Đề kiểm tra 15 phút môn Văn lớp 11 HK I - Đề số 4
Đề bài
Ngữ cảnh có vai trò như thế nào đối với người nghe (đọc) và quá trình lĩnh hội văn bản?
-
A.
Ngữ cảnh là cơ sở cho việc lựa chọn nội dung, cách thức giao tiếp và phương tiện ngôn ngữ.
-
B.
Ngữ cảnh là căn cứ để lĩnh hội, phân tích, đánh giá nội dung, hình thức của văn bản.
-
C.
Cả A và B đều đúng.
-
D.
Cả A và B đều sai
Thạch Lam là thành viên của nhóm văn học nào sau đây?
-
A.
Nhân văn giai phẩm
-
B.
Tự lực văn đoàn
-
C.
Phong trào thơ mới
-
D.
Hội Tao Đàn
Hình tượng trung tâm của bộ phận văn học không công khai là:
-
A.
Hình tượng người nghệ sĩ
-
B.
Hình tượng người thi sĩ
-
C.
Hình tượng người chiến sĩ
-
D.
Tình yêu, thiên nhiên, tôn giáo
Đáp án không phải các cách so sánh?
-
A.
Đi sâu vào từng yếu tố, từng khía cạnh, song cần đặc biệt lưu ý đến quan hệ giữa chúng với nhau trong một chỉnh thể toàn vẹn, thống nhất
-
B.
So sánh tương đồng
-
C.
So sánh tương phản
-
D.
So sánh các yếu tố trong nội bộ đối tượng
Câu văn nào thể hiện rõ nhất tâm trạng của Liên trước thời khắc ngày tàn?
-
A.
“Liên ngồi lặng bên mấy quả thuốc sơn đen”
-
B.
“Đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần”
-
C.
“Cái buồn của chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị”
-
D.
“Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn”
Tâm trạng của Liên khi nhìn thấy những đứa trẻ con nghèo nhặt nhạnh thanh nữa, thanh tre hay bất cứ cái gì đó có thể dùng được của các người bán hàng để lại?
-
A.
Buồn man mác
-
B.
Liên trông thấy động lòng thương nhưng chính chị cũng không có tiền để mà cho chúng nó
-
C.
Tâm hồn Liên yên tĩnh hẳn, có những cảm giác mơ hồ không hiểu
-
D.
Liên lặng theo mơ tưởng về cuộc đời mình
Nối nội dung cột A với cột B cho thích hợp:
Giải thích
Phân tích
Chứng minh
So sánh
Bình luận
Bác bỏ
Là cách chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận để đi sâu xem xét một cách toàn diện về nội dung, hình thức của đối tượng.
Bàn bạc, đánh giá, nhận xét về một vấn đề
Trao đổi, tranh luận ý kiến được cho là sai
Là cắt nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người đó hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề
Dùng những bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ đối tượng.
Đối chiếu hai sự vật, hiện tượng, để thấy được sự giống và khác nhau giữa hai sự vật hiện tượng ấy.
“ Hai đứa trẻ là tác phẩm giàu chất thơ”
Khi miêu tả khung cảnh phố huyện lúc về đêm, Thạch Lam sử dụng thủ pháp ngệ thuật đặc sắc nào?
-
A.
Đối tập tương phản
-
B.
Nhân hóa
-
C.
So sánh
-
D.
Tả cảnh ngụ tình
Nhân tố của ngữ cảnh là:
-
A.
Nhân vật giao tiếp
-
B.
Bối cảnh ngoài ngôn ngữ
-
C.
Văn cảnh
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Đáp án nào không phải giá trị nghệ thuật của Hai đứa trẻ ?
-
A.
Cốt truyện đơn giản như không có truyện.
-
B.
Tập trung khắc họa hành động nhân vật
-
C.
Sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa tả cảnh và tả tâm trạng
-
D.
Chất liệu hiện thực hòa quyện cùng lãng mạn, yếu tố tự sự đan cài cùng trữ tình tạo nên nét đặc sắc khó lẫn trong tác phẩm.
Thạch Lam xuất thân trong gia đình như thế nào?
-
A.
Gia đình Nho giáo
-
B.
Gia đình nông dân
-
C.
Gia đình quan lại sa sút
-
D.
Gia đình công chức gốc quan lại
Hai đứa trẻ có sự hòa quện của hai yếu tố nào?
-
A.
Hiện thực và lãng mạn trữ tình
-
B.
Hiện thực và trào phúng
-
C.
Lãng mạn và trào phúng
-
D.
Hiện thực và nhân đạo
Đáp án không phải là yêu cầu khi so sánh?
-
A.
So sánh các đối tượng liên quan trên cùng một bình diện, tiêu chí nhất định
-
B.
Chỉ ra điểm giống, điểm khác
-
C.
Chia tách đối tượng thành các yêu tố theo những tiêu chí, quan hệ nhất định
-
D.
Nêu bật được đặc trưng của đối tượng cần bàn bạc
Thạch Lam thành công nhất với thể loại văn học nào?
-
A.
Thơ
-
B.
Tiểu thuyết
-
C.
Truyện ngắn
-
D.
Tùy bút
Lời giải và đáp án
Ngữ cảnh có vai trò như thế nào đối với người nghe (đọc) và quá trình lĩnh hội văn bản?
-
A.
Ngữ cảnh là cơ sở cho việc lựa chọn nội dung, cách thức giao tiếp và phương tiện ngôn ngữ.
-
B.
Ngữ cảnh là căn cứ để lĩnh hội, phân tích, đánh giá nội dung, hình thức của văn bản.
-
C.
Cả A và B đều đúng.
-
D.
Cả A và B đều sai
Đáp án : B
Vai trò của ngữ cảnh đối với người nghe (đọc) và quá trình lĩnh hội văn bản là: Ngữ cảnh là căn cứ để lĩnh hội, phân tích, đánh giá nội dung, hình thức của văn bản.
Thạch Lam là thành viên của nhóm văn học nào sau đây?
-
A.
Nhân văn giai phẩm
-
B.
Tự lực văn đoàn
-
C.
Phong trào thơ mới
-
D.
Hội Tao Đàn
Đáp án : B
Sau khi đỗ Tú tài, ông thôi học về làm báo với anh và gia nhập Tự lực văn đoàn.
Hình tượng trung tâm của bộ phận văn học không công khai là:
-
A.
Hình tượng người nghệ sĩ
-
B.
Hình tượng người thi sĩ
-
C.
Hình tượng người chiến sĩ
-
D.
Tình yêu, thiên nhiên, tôn giáo
Đáp án : C
Hình tượng trung tâm của bộ phận văn học không công khai là hình tượng người chiến sĩ.
Đáp án không phải các cách so sánh?
-
A.
Đi sâu vào từng yếu tố, từng khía cạnh, song cần đặc biệt lưu ý đến quan hệ giữa chúng với nhau trong một chỉnh thể toàn vẹn, thống nhất
-
B.
So sánh tương đồng
-
C.
So sánh tương phản
-
D.
So sánh các yếu tố trong nội bộ đối tượng
Đáp án : A
Các cách so sánh:
- So sánh tương đồng, so sánh tương phản
- So sánh các yếu tố trong nội bộ đối tượng
Câu văn nào thể hiện rõ nhất tâm trạng của Liên trước thời khắc ngày tàn?
-
A.
“Liên ngồi lặng bên mấy quả thuốc sơn đen”
-
B.
“Đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần”
-
C.
“Cái buồn của chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị”
-
D.
“Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn”
Đáp án : D
Tâm hồn Liên nhạy cảm, tinh tế, xao xuyến một nỗi buồn man mác: “Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn”.
Tâm trạng của Liên khi nhìn thấy những đứa trẻ con nghèo nhặt nhạnh thanh nữa, thanh tre hay bất cứ cái gì đó có thể dùng được của các người bán hàng để lại?
-
A.
Buồn man mác
-
B.
Liên trông thấy động lòng thương nhưng chính chị cũng không có tiền để mà cho chúng nó
-
C.
Tâm hồn Liên yên tĩnh hẳn, có những cảm giác mơ hồ không hiểu
-
D.
Liên lặng theo mơ tưởng về cuộc đời mình
Đáp án : B
Khi nhìn những đứa trẻ con nhặt nhạnh, Liên thấy động lòng thương nhưng chính chị cũng không có tiền để mà cho chúng
=> Liên là cô bé có tấm lòng nhân hậu.
Nối nội dung cột A với cột B cho thích hợp:
Giải thích
Phân tích
Chứng minh
So sánh
Bình luận
Bác bỏ
Là cách chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận để đi sâu xem xét một cách toàn diện về nội dung, hình thức của đối tượng.
Bàn bạc, đánh giá, nhận xét về một vấn đề
Trao đổi, tranh luận ý kiến được cho là sai
Là cắt nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người đó hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề
Dùng những bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ đối tượng.
Đối chiếu hai sự vật, hiện tượng, để thấy được sự giống và khác nhau giữa hai sự vật hiện tượng ấy.
Giải thích
Là cắt nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người đó hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề
Phân tích
Là cách chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận để đi sâu xem xét một cách toàn diện về nội dung, hình thức của đối tượng.
Chứng minh
Dùng những bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ đối tượng.
So sánh
Đối chiếu hai sự vật, hiện tượng, để thấy được sự giống và khác nhau giữa hai sự vật hiện tượng ấy.
Bình luận
Bàn bạc, đánh giá, nhận xét về một vấn đề
Bác bỏ
Trao đổi, tranh luận ý kiến được cho là sai
Xem lại các thao tác lập luận trong văn nghị luận
Các thao tác lập luận trong văn nghị luận:
- Giải thích: là cắt nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người đó hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề.
- Phân tích: là cách chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận để đi sâu vào xem xét một cách toàn diện về nội dung, hình thức của đối tượng.
- Chứng minh: dùng những bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng to đối tượng.
- Bình luận: bàn bạc, đánh giá, nhận xét về một vấn đề.
- Bác bỏ: trao đổi, tranh luận ý kiến được cho là sai.
- So sánh: là đối chiếu hai sự vật, hiện tượng để thấy được sự giống và khác nhau giữa hai sự vật, hiện tượng ấy.
“ Hai đứa trẻ là tác phẩm giàu chất thơ”
- Khái niệm "chất thơ": chất thơ là một thuật ngữ lý luận chỉ một phẩm chất đặc biệt của văn xuôi. Tác phẩm văn xuôi được xem là có chất thơ khi nội dung của nó đi sâu vào trạng thái cảm xúc, diễn tả diễn biến trong trạng thái chủ quan với những rung động tinh tế. Chất thơ còn nằm trong hình thức thể hiện. Đó là tính nhạc, sự hàm xúc của ngôn từ, đó là sự linh hoạt của các thủ pháp nghệ thuật tạo cho giọng văn, lời văn sức truyền cảm lớn.
- Nội dung và nghệ thuật được biểu hiện như thế nào?
- Khái niệm chất thơ: chất thơ là một thuật ngữ lý luận chỉ một phẩm chất đặc biệt của văn xuôi. Tác phẩm văn xuôi được xem là có chất thơ khi nội dung của nó đi sâu vào trạng thái cảm xúc, diễn tả diễn biến trong trạng thái chủ quan với những rung động tinh tế. Chất thơ còn nằm trong hình thức thể hiện. Đó là tính nhạc, sự hàm xúc của ngôn từ, đó là sự linh hoạt của các thủ pháp nghệ thuật tạo cho giọng văn, lời văn sức truyền cảm lớn.
Hai đứa trẻ là tác phẩm giàu chất thơ
Chứng minh:
Nội dung: Thạch Lam chú ý khai thác và biểu hiện một cách tinh tế mạch cảm xúc, tâm trạng, tình cảm của nhân vật Liên. Ở nhân vật Liên có vẻ đẹp của tâm hồm trẻ thơ trong sáng và thuần khiết, tự nhiên như chưa từng chịu tác động tiêu cực nào của cuộc sống
+ Những rung động tinh tế trước cuộc sống xung quanh
+ Hoài niệm về quá khứ và mơ mộng với đoàn tàu
+ Lòng trắc ẩn đối với cảnh ngộ đáng thương
Nghệ thuật:
+ Thạch Lam đã sử dụng một bút pháp trữ tình đặc sắc trong lời kể, giọng kể, một bút pháp hoà hợp sự trong sáng, chính xác và dịu dàng, hoà hợp sự kín đáo và giản dị như một lời thủ thỉ vừa phải, êm đềm nhỏ nhẹ nhưng có thể phân biệt được từng âm vị.
+ Văn phong bình dị, câu văn ngắn, nhịp văn chậm rãi, thong thả.
Khi miêu tả khung cảnh phố huyện lúc về đêm, Thạch Lam sử dụng thủ pháp ngệ thuật đặc sắc nào?
-
A.
Đối tập tương phản
-
B.
Nhân hóa
-
C.
So sánh
-
D.
Tả cảnh ngụ tình
Đáp án : A
Nghệ thuật:
- Đối lập tương phản, lấy ánh sáng tả bóng tối. Tác giả miêu tả rất nhiều ánh sáng, tuy nhiên ánh sáng rất yếu ớt, chỉ là quầng, khe, vệt, chấm và cuối cùng chỉ là hột sáng thưa thớt.
=> Tác dụng: Ánh sáng không đủ chiếu sáng, không đủ sức phá tan màn đêm, ngược lại nó làm cho đêm tối càng trở nên mênh mông hơn, càng gợi sự tàn tạ, hắt hiu.
Nhân tố của ngữ cảnh là:
-
A.
Nhân vật giao tiếp
-
B.
Bối cảnh ngoài ngôn ngữ
-
C.
Văn cảnh
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Đáp án : D
Nhân tố của ngữ cảnh:
- Nhân vật giao tiếp
- Bối cảnh ngoài ngôn ngữ
- Văn cảnh
Đáp án nào không phải giá trị nghệ thuật của Hai đứa trẻ ?
-
A.
Cốt truyện đơn giản như không có truyện.
-
B.
Tập trung khắc họa hành động nhân vật
-
C.
Sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa tả cảnh và tả tâm trạng
-
D.
Chất liệu hiện thực hòa quyện cùng lãng mạn, yếu tố tự sự đan cài cùng trữ tình tạo nên nét đặc sắc khó lẫn trong tác phẩm.
Đáp án : B
Hai đứa trẻ đi sâu vào miêu tả nội tâm chân thực, tinh tế.
Thạch Lam xuất thân trong gia đình như thế nào?
-
A.
Gia đình Nho giáo
-
B.
Gia đình nông dân
-
C.
Gia đình quan lại sa sút
-
D.
Gia đình công chức gốc quan lại
Đáp án : D
Thạch Lam sinh ra trong một gia đình công chức gốc quan lại
Hai đứa trẻ có sự hòa quện của hai yếu tố nào?
-
A.
Hiện thực và lãng mạn trữ tình
-
B.
Hiện thực và trào phúng
-
C.
Lãng mạn và trào phúng
-
D.
Hiện thực và nhân đạo
Đáp án : A
Hai đứa trẻ có sự hòa quyện hai yếu tố hiện thực và lãng mạn trữ tình.
Đáp án không phải là yêu cầu khi so sánh?
-
A.
So sánh các đối tượng liên quan trên cùng một bình diện, tiêu chí nhất định
-
B.
Chỉ ra điểm giống, điểm khác
-
C.
Chia tách đối tượng thành các yêu tố theo những tiêu chí, quan hệ nhất định
-
D.
Nêu bật được đặc trưng của đối tượng cần bàn bạc
Đáp án : C
Yêu cầu của thao tác lập luận so sánh:
- So sánh các đối tượng liên quan trên cùng một bình diện, tiêu chí nhất định
- Chỉ ra điểm giống, khác nhau
- Nêu bật được đặc trưng đối tượng cần bàn bạc
Thạch Lam thành công nhất với thể loại văn học nào?
-
A.
Thơ
-
B.
Tiểu thuyết
-
C.
Truyện ngắn
-
D.
Tùy bút
Đáp án : C
Thạch Lam có biệt tài về truyện ngắn