa khung cảnh bão táp của thời đại.

=> Hình ảnh không gian to lớn “đất”, “trời” kết hợp những động từ gợi sự khuyếch tán âm thanh, ánh sáng “rền”, “tỏ” : Sự đụng độ giữa thế lực xâm lược hung bạo với vũ khí tối tân và ý chí chiến đấu của nhân dân ta.

Câu 33 :

Địa danh nào dưới đây là quê hương của Chu Mạnh Trinh?

  • A.

    Làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương.

  • B.

    Làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.

  • C.

    Làng Vân Đình, tổng Phương Đình, tỉnh Hà Đông.

  • D.

    Làng Phú Thị, tổng Mễ Sở, huyện Đông Yên, phủ Khoái Châu.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Chu Mạnh Trinh là người làng Mễ Sở, tổng Mễ Sở, huyện Đông Yên, phủ Khoái Châu (nay thuộc huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên).

Câu 34 :

Giá trị tư tưởng ở hai câu kết bài thơ Vịnh khoa thi Hương là:

  • A.

    Tư tưởng yêu nước

  • B.

    Tư tưởng nhân đạo

  • C.

    Tư tưởng thân dân

  • D.

    Tất cả đều đúng

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Hai câu thơ cuối thể hiện tư tưởng yêu nước, thương dân của Tú Xương, đau lòng trước cảnh nước mất nhà tan. Những câu thơ ấy người đọc thấy được sự tự vấn bản thân và những người cùng cảnh ngộ. Những nhân tài của đất nước, những bậc hào kiệt khi đất nước đang cần họ thì họ ở đâu? Và liệu rằng ai cũng nhìn ra được cảnh đau thương này của nước nhà hay vẫn tin một cách mù quáng vào chế độ cũ để rồi làm bè lũ tay sai bán nước.

Câu 35 :

Bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát được ra đời trong hoàn cảnh nào?

  • A.

    Được hình thành khi Cao Bá Quát đi thi Hội ở trường thi Hà Nội.

  • B.

    Được hình thành khi Cao Bá Quát đi thi Hội, qua các tỉnh miền Trung đầy cát trắng như Quảng Bình, Quảng Trị.

  • C.

    Được hình thành khi Cao Bá Quát đi thi Hương ở trường thi Hà Nội.

  • D.

    Được hình thành khi Cao Bá Quát đi ngao du, qua những vùng cát trắng.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát được hình thành khi Cao Bá Quát đi thi Hội, qua các tỉnh miền Trung đầy cát trắng như Quảng Bình, Quảng Trị.

Câu 36 :

Ý kiến sau đây đúng hay sai?

Có ý kiến cho rằng: “Sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu sống dậy và hướng tới chúng ta những bài ca yêu nước. Điều này được thể hiện qua bài thơ Chạy giặc”

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Ý kiến đúng

- Bài thơ Chạy giặc là một bài ca yêu nước chống xâm lăng. Năm 1859, thực dân Pháp nổ súng tấn công thành Gia Định. Đất nước rơi vào thảm họa - Nguyễn Đình Chiểu viết bài thơ “Chạy giặc" bằng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật ghi lại sự kiện bi thảm này. Đặc biệt qua hai câu kết, tác giả kêu gọi tha thiết tình yêu đất nước trong mỗi người để hành động chống lại kẻ thù xâm lược.

Câu 37 :

Điểm giống nhau giữa hai tác phẩm “Chiếu cầu hiền” (Ngô Thì Nhậm) và “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” (Thân Nhân Trung)

  • A.

    Đều viết về người hiền

  • B.

    Đề cao vai trò của người hiền đối với việc xây dựng đất nước.

  • C.

    Đều viết thay vua

  • D.

    Tất cả đều đúng

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Vì sao người hiền được xem trọng?

Lời giải chi tiết :

Điểm giống nhau: Đều đề cao vai trò của người hiền với việc xây dựng đất nước.

- Trong Chiếu cầu hiền : so sánh người hiền tài như vì sao tinh tú, đề cao vị trí, vai trò của người tài.

- Trong Hiền tài là nguyên khí quốc gia : căn nguyên cho sự lớn mạnh của một quốc gia nằm ở những người tài giỏi và nhân cách cao đẹp.


Cùng chủ đề:

Đề kiểm tra 15 phút môn Văn lớp 11 HK II đề số 5 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Văn lớp 11 - Đề số 1 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Văn lớp 11 - Đề số 2 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Văn lớp 11 - Đề số 3 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Văn lớp 11 - Đề số 4 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Văn lớp 11 - Đề số 5 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Văn lớp 11 - Đề số 1 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Văn lớp 11 - Đề số 2 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Văn lớp 11 - Đề số 3 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Văn lớp 11 - Đề số 4 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Văn lớp 11 - Đề số 5 có đáp án và lời giải chi tiết