Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Văn lớp 11 - Đề số 2
Đề bài
Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi
Người Âu Tây tự hào về thế Sonnê, người Trung Quốc tự hào về thơ Đường luật, người Nhật Bản tự hào về thơ Haiku... thì người Việt Nam có quyền tự hào về thể Lục bát. Lục bát là niềm kiêu hãnh của thơ Việt.
Nếu tâm hồn một dân tộc thường gửi trọn vào thi ca của dân tộc mình, thì lục bát là thể thơ mà phần hồn của dân Việt đã nương náu ở đó nhiều nhất, sâu nhất. Có thể nói, người Việt sống trong bầu thi quyền lục bát. Dân ta nói vẫn nói về chủ yếu bằng lục bát. Dân ta đối đáp giao duyên, than thân trách phận, tranh đấu tuyên truyền chủ yếu bằng lục bát. Và dân ta hát ru các thế hệ, truyền nguồn sữa tinh thần của giống nòi cho lớp lớp cháu con cũng chủ yếu bằng lục bát. Lục bát là phương tiện phổ dụng để người Việt giải toả tâm sự, ki thác tâm trạng, thăng hoa tâm hồn. Gần với tiếng Việt, gắn với hồn Việt, thơ lục bát đã thuộc về bản sắc dân tộc này. Trong thời buổi hội nhập, toàn cầu hoá hiện nay, dường như đang có hai thái độ trái ngược đối với lục bát. Lắm kẻ thờ ơ, hoài nghi khả năng của lục bát. Họ thành kiến rằng lục bát là thể thơ quá gò bó về vấn luật, về thanh luật, về tiết tấu; nó đơn điệu, nó bằng phẳng, quê mùa. Nhiều người đã nhận thấy ở lục bát những ưu thể không thể thơ nào có được. Họ đã tìm về lục bát
(...) Đọc thơ lục bát thế kỉ qua, có thể thấy rõ rệt, càng về sau, dáng điệu lục bát càng trẻ trung, hơi thở lục bát càng hiện đại hơn so với hồi đầu. Điều đó là bằng chứng khẳng định lục bát vẫn trường tồn, lục bát vẫn gắn bó máu thịt với tâm hồn Việt trên con đường hiện đại. Chừng nào tre còn xanh, sen còn ngát, chừng nào tà áo dài còn tha thướt, tiếng đàn bầu còn ngân nga, chừng ấy những điệu lụcbát vẫn tiếp tục sinh sôi trên xứ sở này.
(Chu văn Sơn)
Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?
-
A.
Phong cách ngôn ngữ chính luận
-
B.
Phong cách ngôn ngữ báo chí
-
C.
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
-
D.
Phong cách ngôn ngữ khoa học
Chủ đề của đoạn văn bản trên là:
-
A.
Thơ lục bát là niềm kiêu hãnh của thơ ca Việt Nam, đậm đà bản sắc dân tộc và sự hiện đại của thể thơ này trong thời đại ngày nay.
-
B.
Vai trò của thơ lục bát trong đời sống
-
C.
Thơ lục bát trong văn học xưa và nay
-
D.
Sự cạnh tranh của các thể loại văn học
Đoạn văn “Dân ta nói vần nói về chủ yếu bằng lục bát. Dân ta đối đáp giao duyên, than thân trách phận, tranh đấu tuyên truyền chủ yếu bằng lục bát. Và dân ta hát ru các thế hệ, truyền nguồn sữa tinh thần của giống nòi cho lớp lớp cháu con cũng chủ yếu bằng lục bát...” đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
-
A.
Nhân hóa
-
B.
So sánh
-
C.
Điệp cấu trúc
-
D.
Điệp vòng
Vì sao tác giả cho rằng “Chừng nào tre còn xanh, sen còn ngát, chừng nào tà áo dài còn tha thướt, tiếng đàn bầu còn ngân nga, chừng ấy những điệu lục bát vẫn tiếp tục sinh sôi trên xứ sở này ” ?
Đáp án nào không được tác giả nhắc đến trong bài:
-
A.
Lục bát là thể thơ mà phần hồn của người dân Việt nương náu ở đó nhiều nhất, sâu nhất
-
B.
Gắn với tiếng Việt, gắn với hồn Việt, thơ lục bát đã thuộc về bản sắc dân tộc.
-
C.
Thơ lục bát trẻ trung, hiện đại hơn so với hồi đầu.
-
D.
Lục bát gắn bó với tiếng Việt. Chừng nào tiếng Việt còn, thơ lục bát còn.
Trong bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát , hình ảnh bãi cát dài mang ý nghĩa biểu tượng cho điều gì?
-
A.
Bãi cát thực mênh mông, xa xôi
-
B.
Con đường đầy khó khăn mà con người phải vượt qua để đi đến đích. Muốn tìm được chân lí, tìm được cái đích thực có ý nghĩa cho cuộc đời, con người ta phải trải qua vô vàn khó khăn, thử thách.
-
C.
Cát xuất hiện ở những nơi tác giả đi qua, tượng trưng cho sự nghèo khổ của nhân dân.
-
D.
Đáp án A và B
Về thể loại, Hương Sơn phong cảnh ca giống bài thơ nào sau đây?
-
A.
Vịnh khoa thi Hương (Trần Tế Xương)
-
B.
Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ)
-
C.
Sa hành đoản ca (Cao Bá Quát)
-
D.
Lẽ ghét thương (Nguyễn Khuyến)
Điền các từ trong bảng vào đoạn văn dưới đây để hoàn chỉnh tóm tắt truyện ngắn Hai đứa trẻ.
Em có nhận xét gì về nghệ thuật đặc sắc của bài thơ Tự tình II?
-
A.
Kết cấu bài thơ phù hợp với tâm trạng chủ thể trữ tình
-
B.
Thủ pháp nghệ thuật phóng đại được sử dụng hiệu quả
-
C.
Nhiều hình ảnh ước lệ
-
D.
Ngôn ngữ thơ Nôm bình dị, hình ảnh gợi cảm, giàu màu sắc, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc
Tài năng Ngô Thì Nhậm được phát huy cao độ trong giai đoạn nào?
-
A.
Phò tá vua Quang Trung
-
B.
Phò tá chúa Trịnh
-
C.
Phò tá vua Lê
-
D.
Tất cả đều sai
Ý nào sau đây không nói về đặc điểm nổi bật con người của Cao Bá Quát?
-
A.
Được người đời tôn vinh là "Thánh Quát"
-
B.
Nổi tiếng hay chữ, viết chữ đẹp.
-
C.
Có tài năng, bản lĩnh.
-
D.
Có thái độ sống ngất ngưởng, ngông ngạo, khinh bạc.
Có ý kiến cho rằng: “Nguyễn Khuyến là bậc thầy trong việc sử dụng ngôn ngữ và hình ảnh nhất là trong việc tả cảnh sắc thiên nhiên. Ông được mệnh danh là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam vì những người, cảnh, vật qua cảm nhận của ông đều đậm đà phong vị của quê hương đất nước”. Ý kiến trên đúng hay sai?
Ngôn ngữ trong bài thơ Khóc Dương Khuê:
-
A.
Ngôn ngữ trang trọng, cổ điển.
-
B.
Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc mà chân thành, trân trọng.
-
C.
Ngôn ngữ sắc sảo, triết lí cao.
-
D.
Ngôn ngữ khẩu ngữ
Nội dung chính của các câu thơ dưới đây là:
Chừng giang sơn còn đợi ai đây,
Hay tạo hóa khéo ra tay sếp đặt.
Lần tràng hạt niệm Nam mô Phật,
Cửa từ bi công đức biết là bao!
Càng trông phong cảnh càng yêu.
-
A.
Giới thiệu khái quát cảnh Hương Sơn
-
B.
Tả cảnh Hương Sơn
-
C.
Suy niệm của tác giả
-
D.
Tất cả các đáp ám trên
Nội dung nào dưới đây đúng về tác giả Lê Hữu Trác?
-
A.
Ông là một danh y, không chỉ chữa bệnh mà còn soạn sách và mở trường dạy nghề thuốc để truyền bá y học
-
B.
Ông là người có tài năng, có cốt cách thanh cao, có tấm lòng yêu nước thương dân, từng bày tỏ thái độ kiên quyết không hợp tác với chính quyền thực dân Pháp
-
C.
Ông là người có tài năng trên nhiều lĩnh vực hoạt động xã hội, từ văn hóa đến kinh tế, chính trị
-
D.
Tuy ông bị mù hai mắt, ông vẫn mở trường dạy học, bốc thuốc chữa bệnh cho dân
Đâu là tác giả Nguyễn Công Trứ?
A.
B.
C.
Nối cột A với nội dung cột B sao cho phù hợp:
A. Mở bài
B. Thân bài
C. Kết bài
1. Sắp xếp các luận điểm, luận cứ trong luận điểm theo một trình tự logic ( quan hệ chỉnh thể - bộ phận, quan hệ nhân – quả, diễn biến tâm trạng,…)
2. Tóm lược nội dung đã trình bày, khẳng định giá trị của tác phẩm văn học hoặc nêu những nhận định, bình luận, nhằm khơi gợi suy nghĩ cho người đọc.
3. Giới thiệu và định hướng triển khai vấn đề
Nội dung dưới đây đúng hay sai?
“Triều đình Tự Đức tích cực thực thi những tư tưởng đổi mới trong bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ”.
Câu “Súng giặc đất rền; lòng dân trời tỏ” gợi cho em liên tưởng đến câu thơ nào trong bài thơ Chạy giặc (Nguyễn Đình Chiểu)
-
A.
“Một bàn cờ thế phút sa tay”
-
B.
“Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy”
-
C.
“Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây”
-
D.
“Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây”
Đâu không phải là bài thơ của Nguyễn Khuyến?
-
A.
Thu điếu
-
B.
Thu ẩm
-
C.
Sang thu
-
D.
Thu vịnh
Nhận định sau đây về hai câu đề bài thơ Thương vợ đúng hay sai?
“Chồng cũng là một đứa con còn dại, phải nuôi. Đếm con, năm con chứ ai lại đếm chồng, một chồng – tại vì phải nuôi như nuôi con cho nên mới liệt ngang hàng mà đếm để nuôi đủ”.
Câu thơ “Trơ cái hồng nhan với nước non” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
-
A.
Đảo ngữ
-
B.
Nhân hóa
-
C.
So sánh
-
D.
Hoán dụ
Nối nội dung cột A với cột B cho thích hợp:
Giải thích
Phân tích
Chứng minh
So sánh
Bình luận
Bác bỏ
Là cách chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận để đi sâu xem xét một cách toàn diện về nội dung, hình thức của đối tượng.
Bàn bạc, đánh giá, nhận xét về một vấn đề
Trao đổi, tranh luận ý kiến được cho là sai
Là cắt nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người đó hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề
Dùng những bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ đối tượng.
Đối chiếu hai sự vật, hiện tượng, để thấy được sự giống và khác nhau giữa hai sự vật hiện tượng ấy.
Địa điểm bà Tú thường buôn bán là:
-
A.
Trên thuyền
-
B.
Chợ
-
C.
Mom sông
-
D.
Cổng làng
Đáp án không phải nội dung của bộ phận văn học không công khai?
-
A.
Đấu tranh chống thực dân và tay sai
-
B.
Thể hiện nguyện vọng của dân tộc là độc lập tự do
-
C.
Thể hiện cái tôi trữ tình đầy cảm xúc, những khát vọng và ước mơ
-
D.
Biểu lộ nhiệt tình vì đất nước
Điền từ thích hợp vào sơ đồ sau để hoàn thành tóm tắt đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh
Vì sao trong “Chiếu cầu hiền” tác giả không đề cập đến những sĩ phu không hợp tác với triều đình?
-
A.
Vua Quang Trung cho đó là chuyện nhỏ, không đáng quan tâm
-
B.
Vì số người chống đối ít, không đủ sức mạnh để chống lại
-
C.
Vì vua Quang Trung chủ trương hòa giải, khoan dung để chiêu hiền đãi sĩ để tạo sức mạnh và xây dựng đất nước
-
D.
Vì vua không muốn gây mất đoàn kết dân tộc
Gía trị nội dung của Chiếu cầu hiền là:
-
A.
Tác phẩm là một văn kiện quan trọng thể hiện chủ trương đúng đắn của Nguyễn Huệ nhằm động viên tri thức Bắc Hà tham gia xây dựng đất nước
-
B.
Tác phẩm là một văn kiện quan trọng thể hiện chủ trương đúng đắn của Ngô Thì Nhậm nhằm động viên tri thức Bắc Hà tham gia xây dựng đất nước
-
C.
Tác phẩm là một văn kiện quan trọng thể hiện chủ trương đúng đắn của Nguyễn Huê nhằm động viên quân Tây Sơn tham gia xây dựng đất nước
-
D.
Tác phẩm là một văn kiện quan trọng thể hiện chủ trương đúng đắn của Nguyễn Huệ nhằm động viên quân Bắc Hà đi thi ra làm quan
Câu “Súng giặc đất rền; lòng dân trời tỏ” sử dụng nghệ thuật gì?
-
A.
Nghệ thuật đối
-
B.
Đảo ngữ
-
C.
Liệt kê
-
D.
Ẩn dụ
Tại sao trong các sĩ phu lại có người không phục vua Quang Trung?
-
A.
Vua Quang Trung không biết phép trị nước
-
B.
Vua Quang Trung có xuất thân từ tầng lớp bình dân
-
C.
Vua Quang Trung không thông hiểu đạo Nho
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Các nhân vật không được tác giả nhắc đến trong đoạn trích Lẽ ghét thương là:
Khổng Tử, Nhan Tử, Đồng Tử
Vương Chiêu Quân
Gia Cát
Nguyên Lượng
Tây Thi
Hàn Dũ
Liêm, Trạc
Có hai kiểu so sánh, đó là:
-
A.
So sánh tương đồng
-
B.
So sánh tương cận
-
C.
So sánh tương phản
-
D.
Đáp án A và C
Người đương thời tôn Cao Bá Quát là:
-
A.
Thần Quát
-
B.
Thánh Quát
-
C.
Cả hai đáp án trên đều đúng
-
D.
Cả hai đáp án trên đều sai
Tìm ý cần xác đinh:
A. Xác định giá trị nội dung và tư tưởng
B. Xác định nghệ thuật
C. Xác định dung lượng
D. Đáp án A và B
E. Tất cả các đáp án trên
“Tam Nguyên Yên Đổ” là biệt danh mà người ta dùng để nói đến nhà khoa bảng nào sau đây trong lịch sử khoa cử phong kiến Việt Nam thời Trung đại?
-
A.
Nguyễn Hiền
-
B.
Nguyễn Thượng Hiền
-
C.
Nguyễn Khuyến
-
D.
Nguyễn Bỉnh Khiêm
Nhận định sau đây đúng hay sai?
“Nguyễn Công Trứ là người kế thừa và phát triển cho hát nói một nội dung phù hợp với chức năng và cấu trúc của nó”
Câu văn nào cho thấy rõ nhất niềm chờ mong khắc khoải người hiền ra giúp nước của vua Quang Trung?
-
A.
“Hay trẫm ít đức không đáng để phò tá chăng?”
-
B.
“Chiếu này ban xuống, các bận quan viên lớn nhỏ, cùng với thứ dân trăm họ, người nào có tài năng học thuật, mưu hay hơn đời, cho phép được dâng sớ tâu bày sự viêc”
-
C.
“Nay trẫm đang ghé chiếu lắng nghe, ngày đêm mong mỏi, nhưng những người học rộng tài cao chưa thấy có ai tìm đến”
-
D.
“Hay đang thời đổ nát không thể ra phụng sự vương hầu chăng?”
Vào phủ chúa Trịnh trích từ tác phẩm nào dưới đây?
-
A.
Vũ trung tùy bút
-
B.
Thượng kinh kí sự
-
C.
Bạch Vân am tập
-
D.
Vân Đài loại ngừ
Có ý kiến cho rằng: “Nguyễn Khuyến là bậc thầy trong việc sử dụng ngôn ngữ và hình ảnh nhất là trong việc tả cảnh sắc thiên nhiên. Ông được mệnh danh là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam vì những người, cảnh, vật qua cảm nhận của ông đều đậm đà phong vị của quê hương đất nước”. Ý kiến trên đúng hay sai?
Điểm giống nhau giữa bài thơ “ Bài ca ngất ngưởng” (Nguyễn Công Trứ) và bài thơ “Sa hành đoản ca” (Cao Bá Quát) là gì?
Đều bộc lộ bản lĩnh, phong cách cá nhân
Đều bộ lộ nhân cách của những nhà Nho chân chính, biết lễ nghĩa, lo nghĩ cho quyền lợi của đất nước, nhân dân.
Đều là thể hát nói
Tất cả đều đúng
Đáp án A và B
Điểm giống nhau giữa hai tác phẩm “Chiếu cầu hiền” (Ngô Thì Nhậm) và “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” (Thân Nhân Trung)
-
A.
Đều viết về người hiền
-
B.
Đề cao vai trò của người hiền đối với việc xây dựng đất nước.
-
C.
Đều viết thay vua
-
D.
Tất cả đều đúng
Lời giải và đáp án
Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi
Người Âu Tây tự hào về thế Sonnê, người Trung Quốc tự hào về thơ Đường luật, người Nhật Bản tự hào về thơ Haiku... thì người Việt Nam có quyền tự hào về thể Lục bát. Lục bát là niềm kiêu hãnh của thơ Việt.
Nếu tâm hồn một dân tộc thường gửi trọn vào thi ca của dân tộc mình, thì lục bát là thể thơ mà phần hồn của dân Việt đã nương náu ở đó nhiều nhất, sâu nhất. Có thể nói, người Việt sống trong bầu thi quyền lục bát. Dân ta nói vẫn nói về chủ yếu bằng lục bát. Dân ta đối đáp giao duyên, than thân trách phận, tranh đấu tuyên truyền chủ yếu bằng lục bát. Và dân ta hát ru các thế hệ, truyền nguồn sữa tinh thần của giống nòi cho lớp lớp cháu con cũng chủ yếu bằng lục bát. Lục bát là phương tiện phổ dụng để người Việt giải toả tâm sự, ki thác tâm trạng, thăng hoa tâm hồn. Gần với tiếng Việt, gắn với hồn Việt, thơ lục bát đã thuộc về bản sắc dân tộc này. Trong thời buổi hội nhập, toàn cầu hoá hiện nay, dường như đang có hai thái độ trái ngược đối với lục bát. Lắm kẻ thờ ơ, hoài nghi khả năng của lục bát. Họ thành kiến rằng lục bát là thể thơ quá gò bó về vấn luật, về thanh luật, về tiết tấu; nó đơn điệu, nó bằng phẳng, quê mùa. Nhiều người đã nhận thấy ở lục bát những ưu thể không thể thơ nào có được. Họ đã tìm về lục bát
(...) Đọc thơ lục bát thế kỉ qua, có thể thấy rõ rệt, càng về sau, dáng điệu lục bát càng trẻ trung, hơi thở lục bát càng hiện đại hơn so với hồi đầu. Điều đó là bằng chứng khẳng định lục bát vẫn trường tồn, lục bát vẫn gắn bó máu thịt với tâm hồn Việt trên con đường hiện đại. Chừng nào tre còn xanh, sen còn ngát, chừng nào tà áo dài còn tha thướt, tiếng đàn bầu còn ngân nga, chừng ấy những điệu lụcbát vẫn tiếp tục sinh sôi trên xứ sở này.
(Chu văn Sơn)
Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?
-
A.
Phong cách ngôn ngữ chính luận
-
B.
Phong cách ngôn ngữ báo chí
-
C.
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
-
D.
Phong cách ngôn ngữ khoa học
Đáp án: C
Xem lại văn bản và các phong cách ngôn ngữ đã học
Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
Chủ đề của đoạn văn bản trên là:
-
A.
Thơ lục bát là niềm kiêu hãnh của thơ ca Việt Nam, đậm đà bản sắc dân tộc và sự hiện đại của thể thơ này trong thời đại ngày nay.
-
B.
Vai trò của thơ lục bát trong đời sống
-
C.
Thơ lục bát trong văn học xưa và nay
-
D.
Sự cạnh tranh của các thể loại văn học
Đáp án: A
Xem lại nội dung văn bản
Chủ đề văn bản: Thơ lục bát là niềm kiêu hãnh của thơ ca Việt Nam, đậm đà bản sắc dân tộc và sự hiện đại của thể thơ này trong thời đại ngày nay.
Đoạn văn “Dân ta nói vần nói về chủ yếu bằng lục bát. Dân ta đối đáp giao duyên, than thân trách phận, tranh đấu tuyên truyền chủ yếu bằng lục bát. Và dân ta hát ru các thế hệ, truyền nguồn sữa tinh thần của giống nòi cho lớp lớp cháu con cũng chủ yếu bằng lục bát...” đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
-
A.
Nhân hóa
-
B.
So sánh
-
C.
Điệp cấu trúc
-
D.
Điệp vòng
Đáp án: C
Xem lại các biện pháp nghệ thuật đã học
Nghệ thuật: điệp cấu trúc dân ta….
Tác dụng: Nhịp văn nhanh, giọng văn sôi nổi; nhấn mạnh vào sức sống của thể thơ lục bát trong đời sống tinh thần của người Việt.
Vì sao tác giả cho rằng “Chừng nào tre còn xanh, sen còn ngát, chừng nào tà áo dài còn tha thướt, tiếng đàn bầu còn ngân nga, chừng ấy những điệu lục bát vẫn tiếp tục sinh sôi trên xứ sở này ” ?
Đáp án nào không được tác giả nhắc đến trong bài:
-
A.
Lục bát là thể thơ mà phần hồn của người dân Việt nương náu ở đó nhiều nhất, sâu nhất
-
B.
Gắn với tiếng Việt, gắn với hồn Việt, thơ lục bát đã thuộc về bản sắc dân tộc.
-
C.
Thơ lục bát trẻ trung, hiện đại hơn so với hồi đầu.
-
D.
Lục bát gắn bó với tiếng Việt. Chừng nào tiếng Việt còn, thơ lục bát còn.
Đáp án: D
Xem lại nội dung văn bản
Tác giả cho rằng “Chừng nào tre còn xanh, sen còn ngát, chừng nào tà áo dài còn tha thướt, tiếng đàn bầu còn ngân nga, chừng ấy những điệu lục bát vẫn tiếp tục sinh sôi trên xứ sở này, bởi:
Lục bát là thể thơ mà phần hồn của dân Việt đã nương náu ở đó nhiều nhất, sâu nhất. Gắn với tiếng Việt, gắn với hồn Việt, thơ lục bát đã thuộc về bản sắc dân tộc.
Càng về sau, dáng điệu lục bát càng trẻ trung, hơi thở lục bát càng hiện đại so với hồi đầu. Điều đó là bằng chứng khẳng định lục bát vẫn trường tồn, lục bát gắn bó máu thịt với tâm hồn Việt trên con đường hiện đại.
Trong bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát , hình ảnh bãi cát dài mang ý nghĩa biểu tượng cho điều gì?
-
A.
Bãi cát thực mênh mông, xa xôi
-
B.
Con đường đầy khó khăn mà con người phải vượt qua để đi đến đích. Muốn tìm được chân lí, tìm được cái đích thực có ý nghĩa cho cuộc đời, con người ta phải trải qua vô vàn khó khăn, thử thách.
-
C.
Cát xuất hiện ở những nơi tác giả đi qua, tượng trưng cho sự nghèo khổ của nhân dân.
-
D.
Đáp án A và B
Đáp án : B
Hình ảnh “bãi cát dài” biểu tượng cho con đường đầy khó khăn mà con người phải vượt qua để đi đến đích. Muốn tìm được chân lí, tìm được cái đích thực có ý nghĩa cho cuộc đời, con người ta phải trải qua vô vàn khó khăn, thử thách.
Về thể loại, Hương Sơn phong cảnh ca giống bài thơ nào sau đây?
-
A.
Vịnh khoa thi Hương (Trần Tế Xương)
-
B.
Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ)
-
C.
Sa hành đoản ca (Cao Bá Quát)
-
D.
Lẽ ghét thương (Nguyễn Khuyến)
Đáp án : B
Xem lại thể lọai của các bài thơ
Về thể loại, Hương Sơn phong cảnh ca giống thể loại bài thơ Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ), cùng là thể hát nói.
Điền các từ trong bảng vào đoạn văn dưới đây để hoàn chỉnh tóm tắt truyện ngắn Hai đứa trẻ.
Truyện xoay quanh hai đứa trẻ (1) An và Liên . Chúng đã từng có một cuộc sống đầy đủ vui vẻ ở (2) Hà Nội . Do gia đình sút, hai đứa trẻ phải về sống nơi (3) phố huyện - một cuộc sống nghèo khổ, đơn điệu. Trong một buổi chiều tà, nhìn thấy những đứa trẻ đi nhặt nhạnh đồ thừa, Liên cảm thấy lòng buồn man mác. Xung quanh cuộc sống của chị em Liên là cuộc sống tàn lụi của chị Tí, bác Siêu, bác Xẩm,…Thế nhưng chừng ấy người trong (4) bóng tối vẫn hy vọng cái gì đó tươi sáng hơn. Mong ước ấy được thể hiện chờ (5) chuyến tàu đêm chạy qua phố huyện. Chuyển tàu đêm từ Hà Nội về, ầm ầm lăn bánh qua phố huyện rồi khuất dạng, im tiếng trong trời đêm sâu thẳm. Chuyến tàu mang theo ánh sáng, mang kỉ niệm về Hà Nội huyên náo. Con tàu như đã đem một chút (6) thế giới khác đi qua. Lúc đó người buôn bán ở phố huyện mới dọn hàng sau một tối ế ẩm để trở về nhà. Còn hai đứa trẻ dần dần chìm vào giấc ngủ yên tĩnh.
Em có nhận xét gì về nghệ thuật đặc sắc của bài thơ Tự tình II?
-
A.
Kết cấu bài thơ phù hợp với tâm trạng chủ thể trữ tình
-
B.
Thủ pháp nghệ thuật phóng đại được sử dụng hiệu quả
-
C.
Nhiều hình ảnh ước lệ
-
D.
Ngôn ngữ thơ Nôm bình dị, hình ảnh gợi cảm, giàu màu sắc, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc
Đáp án : D
Giá trị nghệ thuật bài thơ Tự tình II : Ngôn ngữ thơ Nôm bình dị, hình ảnh gợi cảm, giàu màu sắc, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc…
Tài năng Ngô Thì Nhậm được phát huy cao độ trong giai đoạn nào?
-
A.
Phò tá vua Quang Trung
-
B.
Phò tá chúa Trịnh
-
C.
Phò tá vua Lê
-
D.
Tất cả đều sai
Đáp án : A
Trong giai đoạn phò tá vua Quang Trung, tài năng của ông phát huy cao độ trên các lĩnh vực : chính trị, quân sự, ngoại giao.
Ý nào sau đây không nói về đặc điểm nổi bật con người của Cao Bá Quát?
-
A.
Được người đời tôn vinh là "Thánh Quát"
-
B.
Nổi tiếng hay chữ, viết chữ đẹp.
-
C.
Có tài năng, bản lĩnh.
-
D.
Có thái độ sống ngất ngưởng, ngông ngạo, khinh bạc.
Đáp án : D
Ngất ngưởng là cách Nguyễn Công Trứ thể hiện bản lĩnh cá nhân trong cuộc sống.
Có ý kiến cho rằng: “Nguyễn Khuyến là bậc thầy trong việc sử dụng ngôn ngữ và hình ảnh nhất là trong việc tả cảnh sắc thiên nhiên. Ông được mệnh danh là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam vì những người, cảnh, vật qua cảm nhận của ông đều đậm đà phong vị của quê hương đất nước”. Ý kiến trên đúng hay sai?
- Ý kiến trên đúng
- Chứng minh qua ba bài thơ viết về mùa thu: Thu ẩm, Thu điếu, Thu vịnh.
Từ nhiều bài thơ cúa Nguyễn Khuyến hiện lên hình ảnh những làng quê đồng bằng Bắc Bộ yên ả, thơ mộng mà ông từng thiết tha gắn bó. Viết chùm ba bài thơ về mùa thu, Nguyễn Khuyến đã chứng tỏ nguồn cảm hứng dồi dào với mùa thu, với quê hương. Mỗi bài thơ thu của Nguyễn Khuyến miêu tả, cảm nhận mùa thu ở một không gian, thời gian không giống nhau nhưng tất cả đó đều là những cảnh vật rất thật của nông thôn vùng đồng bằng Bắc Bộ. Ở đây, không hề có những ước lệ vốn đã thành quen thuộc trong thơ cổ. Một bầu trời xanh ngắt, ao thu trong veo, một cần trúc hắt hiu trong gió, một ngõ xóm quanh co, mấy gian nhà tranh mái rạ, một hàng giậu phất phơ bóng khói ban chiều... đó đều là những cảnh rất thân thuộc của làng quê Việt Nam. Nó yên ả thanh bình như vốn có tự ngàn đời chứ chưa hề động gót giày của quân xâm lược Pháp. Nó gợi trong ta cái tình quê, hồn quê sâu thẳm. Thi nhân đã cảm nhận những vẻ đẹp ấy của làng quê bằng tâm hồn bình dị mà thanh cao, hồn hậu và vô cùng tinh tế.
Ngôn ngữ trong bài thơ Khóc Dương Khuê:
-
A.
Ngôn ngữ trang trọng, cổ điển.
-
B.
Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc mà chân thành, trân trọng.
-
C.
Ngôn ngữ sắc sảo, triết lí cao.
-
D.
Ngôn ngữ khẩu ngữ
Đáp án : B
Ngôn ngữ thơ giản dị, mộc mạc mà chân thành, trân trọng.
Nội dung chính của các câu thơ dưới đây là:
Chừng giang sơn còn đợi ai đây,
Hay tạo hóa khéo ra tay sếp đặt.
Lần tràng hạt niệm Nam mô Phật,
Cửa từ bi công đức biết là bao!
Càng trông phong cảnh càng yêu.
-
A.
Giới thiệu khái quát cảnh Hương Sơn
-
B.
Tả cảnh Hương Sơn
-
C.
Suy niệm của tác giả
-
D.
Tất cả các đáp ám trên
Đáp án : C
Năm câu thơ cuối: suy niệm của tác giả
Nội dung nào dưới đây đúng về tác giả Lê Hữu Trác?
-
A.
Ông là một danh y, không chỉ chữa bệnh mà còn soạn sách và mở trường dạy nghề thuốc để truyền bá y học
-
B.
Ông là người có tài năng, có cốt cách thanh cao, có tấm lòng yêu nước thương dân, từng bày tỏ thái độ kiên quyết không hợp tác với chính quyền thực dân Pháp
-
C.
Ông là người có tài năng trên nhiều lĩnh vực hoạt động xã hội, từ văn hóa đến kinh tế, chính trị
-
D.
Tuy ông bị mù hai mắt, ông vẫn mở trường dạy học, bốc thuốc chữa bệnh cho dân
Đáp án : A
Lê Hữu Trác là một danh y, không chỉ chữa bệnh mà còn soạn sách và mở trường dạy nghề thuốc để truyền bá y học.
Đâu là tác giả Nguyễn Công Trứ?
A.
B.
C.
A.
Xem lại tiểu dẫn
Nguyễn Công Trứ
(Tranh chân dung tại nhà thờ ở làng Uy Viễn)
Nối cột A với nội dung cột B sao cho phù hợp:
A. Mở bài
B. Thân bài
C. Kết bài
1. Sắp xếp các luận điểm, luận cứ trong luận điểm theo một trình tự logic ( quan hệ chỉnh thể - bộ phận, quan hệ nhân – quả, diễn biến tâm trạng,…)
2. Tóm lược nội dung đã trình bày, khẳng định giá trị của tác phẩm văn học hoặc nêu những nhận định, bình luận, nhằm khơi gợi suy nghĩ cho người đọc.
3. Giới thiệu và định hướng triển khai vấn đề
A. Mở bài
3. Giới thiệu và định hướng triển khai vấn đề
B. Thân bài
1. Sắp xếp các luận điểm, luận cứ trong luận điểm theo một trình tự logic ( quan hệ chỉnh thể - bộ phận, quan hệ nhân – quả, diễn biến tâm trạng,…)
C. Kết bài
2. Tóm lược nội dung đã trình bày, khẳng định giá trị của tác phẩm văn học hoặc nêu những nhận định, bình luận, nhằm khơi gợi suy nghĩ cho người đọc.
- Mở bài: Nhìn chung phần mở bài có nhiệm vụ giới thiệu và định hướng triển khai vấn đề
- Thân bài: Sắp xếp các luận điểm, luận cứ trong luận điểm theo một trình tự logic (quan hệ chỉnh thể - bộ phận; quan hệ nhân - quả; diễn biến tâm trạng,…)
- Kết bài: Tóm lược nội dung đã trình bày hoặc nêu những nhận định, bình luận, nhằm khơi gợi suy nghĩ cho người đọc.
Nội dung dưới đây đúng hay sai?
“Triều đình Tự Đức tích cực thực thi những tư tưởng đổi mới trong bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ”.
Xem lại tiểu dẫn
Triều đình Tự Đức tuy có tiếp nhận điều trần của Nguyễn Trường Tộ nhưng đã không tích cực thực thi những tư tưởng đối mới này.
Câu “Súng giặc đất rền; lòng dân trời tỏ” gợi cho em liên tưởng đến câu thơ nào trong bài thơ Chạy giặc (Nguyễn Đình Chiểu)
-
A.
“Một bàn cờ thế phút sa tay”
-
B.
“Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy”
-
C.
“Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây”
-
D.
“Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây”
Đáp án : D
Câu “Súng giặc đất rền;lòng dân trời tỏ” gợi liên tưởng đến câu thơ “Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây” . Tiếng súng Tây lần đầu được đưa vào trong văn học. Hai câu thơ đều gợi ra khung cảnh tàn khốc, ác liệt.
Đâu không phải là bài thơ của Nguyễn Khuyến?
-
A.
Thu điếu
-
B.
Thu ẩm
-
C.
Sang thu
-
D.
Thu vịnh
Đáp án : C
Xem lại tiểu dẫn
Sang thu – Hữu Thỉnh
Nhận định sau đây về hai câu đề bài thơ Thương vợ đúng hay sai?
“Chồng cũng là một đứa con còn dại, phải nuôi. Đếm con, năm con chứ ai lại đếm chồng, một chồng – tại vì phải nuôi như nuôi con cho nên mới liệt ngang hàng mà đếm để nuôi đủ”.
Lời bình trên là của nhà thơ Xuân Diệu. Cách đếm con, đếm chồng ẩn chứa nỗi niềm chua chát về một gia đình gặp nhiều khó khăn. Ông Tú đã đặt mình ngang hàng với các con, vì mình vẫn phải “ăn lương vợ”.
Câu thơ “Trơ cái hồng nhan với nước non” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
-
A.
Đảo ngữ
-
B.
Nhân hóa
-
C.
So sánh
-
D.
Hoán dụ
Đáp án : A
Câu thơ sử dụng phép đảo ngữ như cố tình khoét sâu thêm vào cái sự bẽ bàng của tâm trạng
Nối nội dung cột A với cột B cho thích hợp:
Giải thích
Phân tích
Chứng minh
So sánh
Bình luận
Bác bỏ
Là cách chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận để đi sâu xem xét một cách toàn diện về nội dung, hình thức của đối tượng.
Bàn bạc, đánh giá, nhận xét về một vấn đề
Trao đổi, tranh luận ý kiến được cho là sai
Là cắt nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người đó hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề
Dùng những bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ đối tượng.
Đối chiếu hai sự vật, hiện tượng, để thấy được sự giống và khác nhau giữa hai sự vật hiện tượng ấy.
Giải thích
Là cắt nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người đó hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề
Phân tích
Là cách chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận để đi sâu xem xét một cách toàn diện về nội dung, hình thức của đối tượng.
Chứng minh
Dùng những bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ đối tượng.
So sánh
Đối chiếu hai sự vật, hiện tượng, để thấy được sự giống và khác nhau giữa hai sự vật hiện tượng ấy.
Bình luận
Bàn bạc, đánh giá, nhận xét về một vấn đề
Bác bỏ
Trao đổi, tranh luận ý kiến được cho là sai
Xem lại các thao tác lập luận trong văn nghị luận
Các thao tác lập luận trong văn nghị luận:
- Giải thích: là cắt nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người đó hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề.
- Phân tích: là cách chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận để đi sâu vào xem xét một cách toàn diện về nội dung, hình thức của đối tượng.
- Chứng minh: dùng những bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng to đối tượng.
- Bình luận: bàn bạc, đánh giá, nhận xét về một vấn đề.
- Bác bỏ: trao đổi, tranh luận ý kiến được cho là sai.
- So sánh: là đối chiếu hai sự vật, hiện tượng để thấy được sự giống và khác nhau giữa hai sự vật, hiện tượng ấy.
Địa điểm bà Tú thường buôn bán là:
-
A.
Trên thuyền
-
B.
Chợ
-
C.
Mom sông
-
D.
Cổng làng
Đáp án : C
Địa điểm: mom sông (phần đất ở bờ sông nhô ra phía lòng sông, nơi người làng chài thường hay tụ tập, mua bán). Hai chữ “mom sông” gợi tả cuộc đời nhiều mưa nắng, một cuộc đời lắm cơ cực, phải vật lộn để kiếm sống.
Đáp án không phải nội dung của bộ phận văn học không công khai?
-
A.
Đấu tranh chống thực dân và tay sai
-
B.
Thể hiện nguyện vọng của dân tộc là độc lập tự do
-
C.
Thể hiện cái tôi trữ tình đầy cảm xúc, những khát vọng và ước mơ
-
D.
Biểu lộ nhiệt tình vì đất nước
Đáp án : C
Nội dung bộ phận văn học không công khai:
- Đấu tranh chống thực dân và tay sai
- Thể hiện nguyện vọng của dân tộc là độc lập tự do
- Biểu lộ nhiệt tình vì đất nước
Nội dung thể hiện cái tôi trữ tình đầy cảm xúc, những khát vọng và ước mơ là thuộc văn học lãng mạn.
Điền từ thích hợp vào sơ đồ sau để hoàn thành tóm tắt đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh
Nhân vật trong truyện là Lê Hữu Trác. Ông nhận được thánh chỉ vào phủ chúa Trịnh để chữa bệnh. Ông được điệu trên một cái cáng chạy như ngựa lồng. Ông đi vào từ cửa sau, nhìn quang cảnh chốn phồn hoa , vốn là quan trong triều đình nhưng khi thấy cảnh giàu sang, sung sướng, phồn hoa của vua chúa Trịnh cũng lấy làm ngạc nhiên. Sau khi trải qua nhiều lớp cửa , các hành lang dài quanh co, ông được đưa tới một ngôi nhà thật lớn gọi là phòng trà . Đồ đạc trong phòng đều được sơn son thếp vàng , đều là những đồ quý giá mà nhân gian chưa từng thấy. Trong khi chờ đợi chúa, ông được ăn những đồ ngon vật lạ hiếm có trên đời. Ông có nhiệm vụ bắt mạch, tìm bệnh cho thế tử Trịnh Cán . Thế tử vì “ăn quá no, mặc quá ấm” mà sinh bệnh. Vì nghĩ đến nước nhà , lòng trung thành đối với đất nước ông đã kê đơn thuốc giúp thế tử chữa trị bệnh. Sau khi hoàn thành công việc khám bệnh, ông từ giã trở về đợi thánh chỉ.
Đoạn trích Vào phủ chúa trịnh của tác giả Lê Hữu Trác đã tái hiện lại khung cảnh xa hoa, sang trọng của chúa Trịnh, nhưng đồng thời cũng thể hiện thái độ của tác giả coi thường danh lợi, địa vị.
Đáp án:
- thánh chỉ
- chốn phồn hoa
- nhiều lớp cửa
- phòng trà
- sơn son thếp vàng
- thế tử Trịnh Cán
- nghĩ đến nước nhà
- coi thường danh lợi
Vì sao trong “Chiếu cầu hiền” tác giả không đề cập đến những sĩ phu không hợp tác với triều đình?
-
A.
Vua Quang Trung cho đó là chuyện nhỏ, không đáng quan tâm
-
B.
Vì số người chống đối ít, không đủ sức mạnh để chống lại
-
C.
Vì vua Quang Trung chủ trương hòa giải, khoan dung để chiêu hiền đãi sĩ để tạo sức mạnh và xây dựng đất nước
-
D.
Vì vua không muốn gây mất đoàn kết dân tộc
Đáp án : C
Vua Quang Trung là người có đạo đức, phẩm chất, nhân cách như thế nào?
Giải thích: Vua Quang Trung chủ trương hòa giải, khoan dung để chiêu hiền đãi sĩ để tạo sức mạnh và xây dựng đất nước.
Gía trị nội dung của Chiếu cầu hiền là:
-
A.
Tác phẩm là một văn kiện quan trọng thể hiện chủ trương đúng đắn của Nguyễn Huệ nhằm động viên tri thức Bắc Hà tham gia xây dựng đất nước
-
B.
Tác phẩm là một văn kiện quan trọng thể hiện chủ trương đúng đắn của Ngô Thì Nhậm nhằm động viên tri thức Bắc Hà tham gia xây dựng đất nước
-
C.
Tác phẩm là một văn kiện quan trọng thể hiện chủ trương đúng đắn của Nguyễn Huê nhằm động viên quân Tây Sơn tham gia xây dựng đất nước
-
D.
Tác phẩm là một văn kiện quan trọng thể hiện chủ trương đúng đắn của Nguyễn Huệ nhằm động viên quân Bắc Hà đi thi ra làm quan
Đáp án : A
Giá trị nội dung:
Tác phẩm là một văn kiện quan trọng thể hiện chủ trương đúng đắn của Nguyễn Huệ nhằm động viên tri thức Bắc Hà tham gia xây dựng đất nước.
Câu “Súng giặc đất rền; lòng dân trời tỏ” sử dụng nghệ thuật gì?
-
A.
Nghệ thuật đối
-
B.
Đảo ngữ
-
C.
Liệt kê
-
D.
Ẩn dụ
Đáp án : A
Nghệ thuật đối “Súng giặc đất rền”- “Lòng dân trời tỏ” , phác họa khung cảnh bão táp của thời đại.
=> Hình ảnh không gian to lớn “đất”, “trời” kết hợp những động từ gợi sự khuyếch tán âm thanh, ánh sáng “rền”, “tỏ” : Sự đụng độ giữa thế lực xâm lược hung bạo với vũ khí tối tân và ý chí chiến đấu của nhân dân ta.
Tại sao trong các sĩ phu lại có người không phục vua Quang Trung?
-
A.
Vua Quang Trung không biết phép trị nước
-
B.
Vua Quang Trung có xuất thân từ tầng lớp bình dân
-
C.
Vua Quang Trung không thông hiểu đạo Nho
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Đáp án : B
Vua Quang Trung xuất thân từ đâu?
Vua Quang Trung là người tài đức, lo lắng cho sự nghiệp đất nước. Tuy nhiên, ông xuất thân từ tần lớp nông dân, vì vậy trong các sĩ phu có người không phục ông.
Các nhân vật không được tác giả nhắc đến trong đoạn trích Lẽ ghét thương là:
Khổng Tử, Nhan Tử, Đồng Tử
Vương Chiêu Quân
Gia Cát
Nguyên Lượng
Tây Thi
Hàn Dũ
Liêm, Trạc
Vương Chiêu Quân
Tây Thi
Vương Chiêu Quân và Tây Thi là hai trong bốn tứ đại mỹ nhân trong lịch sử Trung Quốc, gồm Tây Thi, Vương Chiêu Quân, Điêu Thuyền và Dương Qúy Phi.
Có hai kiểu so sánh, đó là:
-
A.
So sánh tương đồng
-
B.
So sánh tương cận
-
C.
So sánh tương phản
-
D.
Đáp án A và C
Đáp án : D
Có hai kiểu so sánh: so sánh tương đồng (chỉ ra những nét giống nhau) và so sánh tương phản (chỉ ra những nét khác nhau)
Người đương thời tôn Cao Bá Quát là:
-
A.
Thần Quát
-
B.
Thánh Quát
-
C.
Cả hai đáp án trên đều đúng
-
D.
Cả hai đáp án trên đều sai
Đáp án : B
Cao Bá Quát là một người có tài năng và bản lĩnh, ông được người đời tôn là Thánh Quát.
Tìm ý cần xác đinh:
A. Xác định giá trị nội dung và tư tưởng
B. Xác định nghệ thuật
C. Xác định dung lượng
D. Đáp án A và B
E. Tất cả các đáp án trên
D. Đáp án A và B
- Tìm ý, tự suy nghĩ và trả lời các câu hỏi:
+ Xác định giá trị nội dung và tư tưởng: Tác phẩm ấy chứa đựng bao nhiêu nội dung? Đó là những nội dung nào? Qua nội dung, tác giả thể hiện thái độ, tình cảm gì? Nhà văn muốn gửi gắm thông điệp gì đến người đọc?
+ Xác định giá trị nghệ thuật: Để làm nổi bật lên giá trị nội dung, nhà văn đã sử dụng những hình thức nghệ thuật nào? Thủ pháp nghệ thuật quan trọng nhất mà tác giả sử dụng để gây ấn tượng với người đọc là thủ pháp nghệ thuật gì? Chi tiết, hình ảnh nào…làm em thích thú? Vì sao? Nhà văn đã sử dụng nghệ thuật gì ở đó?
“Tam Nguyên Yên Đổ” là biệt danh mà người ta dùng để nói đến nhà khoa bảng nào sau đây trong lịch sử khoa cử phong kiến Việt Nam thời Trung đại?
-
A.
Nguyễn Hiền
-
B.
Nguyễn Thượng Hiền
-
C.
Nguyễn Khuyến
-
D.
Nguyễn Bỉnh Khiêm
Đáp án : C
Do đỗ đầu cả ba kì thi nên Nguyễn Khuyến được gọi là Tam Nguyên Yên Đổ
Nhận định sau đây đúng hay sai?
“Nguyễn Công Trứ là người kế thừa và phát triển cho hát nói một nội dung phù hợp với chức năng và cấu trúc của nó”
- Sai
- Sửa lại: Nguyễn Công Trứ là người đầu tiên đã có công đem đến cho hát nói một nội dung phù hợp với chức năng và cấu trúc của nó.
Câu văn nào cho thấy rõ nhất niềm chờ mong khắc khoải người hiền ra giúp nước của vua Quang Trung?
-
A.
“Hay trẫm ít đức không đáng để phò tá chăng?”
-
B.
“Chiếu này ban xuống, các bận quan viên lớn nhỏ, cùng với thứ dân trăm họ, người nào có tài năng học thuật, mưu hay hơn đời, cho phép được dâng sớ tâu bày sự viêc”
-
C.
“Nay trẫm đang ghé chiếu lắng nghe, ngày đêm mong mỏi, nhưng những người học rộng tài cao chưa thấy có ai tìm đến”
-
D.
“Hay đang thời đổ nát không thể ra phụng sự vương hầu chăng?”
Đáp án : C
Câu văn thể hiện niềm khắc khoải chờ mong người hiền tài ta giúp nước của vua Quang Trung: “ Nay trẫm đang ghé chiếu lắng nghe, ngày đêm mong mỏi, nhưng những người học rộng tài cao chưa thấy ai tìm đến”.
Vào phủ chúa Trịnh trích từ tác phẩm nào dưới đây?
-
A.
Vũ trung tùy bút
-
B.
Thượng kinh kí sự
-
C.
Bạch Vân am tập
-
D.
Vân Đài loại ngừ
Đáp án : B
Vào phủ chú Trịnh trích từ tác phẩm Thượng kinh kí sự. Tác phẩm tả quang cảnh ở kinh đô, cuộc sống xa hoa phủ chúa Trịnh và quyền uy thế lực của nhà chúa.
Có ý kiến cho rằng: “Nguyễn Khuyến là bậc thầy trong việc sử dụng ngôn ngữ và hình ảnh nhất là trong việc tả cảnh sắc thiên nhiên. Ông được mệnh danh là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam vì những người, cảnh, vật qua cảm nhận của ông đều đậm đà phong vị của quê hương đất nước”. Ý kiến trên đúng hay sai?
- Ý kiến trên đúng
- Chứng minh qua ba bài thơ viết về mùa thu: Thu ẩm, Thu điếu, Thu vịnh:
Từ nhiều bài thơ cúa Nguyễn Khuyến hiện lên hình ảnh những làng quê đồng bằng Bắc Bộ yên ả, thơ mộng mà ông từng thiết tha gắn bó. Viết chùm ba bài thơ về mùa thu, Nguyễn Khuyến đã chứng tỏ nguồn cảm hứng dồi dào với mùa thu, với quê hương. Mỗi bài thơ thu của Nguyễn Khuyến miêu tả, cảm nhận mùa thu ở một không gian, thời gian không giống nhau nhưng tất cả đó đều là những cảnh vật rất thật của nông thôn vùng đồng bằng Bắc Bộ. Ở đây, không hề có những ước lệ vốn đã thành quen thuộc trong thơ cổ. Một bầu trời xanh ngắt, ao thu trong veo, một cần trúc hắt hiu trong gió, một ngõ xóm quanh co, mấy gian nhà tranh mái rạ, một hàng giậu phất phơ bóng khói ban chiều... đó đều là những cảnh rất thân thuộc của làng quê Việt Nam. Nó yên ả thanh bình như vốn có tự ngàn đời chứ chưa hề động gót giày của quân xâm lược Pháp. Nó gợi trong ta cái tình quê, hồn quê sâu thẳm. Thi nhân đã cảm nhận những vẻ đẹp ấy của làng quê bằng tâm hồn bình dị mà thanh cao, hồn hậu và vô cùng tinh tế.
Điểm giống nhau giữa bài thơ “ Bài ca ngất ngưởng” (Nguyễn Công Trứ) và bài thơ “Sa hành đoản ca” (Cao Bá Quát) là gì?
Đều bộc lộ bản lĩnh, phong cách cá nhân
Đều bộ lộ nhân cách của những nhà Nho chân chính, biết lễ nghĩa, lo nghĩ cho quyền lợi của đất nước, nhân dân.
Đều là thể hát nói
Tất cả đều đúng
Đáp án A và B
Đáp án A và B
Giống nhau về tư tưởng, nhân cách của hai tác giả.
“Bài ca ngắn đi trên bãi cát” (Cao Bá Quát) và “Bài ca ngất ngưởng” (Nguyễn Công Trứ) hai tác phẩm thấm đẫm vẻ đẹp nhân cách của nhà Nho chân chính
Chứng minh:
- Thể hiện quan điểm của mình về con đường danh lợi
- Khẳng định phong cách cá nhân
Điểm giống nhau giữa hai tác phẩm “Chiếu cầu hiền” (Ngô Thì Nhậm) và “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” (Thân Nhân Trung)
-
A.
Đều viết về người hiền
-
B.
Đề cao vai trò của người hiền đối với việc xây dựng đất nước.
-
C.
Đều viết thay vua
-
D.
Tất cả đều đúng
Đáp án : B
Vì sao người hiền được xem trọng?
Điểm giống nhau: Đều đề cao vai trò của người hiền với việc xây dựng đất nước.
- Trong Chiếu cầu hiền : so sánh người hiền tài như vì sao tinh tú, đề cao vị trí, vai trò của người tài.
- Trong Hiền tài là nguyên khí quốc gia : căn nguyên cho sự lớn mạnh của một quốc gia nằm ở những người tài giỏi và nhân cách cao đẹp.