Đề kiểm tra 15 phút môn Văn lớp 11 HK II đề số 5 có đáp án và lời giải chi tiết — Không quảng cáo

Đề thi, đề kiểm tra Ngữ Văn 11 mới


Đề kiểm tra 15 phút môn Văn lớp 11 HK II - Đề số 5

Đề bài

Câu 1 :

Về luân lí xã hội ở nước ta sáng tác trong hoàn cảnh nào:

  • A.

    Được diễn thuyết tại Hội Thanh niên ở Sài Gòn

  • B.

    Trước khi Phan Châu Trinh bị bắt giam

  • C.

    Trước khi Phan Châu Trinh lên đường sang Nhật

  • D.

    Được diễn thuyết tại Đại hội cách mạng duy tân

Câu 2 :

Tác phẩm Vấn đề nông dân ở Pháp và Đức của Ăng-gen được sáng tác vào những năm cuối đời của tác giả, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 3 :

Cuộc vận động Duy Tân diễn ra năm bao nhiêu?

  • A.

    1904

  • B.

    1905

  • C.

    1906

  • D.

    1907

Câu 4 :

Nội dung sau về Phan Châu Trinh đúng hay sai?

“Phan Châu Trinh làm quan một thời gian ngắn rồi từ quan, đi làm cách mạng”

Đúng
Sai
Câu 5 :

Nội dung sau đúng hay sai?

“Luân lí xã hội tức là luân lí của chủ nghĩa xã hội, coi trọng sự bình đẳng của con người, không chỉ quan tâm đến từng gia đình, quốc gia mà còn đến cả thế giới”

Đúng
Sai
Câu 6 :

Phan Châu Trinh chủ trương cứu nước bằng cách nào?

  • A.

    Lợi dụng thực dân Pháp, cải cách đổi mới mọi mặt

  • B.

    Nhận viện trợ từ nước khác

  • C.

    Sang Nhật tìm đường cứu nước

  • D.

    Sang Pháp học cách quản lí nhà nước

Câu 7 :

“Chiều ngày 14 tháng ba, vào lúc ba giờ kém mười lăm phút, nhà tư tưởng vĩ đại nhất trong số những nhà tư tưởng hiện đại đã ngừng suy nghĩ”

(Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác)

Câu văn trên sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để diễn tả sự ra đi của Các Mác?

  • A.

    Nói giảm nói tránh

  • B.

    Phóng đại

  • C.

    Chơi chữ

  • D.

    Liệt kê

Câu 8 :

Giá trị nội dung của tác phẩm Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác:

Đánh giá cao cống hiến to lớn của Các Mác

Biểu lộ tình cảm tiếc thương của những người cộng sản trước sự ra đi của Mác.

Cả hai đáp án trên

Câu 9 :

Chi tiết dưới đây miêu tả nhân vật nào?

Trong cái điệu hắn nói lên hai tiếng ấy có cái gì man rợ và điên cuồng. Không còn là tiếng người nói mà là tiếng thú gầm”

  • A.

    Cô-dét

  • B.

    Gia-ve

  • C.

    Giăng Van-giăng

  • D.

    Phăng-tin

Câu 10 :

Mác đã có đóng góp to lớn nào khiến ông trở thành “nhà tư tưởng vĩ đại nhất trong số những nhà tư tưởng hiện đại”?

  • A.

    Tìm ra quy luật phát triển của lịch sử loài người

  • B.

    Tìm ra quy luật vận động riêng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa hiện nay và của xã hội tư sản do phương thức đó đẻ ra.

  • C.

    Sự kết hợp giữa lí luận và thực tiễn, biến các lí thuyết cách mạng – khoa học thành hành động cách mạng.

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 11 :

Người cầm quyền khôi phục uy quyền của tác giả nào?

  • A.

    Pu-skin

  • B.

    Ta-go

  • C.

    V.Huy-gô

  • D.

    Sê-khốp

Câu 12 :

Tác phẩm nào dưới đây là không phải tác phẩm Ăng-ghen sáng tác cùng với Các Mác:

  • A.

    Gia đình thánh

  • B.

    Tuyên ngôn của Đảng cộng sản

  • C.

    Những yêu sách của Đảng cộng sản Đức

  • D.

    Vấn đề nông dân ở Pháp và Đức

Câu 13 :

Tác phẩm nào dưới đây không phải sáng tác thơ của Huy-gô?

  • A.

    Lá thu

  • B.

    Người làm vườn

  • C.

    Tia sáng và bóng tối

  • D.

    Trừng phạt

Câu 14 :

Ở Gia-ve, tác giả đã sử dụng một loạt chi tiết nhằm quy chiếu về một ẩn dụ. Ẩn dụ mà Huy-gô nhằm gợi lên từ hình ảnh Gia-ve là gì?

  • A.

    Hình ảnh người anh hùng cộng đồng

  • B.

    Hình ảnh đấng cứu thế

  • C.

    Hình ảnh của một vị thần

  • D.

    Hình ảnh của một con thú dữ

Câu 15 :

Cái xã hội chủ nghĩa bên Âu châu rất thịnh hành như thế, đã phóng đại ra như thế, thế mà người bên ta thì điềm nhiên như kẻ ngủ không biết gì là gì. Thương hại thay ! Người nước ta không hiểu cái nghĩa vụ loài người ăn ở với loài người đã đành, đến cái nghĩa vụ mỗi người trong nước cũng chưa hiểu gì cả. Bên Pháp, mỗi khi người có quyền thế, hoặc chính phủ, lấy sức mạnh mà đè nén quyền lợi riêng của một người hay của một hội nào, thì người ta hoặc kêu nài, hoặc chống cự, hoặc thị oai, vận dụng kì cho đến được công bình mới nghe.

Vì sao mà người ta làm được như thế ? Là vì người ta có đoàn thể, có công đức biết giữ lợi chung vậy. Họ nghĩ rằng nếu nay để cho người có quyền lực đè nén người này thì mai ắt cũng lấy quyền lực ấy để đè nén mình, cho nên phải hiệp nhau lại phòng ngừa trước. Người ta có ăn học biết xét kĩ thấy xa như thế, còn người nước mình thì sao? Người mình thì phải ai tại nấy, ai chết mặc ai ! Đi đường gặp người bị tai nạn, gặp người yếu bị kẻ mạnh bắt nạt cũng ngơ mắt đi qua, hình như người bị nạn khốn ấy không can thiệp gì đến mình.

(Về luân lí xã hội ở nước ta)

Đoạn trích trên sử dụng thao tác lập luận chính nào?

  • A.

    Thao tác phân tích

  • B.

    Thao tách bác bỏ

  • C.

    Thao tác so sánh

  • D.

    Thao tác bình luận

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Về luân lí xã hội ở nước ta sáng tác trong hoàn cảnh nào:

  • A.

    Được diễn thuyết tại Hội Thanh niên ở Sài Gòn

  • B.

    Trước khi Phan Châu Trinh bị bắt giam

  • C.

    Trước khi Phan Châu Trinh lên đường sang Nhật

  • D.

    Được diễn thuyết tại Đại hội cách mạng duy tân

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Về luân lí xã hội ở nước ta là một đoạn trích trong phần ba của bài Đạo đức và luân lí Đông Tây (gồm 5 phần chính, kể cả nhập đề và kết luận) được Phan Châu Trinh diễn thuyết vào đêm 19.11.1925 tại nhà Hội thanh niên ở Sài Gòn.

Câu 2 :

Tác phẩm Vấn đề nông dân ở Pháp và Đức của Ăng-gen được sáng tác vào những năm cuối đời của tác giả, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Đúng

- Vấn đề nông dân ở Pháp và Đức (1894) – Ăng-ghen

Câu 3 :

Cuộc vận động Duy Tân diễn ra năm bao nhiêu?

  • A.

    1904

  • B.

    1905

  • C.

    1906

  • D.

    1907

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

1906: Mở cuộc vận động duy tân.

Câu 4 :

Nội dung sau về Phan Châu Trinh đúng hay sai?

“Phan Châu Trinh làm quan một thời gian ngắn rồi từ quan, đi làm cách mạng”

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Đúng

- Phan Châu Trinh làm quan một thời gian ngắn rồi từ quan, đi làm cách mạng.

Câu 5 :

Nội dung sau đúng hay sai?

“Luân lí xã hội tức là luân lí của chủ nghĩa xã hội, coi trọng sự bình đẳng của con người, không chỉ quan tâm đến từng gia đình, quốc gia mà còn đến cả thế giới”

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Xem lại chú thích SGK trang 85

Lời giải chi tiết :

- Đúng

- Luân lí xã hội tức là luân lí của chủ nghĩa xã hội, coi trọng sự bình đẳng của con người, không chỉ quan tâm đến từng gia đình, quốc gia mà còn đến cả thế giới.

Câu 6 :

Phan Châu Trinh chủ trương cứu nước bằng cách nào?

  • A.

    Lợi dụng thực dân Pháp, cải cách đổi mới mọi mặt

  • B.

    Nhận viện trợ từ nước khác

  • C.

    Sang Nhật tìm đường cứu nước

  • D.

    Sang Pháp học cách quản lí nhà nước

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Phan Châu Trinh chủ trương cứu nước bằng cách lợi dụng thực dân Pháp, cải cách đổi mới mọi mặt, làm cho dân giàu, nước mạnh, trên cơ sở đào tạo nền độc lập quốc gia.

Câu 7 :

“Chiều ngày 14 tháng ba, vào lúc ba giờ kém mười lăm phút, nhà tư tưởng vĩ đại nhất trong số những nhà tư tưởng hiện đại đã ngừng suy nghĩ”

(Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác)

Câu văn trên sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để diễn tả sự ra đi của Các Mác?

  • A.

    Nói giảm nói tránh

  • B.

    Phóng đại

  • C.

    Chơi chữ

  • D.

    Liệt kê

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Biệp pháp nói giảm, nói tránh

=> Góp phần xoa dịu đau thương nhưng không làm phai nhạt vị trí và tầm vóc của Mác.

Câu 8 :

Giá trị nội dung của tác phẩm Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác:

Đánh giá cao cống hiến to lớn của Các Mác

Biểu lộ tình cảm tiếc thương của những người cộng sản trước sự ra đi của Mác.

Cả hai đáp án trên

Đáp án

Cả hai đáp án trên

Lời giải chi tiết :

Giá trị nội dung:

- Đánh giá cao cống hiến to lớn của Các Mác

- Biểu lộ tình cảm tiếc thương của những người cộng sản trước sự ra đi của Mác.

Câu 9 :

Chi tiết dưới đây miêu tả nhân vật nào?

Trong cái điệu hắn nói lên hai tiếng ấy có cái gì man rợ và điên cuồng. Không còn là tiếng người nói mà là tiếng thú gầm”

  • A.

    Cô-dét

  • B.

    Gia-ve

  • C.

    Giăng Van-giăng

  • D.

    Phăng-tin

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Chi tiết miêu tả nhân vật Gia-ve như một con thú dữ: “ Trong cái điệu hắn nói lên hai tiếng ấy có cái gì man rợ và điên cuồng. Không còn là tiếng người nói mà là tiếng thú gầm”

Câu 10 :

Mác đã có đóng góp to lớn nào khiến ông trở thành “nhà tư tưởng vĩ đại nhất trong số những nhà tư tưởng hiện đại”?

  • A.

    Tìm ra quy luật phát triển của lịch sử loài người

  • B.

    Tìm ra quy luật vận động riêng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa hiện nay và của xã hội tư sản do phương thức đó đẻ ra.

  • C.

    Sự kết hợp giữa lí luận và thực tiễn, biến các lí thuyết cách mạng – khoa học thành hành động cách mạng.

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Mác đã có đóng góp to lớn nào khiến ông trở thành “nhà tư tưởng vĩ đại nhất trong số những nhà tư tưởng hiện đại”:

- Tìm ra quy luật phát triển của lịch sử loài người

- Tìm ra quy luật vận động riêng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa hiện nay và của xã hội tư sản do phương thức đó đẻ ra.

- Sự kết hợp giữa lí luận và thực tiễn, biến các lí thuyết cách mạng – khoa học thành hành động cách mạng.

Câu 11 :

Người cầm quyền khôi phục uy quyền của tác giả nào?

  • A.

    Pu-skin

  • B.

    Ta-go

  • C.

    V.Huy-gô

  • D.

    Sê-khốp

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Người cầm quyền khôi phục uy quyền – V.Huy-gô

Câu 12 :

Tác phẩm nào dưới đây là không phải tác phẩm Ăng-ghen sáng tác cùng với Các Mác:

  • A.

    Gia đình thánh

  • B.

    Tuyên ngôn của Đảng cộng sản

  • C.

    Những yêu sách của Đảng cộng sản Đức

  • D.

    Vấn đề nông dân ở Pháp và Đức

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Các tác phẩm sáng tác cùng với Các Mác:

- Gia đình thánh

- Tuyên ngôn của Đảng cộng sản

- Những yêu sách của Đảng cộng sản Đức

Câu 13 :

Tác phẩm nào dưới đây không phải sáng tác thơ của Huy-gô?

  • A.

    Lá thu

  • B.

    Người làm vườn

  • C.

    Tia sáng và bóng tối

  • D.

    Trừng phạt

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Người làm vườn – Ta-go

Câu 14 :

Ở Gia-ve, tác giả đã sử dụng một loạt chi tiết nhằm quy chiếu về một ẩn dụ. Ẩn dụ mà Huy-gô nhằm gợi lên từ hình ảnh Gia-ve là gì?

  • A.

    Hình ảnh người anh hùng cộng đồng

  • B.

    Hình ảnh đấng cứu thế

  • C.

    Hình ảnh của một vị thần

  • D.

    Hình ảnh của một con thú dữ

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

- Chị không thể chịu đựng được bộ mặt gớm ghiếc ấy…

- Trong cái điệu hắn nói lên hai tiếng ấy có gì man rợ và điên cuồng. Không còn là tiếng người nói mà là tiếng thú gầm.

=> Nội tâm Gia-ve là hình bóng của một con quỷ tàn nhẫn, là bản tính của loài ác thú chứ không còn là con người nữa.

Câu 15 :

Cái xã hội chủ nghĩa bên Âu châu rất thịnh hành như thế, đã phóng đại ra như thế, thế mà người bên ta thì điềm nhiên như kẻ ngủ không biết gì là gì. Thương hại thay ! Người nước ta không hiểu cái nghĩa vụ loài người ăn ở với loài người đã đành, đến cái nghĩa vụ mỗi người trong nước cũng chưa hiểu gì cả. Bên Pháp, mỗi khi người có quyền thế, hoặc chính phủ, lấy sức mạnh mà đè nén quyền lợi riêng của một người hay của một hội nào, thì người ta hoặc kêu nài, hoặc chống cự, hoặc thị oai, vận dụng kì cho đến được công bình mới nghe.

Vì sao mà người ta làm được như thế ? Là vì người ta có đoàn thể, có công đức biết giữ lợi chung vậy. Họ nghĩ rằng nếu nay để cho người có quyền lực đè nén người này thì mai ắt cũng lấy quyền lực ấy để đè nén mình, cho nên phải hiệp nhau lại phòng ngừa trước. Người ta có ăn học biết xét kĩ thấy xa như thế, còn người nước mình thì sao? Người mình thì phải ai tại nấy, ai chết mặc ai ! Đi đường gặp người bị tai nạn, gặp người yếu bị kẻ mạnh bắt nạt cũng ngơ mắt đi qua, hình như người bị nạn khốn ấy không can thiệp gì đến mình.

(Về luân lí xã hội ở nước ta)

Đoạn trích trên sử dụng thao tác lập luận chính nào?

  • A.

    Thao tác phân tích

  • B.

    Thao tách bác bỏ

  • C.

    Thao tác so sánh

  • D.

    Thao tác bình luận

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại các thao tác lập luận đã học

Lời giải chi tiết :

Tác giả sử dụng thao tác lập luận so sánh luân lí xã hội ở châu Âu với nước ta để làm nổi bật lên thực trạng: Việt Nam chưa có luân lí xã hội.


Cùng chủ đề:

Đề kiểm tra 15 phút môn Văn lớp 11 HK I đề số 5 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút môn Văn lớp 11 HK II đề số 1 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút môn Văn lớp 11 HK II đề số 2 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút môn Văn lớp 11 HK II đề số 3 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút môn Văn lớp 11 HK II đề số 4 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút môn Văn lớp 11 HK II đề số 5 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Văn lớp 11 - Đề số 1 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Văn lớp 11 - Đề số 2 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Văn lớp 11 - Đề số 3 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Văn lớp 11 - Đề số 4 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Văn lớp 11 - Đề số 5 có đáp án và lời giải chi tiết