Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Văn lớp 11 - Đề số 2 có đáp án và lời giải chi tiết — Không quảng cáo

Đề thi, đề kiểm tra Ngữ Văn 11 mới


Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Văn lớp 11 - Đề số 2

Đề bài

Câu 1 :

Yêu Tổ quốc từ những giọt mồ hôi tảo tần. Mồ hôi rơi trên những cánh đồng cho lúa thêm hạt. Mồ hôi rơi trên những công trường cho những ngôi nhà thành hình, thành khối. Mồ hôi rơi trên những con đường nơi rẻo cao Tổ quốc của những thầy cô trong mùa nắng để nuôi ước mơ cho các em thơ. Mồ hôi rơi trên thao trường đầy nắng gió của những người lính để giữ mãi yên bình và màu xanh cho Tổ quốc…

(Nguồn http://vietbao.vn ngày 9-5-2014)

Câu 1.1

Xác định phong cách ngôn ngữ trong văn bản trên?

  • A.

    Phong cách ngôn ngữ báo chí

  • B.

    Phong cách ngôn ngữ chính luận

  • C.

    Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

  • D.

    Phong cách ngôn ngữ khoa học

Câu 1.2

Biện pháp tu từ nào được sử dụng nhiều nhất trong văn bản trên?

  • A.

    Điệp từ

  • B.

    Điêp cấu trúc

  • C.

    So sánh

  • D.

    Nhân hóa

Câu 1.3

Những từ ngữ: cánh đồng, công trường gợi nhớ đến đối tượng nào trong cuộc sống?

  • A.

    Người nông dân

  • B.

    Người công nhân

  • C.

    Người buôn bán

  • D.

    Người công nhân, người nông dân

Câu 1.4

Nhan đề phù hợp với đoạn trích trên là:

  • A.

    Người công nhân

  • B.

    Người nông dân

  • C.

    Yêu Tổ quốc tôi

  • D.

    Mồ hôi nơi thao trường

Câu 2 :

Tiếng Việt thuộc họ ngôn ngữ nào?

Đông Á

Nam Á

Tây Á

Câu 3 :

Hai thành phần nghĩa của câu bao gồm:

  • A.

    Nghĩa sự việc và nghĩa biểu đạt

  • B.

    Nghĩa sự việc và nghĩa tình thái

  • C.

    Nghĩa tường minh và nghĩa tình thái

  • D.

    Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn

Câu 4 :

Qua bài thơ Tràng giang , tác giả muốn gửi gắm điều gì?

  • A.

    Tình cảm gắn bó với cảnh đẹp quê hương, đất nước

  • B.

    Tâm trạng buồn nhớ quê hương và lòng yêu nước thầm kín

  • C.

    Niềm xót thương cho sự hiu quạnh của một làng quê

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 5 :

Từ gồm hai loại, đó là:

  • A.

    Từ đơn và từ phức

  • B.

    Từ ghép và từ láy

  • C.

    Từ và từ phức

  • D.

    Từ đơn và từ ghép

Câu 6 :

Câu thơ nào trong khổ 4 bài Tràng giang được gợi từ hai câu thơ trong bài Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu?

  • A.

    Lớp lớp mây cao đùn núi bạc

  • B.

    Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa

  • C.

    Lòng quê dờn dợn vời con nước

  • D.

    Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà

Câu 7 :

Từ ấy của tác giả nào?

  • A.

    Tố Hữu

  • B.

    Huy Cận

  • C.

    Xuân Diệu

  • D.

    Hàn Mặc Tử

Câu 8 :

Sinh vi nam tử yếu hi kì ” thể hiện quan niệm gì của tác giả Phan Bội Châu?

  • A.

    Quan niệm về cốt cách người quân tử

  • B.

    Quan niệm về chí làm trai

  • C.

    Quan niệm về chí khí người anh hùng

  • D.

    Quan niệm về đạo làm người

Câu 9 :

Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:

Bèo dạt về đâu hàng nối hàng

Mênh mông không một chuyến đò ngang

Không cầu gợi chút niềm thân mật

Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng

( Tràng giang – Huy Cận)

  • A.

    Bức tranh sông nước buồn vắng

  • B.

    Cảnh cồn bến hoang vắng

  • C.

    Cảnh bãi bờ quạnh quẽ

  • D.

    Bức tranh không gian tầng bậc

Câu 10 :

Trong khổ thơ thứ hai của bài thơ Từ ấy , nhà thơ đặc biệt quan tâm đến đối tượng nào?

  • A.

    Quần chúng lao khổ

  • B.

    Những ngươi chiến sĩ

  • C.

    Những người lãnh đạo của Đảng

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 11 :

Người nói thể hiện thái độ, tình cảm đối với người thông qua:

  • A.

    Từ ngữ xưng hô

  • B.

    Từ ngữ cảm thán

  • C.

    Từ tình thái

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 12 :

Nội dung chính của hai câu thơ sau:

“Giang sơn tử hĩ sinh đồ nhuế,

Hiền thánh liêu nhiên tụng diệc si!”

  • A.

    Quan niệm mới về chí làm trai

  • B.

    Khẳng định ý thức trách nhiệm của cá nhân trước thời cuộc

  • C.

    Quan niệm về nguyên tắc hành xử mới trước vận mệnh đất nước

  • D.

    Tư thế, khát vọng buổi lên đường

Câu 13 :

Hàn Mặc Tử sinh ra ở đâu?

  • A.

    Đồng Hới

  • B.

    Nghệ An

  • C.

    Thanh Hóa

  • D.

    Huế

Câu 14 :

Tôi buộc lòng tôi với mọi người

Để tình trang trải với trăm nơi

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ trên:

  • A.

    ẩn dụ

  • B.

    hoán dụ

  • C.

    so sánh

  • D.

    nhân hóa

Câu 15 :

Hình ảnh nào không được tác giả nhắc đến trong khổ thơ thứ tư của bài thơ Tràng giang ?

  • A.

    Mây

  • B.

    Núi

  • C.

    Cánh chim

  • D.

    Con thuyền

Câu 16 :

Mục đích của thao tác bác bỏ là:

Bác bỏ những quan điểm, ý kiến không đúng

Bày tỏ và bênh vực những quan điểm, ý kiến đúng đắn

Cả hai đáp án trên

Câu 17 :

Tản Đà tự nói mình là một vị tiên trên thượng giới bị đày xuống trần gian vì tội gì?

  • A.

    Vô lễ với trời

  • B.

    Cá tính “ngông”

  • C.

    Trêu ghẹo Hằng Nga

  • D.

    Yêu tiên nữ

Câu 18 :

Nội dung chính của đoạn thơ sau:

Trời lại phê cho: “Văn thật tuyệt!

Văn trần được thế chắc có ít!

Nhời văn chuốt đẹp như sao băng!

Khí văn hùng mạnh như mây chuyển

[…]

Tiếng gà xao xác, tiếng người dậy

Giữa sân còn đứng riêng ngậm ngùi

Một năm ba trăm sáu mươi đêm,

Sao được mỗi đêm lên hầu Trời!

(Hầu trời – Tản Đà)

Giới thiệu về câu chuyện thi nhân lên trời

Thi nhân đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe

Thi nhân trò chuyện với Trời

Câu 19 :

Thành ngữ được sử dụng trong bài Tương tư là thành ngữ nào?

  • A.

    Hoa khuê các, bướm giang hồ

  • B.

    Cách trở đò giang

  • C.

    Ngày qua ngày lại qua ngày

  • D.

    Chín nhớ mười mong

Câu 20 :

Nghĩa sự việc của câu dưới đây:

“Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”

  • A.

    Câu biểu hiện trạng thái, tính chất, đặc điểm

  • B.

    Câu biểu hiện hành động

  • C.

    Câu biểu hiện quá trình

  • D.

    Câu biểu hiện tư thế

Câu 21 :

Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông

Một người chín nhớ mười mong một người

Câu thơ trên sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

  • A.

    nhân hóa, ẩn dụ

  • B.

    nhân hóa, hoán dụ

  • C.

    nhân hóa, so sánh

  • D.

    hoán dụ, so sánh

Câu 22 :

Bài thơ Tương tư của Nguyễn Bính viết về đề tài gì?

  • A.

    Tình cảm gia đình

  • B.

    Tình yêu đôi lứa

  • C.

    Tình yêu nước

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 23 :

Tình cảm, thái độ của người nói đối với người nghe qua câu sau:

“Thưa thầy, giá nhà con khỏe khoắn, thì nhà con chả giám kêu”

( Tinh thần thể dục – Nguyễn Công Hoan)

  • A.

    Thái độ thân mật, gần gũi

  • B.

    Thái độ bực tức, hách dịch

  • C.

    Thái độ kính cẩn

  • D.

    Thái độ không tôn trọng

Câu 24 :

Phan Bội Châu xuất dương sang Nhật Bản năm bao nhiêu?

  • A.

    1902

  • B.

    1903

  • C.

    1904

  • D.

    1905

Câu 25 :

Đây thôn Vĩ Dạ lúc đầu có tên là:

  • A.

    Ở đây thôn Vĩ Dạ

  • B.

    Đây thôn Vĩ

  • C.

    Ở đây thôn Vĩ

  • D.

    Thôn Vĩ Dạ

Câu 26 :

Giải người, cảnh trưởng kiếm ăn quanh

Cảnh trưởng trong câu thơ trên là chỉ ai?

  • A.

    Một chức giám ngục

  • B.

    Cảnh sát trưởng

  • C.

    Huyện trưởng

  • D.

    Lính trưởng

Câu 27 :

Bẩm Trời, cảnh con thực nghèo khó

Trần gian thước đất cũng không có

Nhờ Trời năm xưa học ít nhiều

Vốn liếng còn một bụng văn đó

[…]

Trời lại sai con việc nặng quá

Biết làm có được mà dám theo”

(Hầu trời – Tản Đà)

Đoạn thơ trên sử dụng bút pháp lãng mạn để miêu tả cuộc sống của thi nhân nơi trần thế. Đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 28 :

Tiếng Việt thuộc dòng ngôn ngữ nào?

  • A.

    Dòng Môn

  • B.

    Dòng Môn - Khmer

  • C.

    Dòng Munda

  • D.

    Dòng Khmer

Câu 29 :

“Gió theo lối gió, mây đường mây”

Nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ trên:

  • A.

    Tiểu đổi

  • B.

    So sánh

  • C.

    Điệp từ

  • D.

    Đáp án A và C

Câu 30 :

Hai thôn chung lại một làng,

Cơ sao bên ấy chẳng sang bên này?

Thể hiện sự trách móc, hờn dỗi của chàng trai nhưng cũng rất tế nhị, đáng yêu.

Nội dung trên đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 31 :

Có hai loại hình ngôn ngữ quen thuộc là loại hình ngôn ngữ đơn lập và loại hình ngôn ngữ hòa kết. Đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 32 :

Nội dung sau về Tản Đà đúng hay sai?

“Tản Đà theo học chữ Nôm từ nhỏ”

Đúng
Sai
Câu 33 :

Tập văn xuôi nào dưới đây là sáng tác của Xuân Diệu?

  • A.

    Còn chơi

  • B.

    Phấn thông vàng

  • C.

    Giấc mộng lớn

  • D.

    Kinh cầu tự

Câu 34 :

Nhận xét sau về bài thơ Hầu trời của Tản Đà đúng hay sai?

“Trong bài thơ Hầu trời, cảm hứng chủ đạo của bài thơ là lãng mạn, tuy nhiên Tản Đà không thoát li hoàn toàn, vẫn gắn bó với hiện thực cuộc sống”

Đúng
Sai
Câu 35 :

Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:

Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua

Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già,

Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất

[…]

Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa…

(Vội vàng – Xuân Diệu)

Thể hiện tình yêu cuộc sống tha thiết, đắm say của Xuân Diệu

Quan niệm về thời gian

Giải pháp tận hưởng cuộc đời trước sự chảy trôi của thời gian

Câu 36 :

Câu thơ nào trong bài Lưu biệt khi xuất dương thể hiện rõ thái độ quyết liệt của Phan Bội Châu trước tình cảnh đất nước?

  • A.

    Khởi thiên tải hậu cánh vô thùy

  • B.

    Giang sơn tử hĩ sinh đồ nhuế

  • C.

    Hiền thánh liêu nhiên tục diệc si!

  • D.

    U bách niên trung tư hữu ngã

Câu 37 :

Đoạn trích dưới đây sử dụng thao tác lập luận nào?

“Dân số ngày càng tăng ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của mỗi cá nhân, mỗi dân tộc cũng như toàn thể cộng đồng. Những ảnh hưởng đó là: không có đủ lương thực, thực phẩm cung cấp cho bữa ăn hàng ngày, từ đó dẫn đến cảnh đói nghèo, tình trạng thiếu dinh dưỡng dẫn đến suy thoái sức khỏe, giống nòi không ncchững không phát triển mà còn dễ dàng bị suy thoái”

  • A.

    Phân tích

  • B.

    Giải thích

  • C.

    Chứng minh

  • D.

    Bác bỏ

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Yêu Tổ quốc từ những giọt mồ hôi tảo tần. Mồ hôi rơi trên những cánh đồng cho lúa thêm hạt. Mồ hôi rơi trên những công trường cho những ngôi nhà thành hình, thành khối. Mồ hôi rơi trên những con đường nơi rẻo cao Tổ quốc của những thầy cô trong mùa nắng để nuôi ước mơ cho các em thơ. Mồ hôi rơi trên thao trường đầy nắng gió của những người lính để giữ mãi yên bình và màu xanh cho Tổ quốc…

(Nguồn http://vietbao.vn ngày 9-5-2014)

Câu 1.1

Xác định phong cách ngôn ngữ trong văn bản trên?

  • A.

    Phong cách ngôn ngữ báo chí

  • B.

    Phong cách ngôn ngữ chính luận

  • C.

    Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

  • D.

    Phong cách ngôn ngữ khoa học

Đáp án: A

Phương pháp giải :

Xem lại các phương cách ngôn ngữ đã học

Lời giải chi tiết :

Phong cách ngôn ngữ báo chí.

Câu 1.2

Biện pháp tu từ nào được sử dụng nhiều nhất trong văn bản trên?

  • A.

    Điệp từ

  • B.

    Điêp cấu trúc

  • C.

    So sánh

  • D.

    Nhân hóa

Đáp án: B

Phương pháp giải :

Xem lại các biện pháp nghệ thuật đã học

Lời giải chi tiết :

Biện pháp nghệ thuật điệp cấu trúc câu: Mồ hôi rơi…

Câu 1.3

Những từ ngữ: cánh đồng, công trường gợi nhớ đến đối tượng nào trong cuộc sống?

  • A.

    Người nông dân

  • B.

    Người công nhân

  • C.

    Người buôn bán

  • D.

    Người công nhân, người nông dân

Đáp án: D

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức đời sống

Lời giải chi tiết :

Những từ ngữ: cánh đồng, công trường gợi nhớ đến người nông dân, công nhân trong cuộc sống.

Câu 1.4

Nhan đề phù hợp với đoạn trích trên là:

  • A.

    Người công nhân

  • B.

    Người nông dân

  • C.

    Yêu Tổ quốc tôi

  • D.

    Mồ hôi nơi thao trường

Đáp án: C

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết :

Nhan đề: Yêu Tổ quốc; Tổ quốc của tôi,…

Câu 2 :

Tiếng Việt thuộc họ ngôn ngữ nào?

Đông Á

Nam Á

Tây Á

Đáp án

Nam Á

Lời giải chi tiết :

Tiếng Việt thuộc họ ngôn ngữ Nam Á.

Câu 3 :

Hai thành phần nghĩa của câu bao gồm:

  • A.

    Nghĩa sự việc và nghĩa biểu đạt

  • B.

    Nghĩa sự việc và nghĩa tình thái

  • C.

    Nghĩa tường minh và nghĩa tình thái

  • D.

    Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Hai thành phần nghĩa của câu: nghĩa sự việc và nghĩa tình thái

Câu 4 :

Qua bài thơ Tràng giang , tác giả muốn gửi gắm điều gì?

  • A.

    Tình cảm gắn bó với cảnh đẹp quê hương, đất nước

  • B.

    Tâm trạng buồn nhớ quê hương và lòng yêu nước thầm kín

  • C.

    Niềm xót thương cho sự hiu quạnh của một làng quê

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Tràng giang thể hiện tâm trạng buồn nhớ quê hương và lòng yêu nước thầm kín của Huy Cận

Câu 5 :

Từ gồm hai loại, đó là:

  • A.

    Từ đơn và từ phức

  • B.

    Từ ghép và từ láy

  • C.

    Từ và từ phức

  • D.

    Từ đơn và từ ghép

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại cấu tạo của từ .

Lời giải chi tiết :

Từ gồm hai loại là từ đơn và từ phức.

Câu 6 :

Câu thơ nào trong khổ 4 bài Tràng giang được gợi từ hai câu thơ trong bài Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu?

  • A.

    Lớp lớp mây cao đùn núi bạc

  • B.

    Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa

  • C.

    Lòng quê dờn dợn vời con nước

  • D.

    Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Câu thơ Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà được gợi lên từ hai câu thơ trong bài Hoàng Hạc lâu – Thôi Hiệu:

Nhật mộ hương quan hà xứ thị

Yên ba giang thượng sử nhân sầu

(Quê hương khuất bóng hoàng hôn

Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai)

Câu 7 :

Từ ấy của tác giả nào?

  • A.

    Tố Hữu

  • B.

    Huy Cận

  • C.

    Xuân Diệu

  • D.

    Hàn Mặc Tử

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Từ ấy – Tố Hữu

Câu 8 :

Sinh vi nam tử yếu hi kì ” thể hiện quan niệm gì của tác giả Phan Bội Châu?

  • A.

    Quan niệm về cốt cách người quân tử

  • B.

    Quan niệm về chí làm trai

  • C.

    Quan niệm về chí khí người anh hùng

  • D.

    Quan niệm về đạo làm người

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Thể hiện quan niệm mới về chí làm trai của Phan Bội Châu.

Câu 9 :

Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:

Bèo dạt về đâu hàng nối hàng

Mênh mông không một chuyến đò ngang

Không cầu gợi chút niềm thân mật

Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng

( Tràng giang – Huy Cận)

  • A.

    Bức tranh sông nước buồn vắng

  • B.

    Cảnh cồn bến hoang vắng

  • C.

    Cảnh bãi bờ quạnh quẽ

  • D.

    Bức tranh không gian tầng bậc

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Nội dung chính: Cảnh bãi bờ quạnh quẽ.

Câu 10 :

Trong khổ thơ thứ hai của bài thơ Từ ấy , nhà thơ đặc biệt quan tâm đến đối tượng nào?

  • A.

    Quần chúng lao khổ

  • B.

    Những ngươi chiến sĩ

  • C.

    Những người lãnh đạo của Đảng

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

“Để hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”

Trong mối liên hệ với mọi người nói chung, nhà thơ đặc biệt quan tâm đến quần chúng lao khổ.

Câu 11 :

Người nói thể hiện thái độ, tình cảm đối với người thông qua:

  • A.

    Từ ngữ xưng hô

  • B.

    Từ ngữ cảm thán

  • C.

    Từ tình thái

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Người nói thể hiện tình cảm, thái độ của người nói đối với người nghe qua từ ngữ xưng hô, từ cảm thán, từ tình thái ở cuối câu.

Câu 12 :

Nội dung chính của hai câu thơ sau:

“Giang sơn tử hĩ sinh đồ nhuế,

Hiền thánh liêu nhiên tụng diệc si!”

  • A.

    Quan niệm mới về chí làm trai

  • B.

    Khẳng định ý thức trách nhiệm của cá nhân trước thời cuộc

  • C.

    Quan niệm về nguyên tắc hành xử mới trước vận mệnh đất nước

  • D.

    Tư thế, khát vọng buổi lên đường

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Hai câu luận: Quan niệm về nguyên tắc hành xử mới trước vận mệnh của đất nước.

Câu 13 :

Hàn Mặc Tử sinh ra ở đâu?

  • A.

    Đồng Hới

  • B.

    Nghệ An

  • C.

    Thanh Hóa

  • D.

    Huế

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Hàn Mặc Tử sinh ra ở làng Lệ Mĩ, tổng Võ Xá, huyện Phong Lộc, tỉnh Đồng Hới (nay là Quảng Bình).

Câu 14 :

Tôi buộc lòng tôi với mọi người

Để tình trang trải với trăm nơi

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ trên:

  • A.

    ẩn dụ

  • B.

    hoán dụ

  • C.

    so sánh

  • D.

    nhân hóa

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Biện pháp nghệ thuật hoán dụ: “trăm nơi” chỉ mọi người sống ở khắp mọi nơi.

Câu 15 :

Hình ảnh nào không được tác giả nhắc đến trong khổ thơ thứ tư của bài thơ Tràng giang ?

  • A.

    Mây

  • B.

    Núi

  • C.

    Cánh chim

  • D.

    Con thuyền

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Hình ảnh con thuyền không xuất hiện trong khổ 4.

Câu 16 :

Mục đích của thao tác bác bỏ là:

Bác bỏ những quan điểm, ý kiến không đúng

Bày tỏ và bênh vực những quan điểm, ý kiến đúng đắn

Cả hai đáp án trên

Đáp án

Cả hai đáp án trên

Lời giải chi tiết :

Mục đích: Bác bỏ những quan điểm, ý kiến không đúng; bày tỏ và bênh vực những quan điểm, ý kiến đúng đắn.

Câu 17 :

Tản Đà tự nói mình là một vị tiên trên thượng giới bị đày xuống trần gian vì tội gì?

  • A.

    Vô lễ với trời

  • B.

    Cá tính “ngông”

  • C.

    Trêu ghẹo Hằng Nga

  • D.

    Yêu tiên nữ

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Tản Đà tự nói mình là một vị tiên trên thượng giới bị đày xuống trần gian vì tội “ngông:

“Bẩm quả có tên Nguyễn Khắc Hiếu

Đày xuống hạ giới vì tội ngông.”

Câu 18 :

Nội dung chính của đoạn thơ sau:

Trời lại phê cho: “Văn thật tuyệt!

Văn trần được thế chắc có ít!

Nhời văn chuốt đẹp như sao băng!

Khí văn hùng mạnh như mây chuyển

[…]

Tiếng gà xao xác, tiếng người dậy

Giữa sân còn đứng riêng ngậm ngùi

Một năm ba trăm sáu mươi đêm,

Sao được mỗi đêm lên hầu Trời!

(Hầu trời – Tản Đà)

Giới thiệu về câu chuyện thi nhân lên trời

Thi nhân đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe

Thi nhân trò chuyện với Trời

Đáp án

Thi nhân trò chuyện với Trời

Lời giải chi tiết :

Nội dung chính: Thi nhân trò truyện với Trời.

Câu 19 :

Thành ngữ được sử dụng trong bài Tương tư là thành ngữ nào?

  • A.

    Hoa khuê các, bướm giang hồ

  • B.

    Cách trở đò giang

  • C.

    Ngày qua ngày lại qua ngày

  • D.

    Chín nhớ mười mong

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại các thành ngữ Việt Nam

Lời giải chi tiết :

Thành ngữ: Chín nhớ mười mong trong câu thơ Một người chín nhớ mười mong một người

=> Mượn lối nói dân gian để diễn tả nỗi nhớ mong của mình.

Câu 20 :

Nghĩa sự việc của câu dưới đây:

“Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”

  • A.

    Câu biểu hiện trạng thái, tính chất, đặc điểm

  • B.

    Câu biểu hiện hành động

  • C.

    Câu biểu hiện quá trình

  • D.

    Câu biểu hiện tư thế

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại nghĩa biểu hiện của câu

Lời giải chi tiết :

Câu biểu hiện quá trình.

Câu 21 :

Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông

Một người chín nhớ mười mong một người

Câu thơ trên sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

  • A.

    nhân hóa, ẩn dụ

  • B.

    nhân hóa, hoán dụ

  • C.

    nhân hóa, so sánh

  • D.

    hoán dụ, so sánh

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Nghệ thuật: nhân hóa, hoán dụ (lấy một vật chứa đựng để gọi một vật bị chứa đựng)

Câu 22 :

Bài thơ Tương tư của Nguyễn Bính viết về đề tài gì?

  • A.

    Tình cảm gia đình

  • B.

    Tình yêu đôi lứa

  • C.

    Tình yêu nước

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Đề tài Tương tư : tình yêu đôi lứa.

Câu 23 :

Tình cảm, thái độ của người nói đối với người nghe qua câu sau:

“Thưa thầy, giá nhà con khỏe khoắn, thì nhà con chả giám kêu”

( Tinh thần thể dục – Nguyễn Công Hoan)

  • A.

    Thái độ thân mật, gần gũi

  • B.

    Thái độ bực tức, hách dịch

  • C.

    Thái độ kính cẩn

  • D.

    Thái độ không tôn trọng

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại thái độ, tình cảm của người nói đối với người nghe.

Lời giải chi tiết :

Thái độ kính cẩn thể hiện qua từ “Thưa thầy”.

Câu 24 :

Phan Bội Châu xuất dương sang Nhật Bản năm bao nhiêu?

  • A.

    1902

  • B.

    1903

  • C.

    1904

  • D.

    1905

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Năm 1905, Phan Bội Châu lãnh đạo phong trào Đông du và xuất dương sang Nhật.

Câu 25 :

Đây thôn Vĩ Dạ lúc đầu có tên là:

  • A.

    Ở đây thôn Vĩ Dạ

  • B.

    Đây thôn Vĩ

  • C.

    Ở đây thôn Vĩ

  • D.

    Thôn Vĩ Dạ

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Đây thôn Vĩ Dạ lúc đầu có tên là Ở đây thôn Vĩ Dạ.

Câu 26 :

Giải người, cảnh trưởng kiếm ăn quanh

Cảnh trưởng trong câu thơ trên là chỉ ai?

  • A.

    Một chức giám ngục

  • B.

    Cảnh sát trưởng

  • C.

    Huyện trưởng

  • D.

    Lính trưởng

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Cảnh trưởng: Cảnh sát trưởng.

Câu 27 :

Bẩm Trời, cảnh con thực nghèo khó

Trần gian thước đất cũng không có

Nhờ Trời năm xưa học ít nhiều

Vốn liếng còn một bụng văn đó

[…]

Trời lại sai con việc nặng quá

Biết làm có được mà dám theo”

(Hầu trời – Tản Đà)

Đoạn thơ trên sử dụng bút pháp lãng mạn để miêu tả cuộc sống của thi nhân nơi trần thế. Đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Sai

- Đoạn thơ trên sử dụng bút pháp tả thực (tả chân) tỉ mỉ, chân thực, phản ánh chính xác đời sống của văn nghệ sĩ và tình cảnh lộn xộn của thị trường văn chương lúc bấy giờ.

Câu 28 :

Tiếng Việt thuộc dòng ngôn ngữ nào?

  • A.

    Dòng Môn

  • B.

    Dòng Môn - Khmer

  • C.

    Dòng Munda

  • D.

    Dòng Khmer

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại Lịch sử phát triển tiếng Việt

Lời giải chi tiết :

Tiếng Việt thuộc dòng Môn – Khmer.

Câu 29 :

“Gió theo lối gió, mây đường mây”

Nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ trên:

  • A.

    Tiểu đổi

  • B.

    So sánh

  • C.

    Điệp từ

  • D.

    Đáp án A và C

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Nghệ thuật:

- Tiểu đối

- Điệp từ gió, mây

Câu 30 :

Hai thôn chung lại một làng,

Cơ sao bên ấy chẳng sang bên này?

Thể hiện sự trách móc, hờn dỗi của chàng trai nhưng cũng rất tế nhị, đáng yêu.

Nội dung trên đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Đúng

- Tác dụng: Thể hiện sự trách móc, hờn dỗi của chàng trai dành cho cô gái nhưng lời trách cũng rất tế nhị, đáng yêu.

Câu 31 :

Có hai loại hình ngôn ngữ quen thuộc là loại hình ngôn ngữ đơn lập và loại hình ngôn ngữ hòa kết. Đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Có 2 loại hình ngôn ngữ quen thuộc:

- Loại hình ngôn ngữ đơn lập

- Loại hình ngôn ngữ hòa kết

Câu 32 :

Nội dung sau về Tản Đà đúng hay sai?

“Tản Đà theo học chữ Nôm từ nhỏ”

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Sai

- Tản Đà theo học chữ Hán từ nhỏ.

Câu 33 :

Tập văn xuôi nào dưới đây là sáng tác của Xuân Diệu?

  • A.

    Còn chơi

  • B.

    Phấn thông vàng

  • C.

    Giấc mộng lớn

  • D.

    Kinh cầu tự

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Phấn thông vàng – Xuân Diệu (1939)

Câu 34 :

Nhận xét sau về bài thơ Hầu trời của Tản Đà đúng hay sai?

“Trong bài thơ Hầu trời, cảm hứng chủ đạo của bài thơ là lãng mạn, tuy nhiên Tản Đà không thoát li hoàn toàn, vẫn gắn bó với hiện thực cuộc sống”

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Đúng

- Trong bài thơ Hầu trời, cảm hứng chủ đạo của bài thơ là lãng mạn, tuy nhiên Tản Đà không thoát li hoàn toàn, vẫn gắn bó với hiện thực cuộc sống. Điều này được thể hiện rõ qua đoạn thơ miêu tả cuộc sống nơi trần thề của thi nhân.

Câu 35 :

Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:

Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua

Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già,

Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất

[…]

Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa…

(Vội vàng – Xuân Diệu)

Thể hiện tình yêu cuộc sống tha thiết, đắm say của Xuân Diệu

Quan niệm về thời gian

Giải pháp tận hưởng cuộc đời trước sự chảy trôi của thời gian

Đáp án

Quan niệm về thời gian

Lời giải chi tiết :

Nội dung chính: Quan niệm về thời gian của Xuân Diệu

Câu 36 :

Câu thơ nào trong bài Lưu biệt khi xuất dương thể hiện rõ thái độ quyết liệt của Phan Bội Châu trước tình cảnh đất nước?

  • A.

    Khởi thiên tải hậu cánh vô thùy

  • B.

    Giang sơn tử hĩ sinh đồ nhuế

  • C.

    Hiền thánh liêu nhiên tục diệc si!

  • D.

    U bách niên trung tư hữu ngã

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Giang sơn tử hĩ sinh đồ nhuế ”: Thái độ quyết liệt, nhận thức của tác giả trước tình cảnh đất nước. Non sông đã chết, rơi vào tay kẻ khác, chỉ còn là “cái xác không hồn”, sống chỉ thêm nhục.

=> Tác giả bộc lộ trực tiếp tình yêu nước.

Câu 37 :

Đoạn trích dưới đây sử dụng thao tác lập luận nào?

“Dân số ngày càng tăng ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của mỗi cá nhân, mỗi dân tộc cũng như toàn thể cộng đồng. Những ảnh hưởng đó là: không có đủ lương thực, thực phẩm cung cấp cho bữa ăn hàng ngày, từ đó dẫn đến cảnh đói nghèo, tình trạng thiếu dinh dưỡng dẫn đến suy thoái sức khỏe, giống nòi không ncchững không phát triển mà còn dễ dàng bị suy thoái”

  • A.

    Phân tích

  • B.

    Giải thích

  • C.

    Chứng minh

  • D.

    Bác bỏ

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại các thao tác lập luận đã học

Lời giải chi tiết :

Thao tác phân tích


Cùng chủ đề:

Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Văn lớp 11 - Đề số 2 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Văn lớp 11 - Đề số 3 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Văn lớp 11 - Đề số 4 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Văn lớp 11 - Đề số 5 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Văn lớp 11 - Đề số 1 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Văn lớp 11 - Đề số 2 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Văn lớp 11 - Đề số 3 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Văn lớp 11 - Đề số 4 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Văn lớp 11 - Đề số 5 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa học kì II Ngữ văn 11 có lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa học kì II Ngữ văn 11 có lời giải chi tiết