Đề kiểm tra 15 phút môn Văn lớp 11 HK I đề số 3 có đáp án và lời giải chi tiết — Không quảng cáo

Đề thi, đề kiểm tra Ngữ Văn 11 mới


Đề kiểm tra 15 phút môn Văn lớp 11 HK I - Đề số 3

Đề bài

Câu 1 :

Sắp xếp lại vị trí các câu thơ sau:

Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng,

Nỡ để dân đen mắc nạn này?

Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây,

Một bàn cờ thế phút sa tay.

Bến Nghé của tiền tan bọt nước,

Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây

Bỏ nhà lũ trẻ lơ thơ chạy,

Mất ổ bầy chim dáo dác bay.

Câu 2 :

Các nhân vật không được tác giả nhắc đến trong đoạn trích Lẽ ghét thương là:

Khổng Tử, Nhan Tử, Đồng Tử

Vương Chiêu Quân

Gia Cát

Nguyên Lượng

Tây Thi

Hàn Dũ

Liêm, Trạc

Câu 3 :

Gía trị nội dung của Chiếu cầu hiền là:

  • A.

    Tác phẩm là một văn kiện quan trọng thể hiện chủ trương đúng đắn của Nguyễn Huệ nhằm động viên tri thức Bắc Hà tham gia xây dựng đất nước

  • B.

    Tác phẩm là một văn kiện quan trọng thể hiện chủ trương đúng đắn của Ngô Thì Nhậm nhằm động viên tri thức Bắc Hà tham gia xây dựng đất nước

  • C.

    Tác phẩm là một văn kiện quan trọng thể hiện chủ trương đúng đắn của Nguyễn Huê nhằm động viên quân Tây Sơn tham gia xây dựng đất nước

  • D.

    Tác phẩm là một văn kiện quan trọng thể hiện chủ trương đúng đắn của Nguyễn Huệ nhằm động viên quân Bắc Hà đi thi ra làm quan

Câu 4 :

Câu sau sử dụng thủ pháp nghệ thuật nào?

“Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm; tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó.”

Liệt kê

Điệp từ

So sánh

Tất cả các đáp án trên

Đáp án A, B

Câu 5 :

Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu được sáng tác khi nào?

  • A.

    Khi ông bị mù, về dạy học và chữa bệnh cho dân ở Gia Định

  • B.

    Khi ông đỗ Tú tài ở trường thi Gia Định

  • C.

    Khi chịu tang mẹ

  • D.

    Khi ông cùng gia đình xuôi về vùng lánh nạn ở Bến tre

Câu 6 :

Đáp án nào không nói đúng ý nghĩa sự hi sinh của những người nghĩa sĩ Cần Giuộc trong tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ?

  • A.

    Bảo vệ từng tấc đất, ngọn cỏ

  • B.

    Vì sự bền vững của triều đình

  • C.

    Giữ gìn từng miếng cơm manh áo

  • D.

    Khẳng định lẽ sống cao đẹp của thời đại

Câu 7 :

Câu thơ nào dưới đây chĩ rõ căn nguyên chuyện ghét thương của tác giả Nguyễn Đình Chiểu?

  • A.

    “Coi rồi lại khiến lòng hằng xót xa”

  • B.

    “Vì chưng hay ghét cũng là hay thương”

  • C.

    “Chẳng hay thương ghét, ghét thương lẽ nào?”

  • D.

    “Quán rằng :”Ghét việc tầm phào,”

Câu 8 :

Nội dung sau đúng hay sai?

Lẽ ghét thương kể lại cuộc đối thoại giữa ông Quán và bốn chàng nho sinh (Vân Tiên, Tử Trực, Trịnh Hâm, Bùi Kiệm) khi họ cùng uống rượu, làm thơ trong quan của ông trước lúc vào trường thi”

Đúng
Sai
Câu 9 :

Câu nào dưới đây đúng về thể loại chiếu?

  • A.

    Một thể loại văn học lịch sử trung đại để ghi công tích các bậc danh nhân, anh hùng hoặc các sự kiện lịch sử,…

  • B.

    Một thể văn thư nhà vua dùng để ban bố mệnh lệnh cho thần dân

  • C.

    Một thể văn thư bề tôi viết đưa lên nhà vua để bày tỏ một điều gì đó với lời lẽ cung kính.

  • D.

    Một loại văn nghị luận cổ, thường do vua chúa ban ra đề triều đình và nhân dân thực hiện. Có thể do đích thân nhà vua viết nhưng thường do các văn tài võ lược viết thay vua.

Câu 10 :

Bài văn tế nào dưới đây có giọng điệu hài hước, dí dỏm, khác biệt so với những bài thơ khác?

  • A.

    Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu)

  • B.

    Văn tế Phan Chu Trinh ( Phan Bội Châu)

  • C.

    Văn tế sống vợ (Trần Tú Xương)

  • D.

    Văn tế Trương Quỳnh Như (Phạm Thái)

Câu 11 :

Nội dung câu: " Thà thác mà đặng câu địch khái, về theo tổ phụ cũng vinh; hơn còn mà chịu chữ đầu Tây, ở với man di rất khổ " ( Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc , Nguyễn Đình Chiểu) gần với câu tục ngữ:

  • A.

    “Trâu chếp để da, người ta chết để tiếng”

  • B.

    “Chết thằng gian, chẳng chết người ngay”

  • C.

    “Người chết, nết còn”

  • D.

    “Chết vinh còn hơn sống nhục”

Câu 12 :

Các từ trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc : " Hỡi ôi, Khá thương thay, Ôi thôi thôi, Hỡi ôi thương thay " có ý nghĩa gì?

  • A.

    Là những từ thể hiện tình cảm tiếc thương của người đứng tế đối với người đã mất

  • B.

    Là những từ mở đầu cho những bước ngoặt trong cuộc đời của người đã mất

  • C.

    Là những từ bắt buộc phải có trong hình thức của bài văn tế, không có giá trị nội dung.

  • D.

    Là những tiếng hô to để tạo sự chú ý của người nghe về những điểm nhấn trong cuộc đời người đã mất

Câu 13 :

Đáp án không phải mẫu người lí tưởng trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu?

  • A.

    Con người nhân hậu

  • B.

    Con người ngay thẳng, dám đấu tranh với các thế lực tàn bạo, cứu nhân độ thế.

  • C.

    Con người thủy chung

  • D.

    Con người gặp nhiều bất hạnh trong cuộc sống

Câu 14 :

Đáp án không phải nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ Chạy giặc ?

  • A.

    Các biện pháp tu từ: từ láy, phép đối

  • B.

    Vận dụng sáng tạo hình ảnh, thành ngữ dân gian

  • C.

    Hình ảnh thơ gợi hình gợi cảm

  • D.

    Ngôn ngữ thơ tinh tế, giàu cảm xúc

Câu 15 :

Nguyễn Đình Chiểu được xem là nhà thơ tiêu biểu nhất cho dòng văn chương đạo đức, ngoài ra còn được xem là:

  • A.

    Người đi tiên phong trong việc làm giàu có ngôn ngữ đặc trưng Nam Bộ.

  • B.

    Người đi tiên phong trong các tác giả Nam Bộ đưa văn học Nam Bộ hoà            vào dòng chảy chung của văn học nước nhà.

  • C.

    Là lá cờ đầu của văn thơ chống ngoại xâm thời thuộc Pháp.

  • D.

    Là người có số phận bất hạnh nhưng trái tim vô cùng quả cảm.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Sắp xếp lại vị trí các câu thơ sau:

Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng,

Nỡ để dân đen mắc nạn này?

Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây,

Một bàn cờ thế phút sa tay.

Bến Nghé của tiền tan bọt nước,

Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây

Bỏ nhà lũ trẻ lơ thơ chạy,

Mất ổ bầy chim dáo dác bay.

Đáp án

Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây,

Một bàn cờ thế phút sa tay.

Bỏ nhà lũ trẻ lơ thơ chạy,

Mất ổ bầy chim dáo dác bay.

Bến Nghé của tiền tan bọt nước,

Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây

Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng,

Nỡ để dân đen mắc nạn này?

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Bài thơ Chạy giặc

Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây,

Một bàn cờ thế phút sa tay.

Bỏ nhà lũ trẻ lơ thơ chạy,

Mất ổ bầy chim dáo dác bay.

Bến Nghé của tiền tan bọt nước,

Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây.

Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng,

Nỡ để dân đen mắc nạn này?

Câu 2 :

Các nhân vật không được tác giả nhắc đến trong đoạn trích Lẽ ghét thương là:

Khổng Tử, Nhan Tử, Đồng Tử

Vương Chiêu Quân

Gia Cát

Nguyên Lượng

Tây Thi

Hàn Dũ

Liêm, Trạc

Đáp án

Vương Chiêu Quân

Tây Thi

Lời giải chi tiết :

Vương Chiêu Quân và Tây Thi là hai trong bốn tứ đại mỹ nhân trong lịch sử Trung Quốc, gồm Tây Thi, Vương Chiêu Quân, Điêu Thuyền và Dương Qúy Phi.

Câu 3 :

Gía trị nội dung của Chiếu cầu hiền là:

  • A.

    Tác phẩm là một văn kiện quan trọng thể hiện chủ trương đúng đắn của Nguyễn Huệ nhằm động viên tri thức Bắc Hà tham gia xây dựng đất nước

  • B.

    Tác phẩm là một văn kiện quan trọng thể hiện chủ trương đúng đắn của Ngô Thì Nhậm nhằm động viên tri thức Bắc Hà tham gia xây dựng đất nước

  • C.

    Tác phẩm là một văn kiện quan trọng thể hiện chủ trương đúng đắn của Nguyễn Huê nhằm động viên quân Tây Sơn tham gia xây dựng đất nước

  • D.

    Tác phẩm là một văn kiện quan trọng thể hiện chủ trương đúng đắn của Nguyễn Huệ nhằm động viên quân Bắc Hà đi thi ra làm quan

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Giá trị nội dung:

Tác phẩm là một văn kiện quan trọng thể hiện chủ trương đúng đắn của Nguyễn Huệ nhằm động viên tri thức Bắc Hà tham gia xây dựng đất nước.

Câu 4 :

Câu sau sử dụng thủ pháp nghệ thuật nào?

“Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm; tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó.”

Liệt kê

Điệp từ

So sánh

Tất cả các đáp án trên

Đáp án A, B

Đáp án

Đáp án A, B

Phương pháp giải :

Từ gì được lặp lại? Việc sắp xếp nối tiếp hàng loạt các từ hay cụm từ cũng trường nghĩa là biện pháp nghệ thuật nào?

Lời giải chi tiết :

Nghệ thuật:

- Điệp từ: “việc”, “tập”

- Liệt kê

=> Những người nghĩa sĩ xuất thân là nông dân. Khi đất nước chưa bị giặc xâm lược, họ là những người nông dân hiền lành, chất phác, quen chân lấm tay bùn. Vì vậu việc “tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ” là những việc xa lạ với họ. Họ không hiểu biết về công việc nhà binh.

Câu 5 :

Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu được sáng tác khi nào?

  • A.

    Khi ông bị mù, về dạy học và chữa bệnh cho dân ở Gia Định

  • B.

    Khi ông đỗ Tú tài ở trường thi Gia Định

  • C.

    Khi chịu tang mẹ

  • D.

    Khi ông cùng gia đình xuôi về vùng lánh nạn ở Bến tre

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu được sáng tác vào khoảng đầu giữa những năm 50 của thế kỉ XIX, khi ông bị mù, về dạy học và chữa bệnh cho nhân dân ở Gia Định.

Câu 6 :

Đáp án nào không nói đúng ý nghĩa sự hi sinh của những người nghĩa sĩ Cần Giuộc trong tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ?

  • A.

    Bảo vệ từng tấc đất, ngọn cỏ

  • B.

    Vì sự bền vững của triều đình

  • C.

    Giữ gìn từng miếng cơm manh áo

  • D.

    Khẳng định lẽ sống cao đẹp của thời đại

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Khi đất nước bị thực dân Pháp xâm lược, thái độ của triều đình như thế nào?

Lời giải chi tiết :

Những người nghĩa sĩ Cần Giuộc hi sinh không phải để bảo vệ sự bền vững của triều đình. Khi thực dân Pháp xâm lược, triều đình nhà Nguyễn không có tinh thần phản kháng, bạc nhược, đặt lợi ích của dòng họ lên trên lợi ích của đất nước.

Câu 7 :

Câu thơ nào dưới đây chĩ rõ căn nguyên chuyện ghét thương của tác giả Nguyễn Đình Chiểu?

  • A.

    “Coi rồi lại khiến lòng hằng xót xa”

  • B.

    “Vì chưng hay ghét cũng là hay thương”

  • C.

    “Chẳng hay thương ghét, ghét thương lẽ nào?”

  • D.

    “Quán rằng :”Ghét việc tầm phào,”

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

“Vì chưng hay ghét cũng là hay thương”

Biết ghét vì biết thương. Vì thương dân nên ghét những kẻ làm hại dân. Ông Quán bày tỏ thái độ thương ghét của mình.

=> Đây là câu nói có tính chất khái quát tư tưởng của Nguyễn Đình Chiểu trong cả đoạn trích. Tác giả lí giải căn nguyên chuyện ghét thương của mình.

Câu 8 :

Nội dung sau đúng hay sai?

Lẽ ghét thương kể lại cuộc đối thoại giữa ông Quán và bốn chàng nho sinh (Vân Tiên, Tử Trực, Trịnh Hâm, Bùi Kiệm) khi họ cùng uống rượu, làm thơ trong quan của ông trước lúc vào trường thi”

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Đúng

- Lẽ ghét thương là đoạn trích từ câu 473 đến câu 504 của Truyện Lục Vân Tiên, kể lại cuộc đối thoại giữa ông Quán và bốn chàng nho sinh (Vân Tiên, Tử Trực, Trịnh Hâm, Bùi Kiệm) khi họ cùng uống rượu, làm thơ trong quán của ông trước lúc vào trường thi.

Câu 9 :

Câu nào dưới đây đúng về thể loại chiếu?

  • A.

    Một thể loại văn học lịch sử trung đại để ghi công tích các bậc danh nhân, anh hùng hoặc các sự kiện lịch sử,…

  • B.

    Một thể văn thư nhà vua dùng để ban bố mệnh lệnh cho thần dân

  • C.

    Một thể văn thư bề tôi viết đưa lên nhà vua để bày tỏ một điều gì đó với lời lẽ cung kính.

  • D.

    Một loại văn nghị luận cổ, thường do vua chúa ban ra đề triều đình và nhân dân thực hiện. Có thể do đích thân nhà vua viết nhưng thường do các văn tài võ lược viết thay vua.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Chiếu thuộc loại văn nghị luận cổ, thường do vua chúa ban ra đề triều đình và nhân dân thực hiện. Có thể do đích thân nhà vua viết nhưng thường do các văn tài võ lược viết thay vua.

Câu 10 :

Bài văn tế nào dưới đây có giọng điệu hài hước, dí dỏm, khác biệt so với những bài thơ khác?

  • A.

    Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu)

  • B.

    Văn tế Phan Chu Trinh ( Phan Bội Châu)

  • C.

    Văn tế sống vợ (Trần Tú Xương)

  • D.

    Văn tế Trương Quỳnh Như (Phạm Thái)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại tiểu dẫn

Lời giải chi tiết :

Âm hưởng chung của các bài văn tế là bi thương, nhưng sắc thái biểu cảm của mỗi bài có thể khác nhau. Có bài chỉ thuần túy là một tiếng khóc Văn tế Trương Quỳnh Như nhưng cũng có bài mang tính sử thi bi tráng Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc Văn tế Phan Chu Trinh. Đặc biệt, có khi văn tế được viết trong những hoàn cảnh khác, nhằm mục đích khác. Tú Xương làm bài thơ Văn tế sống vợ với giọng điệu hài hước, hóm hỉnh.

Câu 11 :

Nội dung câu: " Thà thác mà đặng câu địch khái, về theo tổ phụ cũng vinh; hơn còn mà chịu chữ đầu Tây, ở với man di rất khổ " ( Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc , Nguyễn Đình Chiểu) gần với câu tục ngữ:

  • A.

    “Trâu chếp để da, người ta chết để tiếng”

  • B.

    “Chết thằng gian, chẳng chết người ngay”

  • C.

    “Người chết, nết còn”

  • D.

    “Chết vinh còn hơn sống nhục”

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại chú thích, từ đó suy ra câu tục ngữ có nghĩa tương tự

Lời giải chi tiết :

Câu văn trên có ý nghĩa là : thà chết mà có tinh thần, ý chí chống kẻ thù,    về gặp tổ tiên cũng vinh quang, còn hơn cuộc sống làm nô lệ cho thực dân Pháp

=> Câu tục ngữ có nghĩa tương tự: “Chết vinh còn hơn sống nhục”.

Câu 12 :

Các từ trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc : " Hỡi ôi, Khá thương thay, Ôi thôi thôi, Hỡi ôi thương thay " có ý nghĩa gì?

  • A.

    Là những từ thể hiện tình cảm tiếc thương của người đứng tế đối với người đã mất

  • B.

    Là những từ mở đầu cho những bước ngoặt trong cuộc đời của người đã mất

  • C.

    Là những từ bắt buộc phải có trong hình thức của bài văn tế, không có giá trị nội dung.

  • D.

    Là những tiếng hô to để tạo sự chú ý của người nghe về những điểm nhấn trong cuộc đời người đã mất

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đây là những từ cảm thán, chúng có giá trị biểu đạt gì?

Lời giải chi tiết :

Những từ trên thể hiện tình cảm thương tiếc của người đứng tế đối với người đã mất

Câu 13 :

Đáp án không phải mẫu người lí tưởng trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu?

  • A.

    Con người nhân hậu

  • B.

    Con người ngay thẳng, dám đấu tranh với các thế lực tàn bạo, cứu nhân độ thế.

  • C.

    Con người thủy chung

  • D.

    Con người gặp nhiều bất hạnh trong cuộc sống

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Nội dung thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu mang nặng tư tưởng đạo dức nhân nghĩa. Đạo lí làm người của ông mang tinh thần nhân nghĩa của đạo Nho. Vì vậy, mẫu người lí tưởng trong các sáng tác của ông là con người nhân hậu, ngay thẳng, thủy chung, dám đấu tranh với các thế lực tàn bạo, cứu nhân độ thế.

Câu 14 :

Đáp án không phải nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ Chạy giặc ?

  • A.

    Các biện pháp tu từ: từ láy, phép đối

  • B.

    Vận dụng sáng tạo hình ảnh, thành ngữ dân gian

  • C.

    Hình ảnh thơ gợi hình gợi cảm

  • D.

    Ngôn ngữ thơ tinh tế, giàu cảm xúc

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Giá trị nghệ thuật:

- Các biện pháp tu từ: từ láy, phép đối

- Hình ảnh thơ gợi hình, gợi cảm

- Ngôn ngữ thơ tinh tế, giàu cảm xúc

Câu 15 :

Nguyễn Đình Chiểu được xem là nhà thơ tiêu biểu nhất cho dòng văn chương đạo đức, ngoài ra còn được xem là:

  • A.

    Người đi tiên phong trong việc làm giàu có ngôn ngữ đặc trưng Nam Bộ.

  • B.

    Người đi tiên phong trong các tác giả Nam Bộ đưa văn học Nam Bộ hoà            vào dòng chảy chung của văn học nước nhà.

  • C.

    Là lá cờ đầu của văn thơ chống ngoại xâm thời thuộc Pháp.

  • D.

    Là người có số phận bất hạnh nhưng trái tim vô cùng quả cảm.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Bài Chạy giặc là một trong những tác phẩm đầu tiên của văn học yêu nước chống Pháp nửa cuối thế kỉ XIX.

Lời giải chi tiết :

Nguyễn Đình Chiểu được xem là lá cờ đầu của văn thơ chống ngoại xâm thời Pháp thuộc.


Cùng chủ đề:

Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Văn lớp 11 đề số 8 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Văn lớp 11 đề số 9 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Văn lớp 11 đề số 10 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút môn Văn lớp 11 HK I đề số 1 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút môn Văn lớp 11 HK I đề số 2 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút môn Văn lớp 11 HK I đề số 3 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút môn Văn lớp 11 HK I đề số 4 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút môn Văn lớp 11 HK I đề số 5 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút môn Văn lớp 11 HK II đề số 1 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút môn Văn lớp 11 HK II đề số 2 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút môn Văn lớp 11 HK II đề số 3 có đáp án và lời giải chi tiết