Đề kiểm tra 15 phút môn Văn lớp 11 HK I đề số 1 có đáp án và lời giải chi tiết — Không quảng cáo

Đề thi, đề kiểm tra Ngữ Văn 11 mới


Đề kiểm tra 15 phút môn Văn lớp 11 HK I - Đề số 1

Đề bài

Câu 1 :

Cảnh mùa thu được Nguyễn Khuyến miêu tả trong bài Thu điếu là vùng nào?

  • A.

    Đồng bằng Trung Bộ

  • B.

    Đồng bằng Bắc Bộ

  • C.

    Đồng bằng Nam Bộ

  • D.

    Đồng bằng sông Cửu Long

Câu 2 :

Chi tiết sau đây thuộc phần nào của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh?

Tôi thấy thánh thể gầy, mạch lại tế, sác. Thế là âm dương đều bị tổn hại, nay phải dùng thuốc thật bổ để bồi dưỡng tì và thận, cốt giữ cái căn bản tiên thiên rà làm nguồn gốc cho cái hậu thiện.. .".

A. Phần 1: Cuộc sống nơi phủ chúa

B. Phần 2: Cảnh Lễ Hữu Trác bắt mạch, kê đơn cho thế tử Trịnh Cán

Câu 3 :

Tự tình II thuộc thể thơ nào sau đây?

  • A.

    Thất ngôn tứ tuyệt

  • B.

    Thất ngôn bát cú

  • C.

    Cổ phong

  • D.

    Thất ngôn trường thiên

Câu 4 :

Tập thơ nào sau đây được xem là của Hồ Xuân Hương?

  • A.

    Gái quê

  • B.

    Khối tình con

  • C.

    Giấc mộng con

  • D.

    Lưu hương kí

Câu 5 :

Đáp án nào không phải là nội dung đúng về bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh ?

  • A.

    Tác phẩm ghi lại những cảm xúc chân thật của tác giả trong những lúc lặn lội đi chữa bệnh ở các miền quê, bộc lộ tâm huyết và đức độ của người thầy thuốc

  • B.

    Hải Thượng y tông tâm lĩnh không những có giá trị về ý học mà còn có giá trị về văn học

  • C.

    Hải Thượng y tông tâm lĩnh gồm 66 quyển

  • D.

    Hải Thượng y tông tâm lĩnh viết bằng chữ Nôm

Câu 6 :

Nội dung dưới đây đúng hay sai?

“Bài thơ Thu điếu thể hiện một tâm hồn gắn bó với thiên nhiên, đất nước, một tấm lòng yêu nước thầm kín và sâu sắc”

Đúng
Sai
Câu 7 :

Tác giả Lê Hữu Trác tên hiệu là gì?

  • A.

    Hải Thượng Lãn Ông

  • B.

    Thanh Hiên

  • C.

    Ức Trai

  • D.

    Mộng Tích

Câu 8 :

Điền từ thích hợp vào sơ đồ sau để hoàn thành tóm tắt đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh

Sơn son thếp vàng
Thế tử Trịnh Cán
Nghĩ đến nước nhà
Coi thường danh lợi, địa vị
Chốn phồn hoa
Thánh chỉ
Phòng trà
Nhiều lớp cửa
Nhân vật trong truyện là Lê Hữu Trác. Ông nhận được (1) ..... vào phủ chúa Trịnh để chữa bệnh. Ông được điệu trên một cái cáng chạy như ngựa lồng. Ông đi vào từ cửa sau, nhìn quang cảnh (2) ..... vốn là quan trong triều đình nhưng khi thấy cảnh giàu sang, sung sướng, phồn hoa của vua chúa Trịnh cũng lấy làm ngạc nhiên. Sau khi trải qua (3) ..... , các hành lang dài quanh co, ông được đưa tới một ngôi nhà thật lớn gọi là (4) ..... . Đồ đạc trong phòng đều được(5) ..... , đều là những đồ quý giá mà nhân gian chưa từng thấy. Trong khi chờ đợi chúa, ông được ăn những đồ ngon vật lạ hiếm có trên đời. Ông có nhiệm vụ bắt mạch, tìm bệnh cho(6) ..... Thế tử vì “ăn quá no, mặc quá ấm” mà sinh bệnh. Vì (7) ..... , lòng trung thành đối với đất nước ông đã kê đơn thuốc giúp thế tử chữa trị bệnh. Sau khi hoàn thành công việc khám bệnh, ông từ giã trở về đợi thánh chỉ. Đoạn trích Vào phủ chúa trịnh của tác giả Lê Hữu Trác đã tái hiện lại khung cảnh xa hoa, sang trọng của chúa Trịnh, nhưng đồng thời cũng thể hiện thái độ của tác giả (8) .....
Câu 9 :

Điền từ thích hợp vào sơ đồ sau để hoàn thành tóm tắt đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh

sơn son thếp vàng
thế tử Trịnh Cán
nghĩ đến nước nhà
coi thường danh lợi, địa vị
chốn phồn hoa
thánh chỉ
phòng trà
nhiều lớp cửa
Nhân vật trong truyện là Lê Hữu Trác. Ông nhận được (1) ..... vào phủ chúa Trịnh để chữa bệnh. Ông được điệu trên một cái cáng chạy như ngựa lồng. Ông đi vào từ cửa sau, nhìn quang cảnh (2) ..... vốn là quan trong triều đình nhưng khi thấy cảnh giàu sang, sung sướng, phồn hoa của vua chúa Trịnh cũng lấy làm ngạc nhiên. Sau khi trải qua (3) ..... , các hành lang dài quanh co, ông được đưa tới một ngôi nhà thật lớn gọi là (4) ..... . Đồ đạc trong phòng đều được(5) ..... , đều là những đồ quý giá mà nhân gian chưa từng thấy. Trong khi chờ đợi chúa, ông được ăn những đồ ngon vật lạ hiếm có trên đời. Ông có nhiệm vụ bắt mạch, tìm bệnh cho(6) ..... Thế tử vì “ăn quá no, mặc quá ấm” mà sinh bệnh. Vì (7) ..... , lòng trung thành đối với đất nước ông đã kê đơn thuốc giúp thế tử chữa trị bệnh. Sau khi hoàn thành công việc khám bệnh, ông từ giã trở về đợi thánh chỉ. Đoạn trích Vào phủ chúa trịnh của tác giả Lê Hữu Trác đã tái hiện lại khung cảnh xa hoa, sang trọng của chúa Trịnh, nhưng đồng thời cũng thể hiện thái độ của tác giả (8) .....
Câu 10 :

Nội dung sau về câu thơ mở đầu của bài thơ Tự tình , đúng hay sai?

“Câu thơ mở đầu đã gợi buồn. Cái buồn gợi ra từ sự tĩnh lặng của đêm khuya. Tiếng trống không gần (văng vẳng) mà vẫn nghe thấy cái nhịp vội vàng, gấp gáp, ấy là vì tiếng trống gợi bước đi của thời gian, gợi sự tàn phá và nó là tiếng trống được cảm nhận bằng tâm trạng”

Đúng
Sai
Câu 11 :

Nhận định nào không đúng về thơ Hồ Xuân Hương?

  • A.

    Hồ Xuân Hương có tài năng viết thơ bằng chữ Nôm.

  • B.

    Tài năng thơ Nôm của Hồ Xuân Hương: thơ Đường luật viết bằng tiếng Việt, cách dùng từ ngữ, hình ảnh giản dị, giàu sức biểu cảm, táo bạo mà tinh tế.

  • C.

    Thơ Hồ Xuân Hương là tiếng nói tâm tình của người phụ nữ, thể hiện một bản lĩnh sống mạnh mẽ, khác thường.

  • D.

    Hồ Xuân Hương chỉ viết thơ bằng chữ Nôm. Vì vậy, bà được mệnh danh là “Bà Chúa thơ Nôm”.

Câu 12 :

Đáp án nào thể hiện sự đấu tranh giằng co bên trong con người Lê Hữu Trác khi kê đơn cho thế tử:

  • A.

    Hiểu rõ bệnh của thế tử và tìm cách chữa tìm cội nguồn, gốc rễ. Nhưng nếu chữa khỏi sẽ bị danh lợi ràng buộc.

  • B.

    Nghĩ đến phương thuốc hòa hoãn, chữa bệnh cầm chừng vô thưởng vô phạt

  • C.

    Y đức, trách nhiệm nghề nghiệp, lương tâm, tấm lòng, phẩm chất trung thực của người thầy thuốc đã lên tiếng. Ông dám nói thẳng và chữa thật căn bệnh của thế tử.

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 13 :

“Tam Nguyên Yên Đổ” là biệt danh mà người ta dùng để nói đến nhà khoa bảng nào sau đây trong lịch sử khoa cử phong kiến Việt Nam thời Trung đại?

  • A.

    Nguyễn Hiền

  • B.

    Nguyễn Thượng Hiền

  • C.

    Nguyễn Khuyến

  • D.

    Nguyễn Bỉnh Khiêm

Câu 14 :

Luận điểm chính của Vào phủ chúa Trịnh ?

  • A.

    Quang cảnh trong phủ chúa

  • B.

    Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa

  • C.

    Thái độ và tâm trạng của tác giả khi vào phủ chúa Trịnh

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 15 :

Nhà thơ đã bao quát cảnh thu như thế nào?

  • A.

    Cảnh thu được đón nhận từ cao, xa đến gần, rồi lại từ gần đến cao, xa.

  • B.

    Cảnh thu được đón nhận từ gần đến cao, xa rồi lại từ cao, xa trở lại gần

  • C.

    Cảnh thu được đón nhận theo trình tự thời gian

  • D.

    Cảnh thu được đón nhận từ không gian rộng đến không gian hẹp.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Cảnh mùa thu được Nguyễn Khuyến miêu tả trong bài Thu điếu là vùng nào?

  • A.

    Đồng bằng Trung Bộ

  • B.

    Đồng bằng Bắc Bộ

  • C.

    Đồng bằng Nam Bộ

  • D.

    Đồng bằng sông Cửu Long

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Thu điếu viết về cảnh sắc mùa thu ở Đồng bằng Bắc Bộ.

Câu 2 :

Chi tiết sau đây thuộc phần nào của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh?

Tôi thấy thánh thể gầy, mạch lại tế, sác. Thế là âm dương đều bị tổn hại, nay phải dùng thuốc thật bổ để bồi dưỡng tì và thận, cốt giữ cái căn bản tiên thiên rà làm nguồn gốc cho cái hậu thiện.. .".

A. Phần 1: Cuộc sống nơi phủ chúa

B. Phần 2: Cảnh Lễ Hữu Trác bắt mạch, kê đơn cho thế tử Trịnh Cán

Đáp án

B. Phần 2: Cảnh Lễ Hữu Trác bắt mạch, kê đơn cho thế tử Trịnh Cán

Lời giải chi tiết :

Từ thực trạng bệnh tình và thể lực của thế tử, ông phân tích, cân nhắc thiệt hơn rồi tìm ra cách chữa phù hợp nhất:

Tôi thấy thánh thể gầy, mạch lại tế, sác. Thế là âm dương đều bị tổn hại, nay phải dùng thuốc thật bổ để bồi dưỡng tì và thận, cốt giữ cái căn bản tiên thiên rà làm nguồn gốc cho cái hậu thiện.. .".

Câu thoại thuộc phần 2: Cảnh Lê Hữu Trác bắt mạch và kê đơn cho thế tử Trịnh Cán.

Câu 3 :

Tự tình II thuộc thể thơ nào sau đây?

  • A.

    Thất ngôn tứ tuyệt

  • B.

    Thất ngôn bát cú

  • C.

    Cổ phong

  • D.

    Thất ngôn trường thiên

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Thể thơ : Thất ngôn bát cú

Câu 4 :

Tập thơ nào sau đây được xem là của Hồ Xuân Hương?

  • A.

    Gái quê

  • B.

    Khối tình con

  • C.

    Giấc mộng con

  • D.

    Lưu hương kí

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Lưu hương kí là tập thơ của Hồ Xuân Hương bao gồm 24 bài chữ Hán và 26 bài chữ Nôm.

Câu 5 :

Đáp án nào không phải là nội dung đúng về bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh ?

  • A.

    Tác phẩm ghi lại những cảm xúc chân thật của tác giả trong những lúc lặn lội đi chữa bệnh ở các miền quê, bộc lộ tâm huyết và đức độ của người thầy thuốc

  • B.

    Hải Thượng y tông tâm lĩnh không những có giá trị về ý học mà còn có giá trị về văn học

  • C.

    Hải Thượng y tông tâm lĩnh gồm 66 quyển

  • D.

    Hải Thượng y tông tâm lĩnh viết bằng chữ Nôm

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Hải Thượng y tông tâm lĩnh được viết bằng chữ Hán, viết vào năm 1770.

Câu 6 :

Nội dung dưới đây đúng hay sai?

“Bài thơ Thu điếu thể hiện một tâm hồn gắn bó với thiên nhiên, đất nước, một tấm lòng yêu nước thầm kín và sâu sắc”

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Đúng

- Nguyễn Khuyến nói chuyện câu cá nhưng thực ra là để đón nhận cảnh thu, trời thu vào cõi lòng. Không gian thu tĩnh lặng, khiến ta cảm nhận về nỗi cô đơn, man mác buồn, uẩn khúc trong cõi lòng thi nhân. Nguyễn Khuyến có một tâm hồn gắn bó với thiên nhiên đất nước, một tấm lòng yêu nước thần kín mà sâu sắc.

Câu 7 :

Tác giả Lê Hữu Trác tên hiệu là gì?

  • A.

    Hải Thượng Lãn Ông

  • B.

    Thanh Hiên

  • C.

    Ức Trai

  • D.

    Mộng Tích

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Lê Hữu Trác tên hiệu là Hải Thượng Lãn Ông.

Nguyễn Du tên hiệu là Thanh Hiên

Nguyễn Trãi tên hiệu là Ức Trai

Tú Xương tên hiệu là Mộng Tích

Câu 8 :

Điền từ thích hợp vào sơ đồ sau để hoàn thành tóm tắt đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh

Sơn son thếp vàng
Thế tử Trịnh Cán
Nghĩ đến nước nhà
Coi thường danh lợi, địa vị
Chốn phồn hoa
Thánh chỉ
Phòng trà
Nhiều lớp cửa
Nhân vật trong truyện là Lê Hữu Trác. Ông nhận được (1) ..... vào phủ chúa Trịnh để chữa bệnh. Ông được điệu trên một cái cáng chạy như ngựa lồng. Ông đi vào từ cửa sau, nhìn quang cảnh (2) ..... vốn là quan trong triều đình nhưng khi thấy cảnh giàu sang, sung sướng, phồn hoa của vua chúa Trịnh cũng lấy làm ngạc nhiên. Sau khi trải qua (3) ..... , các hành lang dài quanh co, ông được đưa tới một ngôi nhà thật lớn gọi là (4) ..... . Đồ đạc trong phòng đều được(5) ..... , đều là những đồ quý giá mà nhân gian chưa từng thấy. Trong khi chờ đợi chúa, ông được ăn những đồ ngon vật lạ hiếm có trên đời. Ông có nhiệm vụ bắt mạch, tìm bệnh cho(6) ..... Thế tử vì “ăn quá no, mặc quá ấm” mà sinh bệnh. Vì (7) ..... , lòng trung thành đối với đất nước ông đã kê đơn thuốc giúp thế tử chữa trị bệnh. Sau khi hoàn thành công việc khám bệnh, ông từ giã trở về đợi thánh chỉ. Đoạn trích Vào phủ chúa trịnh của tác giả Lê Hữu Trác đã tái hiện lại khung cảnh xa hoa, sang trọng của chúa Trịnh, nhưng đồng thời cũng thể hiện thái độ của tác giả (8) .....
Đáp án
Sơn son thếp vàng
Thế tử Trịnh Cán
Nghĩ đến nước nhà
Coi thường danh lợi, địa vị
Chốn phồn hoa
Thánh chỉ
Phòng trà
Nhiều lớp cửa
Nhân vật trong truyện là Lê Hữu Trác. Ông nhận được (1)
Thánh chỉ
vào phủ chúa Trịnh để chữa bệnh. Ông được điệu trên một cái cáng chạy như ngựa lồng. Ông đi vào từ cửa sau, nhìn quang cảnh (2)
Chốn phồn hoa
vốn là quan trong triều đình nhưng khi thấy cảnh giàu sang, sung sướng, phồn hoa của vua chúa Trịnh cũng lấy làm ngạc nhiên. Sau khi trải qua (3)
Nhiều lớp cửa
, các hành lang dài quanh co, ông được đưa tới một ngôi nhà thật lớn gọi là (4)
Phòng trà
. Đồ đạc trong phòng đều được(5)
Sơn son thếp vàng
, đều là những đồ quý giá mà nhân gian chưa từng thấy. Trong khi chờ đợi chúa, ông được ăn những đồ ngon vật lạ hiếm có trên đời. Ông có nhiệm vụ bắt mạch, tìm bệnh cho(6)
Thế tử Trịnh Cán
Thế tử vì “ăn quá no, mặc quá ấm” mà sinh bệnh. Vì (7)
Nghĩ đến nước nhà
, lòng trung thành đối với đất nước ông đã kê đơn thuốc giúp thế tử chữa trị bệnh. Sau khi hoàn thành công việc khám bệnh, ông từ giã trở về đợi thánh chỉ. Đoạn trích Vào phủ chúa trịnh của tác giả Lê Hữu Trác đã tái hiện lại khung cảnh xa hoa, sang trọng của chúa Trịnh, nhưng đồng thời cũng thể hiện thái độ của tác giả (8)
Coi thường danh lợi, địa vị
Lời giải chi tiết :

Nhân vật trong truyện là Lê Hữu Trác. Ông nhận được thánh chỉ vào phủ chúa Trịnh để chữa bệnh. Ông được điệu trên một cái cáng chạy như ngựa lồng. Ông đi vào từ cửa sau, nhìn quang cảnh chốn phồn hoa , vốn là quan trong triều đình nhưng khi thấy cảnh giàu sang, sung sướng, phồn hoa của vua chúa Trịnh cũng lấy làm ngạc nhiên. Sau khi trải qua nhiều lớp cửa , các hành lang dài quanh co, ông được đưa tới một ngôi nhà thật lớn gọi là phòng trà . Đồ đạc trong phòng đều được sơn son thếp vàng , đều là những đồ quý giá mà nhân gian chưa từng thấy. Trong khi chờ đợi chúa, ông được ăn những đồ ngon vật lạ hiếm có trên đời. Ông có nhiệm vụ bắt mạch, tìm bệnh cho thế tử Trịnh Cán . Thế tử vì “ăn quá no, mặc quá ấm” mà sinh bệnh. Vì nghĩ đến nước nhà , lòng trung thành đối với đất nước ông đã kê đơn thuốc giúp thế tử chữa trị bệnh. Sau khi hoàn thành công việc khám bệnh, ông từ giã trở về đợi thánh chỉ.

Đoạn trích Vào phủ chúa trịnh của tác giả Lê Hữu Trác đã tái hiện lại khung cảnh xa hoa, sang trọng của chúa Trịnh, nhưng đồng thời cũng thể hiện thái độ của tác giả coi thường danh lợi, địa vị.

Đáp án:

  1. Thánh chỉ
  2. Chốn phồn hoa
  3. Nhiều lớp cửa
  4. Phòng trà
  5. Sơn son thếp vàng
  6. Thế tử Trịnh Cán
  7. Nghĩ đến nước nhà
  8. Coi thường danh lợi, địa vị
Câu 9 :

Điền từ thích hợp vào sơ đồ sau để hoàn thành tóm tắt đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh

sơn son thếp vàng
thế tử Trịnh Cán
nghĩ đến nước nhà
coi thường danh lợi, địa vị
chốn phồn hoa
thánh chỉ
phòng trà
nhiều lớp cửa
Nhân vật trong truyện là Lê Hữu Trác. Ông nhận được (1) ..... vào phủ chúa Trịnh để chữa bệnh. Ông được điệu trên một cái cáng chạy như ngựa lồng. Ông đi vào từ cửa sau, nhìn quang cảnh (2) ..... vốn là quan trong triều đình nhưng khi thấy cảnh giàu sang, sung sướng, phồn hoa của vua chúa Trịnh cũng lấy làm ngạc nhiên. Sau khi trải qua (3) ..... , các hành lang dài quanh co, ông được đưa tới một ngôi nhà thật lớn gọi là (4) ..... . Đồ đạc trong phòng đều được(5) ..... , đều là những đồ quý giá mà nhân gian chưa từng thấy. Trong khi chờ đợi chúa, ông được ăn những đồ ngon vật lạ hiếm có trên đời. Ông có nhiệm vụ bắt mạch, tìm bệnh cho(6) ..... Thế tử vì “ăn quá no, mặc quá ấm” mà sinh bệnh. Vì (7) ..... , lòng trung thành đối với đất nước ông đã kê đơn thuốc giúp thế tử chữa trị bệnh. Sau khi hoàn thành công việc khám bệnh, ông từ giã trở về đợi thánh chỉ. Đoạn trích Vào phủ chúa trịnh của tác giả Lê Hữu Trác đã tái hiện lại khung cảnh xa hoa, sang trọng của chúa Trịnh, nhưng đồng thời cũng thể hiện thái độ của tác giả (8) .....
Đáp án
sơn son thếp vàng
thế tử Trịnh Cán
nghĩ đến nước nhà
coi thường danh lợi, địa vị
chốn phồn hoa
thánh chỉ
phòng trà
nhiều lớp cửa
Nhân vật trong truyện là Lê Hữu Trác. Ông nhận được (1)
thánh chỉ
vào phủ chúa Trịnh để chữa bệnh. Ông được điệu trên một cái cáng chạy như ngựa lồng. Ông đi vào từ cửa sau, nhìn quang cảnh (2)
chốn phồn hoa
vốn là quan trong triều đình nhưng khi thấy cảnh giàu sang, sung sướng, phồn hoa của vua chúa Trịnh cũng lấy làm ngạc nhiên. Sau khi trải qua (3)
nhiều lớp cửa
, các hành lang dài quanh co, ông được đưa tới một ngôi nhà thật lớn gọi là (4)
phòng trà
. Đồ đạc trong phòng đều được(5)
sơn son thếp vàng
, đều là những đồ quý giá mà nhân gian chưa từng thấy. Trong khi chờ đợi chúa, ông được ăn những đồ ngon vật lạ hiếm có trên đời. Ông có nhiệm vụ bắt mạch, tìm bệnh cho(6)
thế tử Trịnh Cán
Thế tử vì “ăn quá no, mặc quá ấm” mà sinh bệnh. Vì (7)
nghĩ đến nước nhà
, lòng trung thành đối với đất nước ông đã kê đơn thuốc giúp thế tử chữa trị bệnh. Sau khi hoàn thành công việc khám bệnh, ông từ giã trở về đợi thánh chỉ. Đoạn trích Vào phủ chúa trịnh của tác giả Lê Hữu Trác đã tái hiện lại khung cảnh xa hoa, sang trọng của chúa Trịnh, nhưng đồng thời cũng thể hiện thái độ của tác giả (8)
coi thường danh lợi, địa vị
Lời giải chi tiết :

Nhân vật trong truyện là Lê Hữu Trác. Ông nhận được thánh chỉ vào phủ chúa Trịnh để chữa bệnh. Ông được điệu trên một cái cáng chạy như ngựa lồng. Ông đi vào từ cửa sau, nhìn quang cảnh chốn phồn hoa , vốn là quan trong triều đình nhưng khi thấy cảnh giàu sang, sung sướng, phồn hoa của vua chúa Trịnh cũng lấy làm ngạc nhiên. Sau khi trải qua nhiều lớp cửa , các hành lang dài quanh co, ông được đưa tới một ngôi nhà thật lớn gọi là phòng trà . Đồ đạc trong phòng đều được sơn son thếp vàng , đều là những đồ quý giá mà nhân gian chưa từng thấy. Trong khi chờ đợi chúa, ông được ăn những đồ ngon vật lạ hiếm có trên đời. Ông có nhiệm vụ bắt mạch, tìm bệnh cho thế tử Trịnh Cán . Thế tử vì “ăn quá no, mặc quá ấm” mà sinh bệnh. Vì nghĩ đến nước nhà , lòng trung thành đối với đất nước ông đã kê đơn thuốc giúp thế tử chữa trị bệnh. Sau khi hoàn thành công việc khám bệnh, ông từ giã trở về đợi thánh chỉ.

Đoạn trích Vào phủ chúa trịnh của tác giả Lê Hữu Trác đã tái hiện lại khung cảnh xa hoa, sang trọng của chúa Trịnh, nhưng đồng thời cũng thể hiện thái độ của tác giả coi thường danh lợi, địa vị.

Đáp án:

  1. thánh chỉ
  2. chốn phồn hoa
  3. nhiều lớp cửa
  4. phòng trà
  5. sơn son thếp vàng
  6. thế tử Trịnh Cán
  7. nghĩ đến nước nhà
  8. coi thường danh lợi
Câu 10 :

Nội dung sau về câu thơ mở đầu của bài thơ Tự tình , đúng hay sai?

“Câu thơ mở đầu đã gợi buồn. Cái buồn gợi ra từ sự tĩnh lặng của đêm khuya. Tiếng trống không gần (văng vẳng) mà vẫn nghe thấy cái nhịp vội vàng, gấp gáp, ấy là vì tiếng trống gợi bước đi của thời gian, gợi sự tàn phá và nó là tiếng trống được cảm nhận bằng tâm trạng”

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Đúng

- Câu thơ mở đầu đã gợi buồn. Cái buồn gợi ra từ sự tĩnh lặng của đêm khuya. Tiếng trống không gần (văng vẳng) mà vẫn nghe thấy cái nhịp vội vàng, gấp gáp, ấy là vì tiếng trống gợi bước đi của thời gian, gợi sự tàn phá và nó là tiếng trống được cảm nhận bằng tâm trạng. Chính vì thế mà trong cái nhịp gấp gáp, liên hồi của tiếng trống canh ta như nghe thấy bước đi dồn dập của thời gian và sự rối bời trong tâm trạng của nhân vật trữ tình.

Câu 11 :

Nhận định nào không đúng về thơ Hồ Xuân Hương?

  • A.

    Hồ Xuân Hương có tài năng viết thơ bằng chữ Nôm.

  • B.

    Tài năng thơ Nôm của Hồ Xuân Hương: thơ Đường luật viết bằng tiếng Việt, cách dùng từ ngữ, hình ảnh giản dị, giàu sức biểu cảm, táo bạo mà tinh tế.

  • C.

    Thơ Hồ Xuân Hương là tiếng nói tâm tình của người phụ nữ, thể hiện một bản lĩnh sống mạnh mẽ, khác thường.

  • D.

    Hồ Xuân Hương chỉ viết thơ bằng chữ Nôm. Vì vậy, bà được mệnh danh là “Bà Chúa thơ Nôm”.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại tiểu dẫn SGK - 18

Lời giải chi tiết :

Sáng tác của Hồ Xuân Hương gồm cả chữ Nôm và chữ Hán.

Câu 12 :

Đáp án nào thể hiện sự đấu tranh giằng co bên trong con người Lê Hữu Trác khi kê đơn cho thế tử:

  • A.

    Hiểu rõ bệnh của thế tử và tìm cách chữa tìm cội nguồn, gốc rễ. Nhưng nếu chữa khỏi sẽ bị danh lợi ràng buộc.

  • B.

    Nghĩ đến phương thuốc hòa hoãn, chữa bệnh cầm chừng vô thưởng vô phạt

  • C.

    Y đức, trách nhiệm nghề nghiệp, lương tâm, tấm lòng, phẩm chất trung thực của người thầy thuốc đã lên tiếng. Ông dám nói thẳng và chữa thật căn bệnh của thế tử.

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Tâm trạng của tác giả khi kê đơn cho thế tử:

- Biết được bệnh rồi nhưng chữa thế nào đây lại là một cuộc đấu tranh giằng co bên trong con người Hải Thượng Lãn Ông:

+ Hiểu rõ bệnh của thế tử và tìm cách chữa tìm cội nguồn, gốc rễ. Nhưng nếu chữa khỏi sẽ bị danh lợi ràng buộc, không thể về núi được

+ Nghĩ đến phương thuốc hòa hoãn, chữa bệnh cầm chừng vô thưởng vô phạt

+ Y đức, trách nhiệm nghề nghiệp, lương tâm, tấm lòng, phẩm chất trung thực của người thầy thuốc đã lên tiếng. Ông dám nói thẳng và chữa thật căn bệnh của thế tử. Ông kiên quyết bảo vệ quan điểm của chính mình mặc dù không thuận với số đông.

Câu 13 :

“Tam Nguyên Yên Đổ” là biệt danh mà người ta dùng để nói đến nhà khoa bảng nào sau đây trong lịch sử khoa cử phong kiến Việt Nam thời Trung đại?

  • A.

    Nguyễn Hiền

  • B.

    Nguyễn Thượng Hiền

  • C.

    Nguyễn Khuyến

  • D.

    Nguyễn Bỉnh Khiêm

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Do đỗ đầu cả ba kì thi nên Nguyễn Khuyến được gọi là Tam Nguyên Yên Đổ.

Câu 14 :

Luận điểm chính của Vào phủ chúa Trịnh ?

  • A.

    Quang cảnh trong phủ chúa

  • B.

    Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa

  • C.

    Thái độ và tâm trạng của tác giả khi vào phủ chúa Trịnh

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Vào phủ chúa Trịnh miêu tả quang cảnh và cung cách sinh hoạt trong phủ chúa. Qua đó, tác giả thể hiện thái độ của mình trước cảnh “xa hoa” và tâm trạng khi kê đơn cho thế tử.

Câu 15 :

Nhà thơ đã bao quát cảnh thu như thế nào?

  • A.

    Cảnh thu được đón nhận từ cao, xa đến gần, rồi lại từ gần đến cao, xa.

  • B.

    Cảnh thu được đón nhận từ gần đến cao, xa rồi lại từ cao, xa trở lại gần

  • C.

    Cảnh thu được đón nhận theo trình tự thời gian

  • D.

    Cảnh thu được đón nhận từ không gian rộng đến không gian hẹp.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Cảnh thu được đón nhận từ gần đến cao, xa và rồi từ cao, xa trở lại gần.


Cùng chủ đề:

Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Văn lớp 11 đề số 6 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Văn lớp 11 đề số 7 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Văn lớp 11 đề số 8 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Văn lớp 11 đề số 9 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Văn lớp 11 đề số 10 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút môn Văn lớp 11 HK I đề số 1 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút môn Văn lớp 11 HK I đề số 2 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút môn Văn lớp 11 HK I đề số 3 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút môn Văn lớp 11 HK I đề số 4 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút môn Văn lớp 11 HK I đề số 5 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút môn Văn lớp 11 HK II đề số 1 có đáp án và lời giải chi tiết