Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Văn lớp 11 - Đề số 3 có đáp án và lời giải chi tiết — Không quảng cáo

Đề thi, đề kiểm tra Ngữ Văn 11 mới


Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Văn lớp 11 - Đề số 3

Đề bài

Câu 1 :

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Chị ơi!

Chỉ gọi được thế thôi

Anh chiến sỹ đưa đường bỗng thấy nghẹn lời

Không làm sao anh còn nói nổi:

Chị đặt hoa nhầm rồi

Mộ anh ấy ở bên tay trái

Chỉ có một vòng hoa chị mang từ quê lại

Hoa viếng mộ bên này đã có chúng tôi!

Chị hiểu ý em rồi

Xin cho chị đặt hoa bên mộ đó

Cả cánh rừng chỉ có hai ngôi mộ

Viếng mộ anh có chị đến đây rồi.

( Viếng chồng - Trần Ninh Hồ)

Câu 1.1

Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là:

  • A.

    Biểu cảm

  • B.

    Nghị luận

  • C.

    Tự sự

  • D.

    Miêu tả

Câu 1.2

Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?

  • A.

    Phong cách ngôn ngữ báo chí

  • B.

    Phong cách ngôn ngữ chính luận

  • C.

    Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

  • D.

    Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

Câu 1.3

Tình huống éo le người vợ gặp phải trong văn bản trên là gì?

  • A.

    Đặt nhầm vòng hoa lên mộ không phải của chồng mình.

  • B.

    Nhận nhầm chồng với bạn chồng

  • C.

    Quên không mang hoa khi đến thăm mộ chồng

  • D.

    Quên không mang hoa đến ngôi mộ cạnh mộ của chồng mình

Câu 1.4

Tình cảm nào được ca ngợi trong văn bản trên

  • A.

    Tình cảm gia đình

  • B.

    Tình nghĩa con người

  • C.

    Tình yêu quê hương, đất nước

  • D.

    Tình đồng chí

Câu 2 :

Các sáng tác của Tú Xương chủ yếu tập trung vào hai phương diện nào sau đây:

  • A.

    Phê phán – tố cáo

  • B.

    Ngợi ca – đả kích

  • C.

    Trữ tình – trào phúng

  • D.

    Gia đình – xã hội

Câu 3 :

Đáp án không phải giá trị nội dung của bài Thu điếu?

  • A.

    Thu điếu bộc lộ tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước của Nguyễn Khuyến.

  • B.

    Thu điếu viết về cảnh sắc mùa thu ở Đồng bằng Bắc Bộ.

  • C.

    Bài thơ bộc lộ tâm trạng thế thời và tài thơ Nôm của tác giả.

  • D.

    Bài thơ châm biếm, đả kích bọn thực dân xâm lược.

Câu 4 :

Chi tiết nào không xuất hiện trong cảnh phố huyện lúc chiều tàn?

  • A.

    Chân trời phương Tây đỏ rực như lửa cháy

  • B.

    Những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn

  • C.

    Vệt sáng của những con đom đóm bay là là trên mặt đất hay len vào những cành cây

  • D.

    Màu đen của những dãy tre làng cắt hinh rõ rệt trên nền trời

Câu 5 :

Câu “Súng giặc đất rền; lòng dân trời tỏ” gợi cho em liên tưởng đến câu thơ nào trong bài thơ Chạy giặc (Nguyễn Đình Chiểu)

  • A.

    “Một bàn cờ thế phút sa tay”

  • B.

    “Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy”

  • C.

    “Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây”

  • D.

    “Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây”

Câu 6 :

Đáp án nào không nói đúng ý nghĩa sự hi sinh của những người nghĩa sĩ Cần Giuộc trong tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ?

  • A.

    Bảo vệ từng tấc đất, ngọn cỏ

  • B.

    Vì sự bền vững của triều đình

  • C.

    Giữ gìn từng miếng cơm manh áo

  • D.

    Khẳng định lẽ sống cao đẹp của thời đại

Câu 7 :

Tích vào hình ảnh không xuất hiện trong sáu câu thơ đầu bài thơ Thu điếu ?

Ao nhỏ trong veo

Thuyền câu

Sóng biếc

Tầng mây

Ngõ trúc

Lá vàng

Ánh mặt trời

Câu 8 :

Hai đứa trẻ là tác phẩm giàu chất thơ”

Đúng
Sai
Câu 9 :

Hiệu của Ngô Thì Nhậm là:

  • A.

    Hi Doãn

  • B.

    Ức Trai

  • C.

    Trúc Vân

  • D.

    Trọng Phủ

Câu 10 :

Nối cột A với cột B sao cho thích hợp:

“Quán rằng: “Kinh sử đã từng,

Chẳng hay thương ghét, ghét thương lẽ nào?”

“Quán rằng: “Ghét việc tầm phào,

Sớm đầu tối đánh lằng nhằng rối dân”

“Thương là thương đức thánh nhân,

Bị lời xua đuổi về nhà giáo dân”

“Xem qua kinh sử mấy lần,

Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương”.

Tư tưởng và tấm lòng của tác giả

Lời ông Quán bàn về lẽ thương

Cuộc đối thoại của ông Quán và Lục Vân Tiên

Lời ông Quán bàn về lẽ ghét

Câu 11 :

Hồ Xuân Hương từng được mệnh danh là gì?

  • A.

    Bà Chúa Thơ Nôm

  • B.

    Nữ sĩ thơ Nôm

  • C.

    Hồng Hà nữ sĩ

  • D.

    Bạch Vân cư sĩ

Câu 12 :

Qua bài hát nói “Bài ca phong cảnh Hương Sơn” , tác giả muốn gửi gắm điều gì?

  • A.

    Niềm say mê thắng cảnh

  • B.

    Bộc lộ sự sùng đạo

  • C.

    Tình yêu, niềm tự hào về đất nước

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 13 :

Nguyễn Công Trứ xuất thân trong gia đình như thế nào?

  • A.

    Hán học

  • B.

    Nông dân nghèo

  • C.

    Quan lại

  • D.

    Nho học

Câu 14 :

Nội dung chính của các câu thơ dưới đây là gì?

Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây,

Một bàn cờ thế phút sa tay.

Bỏ nhà lũ trẻ lơ thơ chạy,

Mất ổ bầy chim dáo dác bay.

Bến Nghé của tiền tan bọt nước,

Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây

  • A.

    Cảnh đất nước và nhân dân khi thực dân Pháp đến xâm lược

  • B.

    Tâm trạng, thái độ của tác giả trước cảnh nước mất, nhà tan

  • C.

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D.

    Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 15 :

Câu nào dưới đây đúng về thể loại chiếu?

  • A.

    Một thể loại văn học lịch sử trung đại để ghi công tích các bậc danh nhân, anh hùng hoặc các sự kiện lịch sử,…

  • B.

    Một thể văn thư nhà vua dùng để ban bố mệnh lệnh cho thần dân

  • C.

    Một thể văn thư bề tôi viết đưa lên nhà vua để bày tỏ một điều gì đó với lời lẽ cung kính.

  • D.

    Một loại văn nghị luận cổ, thường do vua chúa ban ra đề triều đình và nhân dân thực hiện. Có thể do đích thân nhà vua viết nhưng thường do các văn tài võ lược viết thay vua.

Câu 16 :

Bài ca ngắn đi trên bãi cát được viết theo thể thơ:

  • A.

    Tự do

  • B.

    Thất ngôn

  • C.

    Hát nói

  • D.

    Ca hành

Câu 17 :

Bài văn tế thường có bố cục gồm những phần nào?

  • A.

    Lung khởi, thích thực, ai vãn, kết

  • B.

    Đề, lung khởi, ai vãn, kết

  • C.

    Đề, thích thực, ai vãn, kết

  • D.

    Lung khởi, thích thực, luận, kết

Câu 18 :

Khi miêu tả khung cảnh phố huyện lúc về đêm, Thạch Lam sử dụng thủ pháp ngệ thuật đặc sắc nào?

  • A.

    Đối tập tương phản

  • B.

    Nhân hóa

  • C.

    So sánh

  • D.

    Tả cảnh ngụ tình

Câu 19 :

Nội dung dưới đây đúng hay sai?

“Bài thơ Thu điếu thể hiện một tâm hồn gắn bó với thiên nhiên, đất nước, một tấm lòng yêu nước thầm kín và sâu sắc”

Đúng
Sai
Câu 20 :

Hãy sắp xếp lại trình tự thao tác lập luận so sánh:

Làm rõ bản chất, đặc điểm đối tượng

Xác định nội dung, đối tượng.

Tìm điểm tương đồng và điểm tương phản căn cứ vào một bình diện, một tiêu chí thống nhất.

Xác định mục đích so sánh

Câu 21 :

Nối nội dung cột A với cột B cho thích hợp:

Giải thích

Phân tích

Chứng minh

So sánh

Bình luận

Bác bỏ

Là cách chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận để đi sâu xem xét một cách toàn diện về nội dung, hình thức của đối tượng.

Bàn bạc, đánh giá, nhận xét về một vấn đề

Trao đổi, tranh luận ý kiến được cho là sai

Là cắt nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người đó hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề

Dùng những bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ đối tượng.

Đối chiếu hai sự vật, hiện tượng, để thấy được sự giống và khác nhau giữa hai sự vật hiện tượng ấy.

Câu 22 :

Tự tình II thuộc thể thơ nào sau đây?

  • A.

    Thất ngôn tứ tuyệt

  • B.

    Thất ngôn bát cú

  • C.

    Cổ phong

  • D.

    Thất ngôn trường thiên

Câu 23 :

Bối cảnh giao tiếp rộng được hiểu là:

  • A.

    Bối cảnh lịch sử, xã hội, địa lý, phong tục tập quán, chính trị, …ở bên ngoài ngôn ngữ.

  • B.

    Thời gian, địa điểm cụ thể, tình huống cụ thể.

  • C.

    Gồm các sự kiện, biến cố, sự việc, hoạt động,…diễn ra trong thực tế và các trạng thái, tâm trạng, tình cảm của con người.

  • D.

    Bao gồm tất cả các yếu tố ngôn ngữ cùng có mặt trong văn bản, đi trước hoặc sau một yếu tô ngôn ngữ nào đó.

Câu 24 :

Câu thơ “Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

  • A.

    Nhân hóa

  • B.

    Hoán dụ

  • C.

    Nói tránh

  • D.

    Ẩn dụ

Câu 25 :

Thể loại văn học nào mới xuất hiện trong giai đoạn 1930 – 1945?

  • A.

    Tiểu thuyết chương hồi

  • B.

    Hát nói, kịch, biểu, cáo

  • C.

    Phóng sự, phê bình văn học

  • D.

    Tiểu thuyết, truyện thơ

Câu 26 :

Nhận định nào không đúng về thơ Hồ Xuân Hương?

  • A.

    Hồ Xuân Hương có tài năng viết thơ bằng chữ Nôm.

  • B.

    Tài năng thơ Nôm của Hồ Xuân Hương: thơ Đường luật viết bằng tiếng Việt, cách dùng từ ngữ, hình ảnh giản dị, giàu sức biểu cảm, táo bạo mà tinh tế.

  • C.

    Thơ Hồ Xuân Hương là tiếng nói tâm tình của người phụ nữ, thể hiện một bản lĩnh sống mạnh mẽ, khác thường.

  • D.

    Hồ Xuân Hương chỉ viết thơ bằng chữ Nôm. Vì vậy, bà được mệnh danh là “Bà Chúa thơ Nôm”.

Câu 27 :

Hình ảnh người đi trên bãi cát được tác giả miêu tả  như thế nào?

  • A.

    Vất vả, khó nhọc, gian truân

  • B.

    Không gian đường xa, bị bao vây bởi núi sông, biển

  • C.

    Mặt trời lặn rồi vẫn còn đi

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 28 :

Nối nội dung ở cột A với cột B sao cho phù hợp:

“Tiếng chống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ;…cười khanh khách nhỏ dần về phía làng”.

“Trời đã bắt đầu đêm….có những cảm giác mơ hồ không hiểu”.

“Trống cầm canh ở huyện… tịch mịch và đầy bóng tối”.

Cảnh phố huyện về đêm

Cảnh chuyến tàu đêm đi qua phố huyện

Cảnh phố huyện lúc chiều xuống

Câu 29 :

Nhận định nào sau đây đúng về Tú Xương?

  • A.

    Là người con có hiếu, người thầy mẫu mực, sống theo đạo nghĩa.

  • B.

    Là con người giàu năng lực, có cốt cách tài tử phong lưu, biết sống và dám sống, không ngần ngại khẳng định cá tính của mình.

  • C.

    Là con người cần cù, chăm chỉ, thông minh, đạt vinh quang trong thi cử.

  • D.

    Là con người có cá tính đầy góc cạnh, phóng túng, không chịu gò mình vào khuôn sáo trường quy. Tuy nhiên, cuộc đời ông lại ngắn ngủi, nhiều gian truân.

Câu 30 :

Câu thơ “Lặn lội thân cò khi quãng vắng” trong bài Thương vợ có nội dung gần với câu ca dao nào nhất?

  • A.

    Nước non lận đận một mình / Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.

  • B.

    Con cò lặn lội bờ sông / Ghánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non.

  • C.

    Con cò mà đi ăn đêm / Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.

  • D.

    Cái cò là cái cò con / Mẹ đi xúc tép để con ở nhà.

Câu 31 :

Năm 37 tuổi Nguyễn Khuyến đỗ Hội nguyên, Đình nguyên, Đệ nhị giáp tiến sĩ (Hoàng giáp). Đó là khoa thi nào sau đây?

  • A.

    Khoa Tân Mùi (1871)

  • B.

    Khoa Mậu Tí (1888)

  • C.

    Khoa Nhâm Thìn (1892)

  • D.

    Khoa Đinh Dậu (1897)

Câu 32 :

Người đời đánh giá cao Nguyễn Khuyến ở những khía cạnh nào sau đây?

  • A.

    Tài năng, nhân cách thanh cao, có tấm lòng yêu nước thương dân

  • B.

    Sớm lui khỏi quan trường để giữ gìn khí tiết

  • C.

    Từng tỏ thái độ kiên quyết không hợp tác với thực dân Pháp

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 33 :

Đáp án nào không thể hiện nội dung đúng của hai câu thực trong bài thơ Tự tình :

A. Cảnh tình Xuân Hương thể hiện qua hình tượng chứa đựng hai lần bi kịch: Trăng sắp tàn (bóng xế) mà vẫn “khuyết chưa tròn”.

B. Với Xuân Hương, tuổi xuân đã đi qua mà nhân duyên không trọn vẹn.

C. Hương rượu chỉ càng gợi thêm sự cô đơn và cái bẽ bàng của phận hẩm duyên.

D. Hương rượu giúp Xuân Hương quên đi số phận bất hạnh của mình

E. Vòng luẩn quẩn, bế tắc, tình duyên trở thành trò đùa của tạo hóa.

F. Xuân Hương hai lần làm lẽ

Câu 34 :

Nối cột A với nội dung cột B sao cho phù hợp với bài thơ Chạy giặc của Nguyễn Đình Chiểu:

Hai câu đề

Hai câu thực

Hai câu luận

Hai câu kết

Lời kêu gọi tha thiết lòng yêu nước trong mỗi người để hành động chống kẻ thù xâm lược.

Cảnh trù phú, tươi đẹp, bình yên trước kia đã bị hủy diệt đến kiệt cùng, tan hoang.

Giặc đến phá tan cuộc sống yên bình của nhân dân. Đất nước rơi vào cảnh khốn cùng.

Cảnh chạy giặc trong nỗi kinh hoàng của nhân dân

Câu 35 :

Hai câu luận trong Thương vợ đã sử dụng sáng tạo:

  • A.

    Thành ngữ “năm nắng mười mưa” và “một duyên hai nợ”

  • B.

    Tục ngữ “năm nắng mười mưa” và “một duyên hai nợ”

  • C.

    Ca dao “năm nắng mười mưa” và “một duyên hai nợ”

  • D.

    Danh ngôn “năm nắng mười mưa” và “một duyên hai nợ”

Câu 36 :

“Rượu ngon không có bạn hiền,

Không mua không phải không tiền không mua.

Câu thơ nghĩ đắn đo không viết,

Viết ai đưa, ai biết mà đưa”

Bốn câu thơ trên sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

Nhân hóa

Kết cấu trùng điệp

Điệp ngữ

Đáp án B và C

Tất cả các đáp án trên

Câu 37 :

Điểm giống nhau giữa bài thơ “ Bài ca ngất ngưởng” (Nguyễn Công Trứ) và bài thơ “Sa hành đoản ca” (Cao Bá Quát) là gì?

Đều bộc lộ bản lĩnh, phong cách cá nhân

Đều bộ lộ nhân cách của những nhà Nho chân chính, biết lễ nghĩa, lo nghĩ cho quyền lợi của đất nước, nhân dân.

Đều là thể hát nói

Tất cả đều đúng

Đáp án A và B

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Chị ơi!

Chỉ gọi được thế thôi

Anh chiến sỹ đưa đường bỗng thấy nghẹn lời

Không làm sao anh còn nói nổi:

Chị đặt hoa nhầm rồi

Mộ anh ấy ở bên tay trái

Chỉ có một vòng hoa chị mang từ quê lại

Hoa viếng mộ bên này đã có chúng tôi!

Chị hiểu ý em rồi

Xin cho chị đặt hoa bên mộ đó

Cả cánh rừng chỉ có hai ngôi mộ

Viếng mộ anh có chị đến đây rồi.

( Viếng chồng - Trần Ninh Hồ)

Câu 1.1

Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là:

  • A.

    Biểu cảm

  • B.

    Nghị luận

  • C.

    Tự sự

  • D.

    Miêu tả

Đáp án: C

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung văn bản và các phương thức biểu đạt đã học

Lời giải chi tiết :

Phương thức biểu đạt chính: tự sự

Câu 1.2

Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?

  • A.

    Phong cách ngôn ngữ báo chí

  • B.

    Phong cách ngôn ngữ chính luận

  • C.

    Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

  • D.

    Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

Đáp án: C

Phương pháp giải :

Xem lại phong cách ngôn ngữ đã học

Lời giải chi tiết :

Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

Câu 1.3

Tình huống éo le người vợ gặp phải trong văn bản trên là gì?

  • A.

    Đặt nhầm vòng hoa lên mộ không phải của chồng mình.

  • B.

    Nhận nhầm chồng với bạn chồng

  • C.

    Quên không mang hoa khi đến thăm mộ chồng

  • D.

    Quên không mang hoa đến ngôi mộ cạnh mộ của chồng mình

Đáp án: A

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết :

Tình huống éo le: Sự nhầm lẫn của người vợ khi đặt vòng hoa lên mộ không phải của chồng mình. Cái khó của người vợ: đặt nhầm vị trí của vòng hoa, song không thể và cũng không nên sửa.

Câu 1.4

Tình cảm nào được ca ngợi trong văn bản trên

  • A.

    Tình cảm gia đình

  • B.

    Tình nghĩa con người

  • C.

    Tình yêu quê hương, đất nước

  • D.

    Tình đồng chí

Đáp án: B

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết :

Văn bản trên ca ngợi tình nghĩa vợ chồng, tình nghĩa của con người.

Câu 2 :

Các sáng tác của Tú Xương chủ yếu tập trung vào hai phương diện nào sau đây:

  • A.

    Phê phán – tố cáo

  • B.

    Ngợi ca – đả kích

  • C.

    Trữ tình – trào phúng

  • D.

    Gia đình – xã hội

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Thơ của Tú Xương có sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố trào phúng và trữ tình, trong đó trữ tình là gốc.

Câu 3 :

Đáp án không phải giá trị nội dung của bài Thu điếu?

  • A.

    Thu điếu bộc lộ tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước của Nguyễn Khuyến.

  • B.

    Thu điếu viết về cảnh sắc mùa thu ở Đồng bằng Bắc Bộ.

  • C.

    Bài thơ bộc lộ tâm trạng thế thời và tài thơ Nôm của tác giả.

  • D.

    Bài thơ châm biếm, đả kích bọn thực dân xâm lược.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Bài thơ thể hiện sự cảm nhận và nghệ thuật gợi tả tinh tế của Nguyễn Khuyến về cảnh sắc mùa thu đồng bằng Bắc Bộ, đồng thời cho thấy tình yêu thiên nhiên, đất nước, tâm trạng thế thời và tài thơ Nôm của tác giả.

Câu 4 :

Chi tiết nào không xuất hiện trong cảnh phố huyện lúc chiều tàn?

  • A.

    Chân trời phương Tây đỏ rực như lửa cháy

  • B.

    Những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn

  • C.

    Vệt sáng của những con đom đóm bay là là trên mặt đất hay len vào những cành cây

  • D.

    Màu đen của những dãy tre làng cắt hinh rõ rệt trên nền trời

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Màu sắc được miêu tả trong cảnh ngày tàn:

- Chân trời phương Tây đỏ rực như lửa cháy

- Những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn

- Màu đen của những dãy tre làng cắt hình rõ rệt trên nền trời

=> Âm thanh và màu sắc gợi nỗi buồn thấm thía, cảm giác tàn lụi.

Câu 5 :

Câu “Súng giặc đất rền; lòng dân trời tỏ” gợi cho em liên tưởng đến câu thơ nào trong bài thơ Chạy giặc (Nguyễn Đình Chiểu)

  • A.

    “Một bàn cờ thế phút sa tay”

  • B.

    “Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy”

  • C.

    “Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây”

  • D.

    “Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây”

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Câu “Súng giặc đất rền;lòng dân trời tỏ” gợi liên tưởng đến câu thơ “Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây” . Tiếng súng Tây lần đầu được đưa vào trong văn học. Hai câu thơ đều gợi ra khung cảnh tàn khốc, ác liệt.

Câu 6 :

Đáp án nào không nói đúng ý nghĩa sự hi sinh của những người nghĩa sĩ Cần Giuộc trong tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ?

  • A.

    Bảo vệ từng tấc đất, ngọn cỏ

  • B.

    Vì sự bền vững của triều đình

  • C.

    Giữ gìn từng miếng cơm manh áo

  • D.

    Khẳng định lẽ sống cao đẹp của thời đại

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Khi đất nước bị thực dân Pháp xâm lược, thái độ của triều đình như thế nào?

Lời giải chi tiết :

Những người nghĩa sĩ Cần Giuộc hi sinh không phải để bảo vệ sự bền vững của triều đình. Khi thực dân Pháp xâm lược, triều đình nhà Nguyễn không có tinh thần phản kháng, bạc nhược, đặt lợi ích của dòng họ lên trên lợi ích của đất nước.

Câu 7 :

Tích vào hình ảnh không xuất hiện trong sáu câu thơ đầu bài thơ Thu điếu ?

Ao nhỏ trong veo

Thuyền câu

Sóng biếc

Tầng mây

Ngõ trúc

Lá vàng

Ánh mặt trời

Đáp án

Ánh mặt trời

Lời giải chi tiết :

- Những hình ảnh không xuất hiện ở sáu câu thơ đầu bài thơ Thu điếu : cá, ánh mặt trời.

- Trong bức tranh thu này, cảnh vật hiện ra đều rất đỗi bình dị, dân dã. Khung cảnh ấy vẫn thường hiển hiện vào mỗi độ thu về trên những làng quê và đi vào tâm thức của bảo người, nhưng lần đầu tiên được Nguyễn Khuyến vẽ ra với nguyên cái thần thái tự nhiên của nó và khiến ta không khỏi ngỡ ngàng, xúc động. Đó là một mùa thua trong trẻo, thuần khiết, mát lành.

Câu 8 :

Hai đứa trẻ là tác phẩm giàu chất thơ”

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Phương pháp giải :

- Khái niệm "chất thơ": chất thơ là một thuật ngữ lý luận chỉ một phẩm chất đặc biệt của văn xuôi. Tác phẩm văn xuôi được xem là có chất thơ khi nội dung của nó đi sâu vào trạng thái cảm xúc, diễn tả diễn biến trong trạng thái chủ quan với những rung động tinh tế. Chất thơ còn nằm trong hình thức thể hiện. Đó là tính nhạc, sự hàm xúc của ngôn từ, đó là sự linh hoạt của các thủ pháp nghệ thuật tạo cho giọng văn, lời văn sức truyền cảm lớn.

- Nội dung và nghệ thuật được biểu hiện như thế nào?

Lời giải chi tiết :

- Khái niệm chất thơ: chất thơ là một thuật ngữ lý luận chỉ một phẩm chất đặc biệt của văn xuôi. Tác phẩm văn xuôi được xem là có chất thơ khi nội dung của nó đi sâu vào trạng thái cảm xúc, diễn tả diễn biến trong trạng thái chủ quan với những rung động tinh tế. Chất thơ còn nằm trong hình thức thể hiện. Đó là tính nhạc, sự hàm xúc của ngôn từ, đó là sự linh hoạt của các thủ pháp nghệ thuật tạo cho giọng văn, lời văn sức truyền cảm lớn.

Hai đứa trẻ là tác phẩm giàu chất thơ

Chứng minh:

Nội dung: Thạch Lam chú ý khai thác và biểu hiện một cách tinh tế mạch cảm xúc, tâm trạng, tình cảm của nhân vật Liên. Ở nhân vật Liên có vẻ đẹp của tâm hồm trẻ thơ trong sáng và thuần khiết, tự nhiên như chưa từng chịu tác động tiêu cực nào của cuộc sống

+ Những rung động tinh tế trước cuộc sống xung quanh

+ Hoài niệm về quá khứ và mơ mộng với đoàn tàu

+ Lòng trắc ẩn đối với cảnh ngộ đáng thương

Nghệ thuật:

+ Thạch Lam đã sử dụng một bút pháp trữ tình đặc sắc trong lời kể, giọng kể, một bút pháp hoà hợp sự trong sáng, chính xác và dịu dàng, hoà hợp sự kín đáo và giản dị như một lời thủ thỉ vừa phải, êm đềm nhỏ nhẹ nhưng có thể phân biệt được từng âm vị.

+ Văn phong bình dị, câu văn ngắn, nhịp văn chậm rãi, thong thả.

Câu 9 :

Hiệu của Ngô Thì Nhậm là:

  • A.

    Hi Doãn

  • B.

    Ức Trai

  • C.

    Trúc Vân

  • D.

    Trọng Phủ

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Ngô Thì Nhậm tên hiệu là Hi Doãn

Câu 10 :

Nối cột A với cột B sao cho thích hợp:

“Quán rằng: “Kinh sử đã từng,

Chẳng hay thương ghét, ghét thương lẽ nào?”

“Quán rằng: “Ghét việc tầm phào,

Sớm đầu tối đánh lằng nhằng rối dân”

“Thương là thương đức thánh nhân,

Bị lời xua đuổi về nhà giáo dân”

“Xem qua kinh sử mấy lần,

Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương”.

Tư tưởng và tấm lòng của tác giả

Lời ông Quán bàn về lẽ thương

Cuộc đối thoại của ông Quán và Lục Vân Tiên

Lời ông Quán bàn về lẽ ghét

Đáp án

“Quán rằng: “Kinh sử đã từng,

Chẳng hay thương ghét, ghét thương lẽ nào?”

Cuộc đối thoại của ông Quán và Lục Vân Tiên

“Quán rằng: “Ghét việc tầm phào,

Sớm đầu tối đánh lằng nhằng rối dân”

Lời ông Quán bàn về lẽ ghét

“Thương là thương đức thánh nhân,

Bị lời xua đuổi về nhà giáo dân”

Lời ông Quán bàn về lẽ thương

“Xem qua kinh sử mấy lần,

Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương”.

Tư tưởng và tấm lòng của tác giả

Lời giải chi tiết :

- Phần 1:

“Quán rằng: “Kinh sử đã từng,

Chẳng hay thương ghét, ghét thương lẽ nào?”

=> Cuộc đối thoại của ông Quán và Vân Tiên

- Phần 2:

“Quán rằng: “Ghét việc tầm phào,

Sớm đầu tối đánh lằng nhằng rối dân”

=> Lời ông Quán về lẽ ghét

- Phần 3:

“Thương là thương đức thánh nhân,

Bị lời xua đuổi về nhà giáo dân”

=> Lời ông Quán bàn về lẽ thương

- Phần 4:

“Xem qua kinh sử mấy lần,

Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương”.

Tư tưởng và tấm lòng của tác giả

Câu 11 :

Hồ Xuân Hương từng được mệnh danh là gì?

  • A.

    Bà Chúa Thơ Nôm

  • B.

    Nữ sĩ thơ Nôm

  • C.

    Hồng Hà nữ sĩ

  • D.

    Bạch Vân cư sĩ

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Hồ Xuân Hương được mệnh danh là “Bà Chúa Thơ Nôm”

Câu 12 :

Qua bài hát nói “Bài ca phong cảnh Hương Sơn” , tác giả muốn gửi gắm điều gì?

  • A.

    Niềm say mê thắng cảnh

  • B.

    Bộc lộ sự sùng đạo

  • C.

    Tình yêu, niềm tự hào về đất nước

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Tác giả Chu Mạnh Trinh gửi gắm tình yêu, niềm tự hào về đất nước

Câu 13 :

Nguyễn Công Trứ xuất thân trong gia đình như thế nào?

  • A.

    Hán học

  • B.

    Nông dân nghèo

  • C.

    Quan lại

  • D.

    Nho học

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Nguyễn Công Trứ (1778 – 1858) xuất thân trong một gia đình Nho học.

Câu 14 :

Nội dung chính của các câu thơ dưới đây là gì?

Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây,

Một bàn cờ thế phút sa tay.

Bỏ nhà lũ trẻ lơ thơ chạy,

Mất ổ bầy chim dáo dác bay.

Bến Nghé của tiền tan bọt nước,

Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây

  • A.

    Cảnh đất nước và nhân dân khi thực dân Pháp đến xâm lược

  • B.

    Tâm trạng, thái độ của tác giả trước cảnh nước mất, nhà tan

  • C.

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D.

    Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Sáu câu thơ đầu: Cảnh đất nước và nhân dân khi thực dân Pháp đến xâm lược.

Câu 15 :

Câu nào dưới đây đúng về thể loại chiếu?

  • A.

    Một thể loại văn học lịch sử trung đại để ghi công tích các bậc danh nhân, anh hùng hoặc các sự kiện lịch sử,…

  • B.

    Một thể văn thư nhà vua dùng để ban bố mệnh lệnh cho thần dân

  • C.

    Một thể văn thư bề tôi viết đưa lên nhà vua để bày tỏ một điều gì đó với lời lẽ cung kính.

  • D.

    Một loại văn nghị luận cổ, thường do vua chúa ban ra đề triều đình và nhân dân thực hiện. Có thể do đích thân nhà vua viết nhưng thường do các văn tài võ lược viết thay vua.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Chiếu thuộc loại văn nghị luận cổ, thường do vua chúa ban ra đề triều đình và nhân dân thực hiện. Có thể do đích thân nhà vua viết nhưng thường do các văn tài võ lược viết thay vua.

Câu 16 :

Bài ca ngắn đi trên bãi cát được viết theo thể thơ:

  • A.

    Tự do

  • B.

    Thất ngôn

  • C.

    Hát nói

  • D.

    Ca hành

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Bài ca ngắn đi trên bãi cát được viết theo thể hành (ca hành). Đây là một thể thơ cổ, có tính chất tự do, phóng khoáng, không bị gò bó về số câu, độ dài của câu, niêm luật, bằng trắc, vần điệu.

Câu 17 :

Bài văn tế thường có bố cục gồm những phần nào?

  • A.

    Lung khởi, thích thực, ai vãn, kết

  • B.

    Đề, lung khởi, ai vãn, kết

  • C.

    Đề, thích thực, ai vãn, kết

  • D.

    Lung khởi, thích thực, luận, kết

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Bố cục bài văn tế thường có các phần:

- Lung khởi: cảm tưởng khái quát về người chết

- Thích thực: hồi tưởng công đức của người chết

- Ai vãn: than tiếc người chết

- Kết: nêu lên ý nghĩa và lời mời của người đứng tế đối với linh hồn của người chết.

Câu 18 :

Khi miêu tả khung cảnh phố huyện lúc về đêm, Thạch Lam sử dụng thủ pháp ngệ thuật đặc sắc nào?

  • A.

    Đối tập tương phản

  • B.

    Nhân hóa

  • C.

    So sánh

  • D.

    Tả cảnh ngụ tình

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Nghệ thuật:

- Đối lập tương phản, lấy ánh sáng tả bóng tối. Tác giả miêu tả rất nhiều ánh sáng, tuy nhiên ánh sáng rất yếu ớt, chỉ là quầng, khe, vệt, chấm và cuối cùng chỉ là hột sáng thưa thớt.

=> Tác dụng: Ánh sáng không đủ chiếu sáng, không đủ sức phá tan màn đêm, ngược lại nó làm cho đêm tối càng trở nên mênh mông hơn, càng gợi sự tàn tạ, hắt hiu.

Câu 19 :

Nội dung dưới đây đúng hay sai?

“Bài thơ Thu điếu thể hiện một tâm hồn gắn bó với thiên nhiên, đất nước, một tấm lòng yêu nước thầm kín và sâu sắc”

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Đúng

- Nguyễn Khuyến nói chuyện câu cá nhưng thực ra là để đón nhận cảnh thu, trời thu vào cõi lòng. Không gian thu tĩnh lặng, khiến ta cảm nhận về nỗi cô đơn, man mác buồn, uẩn khúc trong cõi lòng thi nhân. Nguyễn Khuyến có một tâm hồn gắn bó với thiên nhiên đất nước, một tấm lòng yêu nước thần kín mà sâu sắc.

Câu 20 :

Hãy sắp xếp lại trình tự thao tác lập luận so sánh:

Làm rõ bản chất, đặc điểm đối tượng

Xác định nội dung, đối tượng.

Tìm điểm tương đồng và điểm tương phản căn cứ vào một bình diện, một tiêu chí thống nhất.

Xác định mục đích so sánh

Đáp án

Xác định nội dung, đối tượng.

Xác định mục đích so sánh

Tìm điểm tương đồng và điểm tương phản căn cứ vào một bình diện, một tiêu chí thống nhất.

Làm rõ bản chất, đặc điểm đối tượng

Lời giải chi tiết :

Trình tự so sánh:

- Xác định nội dung, đối tượng

- Xác định mục đích so sánh

- Tìm điểm tương đồng và điểm tương phản căn cứ vào một bình diện, một tiêu chí thống nhất

- Làm rõ bản chất, đặc điểm đối tượng

Câu 21 :

Nối nội dung cột A với cột B cho thích hợp:

Giải thích

Phân tích

Chứng minh

So sánh

Bình luận

Bác bỏ

Là cách chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận để đi sâu xem xét một cách toàn diện về nội dung, hình thức của đối tượng.

Bàn bạc, đánh giá, nhận xét về một vấn đề

Trao đổi, tranh luận ý kiến được cho là sai

Là cắt nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người đó hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề

Dùng những bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ đối tượng.

Đối chiếu hai sự vật, hiện tượng, để thấy được sự giống và khác nhau giữa hai sự vật hiện tượng ấy.

Đáp án

Giải thích

Là cắt nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người đó hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề

Phân tích

Là cách chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận để đi sâu xem xét một cách toàn diện về nội dung, hình thức của đối tượng.

Chứng minh

Dùng những bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ đối tượng.

So sánh

Đối chiếu hai sự vật, hiện tượng, để thấy được sự giống và khác nhau giữa hai sự vật hiện tượng ấy.

Bình luận

Bàn bạc, đánh giá, nhận xét về một vấn đề

Bác bỏ

Trao đổi, tranh luận ý kiến được cho là sai

Phương pháp giải :

Xem lại các thao tác lập luận trong văn nghị luận

Lời giải chi tiết :

Các thao tác lập luận trong văn nghị luận:

- Giải thích: là cắt nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người đó hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề.

- Phân tích: là cách chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận để đi sâu vào xem xét một cách toàn diện về nội dung, hình thức của đối tượng.

- Chứng minh: dùng những bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng to đối tượng.

- Bình luận: bàn bạc, đánh giá, nhận xét về một vấn đề.

- Bác bỏ: trao đổi, tranh luận ý kiến được cho là sai.

- So sánh: là đối chiếu hai sự vật, hiện tượng để thấy được sự giống và khác nhau giữa hai sự vật, hiện tượng ấy.

Câu 22 :

Tự tình II thuộc thể thơ nào sau đây?

  • A.

    Thất ngôn tứ tuyệt

  • B.

    Thất ngôn bát cú

  • C.

    Cổ phong

  • D.

    Thất ngôn trường thiên

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Thể thơ : Thất ngôn bát cú

Câu 23 :

Bối cảnh giao tiếp rộng được hiểu là:

  • A.

    Bối cảnh lịch sử, xã hội, địa lý, phong tục tập quán, chính trị, …ở bên ngoài ngôn ngữ.

  • B.

    Thời gian, địa điểm cụ thể, tình huống cụ thể.

  • C.

    Gồm các sự kiện, biến cố, sự việc, hoạt động,…diễn ra trong thực tế và các trạng thái, tâm trạng, tình cảm của con người.

  • D.

    Bao gồm tất cả các yếu tố ngôn ngữ cùng có mặt trong văn bản, đi trước hoặc sau một yếu tô ngôn ngữ nào đó.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Bối cảnh giao tiếp rộng (còn gọi là bối cảnh văn hóa): Bối cảnh xã hội, lịch sử, địa lý, phong tục, tập quán, chính trị,…ở bên ngoài ngôn ngữ.

Câu 24 :

Câu thơ “Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

  • A.

    Nhân hóa

  • B.

    Hoán dụ

  • C.

    Nói tránh

  • D.

    Ẩn dụ

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

“Vào lồng” là hình ảnh ẩn dụ, diễn tả cuộc đời làm quan, coi thường danh lợi của Nguyễn Công Trứ. Làm quan được xem là bị giam hãm trong lồng, mất tự do, nhưng đó là điều kiện để bộ lộ tà năng, hoài bão, trọn nghĩa vua tôi.

Câu 25 :

Thể loại văn học nào mới xuất hiện trong giai đoạn 1930 – 1945?

  • A.

    Tiểu thuyết chương hồi

  • B.

    Hát nói, kịch, biểu, cáo

  • C.

    Phóng sự, phê bình văn học

  • D.

    Tiểu thuyết, truyện thơ

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Thể loại văn học mới xuất hiện: phóng sự, phê bình văn học.

Câu 26 :

Nhận định nào không đúng về thơ Hồ Xuân Hương?

  • A.

    Hồ Xuân Hương có tài năng viết thơ bằng chữ Nôm.

  • B.

    Tài năng thơ Nôm của Hồ Xuân Hương: thơ Đường luật viết bằng tiếng Việt, cách dùng từ ngữ, hình ảnh giản dị, giàu sức biểu cảm, táo bạo mà tinh tế.

  • C.

    Thơ Hồ Xuân Hương là tiếng nói tâm tình của người phụ nữ, thể hiện một bản lĩnh sống mạnh mẽ, khác thường.

  • D.

    Hồ Xuân Hương chỉ viết thơ bằng chữ Nôm. Vì vậy, bà được mệnh danh là “Bà Chúa thơ Nôm”.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại tiểu dẫn SGK - 18

Lời giải chi tiết :

Sáng tác của Hồ Xuân Hương gồm cả chữ Nôm và chữ Hán.

Câu 27 :

Hình ảnh người đi trên bãi cát được tác giả miêu tả  như thế nào?

  • A.

    Vất vả, khó nhọc, gian truân

  • B.

    Không gian đường xa, bị bao vây bởi núi sông, biển

  • C.

    Mặt trời lặn rồi vẫn còn đi

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Hình ảnh người đi trên bãi cát:

+ Đi một bước như lùi một bước: nỗi vất vả khó nhọc

+ Không gian đường xa, bị bao vây bởi núi sông, biển

+ Thời gian: Mặt trời lặn vẫn còn đi

+ Nước mắt rơi: khó nhọc, gian truân

=> Cảnh con đường đi xa xôi mờ mịt, đó cũng chính là con đường đời, con đường đi đến danh lợi của kẻ sĩ. Người đi trên con đường đó, trầy trật khó khăn, đi tất tả, vội vã không kể thời gian, đi với tâm trạng mệt mỏi, chán chường.

Câu 28 :

Nối nội dung ở cột A với cột B sao cho phù hợp:

“Tiếng chống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ;…cười khanh khách nhỏ dần về phía làng”.

“Trời đã bắt đầu đêm….có những cảm giác mơ hồ không hiểu”.

“Trống cầm canh ở huyện… tịch mịch và đầy bóng tối”.

Cảnh phố huyện về đêm

Cảnh chuyến tàu đêm đi qua phố huyện

Cảnh phố huyện lúc chiều xuống

Đáp án

“Tiếng chống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ;…cười khanh khách nhỏ dần về phía làng”.

Cảnh phố huyện lúc chiều xuống

“Trời đã bắt đầu đêm….có những cảm giác mơ hồ không hiểu”.

Cảnh phố huyện về đêm

“Trống cầm canh ở huyện… tịch mịch và đầy bóng tối”.

Cảnh chuyến tàu đêm đi qua phố huyện

Lời giải chi tiết :

Bố cục:

- Phần 1: “Tiếng chống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ;…cười khanh khách nhỏ dần về phía làng” : cảnh phố huyện lúc chiều xuống.

- Phần 2: “Trời đã bắt đầu đêm….có những cảm giác mơ hồ không hiểu” : cảnh phố huyện về đêm.

- Phần 3: “ Trống cầm canh ở huyện… tịch mịch và đầy bóng tối” : cảnh chuyến tàu đêm đi qua phố huyện.

Câu 29 :

Nhận định nào sau đây đúng về Tú Xương?

  • A.

    Là người con có hiếu, người thầy mẫu mực, sống theo đạo nghĩa.

  • B.

    Là con người giàu năng lực, có cốt cách tài tử phong lưu, biết sống và dám sống, không ngần ngại khẳng định cá tính của mình.

  • C.

    Là con người cần cù, chăm chỉ, thông minh, đạt vinh quang trong thi cử.

  • D.

    Là con người có cá tính đầy góc cạnh, phóng túng, không chịu gò mình vào khuôn sáo trường quy. Tuy nhiên, cuộc đời ông lại ngắn ngủi, nhiều gian truân.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Tú Xương là con người có cá tính đầy góc cạnh, phóng túng, không chịu gò bó mình vào khuôn sáo trường quy. Tuy nhiên, cuộc đời ông lại ngắn ngủi, nhiều gian truân. Tuy chỉ sống 37 năm và chỉ đỗ tú tài nhưng sự nghiệp thơ ca của công đã trở thành bất tử.

Câu 30 :

Câu thơ “Lặn lội thân cò khi quãng vắng” trong bài Thương vợ có nội dung gần với câu ca dao nào nhất?

  • A.

    Nước non lận đận một mình / Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.

  • B.

    Con cò lặn lội bờ sông / Ghánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non.

  • C.

    Con cò mà đi ăn đêm / Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.

  • D.

    Cái cò là cái cò con / Mẹ đi xúc tép để con ở nhà.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

So sánh nội dung của câu thơ trong bài thơ với câu ca dao.

Lời giải chi tiết :

Câu thơ “Lặn lội thân cò khi quãng vắng” có nội dung gần với câu ca dao “Con cò lặn lội bờ sông/ Ghánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non”.

Câu 31 :

Năm 37 tuổi Nguyễn Khuyến đỗ Hội nguyên, Đình nguyên, Đệ nhị giáp tiến sĩ (Hoàng giáp). Đó là khoa thi nào sau đây?

  • A.

    Khoa Tân Mùi (1871)

  • B.

    Khoa Mậu Tí (1888)

  • C.

    Khoa Nhâm Thìn (1892)

  • D.

    Khoa Đinh Dậu (1897)

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Năm 1871, Nguyễn Khuyến đỗ đầu cả thi Hội và thi Đình. Do dỗ đầu cả ba kì thi nên ông được gọi là Tam Nguyên Yên Đổ.

Câu 32 :

Người đời đánh giá cao Nguyễn Khuyến ở những khía cạnh nào sau đây?

  • A.

    Tài năng, nhân cách thanh cao, có tấm lòng yêu nước thương dân

  • B.

    Sớm lui khỏi quan trường để giữ gìn khí tiết

  • C.

    Từng tỏ thái độ kiên quyết không hợp tác với thực dân Pháp

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Nguyễn Khuyến là người có tài năng, có cốt cách thanh cao, có tấm lòng yêu nước thương dân, từng bày tỏ thái độ kiên quyết không hợp tác với thực dân Pháp. Vì vậy, ông được người đời rất kính trọng, đề cao.

Câu 33 :

Đáp án nào không thể hiện nội dung đúng của hai câu thực trong bài thơ Tự tình :

A. Cảnh tình Xuân Hương thể hiện qua hình tượng chứa đựng hai lần bi kịch: Trăng sắp tàn (bóng xế) mà vẫn “khuyết chưa tròn”.

B. Với Xuân Hương, tuổi xuân đã đi qua mà nhân duyên không trọn vẹn.

C. Hương rượu chỉ càng gợi thêm sự cô đơn và cái bẽ bàng của phận hẩm duyên.

D. Hương rượu giúp Xuân Hương quên đi số phận bất hạnh của mình

E. Vòng luẩn quẩn, bế tắc, tình duyên trở thành trò đùa của tạo hóa.

F. Xuân Hương hai lần làm lẽ

Đáp án

D. Hương rượu giúp Xuân Hương quên đi số phận bất hạnh của mình

F. Xuân Hương hai lần làm lẽ

Lời giải chi tiết :

- Cảnh tình Xuân Hương thể hiện qua hình tượng chứa đựng hai lần bi kịch: Trăng sắp tàn (bóng xế) mà vẫn “khuyết chưa tròn”. Với Xuân Hương, tuổi xuân đã đi qua mà nhân duyên không trọn vẹn.

- Hương rượu chỉ càng gợi thêm sự cô đơn và cái bẽ bàng của phận hẩm duyên.

- Cụm từ “say lại tỉnh” gợi lên cái vòng luẩn quẩn, tình duyên trở thành trò đùa của tạo hóa

Câu 34 :

Nối cột A với nội dung cột B sao cho phù hợp với bài thơ Chạy giặc của Nguyễn Đình Chiểu:

Hai câu đề

Hai câu thực

Hai câu luận

Hai câu kết

Lời kêu gọi tha thiết lòng yêu nước trong mỗi người để hành động chống kẻ thù xâm lược.

Cảnh trù phú, tươi đẹp, bình yên trước kia đã bị hủy diệt đến kiệt cùng, tan hoang.

Giặc đến phá tan cuộc sống yên bình của nhân dân. Đất nước rơi vào cảnh khốn cùng.

Cảnh chạy giặc trong nỗi kinh hoàng của nhân dân

Đáp án

Hai câu đề

Giặc đến phá tan cuộc sống yên bình của nhân dân. Đất nước rơi vào cảnh khốn cùng.

Hai câu thực

Cảnh chạy giặc trong nỗi kinh hoàng của nhân dân

Hai câu luận

Cảnh trù phú, tươi đẹp, bình yên trước kia đã bị hủy diệt đến kiệt cùng, tan hoang.

Hai câu kết

Lời kêu gọi tha thiết lòng yêu nước trong mỗi người để hành động chống kẻ thù xâm lược.

Lời giải chi tiết :

- Hai câu đề: Giặc đến tàn phá cuộc sống yên bình của nhân dân. Đất nước rơi vào cảnh khốn cùng.

- Hai câu thực: Cảnh chạy giặc trong nỗi kinh hoàng của nhân dân.

- Hai câu luận: Cảnh trù phú, tươi đẹp, bình yên trước kia đã bị hủy diệt đến kiệt cùng, tan hoang.

- Hai câu kết: Lời kêu gọi tha thiết lòng yêu nước trong mỗi người để hành động chống kẻ thù xâm lược.

Câu 35 :

Hai câu luận trong Thương vợ đã sử dụng sáng tạo:

  • A.

    Thành ngữ “năm nắng mười mưa” và “một duyên hai nợ”

  • B.

    Tục ngữ “năm nắng mười mưa” và “một duyên hai nợ”

  • C.

    Ca dao “năm nắng mười mưa” và “một duyên hai nợ”

  • D.

    Danh ngôn “năm nắng mười mưa” và “một duyên hai nợ”

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Tú Xương đã vận dụng rất sáng tạo hai thành ngữ “năm nắng mười mưa” và “một duyên hai nợ”, đối xứng nhau hài hòa, màu sắc dân gian đậm đà trong cảm nhận và ngôn ngữ biểu đạt.

Câu 36 :

“Rượu ngon không có bạn hiền,

Không mua không phải không tiền không mua.

Câu thơ nghĩ đắn đo không viết,

Viết ai đưa, ai biết mà đưa”

Bốn câu thơ trên sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

Nhân hóa

Kết cấu trùng điệp

Điệp ngữ

Đáp án B và C

Tất cả các đáp án trên

Đáp án

Đáp án B và C

Lời giải chi tiết :

- Nghệ thuật được sử dụng: kết cấu trùng điệp, điệp ngữ.

=> Tác dụng: tạo cảm giác nức nở, sự trống vắng đến ngẹn ngào, chua xót , nỗi tiếc bạn không nguôi trong tâm trạng của Nguyễn Khuyến khi nghe tin bạn mất.

Câu 37 :

Điểm giống nhau giữa bài thơ “ Bài ca ngất ngưởng” (Nguyễn Công Trứ) và bài thơ “Sa hành đoản ca” (Cao Bá Quát) là gì?

Đều bộc lộ bản lĩnh, phong cách cá nhân

Đều bộ lộ nhân cách của những nhà Nho chân chính, biết lễ nghĩa, lo nghĩ cho quyền lợi của đất nước, nhân dân.

Đều là thể hát nói

Tất cả đều đúng

Đáp án A và B

Đáp án

Đáp án A và B

Phương pháp giải :

Giống nhau về tư tưởng, nhân cách của hai tác giả.

Lời giải chi tiết :

“Bài ca ngắn đi trên bãi cát” (Cao Bá Quát) và “Bài ca ngất ngưởng” (Nguyễn Công Trứ) hai tác phẩm thấm đẫm vẻ đẹp nhân cách của nhà Nho chân chính

Chứng minh:

- Thể hiện quan điểm của mình về con đường danh lợi

- Khẳng định phong cách cá nhân


Cùng chủ đề:

Đề kiểm tra 15 phút môn Văn lớp 11 HK II đề số 3 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút môn Văn lớp 11 HK II đề số 4 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút môn Văn lớp 11 HK II đề số 5 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Văn lớp 11 - Đề số 1 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Văn lớp 11 - Đề số 2 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Văn lớp 11 - Đề số 3 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Văn lớp 11 - Đề số 4 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Văn lớp 11 - Đề số 5 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Văn lớp 11 - Đề số 1 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Văn lớp 11 - Đề số 2 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Văn lớp 11 - Đề số 3 có đáp án và lời giải chi tiết