Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn văn lớp 11 - Đề số 9
Đề bài
Thành ngữ được sử dụng trong câu ca dao dưới đây:
Muối ba năm muối đang còn mặn
Gừng chín tháng gừng hãy còn cay
Đôi ta nghĩa nặng tình dày
Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa
-
A.
Nghĩa nặng tình dày
-
B.
Gừng hãy còn cay
-
C.
Muối đang còn mặn
-
D.
Ba vạn sáu ngàn ngày
Vừa đi vừa ngoảnh lại,
Người đẹp anh yêu cất bước theo chồng.
Chân bước xa lòng càng đau nhớ
Tâm trạng của người con gái được thể hiện qua câu thơ trên:
-
A.
Lưu luyến, nuối tiếc
-
B.
Chờ đợi, nuôi hi vọng
-
C.
Đau khổ
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Câu thơ trên được hiểu là:
-
A.
Muốn đánh thử tiếng đàn của vua Ngu Thuấn
-
B.
Nếu có cây đàn của vua Ngu Thuấn sẽ đàn khúc nhạc Nam Phong cho nhân dân no ấm
-
C.
Thật khó để có được cây đàn của vua Ngu Thuấn
-
D.
Mong muốn được đánh đàn hay như vua Ngu Thuấn
Qua bài thơ Nhàn , Nguyễn Bỉnh Khiêm xem công danh phú quý như thế nào?
-
A.
Lẽ sống
-
B.
Là cái nợ phải trả
-
C.
Là giấc chiêm bao, không tồn tại thực
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Từ “khấp” trong câu thơ: “Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như” có nghĩa là:
-
A.
Khóc
-
B.
Khấn
-
C.
Sợ
-
D.
Nể
Năm 28 tuổi, Ba-sô chuyển đến đâu sinh sống?
-
A.
Hô-kai-đô
-
B.
I-ga
-
C.
Ô-sa-ka
-
D.
Ê-đô
Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ dưới đây?
Gươm mài đá, đá núi cũng mòn
Voi uống nước, nước sông phải cạn
-
A.
So sánh
-
B.
Nhân hóa
-
C.
Cường điệu
-
D.
Chơi chữ
Nhân cách Trần Thủ Độ được thể hiện qua những tình huống nào trong tác phẩm Thái sư Trần Thủ Độ?
Chọn đáp án sai:
-
A.
Việc người hặc tâu với vua rằng Thái sư lấn át quyền vua.
-
B.
Việc Linh Từ Quốc Mẫu bị bọn quân lính không cho đi qua chỗ thềm cấm, về nhà mách với Trần Thủ Độ.
-
C.
Việc có người nhờ Quốc Mẫu xin cho làm chức câu đương.
-
D.
Việc vua muốn Thủ Độ nhường chức quan cho anh
Trường hợp sau mắc lỗi gì khi sử dụng tiếng Việt:
“Bọn giặc đã ngoan cường chống chả quyết liệt”
-
A.
Sai về ngữ âm và chữ viết
-
B.
Sai về từ ngữ
-
C.
Sai về ngữ pháp
-
D.
Sai về phong cách ngôn ngữ
Chi tiết sau miêu tả hành động của nhân vật nào trong tác phẩm Hồi trống Cổ Thành?
“Mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược, hò hét như sấm, múa xà mâu chạy lại”
-
A.
Trương Phi
-
B.
Quan Công
-
C.
Sái Dương
-
D.
Tôn Càn
Lời giải và đáp án
Thành ngữ được sử dụng trong câu ca dao dưới đây:
Muối ba năm muối đang còn mặn
Gừng chín tháng gừng hãy còn cay
Đôi ta nghĩa nặng tình dày
Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa
-
A.
Nghĩa nặng tình dày
-
B.
Gừng hãy còn cay
-
C.
Muối đang còn mặn
-
D.
Ba vạn sáu ngàn ngày
Đáp án : A
Thành ngữ: “Nghĩa nặng tình dày”: sự thủy chung son sắt, nghĩa tình sâu nặng của vợ chồng.
Vừa đi vừa ngoảnh lại,
Người đẹp anh yêu cất bước theo chồng.
Chân bước xa lòng càng đau nhớ
Tâm trạng của người con gái được thể hiện qua câu thơ trên:
-
A.
Lưu luyến, nuối tiếc
-
B.
Chờ đợi, nuôi hi vọng
-
C.
Đau khổ
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Đáp án : D
Tâm trạng của người con gái khi về nhà chồng:
- Lưu luyến, nuối tiếc
- Chờ đợi, nuôi hi vọng
- Đau khổ, cay đắng
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Câu thơ trên được hiểu là:
-
A.
Muốn đánh thử tiếng đàn của vua Ngu Thuấn
-
B.
Nếu có cây đàn của vua Ngu Thuấn sẽ đàn khúc nhạc Nam Phong cho nhân dân no ấm
-
C.
Thật khó để có được cây đàn của vua Ngu Thuấn
-
D.
Mong muốn được đánh đàn hay như vua Ngu Thuấn
Đáp án : B
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
=> Nếu có cây đàn của vua Ngu Thuấn sẽ đàn khúc nhạc Nam Phong cho nhân dân no ấm.
Qua bài thơ Nhàn , Nguyễn Bỉnh Khiêm xem công danh phú quý như thế nào?
-
A.
Lẽ sống
-
B.
Là cái nợ phải trả
-
C.
Là giấc chiêm bao, không tồn tại thực
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Đáp án : C
- Phú quý chỉ là phù du, là giấc chiêm bao, không tồn tại thực.
Từ “khấp” trong câu thơ: “Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như” có nghĩa là:
-
A.
Khóc
-
B.
Khấn
-
C.
Sợ
-
D.
Nể
Đáp án : A
Khấp: khóc
Năm 28 tuổi, Ba-sô chuyển đến đâu sinh sống?
-
A.
Hô-kai-đô
-
B.
I-ga
-
C.
Ô-sa-ka
-
D.
Ê-đô
Đáp án : D
Năm 28 tuổi, Ba-sô chuyển đến Ê-đô (Tô-ki-ô) sinh sống.
Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ dưới đây?
Gươm mài đá, đá núi cũng mòn
Voi uống nước, nước sông phải cạn
-
A.
So sánh
-
B.
Nhân hóa
-
C.
Cường điệu
-
D.
Chơi chữ
Đáp án : C
Xem lại các biện pháp đã học
Thủ pháp nghệ thuật phóng đại, cường điệu: Gươm mài đá, đá núi cũng mòn; Voi uống nước, nước sông phải cạn; Đánh một trận sạch không kình ngạc,…
Nhân cách Trần Thủ Độ được thể hiện qua những tình huống nào trong tác phẩm Thái sư Trần Thủ Độ?
Chọn đáp án sai:
-
A.
Việc người hặc tâu với vua rằng Thái sư lấn át quyền vua.
-
B.
Việc Linh Từ Quốc Mẫu bị bọn quân lính không cho đi qua chỗ thềm cấm, về nhà mách với Trần Thủ Độ.
-
C.
Việc có người nhờ Quốc Mẫu xin cho làm chức câu đương.
-
D.
Việc vua muốn Thủ Độ nhường chức quan cho anh
Đáp án : D
Nhân cách cao quý của Trần Thủ Độ được bộc lộ qua các tình huống:
- Việc người hặc tâu với vua rằng Thái sư lấn át quyền vua.
- Việc Linh Từ Quốc Mẫu bị bọn quân lính không cho đi qua chỗ thềm cấm, về nhà mách với Trần Thủ Độ.
- Việc có người nhờ Quốc Mẫu xin cho làm chức câu đương.
- Việc vua muốn phong tướng cho anh trai Trần Thủ Độ.
Trường hợp sau mắc lỗi gì khi sử dụng tiếng Việt:
“Bọn giặc đã ngoan cường chống chả quyết liệt”
-
A.
Sai về ngữ âm và chữ viết
-
B.
Sai về từ ngữ
-
C.
Sai về ngữ pháp
-
D.
Sai về phong cách ngôn ngữ
Đáp án : A
Lỗi về từ ngữ
Sửa lại: Bọn giặc ngoan cố chống chả quyết liệt
Chi tiết sau miêu tả hành động của nhân vật nào trong tác phẩm Hồi trống Cổ Thành?
“Mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược, hò hét như sấm, múa xà mâu chạy lại”
-
A.
Trương Phi
-
B.
Quan Công
-
C.
Sái Dương
-
D.
Tôn Càn
Đáp án : A
Xem lại văn bản
Hành động của Trương Phi khi giáp mặt Quan Công: Mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công.