Đề kiểm tra 15 phút môn Văn lớp 11 HK I đề số 5 có đáp án và lời giải chi tiết — Không quảng cáo

Đề thi, đề kiểm tra Ngữ Văn 11 mới


Đề kiểm tra 15 phút môn Văn lớp 11 HK I - Đề số 5

Đề bài

Câu 1 :

Nguyên nhân nào đã khiến Chí Phèo phải vào tù?

  • A.

    Vì cơn ghen của lí Kiến (Bá Kiến)

  • B.

    Vì Chí Phèo đánh nhau với người trong làng

  • C.

    Vì Chí Phèo ăn trộm đồ nhà Bá Kiến

  • D.

    Vì đánh bạc

Câu 2 :

Phán mọc sừng có mối quan hệ như thế nào với người quá cố?

  • A.

    Con trai

  • B.

    Con rể

  • C.

    Cháu trai

  • D.

    Cháu rể

Câu 3 :

Vũ Trọng Phụng mắc phải căn bệnh gì?

  • A.

    Bệnh phong

  • B.

    Bệnh lao

  • C.

    Bệnh viêm phổi

  • D.

    Bệnh sốt rét

Câu 4 :

Đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” được trích từ tiểu thuyết nào?

  • A.

    Số đỏ

  • B.

    Giông tố

  • C.

    Vỡ đê

  • D.

    Lấy nhau vì tình

Câu 5 :

Địa danh nào dưới đây là quê của Nguyễn Tuân?

  • A.

    Làng Mọc, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

  • B.

    Làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, Nam Định.

  • C.

    Làng Hảo, huyện Mĩ Hào, Hưng Yên.

  • D.

    Làng Nhân Mục, huyện Từ Liêm, Hà Nội.

Câu 6 :

Nhận định nào dưới đây đúng về con người Nguyễn Tuân?

  • A.

    Ông là con người có cốt cách thanh cao, tài năng, có tấm lòng yêu nước thương dân, từng bày tỏ thái độ kiên quyết không hợp tác với chính quyền thực dân Pháp.

  • B.

    Ông là người có tài năng và nhiệt huyết trên nhiều lĩnh vực hoạt động xã hội, từ văn hóa, kinh tế đến quân sự.

  • C.

    Ông là người tài hoa uyên bác, sự hiểu biết phong phú nhiều mặt và vốn ngôn ngữ giàu có, điêu luyện. Phong cách nghệ thuật thâu tóm trong một chữ “ngông”.

  • D.

    Ông là một tấm gương sáng trong sáng, cao đẹp về nhân cách, nghị lực và ý chí, về lòng yêu nước, thương dân và thái độ kiên trung, bất khuất trước kẻ thù.

Câu 7 :

Giá trị nội dung của tác phẩm Chữ người tử tù là:

  • A.

    Khắc họa thành công hình tượng Huấn Cao – một con người tài hoa, có cái tâm trong sáng và khí phách hiên ngang bất khuất.

  • B.

    Thể hiện quan niệm về cái đẹp, khẳng định sự bất tử của cái đẹp.

  • C.

    Bộc lộ tấm lòng yêu nước thầm kín của nhà văn Nguyễn Tuân.

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 8 :

Ý nghĩa hành động đâm chết Bá Kiến của Chí Phèo:

  • A.

    Đâm chết Bá Kiến để không còn ai ngăn cản Chí trở về làm người lương thiện

  • B.

    Đâm chết Bá Kiến là hành động lấy máu rửa thù của người nông dân khi thức tỉnh về quyền sống

  • C.

    Chí nhận ra kẻ thù của mình là Bá Kiến

  • D.

    Đáp án B  và C

Câu 9 :

Đáp án nào không phải giá trị nội dung của đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia?

  • A.

    Vũ Trọng Phụng tố cáo xã hội nhố nhăng, suy tàn, thối nát.

  • B.

    Nhà văn muốn phơi bày tất cả sự giả dối, bịp bợm, vô đạo đức của xã hội thượng lưu.

  • C.

    Đả kích, châm biếm sâu cay, thâm thúy những thói xấu xa của xã hội đương thời.

  • D.

    Thể hiện niềm cảm thông, thương xót, trân trọng vẻ đẹp của người lao động trong xã hội đương thời.

Câu 10 :

Tình huống truyện của tác phẩm Chữ người tử tù là:

  • A.

    Huấn Cao đứng đầu một cuộc tạo phản chống lại triều đình.

  • B.

    Cuộc gặp gỡ tình cờ, éo le và trở thành tri âm, tri kỉ trong một hoàn cảnh đặc biệt giữa Huấn Cao và quản ngục.

  • C.

    Cảnh cho chữ, một cảnh tượng “xưa nay chưa từng có”.

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 11 :

Nhân vật chính trong Vang bóng một thời phần lớn là:

  • A.

    Những nho sĩ cuối mùa – những con người tài hoa, bất đắc chí.

  • B.

    Những người lao động tài hoa, nghệ sĩ

  • C.

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D.

    Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 12 :

Tác giả Nguyễn Tuân không dùng hình ảnh nào để miêu tả về viên quản ngục trong tác phẩm chữ người tử tù:

  • A.

    “Người có tâm điền tốt và thẳng thắn lại phải ăn đời ở kiếp với lũ quay quắt”

  • B.

    “Một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”

  • C.

    “Một đóa sen thơm tinh khiết bị ném vào giữa hôi hám bùn nhơ”

  • D.

    “Cái thuần khiết bị đày vào giữa đống cặn bã”

Câu 13 :

Khi ở tù về, Chí đã thay đổi như thế nào?

  • A.

    Chí phèo thay đổi nhân hình

  • B.

    Chí Phèo thay đổi nhân tính

  • C.

    Chí Phèo thay đổi cả nhân hình lẫn nhân tính

  • D.

    Chí Phèo thay đổi tên họ

Câu 14 :

Ông Văn Minh có mối quan hệ như thế nào với người quá cố?

  • A.

    Con trai

  • B.

    Con rể

  • C.

    Cháu nội

  • D.

    Cháu ngoại

Câu 15 :

Chi tiết: “Với một đám ma theo cả lối Ta, Tàu, Tây, có kiệu bát cống, lợn quay đi lọng, có đến lốc bốc xoảng và bú – dích, và vòng hoa, có đến ba trăm câu đối, vài ba trăm người đi đưa” thể hiện:

  • A.

    Một đám tang sang trọng

  • B.

    Một đám tang trang nghiêm

  • C.

    Một đám tang hỗn loạn, pha tạp, giống như đám rước, đám hội

  • D.

    Một đám tang theo đúng nghi thức truyền thống

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Nguyên nhân nào đã khiến Chí Phèo phải vào tù?

  • A.

    Vì cơn ghen của lí Kiến (Bá Kiến)

  • B.

    Vì Chí Phèo đánh nhau với người trong làng

  • C.

    Vì Chí Phèo ăn trộm đồ nhà Bá Kiến

  • D.

    Vì đánh bạc

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Nguyên nhân: Chí Phèo bị lí Kiến ghen tuông, đẩy vào tù.

Câu 2 :

Phán mọc sừng có mối quan hệ như thế nào với người quá cố?

  • A.

    Con trai

  • B.

    Con rể

  • C.

    Cháu trai

  • D.

    Cháu rể

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Phán mọc sừng là cháu rể của cụ cố tổ.

Câu 3 :

Vũ Trọng Phụng mắc phải căn bệnh gì?

  • A.

    Bệnh phong

  • B.

    Bệnh lao

  • C.

    Bệnh viêm phổi

  • D.

    Bệnh sốt rét

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Khoảng năm 1937 – 1938, Vũ Trọng Phụng mắc bệnh lao, nhưng không có tiền để chạy chữa. Ông mất tại Hà Nội.

Câu 4 :

Đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” được trích từ tiểu thuyết nào?

  • A.

    Số đỏ

  • B.

    Giông tố

  • C.

    Vỡ đê

  • D.

    Lấy nhau vì tình

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia trích từ tiểu thuyết Số đỏ (Vũ Trọng Phụng)

Câu 5 :

Địa danh nào dưới đây là quê của Nguyễn Tuân?

  • A.

    Làng Mọc, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

  • B.

    Làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, Nam Định.

  • C.

    Làng Hảo, huyện Mĩ Hào, Hưng Yên.

  • D.

    Làng Nhân Mục, huyện Từ Liêm, Hà Nội.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Nguyễn Tuân quê ở làng Mọc, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

Câu 6 :

Nhận định nào dưới đây đúng về con người Nguyễn Tuân?

  • A.

    Ông là con người có cốt cách thanh cao, tài năng, có tấm lòng yêu nước thương dân, từng bày tỏ thái độ kiên quyết không hợp tác với chính quyền thực dân Pháp.

  • B.

    Ông là người có tài năng và nhiệt huyết trên nhiều lĩnh vực hoạt động xã hội, từ văn hóa, kinh tế đến quân sự.

  • C.

    Ông là người tài hoa uyên bác, sự hiểu biết phong phú nhiều mặt và vốn ngôn ngữ giàu có, điêu luyện. Phong cách nghệ thuật thâu tóm trong một chữ “ngông”.

  • D.

    Ông là một tấm gương sáng trong sáng, cao đẹp về nhân cách, nghị lực và ý chí, về lòng yêu nước, thương dân và thái độ kiên trung, bất khuất trước kẻ thù.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Nguyễn Tuân là một người tài hoa, uyên bác, sự hiểu biết phong phú nhiều mặt và vốn ngôn ngữ giàu có, điêu luyện.

Câu 7 :

Giá trị nội dung của tác phẩm Chữ người tử tù là:

  • A.

    Khắc họa thành công hình tượng Huấn Cao – một con người tài hoa, có cái tâm trong sáng và khí phách hiên ngang bất khuất.

  • B.

    Thể hiện quan niệm về cái đẹp, khẳng định sự bất tử của cái đẹp.

  • C.

    Bộc lộ tấm lòng yêu nước thầm kín của nhà văn Nguyễn Tuân.

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Giá trị nội dung:

- Nguyễn Tuân đã khắc họa thành công hình tượng Huấn Cao – một con người tài hoa, có cái tâm trong sáng và khí phách hiên ngang, bất khuất.

- Qua đó, nhà văn thể hiện quan niệm về cái đẹp, khẳng định sự bất tử của cái đẹp và bộc lộ tấm lòng yêu nước thầm kín

Câu 8 :

Ý nghĩa hành động đâm chết Bá Kiến của Chí Phèo:

  • A.

    Đâm chết Bá Kiến để không còn ai ngăn cản Chí trở về làm người lương thiện

  • B.

    Đâm chết Bá Kiến là hành động lấy máu rửa thù của người nông dân khi thức tỉnh về quyền sống

  • C.

    Chí nhận ra kẻ thù của mình là Bá Kiến

  • D.

    Đáp án B  và C

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Hành động đâm chết Bá Kiến của Chí là hành động lấy máu rửa thù của người nông dân thức tỉnh về quyền sống. Chí nhận ra kẻ thù của mình chính là Bá Kiến.

Câu 9 :

Đáp án nào không phải giá trị nội dung của đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia?

  • A.

    Vũ Trọng Phụng tố cáo xã hội nhố nhăng, suy tàn, thối nát.

  • B.

    Nhà văn muốn phơi bày tất cả sự giả dối, bịp bợm, vô đạo đức của xã hội thượng lưu.

  • C.

    Đả kích, châm biếm sâu cay, thâm thúy những thói xấu xa của xã hội đương thời.

  • D.

    Thể hiện niềm cảm thông, thương xót, trân trọng vẻ đẹp của người lao động trong xã hội đương thời.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Giá trị nội dung:

- Vũ Trọng Phụng tố cáo xã hội nhố nhăng, suy tàn, thối nát. Nhà văn muốn phơi bày tất cả sự giả dối, bịp bợm, vô đạo đức của xã hội thượng lưu

- Đả kích, châm biếm sâu cay, thâm thúy những thói xấu xa của xã hội đương thời

Câu 10 :

Tình huống truyện của tác phẩm Chữ người tử tù là:

  • A.

    Huấn Cao đứng đầu một cuộc tạo phản chống lại triều đình.

  • B.

    Cuộc gặp gỡ tình cờ, éo le và trở thành tri âm, tri kỉ trong một hoàn cảnh đặc biệt giữa Huấn Cao và quản ngục.

  • C.

    Cảnh cho chữ, một cảnh tượng “xưa nay chưa từng có”.

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Tình huống truyện: Huấn Cao – một tử tù và viên quản ngục tình cờ gặp nhau và trở thành tri âm, tri kỉ trong một hoàn cảnh đặc biệt: nhà lao nơi quản ngục làm việc.

Câu 11 :

Nhân vật chính trong Vang bóng một thời phần lớn là:

  • A.

    Những nho sĩ cuối mùa – những con người tài hoa, bất đắc chí.

  • B.

    Những người lao động tài hoa, nghệ sĩ

  • C.

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D.

    Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Vang bóng một thời là tác phẩm kết tinh tài năng của Nguyễn Tuân trước Cách mạng. Nhân vật chính trong Vang bóng một thời phần lớn là những nho sĩ cuối mùa – những con người tài hoa bất đắc chí.

Câu 12 :

Tác giả Nguyễn Tuân không dùng hình ảnh nào để miêu tả về viên quản ngục trong tác phẩm chữ người tử tù:

  • A.

    “Người có tâm điền tốt và thẳng thắn lại phải ăn đời ở kiếp với lũ quay quắt”

  • B.

    “Một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”

  • C.

    “Một đóa sen thơm tinh khiết bị ném vào giữa hôi hám bùn nhơ”

  • D.

    “Cái thuần khiết bị đày vào giữa đống cặn bã”

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Hình ảnh sai: “Một đóa sen thơm tinh khiết bị ném vào giữa hôi hám bùn nhơ”

Câu 13 :

Khi ở tù về, Chí đã thay đổi như thế nào?

  • A.

    Chí phèo thay đổi nhân hình

  • B.

    Chí Phèo thay đổi nhân tính

  • C.

    Chí Phèo thay đổi cả nhân hình lẫn nhân tính

  • D.

    Chí Phèo thay đổi tên họ

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

* Sau khi đi tù về, Chí thay đổi cả nhân hình lẫn nhân tính

- Nhân hình: Cáo đầu thì trọc lóc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm…

- Nhân tính: Hắn về từ chiều hôm trước, hôm sau đã đi uống rượu từ trưa đến xế chiều, sống triền miên trong vô thức từ con say này đến cơn say khác. Chí tìm đến nhà Bá Kiến rạch mặt ăn vạ => Trở thành tay sai đắc lực cho Bá Kiến

=> Chí trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại.

Câu 14 :

Ông Văn Minh có mối quan hệ như thế nào với người quá cố?

  • A.

    Con trai

  • B.

    Con rể

  • C.

    Cháu nội

  • D.

    Cháu ngoại

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Văn Minh là cháu nội của cụ cố tổ.

Câu 15 :

Chi tiết: “Với một đám ma theo cả lối Ta, Tàu, Tây, có kiệu bát cống, lợn quay đi lọng, có đến lốc bốc xoảng và bú – dích, và vòng hoa, có đến ba trăm câu đối, vài ba trăm người đi đưa” thể hiện:

  • A.

    Một đám tang sang trọng

  • B.

    Một đám tang trang nghiêm

  • C.

    Một đám tang hỗn loạn, pha tạp, giống như đám rước, đám hội

  • D.

    Một đám tang theo đúng nghi thức truyền thống

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Đám tang cụ cố tổ hỗn loạn, chẳng khác gì một đám rước lố lăng, vô văn hóa của những con người vô đạo đức.


Cùng chủ đề:

Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Văn lớp 11 đề số 10 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút môn Văn lớp 11 HK I đề số 1 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút môn Văn lớp 11 HK I đề số 2 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút môn Văn lớp 11 HK I đề số 3 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút môn Văn lớp 11 HK I đề số 4 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút môn Văn lớp 11 HK I đề số 5 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút môn Văn lớp 11 HK II đề số 1 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút môn Văn lớp 11 HK II đề số 2 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút môn Văn lớp 11 HK II đề số 3 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút môn Văn lớp 11 HK II đề số 4 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút môn Văn lớp 11 HK II đề số 5 có đáp án và lời giải chi tiết