Đề kiểm tra 15 phút môn Văn lớp 11 HK II - Đề số 1
Đề bài
Nội dung sau về Tản Đà đúng hay sai?
“Tản Đà theo học chữ Nôm từ nhỏ”
Hầu trời của tác giả nào?
-
A.
Phan Bội Châu
-
B.
Huy Cận
-
C.
Xuân Diệu
-
D.
Tản Đà
Nhận xét sau về bài thơ Hầu trời của Tản Đà đúng hay sai?
“Trong bài thơ Hầu trời, cảm hứng chủ đạo của bài thơ là lãng mạn, tuy nhiên Tản Đà không thoát li hoàn toàn, vẫn gắn bó với hiện thực cuộc sống”
Câu thơ nào trong bài Lưu biệt khi xuất dương thể hiện rõ thái độ quyết liệt của Phan Bội Châu trước tình cảnh đất nước?
-
A.
Khởi thiên tải hậu cánh vô thùy
-
B.
Giang sơn tử hĩ sinh đồ nhuế
-
C.
Hiền thánh liêu nhiên tục diệc si!
-
D.
U bách niên trung tư hữu ngã
Bài thơ Lưu biệt khi xuất dương được viết bằng chữ Hán. Đúng hay sai?
Nghĩa sự việc của câu dưới đây:
“Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”
-
A.
Câu biểu hiện trạng thái, tính chất, đặc điểm
-
B.
Câu biểu hiện hành động
-
C.
Câu biểu hiện quá trình
-
D.
Câu biểu hiện tư thế
Nghĩa của câu bao gồm mấy thành phần?
-
A.
2
-
B.
3
-
C.
4
-
D.
5
Tản Đà chuyển sang sáng tác văn chương khi nào?
Sau hai khóa thi Hội hỏng
Sau hai khóa thi Hương hỏng
Sau hai khóa thi Tiến sĩ hỏng
Câu thơ nào thể hiện thái độ của Trời khi nghe thi nhân đọc thơ?
-
A.
Trời lại phê cho: “Văn thật tuyệt!”
-
B.
Văn trần được thế chắc có ít!
-
C.
Nhời văn chuốt đẹp như sao băng
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Lưu biệt khi xuất dương của tác giả nào?
-
A.
Phan Bội Châu
-
B.
Phan Châu Trinh
-
C.
Nguyễn Ái Quốc
-
D.
Tản Đà
Tản Đà tự nói mình là một vị tiên trên thượng giới bị đày xuống trần gian vì tội gì?
-
A.
Vô lễ với trời
-
B.
Cá tính “ngông”
-
C.
Trêu ghẹo Hằng Nga
-
D.
Yêu tiên nữ
Nghĩa sự việc của câu dưới đây:
“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại”
-
A.
Câu biểu hiện trạng thái, tính chất, đặc điểm
-
B.
Câu biểu hiện hành động
-
C.
Câu biểu hiện quá trình
-
D.
Câu biểu hiện tư thế
Nội dung chính của đoạn thơ sau:
Trời lại phê cho: “Văn thật tuyệt!
Văn trần được thế chắc có ít!
Nhời văn chuốt đẹp như sao băng!
Khí văn hùng mạnh như mây chuyển
[…]
Tiếng gà xao xác, tiếng người dậy
Giữa sân còn đứng riêng ngậm ngùi
Một năm ba trăm sáu mươi đêm,
Sao được mỗi đêm lên hầu Trời!
(Hầu trời – Tản Đà)
Giới thiệu về câu chuyện thi nhân lên trời
Thi nhân đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe
Thi nhân trò chuyện với Trời
Câu thơ nào dưới đây có nghĩa tương tự với câu “ Há để càn khôn tự chuyển dời”
-
A.
Làm trai cho đáng nên trai/ Phú Xuân đã trãi, Đồng Nai đã từng
-
B.
Công danh nam tử còn vương nợ/ Luống thẹn tai nghe chuyện vũ hầu
-
C.
Giang sơn còn tô vẽ mặt nam nhi/ Sinh thời thế phải xoay nên thế thời
-
D.
Chí làm trai nam, bắc, đông, tây/ Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể
Tác phẩm nào dưới đây không phải sáng tác của Phan Bội Châu?
-
A.
Việt Nam vong quốc sử
-
B.
Hải ngoại huyết thư
-
C.
Tống biệt
-
D.
Ngục trung thư
Lời giải và đáp án
Nội dung sau về Tản Đà đúng hay sai?
“Tản Đà theo học chữ Nôm từ nhỏ”
- Sai
- Tản Đà theo học chữ Hán từ nhỏ.
Hầu trời của tác giả nào?
-
A.
Phan Bội Châu
-
B.
Huy Cận
-
C.
Xuân Diệu
-
D.
Tản Đà
Đáp án : D
Hầu trời – Tản Đà
Nhận xét sau về bài thơ Hầu trời của Tản Đà đúng hay sai?
“Trong bài thơ Hầu trời, cảm hứng chủ đạo của bài thơ là lãng mạn, tuy nhiên Tản Đà không thoát li hoàn toàn, vẫn gắn bó với hiện thực cuộc sống”
- Đúng
- Trong bài thơ Hầu trời, cảm hứng chủ đạo của bài thơ là lãng mạn, tuy nhiên Tản Đà không thoát li hoàn toàn, vẫn gắn bó với hiện thực cuộc sống. Điều này được thể hiện rõ qua đoạn thơ miêu tả cuộc sống nơi trần thề của thi nhân.
Câu thơ nào trong bài Lưu biệt khi xuất dương thể hiện rõ thái độ quyết liệt của Phan Bội Châu trước tình cảnh đất nước?
-
A.
Khởi thiên tải hậu cánh vô thùy
-
B.
Giang sơn tử hĩ sinh đồ nhuế
-
C.
Hiền thánh liêu nhiên tục diệc si!
-
D.
U bách niên trung tư hữu ngã
Đáp án : B
“ Giang sơn tử hĩ sinh đồ nhuế ”: Thái độ quyết liệt, nhận thức của tác giả trước tình cảnh đất nước. Non sông đã chết, rơi vào tay kẻ khác, chỉ còn là “cái xác không hồn”, sống chỉ thêm nhục.
=> Tác giả bộc lộ trực tiếp tình yêu nước.
Bài thơ Lưu biệt khi xuất dương được viết bằng chữ Hán. Đúng hay sai?
- Đúng
- Bài thơ Lưu biệt khi xuất dương được viết bằng chữ Hán.
Nghĩa sự việc của câu dưới đây:
“Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”
-
A.
Câu biểu hiện trạng thái, tính chất, đặc điểm
-
B.
Câu biểu hiện hành động
-
C.
Câu biểu hiện quá trình
-
D.
Câu biểu hiện tư thế
Đáp án : C
Xem lại nghĩa biểu hiện của câu
Câu biểu hiện quá trình.
Nghĩa của câu bao gồm mấy thành phần?
-
A.
2
-
B.
3
-
C.
4
-
D.
5
Đáp án : A
Mỗi câu thường có hai thành phần nghĩa.
Tản Đà chuyển sang sáng tác văn chương khi nào?
Sau hai khóa thi Hội hỏng
Sau hai khóa thi Hương hỏng
Sau hai khóa thi Tiến sĩ hỏng
Sau hai khóa thi Hương hỏng
Sau hai khóa thi Hương hỏng, Tản Đà chuyển sang sáng tác văn chương
Câu thơ nào thể hiện thái độ của Trời khi nghe thi nhân đọc thơ?
-
A.
Trời lại phê cho: “Văn thật tuyệt!”
-
B.
Văn trần được thế chắc có ít!
-
C.
Nhời văn chuốt đẹp như sao băng
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Đáp án : D
Thái độ của Trời khi nghe thơ văn của Tản Đà:
Trời lại phê cho: “Văn thật tuyệt!”
Văn trần được thế chắc có ít!
Nhời văn chuốt đẹp như sao băng!
Khí văn hùng mạnh như mây chuyển!
Lưu biệt khi xuất dương của tác giả nào?
-
A.
Phan Bội Châu
-
B.
Phan Châu Trinh
-
C.
Nguyễn Ái Quốc
-
D.
Tản Đà
Đáp án : A
Lưu biệt khi xuất dương – Phan Bội Châu
Tản Đà tự nói mình là một vị tiên trên thượng giới bị đày xuống trần gian vì tội gì?
-
A.
Vô lễ với trời
-
B.
Cá tính “ngông”
-
C.
Trêu ghẹo Hằng Nga
-
D.
Yêu tiên nữ
Đáp án : B
Xem lại văn bản
Tản Đà tự nói mình là một vị tiên trên thượng giới bị đày xuống trần gian vì tội “ngông:
“Bẩm quả có tên Nguyễn Khắc Hiếu
Đày xuống hạ giới vì tội ngông.”
Nghĩa sự việc của câu dưới đây:
“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại”
-
A.
Câu biểu hiện trạng thái, tính chất, đặc điểm
-
B.
Câu biểu hiện hành động
-
C.
Câu biểu hiện quá trình
-
D.
Câu biểu hiện tư thế
Đáp án : A
Xem lại nghĩa biểu hiện của câu
Câu biểu hiện trạng thái, tính chất, đặc điểm.
Nội dung chính của đoạn thơ sau:
Trời lại phê cho: “Văn thật tuyệt!
Văn trần được thế chắc có ít!
Nhời văn chuốt đẹp như sao băng!
Khí văn hùng mạnh như mây chuyển
[…]
Tiếng gà xao xác, tiếng người dậy
Giữa sân còn đứng riêng ngậm ngùi
Một năm ba trăm sáu mươi đêm,
Sao được mỗi đêm lên hầu Trời!
(Hầu trời – Tản Đà)
Giới thiệu về câu chuyện thi nhân lên trời
Thi nhân đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe
Thi nhân trò chuyện với Trời
Thi nhân trò chuyện với Trời
Nội dung chính: Thi nhân trò truyện với Trời.
Câu thơ nào dưới đây có nghĩa tương tự với câu “ Há để càn khôn tự chuyển dời”
-
A.
Làm trai cho đáng nên trai/ Phú Xuân đã trãi, Đồng Nai đã từng
-
B.
Công danh nam tử còn vương nợ/ Luống thẹn tai nghe chuyện vũ hầu
-
C.
Giang sơn còn tô vẽ mặt nam nhi/ Sinh thời thế phải xoay nên thế thời
-
D.
Chí làm trai nam, bắc, đông, tây/ Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể
Đáp án : C
Dịch nghĩa: Há lại để trời đất tự chuyển vần lấy sao!
Câu thơ có nghĩa tương đương:
Giang sơn còn tô vẽ mặt nam nhi
Sinh thời thế phải xoay nên thế thời
(Chơi xuân - Phan Bội Châu)
Tác phẩm nào dưới đây không phải sáng tác của Phan Bội Châu?
-
A.
Việt Nam vong quốc sử
-
B.
Hải ngoại huyết thư
-
C.
Tống biệt
-
D.
Ngục trung thư
Đáp án : C
Tống biệt – Tản Đà