Đề thi giữa kì 1 Văn 8 - Đề số 1
Đề bài
Câu văn "Tôi bặm tay ghì thật chặt, nhưng một quyển vở cũng xệch ra và chênh đầu chúi xuống đất" trong văn bản “Tôi đi học” của Thanh Tịnh cho ta hiểu điều gì?
-
A.
Cậu bé chưa quen với việc cầm vở.
-
B.
Cậu bé chưa tập trung vào việc.
-
C.
Cậu bé quá hồi hộp.
-
D.
Cậu bé thấy không đủ sức giữ vở.
Sắp xếp các bước tóm tắt văn bản sau đây theo một trình tự hợp lí.
(1) Xác định nội dung chính cần tóm tắt: lựa chọn các sự kiện tiêu biểu và nhân vật quan trọng
(2) Sắp xếp các nội dung theo một trình tự hợp lí
(3) Đọc kĩ toàn bộ tác phẩm cần tóm tắt để nắm chắc được nội dung của nó
(4) Viết văn bản tóm tắt bằng lời văn của mình
-
A.
(1), (2), (3), (4)
-
B.
(3), (1), (2), (4)
-
C.
(1), (2), (4), (3)
-
D.
(3), (2), (1), (4)
Đâu là nhận xét đúng nhất về những đứa trẻ trong văn bản Hai cây phong ?
-
A.
Có một nỗi nhớ mãnh liệt với hai cây phong.
-
B.
Y êu thiên nhiên và làng quê.
-
C.
Có trí tưởng tượng rất phong phú, tâm hồn nhạy cảm
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Nhận định nào nói đúng nhất ý của câu văn: "Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ lấy ngay mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi.'
(Trong lòng mẹ, Nguyên Hồng)
-
A.
Nhà văn so sánh người cô với những cổ tục lạc hậu
-
B.
Thể hiện sự căm phẫn của bé Hồng với những cổ tục phong kiến
-
C.
Thể hiện sự đồng tình của bé Hồng trước những lời nói của người cô
-
D.
Thể hiện sự không đồng tình của bé Hồng trước những lời nói của người cô
Quê hương của Thanh Tịnh là ở đâu?
-
A.
Ven sông Hương, thành phố Huế
-
B.
Ven sông Hồng, thành phố Hà Nội
-
C.
Ven sông Đuống, Gia Lâm (Hà Nội)
-
D.
Một tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ
Trong Hai cây phong, người kể chuyện giới thiệu mình làm nghề gì?
-
A.
Nhà báo.
-
B.
Hoạ sĩ.
-
C.
Nhạc sĩ.
-
D.
Nhà văn.
Từ “mô” trong đoạn thơ sau có nghĩa là gì?
Đồng chí mô nhớ nữa,
Kể chuyện Bình - Trị - Thiên,
Cho bầy tui nghe ví ,
Bếp lửa rung rung đôi vai đồng chí
- Thưa trong nớ hiện chừ vô cùng gian khổ,
Đồng bào ta phải kháng chiến ra ri .
(Hồng Nguyên)
-
A.
Tập hợp những tế bào có cùng một chức năng
-
B.
Khối đất đá không lớn lắm, nổi cao hơn xung quanh
-
C.
(Từ địa phương) nghĩa là “đâu”, “nào”
-
D.
(Từ địa phương) nghĩa là “không phải”
Đâu là năm sinh năm mất của Thanh Tịnh?
-
A.
1911 – 1988
-
B.
1930 – 1980
-
C.
1935 – 1985
-
D.
1940 – 1990
Nhận xét nào nói đúng nhất tác dụng của biện pháp nói quá trong hai câu thơ sau?
Bác ơi tim Bác mênh mông thế,
Ôm cả non sông mọi kiếp người!
(Tố Hữu)
-
A.
Nhấn mạnh tình thương yêu bao la của Bác Hồ
-
B.
Nhấn mạnh vẻ đẹp trí dũng của Bác
-
C.
Nhấn mạnh sự dũng cảm của Bác Hồ.
-
D.
Nhấn mạnh sự hiểu biết rộng của Bác Hồ.
Đọc đoạn văn sau:
"Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ao ước thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ"
(Tôi đi học, Thanh Tịnh)
Biện pháp tu từ nào được tác giả sử dụng trong đoạn văn trên?
-
A.
Nhân hóa.
-
B.
So sánh.
-
C.
Điệp ngữ.
-
D.
Ẩn dụ.
Cho đoạn văn sau:
“Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến... Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà. Tôi cũng cười đáp lại cô tôi: - Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.”
(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)
Tại sao trong đoạn văn này, có chỗ tác giả dùng từ mẹ , có chỗ lại dùng từ mợ ?
-
A.
Mẹ và mợ là hai từ đồng nghĩa
-
B.
Vì trước Cách mạng tháng Tám 1945, tầng lớp thị dân tư sản thời Pháp thuộc gọi mẹ là mợ
-
C.
Dùng mẹ vì đó là lời kể của tác giả với đối tượng là độc giả, dùng mợ vì đó là lời đáp của chú bé Hồng khi đối thoại với người cô, giữa họ cùng một tầng lớp xã hội.
-
D.
Cả A, B, C là đúng.
Nhà văn Ai – ma – tốp là người nước nào?
-
A.
Nga
-
B.
Bồ Đào Nha
-
C.
Cư – rơ – gư – xtan
-
D.
Phần Lan
Thanh Tịnh được tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm bao nhiêu?
-
A.
2005
-
B.
2006
-
C.
2007
-
D.
2008
Trong các phương án sau, phương án nào sắp xếp các từ đúng với trường từ vựng văn học?
-
A.
Tác giả, tác phẩm, văn bản, tiết tấu, xung đột kịch, giọng điệu, hư cấu, nhân vật trữ tình
-
B.
Tác giả, tác phẩm, nhân vật, cốt truyện, tứ thơ, người kể chuyện, nhân vật trữ tình, câu văn, câu thơ...
-
C.
Tác giả, tác phẩm, bút vẽ, cốt truyện, tứ thơ, người kể chuyện, nhân vật trữ tình, câu văn, câu thơ...
-
D.
Tác giả, tác phẩm, biên đạo múa, nhân vật, cốt truyện, hư cấu, câu văn, câu thơ, văn bản....
Nói quá vẫn được sử dụng trong văn bản khoa học, đúng hay sai?
Đọc hai đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: (1) Bắt đầu là tìm hiểu. Tìm hiểu phải đặt bài văn vào hoàn cảnh lịch sử của nó. Thế là cần đến khoa học, lịch sử, lịch sử dân tộc, có khi cả lịch sử thế giới. (2) Sau khâu tìm hiểu là khâu cảm thụ. Hiểu đúng bài văn đã tốt. Hiểu đúng cũng bắt đầu thấy nó hay, nhưng chưa đủ.
(Theo Lê Trí Viễn)
Các từ ngữ liên kết trong hai đoạn văn trên là gì?
-
A.
Từ “sau”
-
B.
Từ “bắt đầu”, “sau”
-
C.
Từ “bắt đầu”, “sau”, “thế là”
-
D.
Cả A, B, C đều sai
“Trong lòng mẹ” xuất xứ từ tập truyện nào?
-
A.
Hận chiến trường
-
B.
Máu và hoa
-
C.
Những ngày thơ ấu
-
D.
Ngậm ngải tìm trầm
Hành động "Nhưng gần đến ngày giỗ đầu thầy tôi, tôi không viết thư gọi mẹ tôi cũng về" trong văn bản Trong lòng mẹ cho em hiểu gì về mẹ bé Hồng?
-
A.
Là người có trách nhiệm với chồng, với con.
-
B.
Là người có tình với gia đình nhà chồng.
-
C.
Là người cam chịu hoàn cảnh của số phận.
-
D.
Là người hành động theo bản năng.
Các từ in đậm trong đoạn văn sau thuộc trường từ vựng nào?
Nhưng không phải vì thấy mẹ tôi chưa đoạn tang thầy tôi mà đã chửa đẻ với người khác mà tôi có những cảm giác đau đớn ấy. Chỉ vì tôi thương mẹ tôi và căm tức sao mẹ tôi lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi, để sinh nở một cách giấu giếm trốn tránh như một kẻ giết người lúng túng với con dao vấy máu của nó. Tôi cười dài trong tiếng khóc.
(Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng)
-
A.
Hoạt động của con người
-
B.
Thái độ của con người
-
C.
Cảm xúc của con người
-
D.
Suy nghĩ của con người.
Ý nào không nói lên đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích “Trong lòng mẹ”?
-
A.
Giàu chất trữ tình
-
B.
Miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc
-
C.
Sử dụng nghệ thuật châm biếm
-
D.
Có những hình ảnh so sánh độc đáo
Trong đoạn trích Hai cây phong, bọn trẻ ngồi nép mình trên cành cây và suy nghĩ điều gì?
-
A.
Không suy nghĩ về điều gì cả.
-
B.
Đấy đã phải là nơi tận cùng thế giới chưa hay phía sau vẫn còn có một thế giới khác.
-
C.
Đến bao giờ thì chúng có thể đi đến những dòng sông lấp lánh tận chân trời như những sợi chỉ bạ mỏng manh.
-
D.
Sau khi rời nhà trường, chúng sẽ được đi học trên đường huyện khang trang và đẹp đẽ hơn.
Nhân vật chính trong văn bản "Tôi đi học” là ai?
-
A.
Người mẹ
-
B.
Người thầy giáo
-
C.
Ông đốc
-
D.
Nhân vật “tôi”
Đọc hai đoạn văn sau và trả lời: (1) Bắt đầu là tìm hiểu. Tìm hiểu phải đặt bài văn vào hoàn cảnh lịch sử của nó. Thế là cần đến khoa học, lịch sử, lịch sử dân tộc, có khi cả lịch sử thế giới. (2) Sau khâu tìm hiểu là khâu cảm thụ. Hiểu đúng bài văn đã tốt. Hiểu đúng cũng bắt đầu thấy nó hay, nhưng chưa đủ.
(Theo Lê Trí Viễn)
Hai đoạn văn trên liệt kê những khâu nào của quá trình lĩnh hội và cảm thụ tác phẩm văn học?
-
A.
Khâu tìm hiểu
-
B.
Khâu cảm thụ
-
C.
Khâu hoàn thiện bài viết
-
D.
Câu A và B đúng
Trong các phương án sau, phương án nào có cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
-
A.
Cá rô, cá chép, cá thu, cá đuối
-
B.
Hoa hồng, hoa cúc, hoa thược dược, hoa cát tường
-
C.
Y phục, quần, áo, quần đùi, quần dài, áo dài, áo cộc
-
D.
Canh, nem, rau xào, cá rán.
Mục đích của việc sắp xếp bố cục của văn bản là?
-
A.
Thể hiện chủ đề của văn bản
-
B.
Thể hiện điểm khác biệt của tác giả
-
C.
Thể hiện việc văn bản có sự sắp xếp đúng quy ước
-
D.
Cả A, B, C đều đúng
Em hiểu gì về chú bé Hồng qua đoạn trích “Trong lòng mẹ”?
-
A.
Là chú bé phải chịu nhiều nỗi đau mất mát
-
B.
Là chú bé dễ xúc động, tinh tế và khá nhạy cảm
-
C.
Là chú bé có tình yêu thương vô bờ bến dành cho mẹ của mình
-
D.
Cả A, B, C đều đúng
Đoạn trích Hai cây phong được kể theo ngôi kể nào?
-
A.
Ngôi thứ nhất
-
B.
Ngôi thứ hai
-
C.
Ngôi thứ ba
-
D.
Kết hợp ngôi thứ nhất và thứ ba
Quê hương của Nguyên Hồng là ở đâu?
-
A.
Hải Phòng
-
B.
Thanh Hóa
-
C.
Nam Định
-
D.
Ninh Bình
Đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn"Tôi đi học"?
-
A.
Truyện được bố cục theo dòng hồi tưởng, cảm nghĩ của nhân vật " tôi" theo trình tự thời gian của buổi tựu trường.
-
B.
Sự kết hợp hài hoà giữa kể, miêu tả với bộc lộ tâm trạng cảm xúc.
-
C.
Cả A và B đúng
-
D.
Cả A và B sai
Từ “khái quát” trong cấp độ khái quát nghĩa của nghĩa từ ngữ có thể được thay bằng từ nào?
-
A.
Phổ quát
-
B.
Bao quát
-
C.
Phổ biến
-
D.
Tổng quát
Lời giải và đáp án
Câu văn "Tôi bặm tay ghì thật chặt, nhưng một quyển vở cũng xệch ra và chênh đầu chúi xuống đất" trong văn bản “Tôi đi học” của Thanh Tịnh cho ta hiểu điều gì?
-
A.
Cậu bé chưa quen với việc cầm vở.
-
B.
Cậu bé chưa tập trung vào việc.
-
C.
Cậu bé quá hồi hộp.
-
D.
Cậu bé thấy không đủ sức giữ vở.
Đáp án : C
Chú ý đến tâm trạng cậu bé trong câu văn này
Cậu bé quá hồi hộp nên không cầm nổi sách vở trên tay.
Sắp xếp các bước tóm tắt văn bản sau đây theo một trình tự hợp lí.
(1) Xác định nội dung chính cần tóm tắt: lựa chọn các sự kiện tiêu biểu và nhân vật quan trọng
(2) Sắp xếp các nội dung theo một trình tự hợp lí
(3) Đọc kĩ toàn bộ tác phẩm cần tóm tắt để nắm chắc được nội dung của nó
(4) Viết văn bản tóm tắt bằng lời văn của mình
-
A.
(1), (2), (3), (4)
-
B.
(3), (1), (2), (4)
-
C.
(1), (2), (4), (3)
-
D.
(3), (2), (1), (4)
Đáp án : B
Đọc kĩ các đáp án.
Sau đây là thứ tự tóm tắt văn bản:
- Đọc kĩ toàn bộ tác phẩm cần tóm tắt để nắm chắc được nội dung của nó.
- Xác định nội dung chính cần tóm tắt: lựa chọn các sự kiện tiêu biểu và nhân vật quan trọng
- Sắp xếp các nội dung theo một trình tự hợp lí
- Viết văn bản tóm tắt bằng lời văn của mình
Đâu là nhận xét đúng nhất về những đứa trẻ trong văn bản Hai cây phong ?
-
A.
Có một nỗi nhớ mãnh liệt với hai cây phong.
-
B.
Y êu thiên nhiên và làng quê.
-
C.
Có trí tưởng tượng rất phong phú, tâm hồn nhạy cảm
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Đáp án : D
- Nhân vật “tôi” có tình cảm đặc biệt, yêu mến hai cây phong.
- Có một nỗi nhớ mãnh liệt với hai cây phong.
- Có trí tưởng tượng rất phong phú, tâm hồn nhạy cảm, yêu thiên nhiên và làng quê.
⇒ Con ng ườ i đã kh ắ c h ọ a l ê n m ộ t b ứ c tranh thi ê n nhi ê n đậ m ch ấ t h ộ i h ọ a đượ c kh á m ph á t ừ đ i ể m nh ì n tr ê n hai c â y phong - l à nh ữ ng k ỉ ni ệ m tu ổ i th ơ cho t ì nh y ê u y ê u qu ê h ươ ng của những đứa trẻ.
Nhận định nào nói đúng nhất ý của câu văn: "Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ lấy ngay mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi.'
(Trong lòng mẹ, Nguyên Hồng)
-
A.
Nhà văn so sánh người cô với những cổ tục lạc hậu
-
B.
Thể hiện sự căm phẫn của bé Hồng với những cổ tục phong kiến
-
C.
Thể hiện sự đồng tình của bé Hồng trước những lời nói của người cô
-
D.
Thể hiện sự không đồng tình của bé Hồng trước những lời nói của người cô
Đáp án : B
Đọc kĩ nội dung câu văn và chọn đáp án đúng.
Câu văn thể hiện sự căm phẫn của bé Hồng với những cổ tục phong kiến.
Quê hương của Thanh Tịnh là ở đâu?
-
A.
Ven sông Hương, thành phố Huế
-
B.
Ven sông Hồng, thành phố Hà Nội
-
C.
Ven sông Đuống, Gia Lâm (Hà Nội)
-
D.
Một tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ
Đáp án : A
Thanh Tịnh quê ở xóm Gia Lạc, ven sông Hương, ngoại ô thành phố Huế.
Trong Hai cây phong, người kể chuyện giới thiệu mình làm nghề gì?
-
A.
Nhà báo.
-
B.
Hoạ sĩ.
-
C.
Nhạc sĩ.
-
D.
Nhà văn.
Đáp án : B
Nhớ lại nhân vật kể chuyện
Trong Hai cây phong, người kể chuyện giới thiệu mình làm nghề họa sĩ
Từ “mô” trong đoạn thơ sau có nghĩa là gì?
Đồng chí mô nhớ nữa,
Kể chuyện Bình - Trị - Thiên,
Cho bầy tui nghe ví ,
Bếp lửa rung rung đôi vai đồng chí
- Thưa trong nớ hiện chừ vô cùng gian khổ,
Đồng bào ta phải kháng chiến ra ri .
(Hồng Nguyên)
-
A.
Tập hợp những tế bào có cùng một chức năng
-
B.
Khối đất đá không lớn lắm, nổi cao hơn xung quanh
-
C.
(Từ địa phương) nghĩa là “đâu”, “nào”
-
D.
(Từ địa phương) nghĩa là “không phải”
Đáp án : C
Đọc kĩ đoạn thơ và chọn đáp án phù hợp nhất
Từ “mô” trong đoạn thơ trên có nghĩa là “đâu”, “nào”
Đâu là năm sinh năm mất của Thanh Tịnh?
-
A.
1911 – 1988
-
B.
1930 – 1980
-
C.
1935 – 1985
-
D.
1940 – 1990
Đáp án : A
Thanh Tịnh sinh 1911 – 1988
Nhận xét nào nói đúng nhất tác dụng của biện pháp nói quá trong hai câu thơ sau?
Bác ơi tim Bác mênh mông thế,
Ôm cả non sông mọi kiếp người!
(Tố Hữu)
-
A.
Nhấn mạnh tình thương yêu bao la của Bác Hồ
-
B.
Nhấn mạnh vẻ đẹp trí dũng của Bác
-
C.
Nhấn mạnh sự dũng cảm của Bác Hồ.
-
D.
Nhấn mạnh sự hiểu biết rộng của Bác Hồ.
Đáp án : A
Đọc kĩ các đáp án để chọn đáp án phù hợp nhất.
Hai câu trên nhấn mạnh tình thương yêu bao la của Bác Hồ
Đọc đoạn văn sau:
"Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ao ước thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ"
(Tôi đi học, Thanh Tịnh)
Biện pháp tu từ nào được tác giả sử dụng trong đoạn văn trên?
-
A.
Nhân hóa.
-
B.
So sánh.
-
C.
Điệp ngữ.
-
D.
Ẩn dụ.
Đáp án : B
Xem lại khái niệm các biện pháp tu từ
Biện pháp tu từ so sánh được tác giả sử dụng trong đoạn văn trên
Cho đoạn văn sau:
“Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến... Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà. Tôi cũng cười đáp lại cô tôi: - Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.”
(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)
Tại sao trong đoạn văn này, có chỗ tác giả dùng từ mẹ , có chỗ lại dùng từ mợ ?
-
A.
Mẹ và mợ là hai từ đồng nghĩa
-
B.
Vì trước Cách mạng tháng Tám 1945, tầng lớp thị dân tư sản thời Pháp thuộc gọi mẹ là mợ
-
C.
Dùng mẹ vì đó là lời kể của tác giả với đối tượng là độc giả, dùng mợ vì đó là lời đáp của chú bé Hồng khi đối thoại với người cô, giữa họ cùng một tầng lớp xã hội.
-
D.
Cả A, B, C là đúng.
Đáp án : D
Nhớ lại tác phẩm và chọn ra đáp án đúng nhất.
Tất cả các đáp án trên đều lí giải phù hợp cho câu hỏi.
Nhà văn Ai – ma – tốp là người nước nào?
-
A.
Nga
-
B.
Bồ Đào Nha
-
C.
Cư – rơ – gư – xtan
-
D.
Phần Lan
Đáp án : C
Ai-ma-tốp (1928 – 2008) là nhà văn Cư-rơ-gư-xtan, một nước cộng hoà ờ vùng Trung Á, thuộc Liên Xô trước đây.
Thanh Tịnh được tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm bao nhiêu?
-
A.
2005
-
B.
2006
-
C.
2007
-
D.
2008
Đáp án : C
Thanh Tịnh được tặng giải thưởng năm 2007
Trong các phương án sau, phương án nào sắp xếp các từ đúng với trường từ vựng văn học?
-
A.
Tác giả, tác phẩm, văn bản, tiết tấu, xung đột kịch, giọng điệu, hư cấu, nhân vật trữ tình
-
B.
Tác giả, tác phẩm, nhân vật, cốt truyện, tứ thơ, người kể chuyện, nhân vật trữ tình, câu văn, câu thơ...
-
C.
Tác giả, tác phẩm, bút vẽ, cốt truyện, tứ thơ, người kể chuyện, nhân vật trữ tình, câu văn, câu thơ...
-
D.
Tác giả, tác phẩm, biên đạo múa, nhân vật, cốt truyện, hư cấu, câu văn, câu thơ, văn bản....
Đáp án : B
Xem xét từng câu và loại những từ không thuộc văn học.
Tác giả, tác phẩm, nhân vật, cốt truyện, tứ thơ, người kể chuyện, nhân vật trữ tình, câu văn, câu thơ... là những đối tượng thuộc văn học.
Nói quá vẫn được sử dụng trong văn bản khoa học, đúng hay sai?
Nhớ lại tính chất văn bản khoa học
Văn bản khoa học yêu cầu sự chính xác và tin cậy, vì vậy không thể dùng nói quá ở đây.
Đọc hai đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: (1) Bắt đầu là tìm hiểu. Tìm hiểu phải đặt bài văn vào hoàn cảnh lịch sử của nó. Thế là cần đến khoa học, lịch sử, lịch sử dân tộc, có khi cả lịch sử thế giới. (2) Sau khâu tìm hiểu là khâu cảm thụ. Hiểu đúng bài văn đã tốt. Hiểu đúng cũng bắt đầu thấy nó hay, nhưng chưa đủ.
(Theo Lê Trí Viễn)
Các từ ngữ liên kết trong hai đoạn văn trên là gì?
-
A.
Từ “sau”
-
B.
Từ “bắt đầu”, “sau”
-
C.
Từ “bắt đầu”, “sau”, “thế là”
-
D.
Cả A, B, C đều sai
Đáp án : B
xem lại cả 2 đoạn văn và tìm từ liên kết.
Từ “bắt đầu”, “sau” là các từ liên kết của hai đoạn văn.
“Trong lòng mẹ” xuất xứ từ tập truyện nào?
-
A.
Hận chiến trường
-
B.
Máu và hoa
-
C.
Những ngày thơ ấu
-
D.
Ngậm ngải tìm trầm
Đáp án : C
“Trong lòng mẹ” xuất xứ từ tập truyện Những ngày thơ ấu
Hành động "Nhưng gần đến ngày giỗ đầu thầy tôi, tôi không viết thư gọi mẹ tôi cũng về" trong văn bản Trong lòng mẹ cho em hiểu gì về mẹ bé Hồng?
-
A.
Là người có trách nhiệm với chồng, với con.
-
B.
Là người có tình với gia đình nhà chồng.
-
C.
Là người cam chịu hoàn cảnh của số phận.
-
D.
Là người hành động theo bản năng.
Đáp án : A
Đặt trong tình huống truyện và tìm ra đáp án
Hành động thể hiện người mẹ là người có trách nhiệm với chồng, với con.
Các từ in đậm trong đoạn văn sau thuộc trường từ vựng nào?
Nhưng không phải vì thấy mẹ tôi chưa đoạn tang thầy tôi mà đã chửa đẻ với người khác mà tôi có những cảm giác đau đớn ấy. Chỉ vì tôi thương mẹ tôi và căm tức sao mẹ tôi lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi, để sinh nở một cách giấu giếm trốn tránh như một kẻ giết người lúng túng với con dao vấy máu của nó. Tôi cười dài trong tiếng khóc.
(Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng)
-
A.
Hoạt động của con người
-
B.
Thái độ của con người
-
C.
Cảm xúc của con người
-
D.
Suy nghĩ của con người.
Đáp án : C
đọc kĩ các từ in đậm, hiểu nghĩa và chọn đáp án thích hợp.
các từ in đậm trên đều nói về cảm xúc của con người.
Ý nào không nói lên đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích “Trong lòng mẹ”?
-
A.
Giàu chất trữ tình
-
B.
Miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc
-
C.
Sử dụng nghệ thuật châm biếm
-
D.
Có những hình ảnh so sánh độc đáo
Đáp án : C
Xem lại phần nghệ thuật
“Trong lòng mẹ” không sử dụng nghệ thuật châm biếm.
Trong đoạn trích Hai cây phong, bọn trẻ ngồi nép mình trên cành cây và suy nghĩ điều gì?
-
A.
Không suy nghĩ về điều gì cả.
-
B.
Đấy đã phải là nơi tận cùng thế giới chưa hay phía sau vẫn còn có một thế giới khác.
-
C.
Đến bao giờ thì chúng có thể đi đến những dòng sông lấp lánh tận chân trời như những sợi chỉ bạ mỏng manh.
-
D.
Sau khi rời nhà trường, chúng sẽ được đi học trên đường huyện khang trang và đẹp đẽ hơn.
Đáp án : B
Trong đoạn trích Hai cây phong, bọn trẻ ngồi nép mình trên cành cây và suy nghĩ đến bao giờ thì chúng có thể đi đến những dòng sông lấp lánh tận chân trời như những sợi chỉ bạ mỏng manh.
Nhân vật chính trong văn bản "Tôi đi học” là ai?
-
A.
Người mẹ
-
B.
Người thầy giáo
-
C.
Ông đốc
-
D.
Nhân vật “tôi”
Đáp án : D
Đọc nội dung và xét xem tác phẩm xoay quanh nhân vật nào
Tác phẩm xoay quanh nhân vật “tôi”
Đọc hai đoạn văn sau và trả lời: (1) Bắt đầu là tìm hiểu. Tìm hiểu phải đặt bài văn vào hoàn cảnh lịch sử của nó. Thế là cần đến khoa học, lịch sử, lịch sử dân tộc, có khi cả lịch sử thế giới. (2) Sau khâu tìm hiểu là khâu cảm thụ. Hiểu đúng bài văn đã tốt. Hiểu đúng cũng bắt đầu thấy nó hay, nhưng chưa đủ.
(Theo Lê Trí Viễn)
Hai đoạn văn trên liệt kê những khâu nào của quá trình lĩnh hội và cảm thụ tác phẩm văn học?
-
A.
Khâu tìm hiểu
-
B.
Khâu cảm thụ
-
C.
Khâu hoàn thiện bài viết
-
D.
Câu A và B đúng
Đáp án : D
đọc kĩ nội dung 2 đoạn văn trên.
Đoạn trên liệt kê khâu tìm hiểu, đoạn dưới liệt kê khâu cảm thụ văn học.
Trong các phương án sau, phương án nào có cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
-
A.
Cá rô, cá chép, cá thu, cá đuối
-
B.
Hoa hồng, hoa cúc, hoa thược dược, hoa cát tường
-
C.
Y phục, quần, áo, quần đùi, quần dài, áo dài, áo cộc
-
D.
Canh, nem, rau xào, cá rán.
Đáp án : C
Đọc kĩ và tìm ra đáp án phù hợp.
Trong câu C, từ “y phục” có nghĩa bao quát các từ còn lại.
Mục đích của việc sắp xếp bố cục của văn bản là?
-
A.
Thể hiện chủ đề của văn bản
-
B.
Thể hiện điểm khác biệt của tác giả
-
C.
Thể hiện việc văn bản có sự sắp xếp đúng quy ước
-
D.
Cả A, B, C đều đúng
Đáp án : A
Em suy nghĩ xem tại sao cần có bố cục trong mỗi văn bản.
Sắp xếp bố cục của văn bản nhằm thể hiện chủ đề của văn bản.
Em hiểu gì về chú bé Hồng qua đoạn trích “Trong lòng mẹ”?
-
A.
Là chú bé phải chịu nhiều nỗi đau mất mát
-
B.
Là chú bé dễ xúc động, tinh tế và khá nhạy cảm
-
C.
Là chú bé có tình yêu thương vô bờ bến dành cho mẹ của mình
-
D.
Cả A, B, C đều đúng
Đáp án : D
Từ tác phẩm, rút ra nhận xét về cậu bé Hồng.
Cậu bé Hồng là chú bé bất hạnh, dễ xúc động, đồng thời cũng là cậu bé nhân hậu và yêu thương mẹ vô bờ.
Đoạn trích Hai cây phong được kể theo ngôi kể nào?
-
A.
Ngôi thứ nhất
-
B.
Ngôi thứ hai
-
C.
Ngôi thứ ba
-
D.
Kết hợp ngôi thứ nhất và thứ ba
Đáp án : A
Nhớ lại ngôi kể
Truyện được kể theo ngôi thứ nhất (nhân vật xưng tôi)
Quê hương của Nguyên Hồng là ở đâu?
-
A.
Hải Phòng
-
B.
Thanh Hóa
-
C.
Nam Định
-
D.
Ninh Bình
Đáp án : C
Nguyên Hồng quê ở Nam Định.
Đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn"Tôi đi học"?
-
A.
Truyện được bố cục theo dòng hồi tưởng, cảm nghĩ của nhân vật " tôi" theo trình tự thời gian của buổi tựu trường.
-
B.
Sự kết hợp hài hoà giữa kể, miêu tả với bộc lộ tâm trạng cảm xúc.
-
C.
Cả A và B đúng
-
D.
Cả A và B sai
Đáp án : C
Truyện có nhiều nghệ thuật đặc sắc, nổi bật với bố cục theo dòng hồi tưởng,cảm nghĩ của nhân vật "tôi" theo trình tự thời gian của buổi tựu trường; Sự kết hợp hài hoà giữa kể, miêu tả với bộc lộ tâm trạng cảm xúc.
Từ “khái quát” trong cấp độ khái quát nghĩa của nghĩa từ ngữ có thể được thay bằng từ nào?
-
A.
Phổ quát
-
B.
Bao quát
-
C.
Phổ biến
-
D.
Tổng quát
Đáp án : B
Tìm hiểu nghĩa của các từ đã cho
Từ “bao quát” cũng có nghĩa là bao hàm, chứa đựng giống như từ “khái quát”.