Đề thi giữa kì 1 Văn 8 - Đề số 2
Đề bài
Tình huống truyện của văn bản “Tức nước vỡ bờ” là gì?
-
A.
Anh Dậu bệnh nặng.
-
B.
Chị Dậu bán cái Tí và lũ chó.
-
C.
Chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ.
-
D.
Chị Dậu nói chuyện với cụ hàng xóm.
Tích vào các đáp án đúng
Truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng ca ngợi điều gì?
Tình yêu thương của con người
Vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước
Sức mạnh của nghệ thuật
Vẻ đẹp của văn chương
Câu văn “Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như những cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng” chứa cả yếu tố kể, tả và biểu cảm.
Hãy nêu những sự việc tiêu biểu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn của Ngô Tất Tố)?
-
A.
Anh Dậu vừa kề bát chào vào miệng thì cai lệ xông vào - Cai lệ hô hào người trói anh Dậu để giải ra đình - Chị Dậu đánh nhau với cai lệ và người nhà ông lí.
-
B.
Chị Dậu nấu cháo cho chồng ăn - Nói chuyện với bà cụ hàng xóm - Chị cãi nhau với tên cai lệ - anh Dậu khuyên vợ không nên làm như thế.
-
C.
Anh Dậu đang chuẩn bị ăn cháo thì cai lệ xông vào - Chị Dậu van xin hắn - Hắn vẫn nhất quyết không tha và hô hào to hơn - Chị Dậu bị cai lệ tát.
-
D.
Vợ chồng nhà Dậu ăn cháo - Cai lệ xông vào đánh đập anh Dậu và hô người trói giải ra đình làng - Chị Dậu van xin không được đã chống lại bọn tay sai.
Từ “ơi” trong câu: “Em thật là con bé hư, chị Xiu thân yêu ơi!” thuộc loại từ nào?
-
A.
Tình thái từ
-
B.
Trợ từ
-
C.
Thán từ
-
D.
Phó từ
Ý kiến nào nói đúng nhất về nghệ thuật xây dựng nhân vật chính của nhà văn trong truyện ngắn Lão Hạc?
-
A.
Đặt nhân vật vào những tình huống trớ trêu để tự bộc lộ mình
-
B.
Để cho các nhân vật khác nhận xét về nhân vật chính
-
C.
Để nhân vật chính đối thoại với các nhân vật khác để bộc lộ mình
-
D.
Kết hợp cả 3 ý kiến trên
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Những đứa con từ khi sinh ra đến khi trưởng thành, phần lớn thời gian là gần gũi và thường là chịu ảnh hưởng từ người mẹ hơn từ cha (1). Chúng được mẹ cho bú sữa, bồng ẵm, dỗ dành, tắm giặt, ru ngủ, cho ăn uống, chăm sóc rất nhiều khi ốm đau…(2) Với việc nhận thức thông qua quá trình bé tự quan sát, học hỏi tự nhiên hàng ngày và ảnh hưởng đặc biệt các đức của người mẹ, đã hình thành dần dần bản tính của đứa con theo kiểu “mưa dầm, thấm lâu” (3). Ngoài ra, những đứa trẻ thường là thích bắt chước người khác thông qua những hành động của người gần gũi nhất chủ yếu là người mẹ (4). Chính người phụ nữ là người chăm sóc và giáo dục con cái chủ yếu trong gia đình (5).
(Trần Thanh Thảo)
Dòng nào chỉ ra đúng nhất các biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn văn trên?
-
A.
So sánh, liệt kê
-
B.
Nhân hóa, ẩn dụ
-
C.
Ẩn dụ, điệp ngữ
-
D.
Điệp ngữ, nhân hóa
Đọc đoạn văn sau:
Chừng như lúc nãy thấy bắt cả chó lớn, chó con, cái Tí vẫn tưởng những con vật ấy sẽ đi thế mạng cho mình, cho nên nó đã vững dạ ngồi im. Bây giờ nghe mẹ nó giục nó phải đi, nó lại nhếch nhác, mếu khóc:
- U nhất định bán con đấy ư? U không cho con ở nhà nữa ư? Khốn nạn thân con thế này! Trời ơi! ... Ngày mai con chơi với ai? Con ngủ với ai?
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
Thán từ trong đoạn văn trên dùng để bộc lộ cảm xúc gì của cái Tí?
-
A.
Biểu lộ sự than thở vì bất lực.
-
B.
Biểu lộ sự ngạc nhiên.
-
C.
Biểu lộ sự nghi ngờ.
-
D.
Biểu lộ sự chua chát.
Từ “lẻo khoẻo” trong câu “Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu” có nghĩa là gì?
-
A.
Gầy gò, trông ốm yếu, thiếu sức sống
-
B.
Dáng vẻ xanh xao của người mới ốm dậy
-
C.
Thể trạng của những người bị mắc nghiện
-
D.
Gầy và cao
Văn bản "Cô bé bán diêm" phê phán đối tượng nào trong xã hội?
-
A.
Những người giàu có
-
B.
Những kẻ vô ơn
-
C.
Những người vô cảm
-
D.
Những người bất lịch sự
Đâu là những nghề nghiệp mà tác giả O Hen-ri từng trải qua?
-
A.
Ký giả
-
B.
Họa sĩ
-
C.
Nhân viên
-
D.
Tất cả các phương án trên
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Những đứa con từ khi sinh ra đến khi trưởng thành, phần lớn thời gian là gần gũi và thường là chịu ảnh hưởng từ người mẹ hơn từ cha (1). Chúng được mẹ cho bú sữa, bồng ẵm, dỗ dành, tắm giặt, ru ngủ, cho ăn uống, chăm sóc rất nhiều khi ốm đau…(2) Với việc nhận thức thông qua quá trình bé tự quan sát, học hỏi tự nhiên hàng ngày và ảnh hưởng đặc biệt các đức của người mẹ, đã hình thành dần dần bản tính của đứa con theo kiểu “mưa dầm, thấm lâu” (3). Ngoài ra, những đứa trẻ thường là thích bắt chước người khác thông qua những hành động của người gần gũi nhất chủ yếu là người mẹ (4). Chính người phụ nữ là người chăm sóc và giáo dục con cái chủ yếu trong gia đình (5).
(Trần Thanh Thảo)
Với đoạn văn trên, nhận xét nào nói đúng nhất quan hệ ý nghĩa của các câu trong đoạn văn với nhau và với câu chủ đề?
-
A.
Bổ sung ý nghĩa cho nhau
-
B.
Bình đẳng với nhau về mặt ý nghĩa
-
C.
Cùng làm rõ nội dung ý nghĩa của câu chủ đề
-
D.
Tất cả các đáp án trên đều sai
An-đéc-xen sống ở thế kỷ nào?
-
A.
XVII
-
B.
XVIII
-
C.
XIX
-
D.
XX
Em hiểu gì về chị Dậu qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”?
-
A.
Là người phụ nữ yêu chồng, thương con
-
B.
Là người phụ nữ giàu đức hi sinh
-
C.
Là người phụ nữ không chịu khuất phục trước cái ác
-
D.
Cả A, B, C đều đúng
Nam Cao được Nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật vào năm nào?
-
A.
1996
-
B.
1998
-
C.
2000
-
D.
2002
Tên tác giả O Hen-ri được dùng để đặt cho giải thưởng truyện ngắn hay nhất hàng năm ở Pháp, đúng hay sai?
Đọc các câu văn sau trả lời các câu hỏi • Thằng Dần vục đầu vừa thổi vừa húp soàn soạt. Chị Dậu rón rén bưng một cái bát lớn đến chỗ chồng nằm. • Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu. • Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rối hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu. • Rồi chị túm lấy cổ hắn, ẩn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.
Tìm từ tượng hình trong các câu văn trên:
-
A.
rón rén, lẻo khoẻo, chỏng quèo.
-
B.
rón rén, lẻo khoẻo, chỏng quèo, nham nhảm
-
C.
chỏng quèo, rón rén, soàn soạt
-
D.
soàn soạt, bịch, bốp
Tác phẩm Chiếc lá cuối cùng do ai sáng tác?
-
A.
Xéc-van-tét
-
B.
Henry
-
C.
Ai-ma-tốp
-
D.
An-đéc-xen
Thán từ là gì?
-
A.
Là những từ dùng để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến trong câu.
-
B.
Là những từ làm dấu hiệu biểu lộ cảm xúc, tình cảm, thái độ của người nói hoặc dùng để gọi đáp
-
C.
Là những từ đọc giống nhau nhưng có ý nghĩa khác nhau.
-
D.
Là những từ dùng để nối các vế câu trong một câu ghép.
Quê gốc của nhà văn Ngô Tất Tố?
-
A.
Bắc Ninh
-
B.
Hà Nội
-
C.
Hà Nam
-
D.
Thái Bình
An-đéc-xen là nhà văn vĩ đại của Đan Mạch thế kỉ XV, đúng hay sai?
Đoạn trích Chiếc lá cuối cùng được kể theo ngôi kể nào?
-
A.
Ngôi thứ nhất
-
B.
Ngôi thứ hai
-
C.
Ngôi thứ ba
-
D.
Kết hợp ngôi thứ nhất và thứ ba
Đâu không phải là giá trị nghệ thuật của truyện Cô bé bán diêm?
-
A.
Trí tưởng tượng bay bổng
-
B.
Đan xen yếu tố thật và mộng tưởng
-
C.
Giọng điệu hùng tráng, mãnh liệt, đầy cảm xúc
-
D.
Kết hợp tự sự, miêu tả, biểu cảm
Dấu ba chấm (dấu chấm lửng) được nhắc lại nhiều lần trong đoạn văn sau có tác dụng gì: "Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết... Một con người thế ấy!... Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!... Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm, láng giềng... Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày thêm đáng buồn...".
(Lão Hạc, Nam Cao)
-
A.
Ngụ ý rằng còn nhiều điều ông giáo biết về lão Hạc mà chưa kể hết.
-
B.
Làm dãn nhịp điệu câu văn.
-
C.
Thể hiện sự ngập ngừng, ngỡ ngàng đau đớn trong lòng ông giáo.
-
D.
Cả A, B, C đều đúng
Câu văn nào sau đây thể hiện thái độ bắt đầu có sự phản kháng của chị Dậu đối với tên cai lệ?
-
A.
Chị Dậu vẫn thiết tha.
-
B.
Chị Dậu rón rén bưng một bát lớn đến chỗ chồng nằm.
-
C.
Chị Dậu run run.
-
D.
Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại.
Văn bản: “Lão Hạc” có sự kết hợp các phương thức biểu đạt nào dưới đây?
-
A.
Tự sự
-
B.
Miêu tả.
-
C.
Biểu cảm
-
D.
cả A,B,C, đều đúng
Đọc hai đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: Trước đó mấy hôm, lúc đi ngang qua làng Hòa An bẫy chim quyên với thằng Minh, tôi có ghé lại trường một lần. Lần ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ. Tôi đi chung quanh các lớp để nhìn qua cửa kính mấy bản đồ treo trên tường. Tôi không có cảm tưởng nào khác là nhà trường cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng. Nhưng lần này lại khác. Trước mắt tôi trường Mĩ Lí trông vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp. Sân nó rộng, mình nó cao hơn trong những buổi trưa hè đầy vắng lặng. Lòng tôi đâm ra lo sợ vẩn vơ.
(Thanh Tịnh, Tôi đi học)
Từ ngữ liên kết trong hai đoạn văn đó là “nói tóm lại”.
Đọc đoạn văn sau:
Nhưng Giôn-xi không trả lời. Cái cô đơn nhất trong khắp thế gian là một tâm hồn đang chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi xa xôi bí ẩn của mình. Khi những dây ràng buộc cô với tình bạn và với thế gian cứ lơi lỏng dần từng sợi một, ý nghĩ kì quặc ấy hình như càng choán lấy tâm trí cô mạnh mẽ hơn.
(Chiếc lá cuối cùng)
Cụm từ "chuyến đi xa xôi bí ẩn" nên được hiểu theo nghĩa nào và có nghĩa là gì?
-
A.
Nghĩa bóng, chỉ cái chết.
-
B.
Nghĩa đen, chỉ một chuyến đi bí ẩn có thật.
-
C.
Nghĩa bóng, chỉ sự đau ốm.
-
D.
Nghĩa đen, chỉ một chuyến đi chơi xa có thật.
-
A.
6, 7, 2, 4, 3, 8
-
B.
6, 7, 2, 4, 3, 9
-
C.
6, 7, 2, 4, 3, 9, 8
-
D.
6, 7, 2, 4, 3, 8, 9
Trong những từ ngữ in đậm ở các câu sau, từ nào là thán từ?
-
A.
Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không?
-
B.
Không , ông giáo ạ!
-
C.
Vâng , cháu cũng đã nghĩ như cụ.
-
D.
Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường.
Lời giải và đáp án
Tình huống truyện của văn bản “Tức nước vỡ bờ” là gì?
-
A.
Anh Dậu bệnh nặng.
-
B.
Chị Dậu bán cái Tí và lũ chó.
-
C.
Chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ.
-
D.
Chị Dậu nói chuyện với cụ hàng xóm.
Đáp án : C
Tình huống truyện của văn bản “Tức nước vỡ bờ” là cảnh đánh nhau của chị Dậu với tên cai lệ.
Tích vào các đáp án đúng
Truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng ca ngợi điều gì?
Tình yêu thương của con người
Vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước
Sức mạnh của nghệ thuật
Vẻ đẹp của văn chương
Tình yêu thương của con người
Sức mạnh của nghệ thuật
Truyện ca ngợi tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ. Tôn vinh giá trị, sức mạnh của nghệ thuật chân chính mang đến niềm vui và hạnh phúc cho con người.
Câu văn “Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như những cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng” chứa cả yếu tố kể, tả và biểu cảm.
Đọc kĩ và nhớ kiến thức miêu tả, kể và biểu cảm.
Câu văn trên chứa cả yếu tố kể, tả và biểu cảm.
Hãy nêu những sự việc tiêu biểu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn của Ngô Tất Tố)?
-
A.
Anh Dậu vừa kề bát chào vào miệng thì cai lệ xông vào - Cai lệ hô hào người trói anh Dậu để giải ra đình - Chị Dậu đánh nhau với cai lệ và người nhà ông lí.
-
B.
Chị Dậu nấu cháo cho chồng ăn - Nói chuyện với bà cụ hàng xóm - Chị cãi nhau với tên cai lệ - anh Dậu khuyên vợ không nên làm như thế.
-
C.
Anh Dậu đang chuẩn bị ăn cháo thì cai lệ xông vào - Chị Dậu van xin hắn - Hắn vẫn nhất quyết không tha và hô hào to hơn - Chị Dậu bị cai lệ tát.
-
D.
Vợ chồng nhà Dậu ăn cháo - Cai lệ xông vào đánh đập anh Dậu và hô người trói giải ra đình làng - Chị Dậu van xin không được đã chống lại bọn tay sai.
Đáp án : A
nhớ lại nội dung các sự việc và chọn đáp án thích hợp
Anh Dậu vừa kề bát chào vào miệng thì cai lệ xông vào - Cai lệ hô hào người trói anh Dậu để giải ra đình - Chị Dậu đánh nhau với cai lệ và người nhà ông lí.
Từ “ơi” trong câu: “Em thật là con bé hư, chị Xiu thân yêu ơi!” thuộc loại từ nào?
-
A.
Tình thái từ
-
B.
Trợ từ
-
C.
Thán từ
-
D.
Phó từ
Đáp án : C
Nhớ lại các loại từ đã học
Từ “ơi” trong câu trên thuộc thán từ.
Ý kiến nào nói đúng nhất về nghệ thuật xây dựng nhân vật chính của nhà văn trong truyện ngắn Lão Hạc?
-
A.
Đặt nhân vật vào những tình huống trớ trêu để tự bộc lộ mình
-
B.
Để cho các nhân vật khác nhận xét về nhân vật chính
-
C.
Để nhân vật chính đối thoại với các nhân vật khác để bộc lộ mình
-
D.
Kết hợp cả 3 ý kiến trên
Đáp án : D
Tác phẩm thành công bởi nhiều nghệ thuật trong việc xây dựng nhân vật.
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Những đứa con từ khi sinh ra đến khi trưởng thành, phần lớn thời gian là gần gũi và thường là chịu ảnh hưởng từ người mẹ hơn từ cha (1). Chúng được mẹ cho bú sữa, bồng ẵm, dỗ dành, tắm giặt, ru ngủ, cho ăn uống, chăm sóc rất nhiều khi ốm đau…(2) Với việc nhận thức thông qua quá trình bé tự quan sát, học hỏi tự nhiên hàng ngày và ảnh hưởng đặc biệt các đức của người mẹ, đã hình thành dần dần bản tính của đứa con theo kiểu “mưa dầm, thấm lâu” (3). Ngoài ra, những đứa trẻ thường là thích bắt chước người khác thông qua những hành động của người gần gũi nhất chủ yếu là người mẹ (4). Chính người phụ nữ là người chăm sóc và giáo dục con cái chủ yếu trong gia đình (5).
(Trần Thanh Thảo)
Dòng nào chỉ ra đúng nhất các biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn văn trên?
-
A.
So sánh, liệt kê
-
B.
Nhân hóa, ẩn dụ
-
C.
Ẩn dụ, điệp ngữ
-
D.
Điệp ngữ, nhân hóa
Đáp án : A
Đó là biện pháp so sánh hơn kém và liệt kê.
chị Dậu hiện lên với hoàn cảnh cùng quẫn, éo le.
Đọc đoạn văn sau:
Chừng như lúc nãy thấy bắt cả chó lớn, chó con, cái Tí vẫn tưởng những con vật ấy sẽ đi thế mạng cho mình, cho nên nó đã vững dạ ngồi im. Bây giờ nghe mẹ nó giục nó phải đi, nó lại nhếch nhác, mếu khóc:
- U nhất định bán con đấy ư? U không cho con ở nhà nữa ư? Khốn nạn thân con thế này! Trời ơi! ... Ngày mai con chơi với ai? Con ngủ với ai?
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
Thán từ trong đoạn văn trên dùng để bộc lộ cảm xúc gì của cái Tí?
-
A.
Biểu lộ sự than thở vì bất lực.
-
B.
Biểu lộ sự ngạc nhiên.
-
C.
Biểu lộ sự nghi ngờ.
-
D.
Biểu lộ sự chua chát.
Đáp án : A
Đọc kĩ đoạn văn và chú ý cảm xúc của nhân vật
Thán từ trong đoạn văn trên dùng để bộc lộ sự than thở của nhân vật.
Từ “lẻo khoẻo” trong câu “Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu” có nghĩa là gì?
-
A.
Gầy gò, trông ốm yếu, thiếu sức sống
-
B.
Dáng vẻ xanh xao của người mới ốm dậy
-
C.
Thể trạng của những người bị mắc nghiện
-
D.
Gầy và cao
Đáp án : A
đưa các từ trong hoàn cảnh đoạn văn và rút ra lựa chọn phù hợp.
Từ “lẻo khoẻo” thể hiện sự gầy gò, trông ốm yếu, thiếu sức sống
Văn bản "Cô bé bán diêm" phê phán đối tượng nào trong xã hội?
-
A.
Những người giàu có
-
B.
Những kẻ vô ơn
-
C.
Những người vô cảm
-
D.
Những người bất lịch sự
Đáp án : C
Nhớ lại nội dung từ đó rút ra đối tượng phê phán của văn bản.
Những người vô cảm trước sự đau khổ của người khác là đối tượng đáng lên án.
Đâu là những nghề nghiệp mà tác giả O Hen-ri từng trải qua?
-
A.
Ký giả
-
B.
Họa sĩ
-
C.
Nhân viên
-
D.
Tất cả các phương án trên
Đáp án : D
Người ta có thể tìm thấy những nhân vật làm các nghề mà chính tác giả đã trải qua: chủ cửa hiệu, nhân viên bán hàng, ký giả, họa sĩ, bác sĩ, diễn viên sân khấu, thợ cắt tóc, cảnh sát, thanh tra, dân đi tìm vàng, cũng có những người vô nghề nghiệp vô gia cư, và kể cả kẻ tội phạm và tù nhân.
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Những đứa con từ khi sinh ra đến khi trưởng thành, phần lớn thời gian là gần gũi và thường là chịu ảnh hưởng từ người mẹ hơn từ cha (1). Chúng được mẹ cho bú sữa, bồng ẵm, dỗ dành, tắm giặt, ru ngủ, cho ăn uống, chăm sóc rất nhiều khi ốm đau…(2) Với việc nhận thức thông qua quá trình bé tự quan sát, học hỏi tự nhiên hàng ngày và ảnh hưởng đặc biệt các đức của người mẹ, đã hình thành dần dần bản tính của đứa con theo kiểu “mưa dầm, thấm lâu” (3). Ngoài ra, những đứa trẻ thường là thích bắt chước người khác thông qua những hành động của người gần gũi nhất chủ yếu là người mẹ (4). Chính người phụ nữ là người chăm sóc và giáo dục con cái chủ yếu trong gia đình (5).
(Trần Thanh Thảo)
Với đoạn văn trên, nhận xét nào nói đúng nhất quan hệ ý nghĩa của các câu trong đoạn văn với nhau và với câu chủ đề?
-
A.
Bổ sung ý nghĩa cho nhau
-
B.
Bình đẳng với nhau về mặt ý nghĩa
-
C.
Cùng làm rõ nội dung ý nghĩa của câu chủ đề
-
D.
Tất cả các đáp án trên đều sai
Đáp án : C
đọc kĩ đoạn văn và chọn đáp án đúng.
các câu cùng làm rõ nội dung ý nghĩa của câu chủ đề.
An-đéc-xen sống ở thế kỷ nào?
-
A.
XVII
-
B.
XVIII
-
C.
XIX
-
D.
XX
Đáp án : C
An-đéc-xen (1805 – 1875). => sống ở thế kỷ XIX
Em hiểu gì về chị Dậu qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”?
-
A.
Là người phụ nữ yêu chồng, thương con
-
B.
Là người phụ nữ giàu đức hi sinh
-
C.
Là người phụ nữ không chịu khuất phục trước cái ác
-
D.
Cả A, B, C đều đúng
Đáp án : D
Từ tác phẩm, rút ra nhận xét về chị Dậu.
Chị Dậu là người phụ nữ yêu chồng, thương con, giàu đức hi sinh đồng thời không chịu khuất phục trước cái ác.
Nam Cao được Nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật vào năm nào?
-
A.
1996
-
B.
1998
-
C.
2000
-
D.
2002
Đáp án : A
Ông được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.
Tên tác giả O Hen-ri được dùng để đặt cho giải thưởng truyện ngắn hay nhất hàng năm ở Pháp, đúng hay sai?
Tên ông được dùng để đặt cho giải thưởng truyện ngắn hay nhất hàng năm ở Mỹ, không phải ở Pháp.
Đọc các câu văn sau trả lời các câu hỏi • Thằng Dần vục đầu vừa thổi vừa húp soàn soạt. Chị Dậu rón rén bưng một cái bát lớn đến chỗ chồng nằm. • Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu. • Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rối hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu. • Rồi chị túm lấy cổ hắn, ẩn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.
Tìm từ tượng hình trong các câu văn trên:
-
A.
rón rén, lẻo khoẻo, chỏng quèo.
-
B.
rón rén, lẻo khoẻo, chỏng quèo, nham nhảm
-
C.
chỏng quèo, rón rén, soàn soạt
-
D.
soàn soạt, bịch, bốp
Đáp án : A
đọc kĩ các từ trong nhóm xem chúng có cùng thuộc nhóm từ tượng hình hay không.
A là các từ tượng hình.
Tác phẩm Chiếc lá cuối cùng do ai sáng tác?
-
A.
Xéc-van-tét
-
B.
Henry
-
C.
Ai-ma-tốp
-
D.
An-đéc-xen
Đáp án : B
Nhớ lại tác giả của văn bản
Tác phẩm do O. Henry sáng tác
Thán từ là gì?
-
A.
Là những từ dùng để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến trong câu.
-
B.
Là những từ làm dấu hiệu biểu lộ cảm xúc, tình cảm, thái độ của người nói hoặc dùng để gọi đáp
-
C.
Là những từ đọc giống nhau nhưng có ý nghĩa khác nhau.
-
D.
Là những từ dùng để nối các vế câu trong một câu ghép.
Đáp án : B
Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp.
Quê gốc của nhà văn Ngô Tất Tố?
-
A.
Bắc Ninh
-
B.
Hà Nội
-
C.
Hà Nam
-
D.
Thái Bình
Đáp án : A
Nhà văn Ngô Tất Tố quê ở Bắc Ninh
An-đéc-xen là nhà văn vĩ đại của Đan Mạch thế kỉ XV, đúng hay sai?
Ông là nhà văn vĩ đại của Đan Mạch thế kỉ XIX
Đoạn trích Chiếc lá cuối cùng được kể theo ngôi kể nào?
-
A.
Ngôi thứ nhất
-
B.
Ngôi thứ hai
-
C.
Ngôi thứ ba
-
D.
Kết hợp ngôi thứ nhất và thứ ba
Đáp án : C
Nhớ lại ngôi kể
Truyện được kể theo ngôi thứ ba (tác giả kể chuyện)
Đâu không phải là giá trị nghệ thuật của truyện Cô bé bán diêm?
-
A.
Trí tưởng tượng bay bổng
-
B.
Đan xen yếu tố thật và mộng tưởng
-
C.
Giọng điệu hùng tráng, mãnh liệt, đầy cảm xúc
-
D.
Kết hợp tự sự, miêu tả, biểu cảm
Đáp án : C
Giá trị nghệ thuật:
- Trí tưởng tượng bay bổng.
- Đan xen yếu tố thật và mộng tưởng.
- Kết hợp tự sự, miêu tả, biểu cảm.
- Kết cấu tương phản, đối lập.
Dấu ba chấm (dấu chấm lửng) được nhắc lại nhiều lần trong đoạn văn sau có tác dụng gì: "Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết... Một con người thế ấy!... Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!... Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm, láng giềng... Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày thêm đáng buồn...".
(Lão Hạc, Nam Cao)
-
A.
Ngụ ý rằng còn nhiều điều ông giáo biết về lão Hạc mà chưa kể hết.
-
B.
Làm dãn nhịp điệu câu văn.
-
C.
Thể hiện sự ngập ngừng, ngỡ ngàng đau đớn trong lòng ông giáo.
-
D.
Cả A, B, C đều đúng
Đáp án : D
Xem lại kiến thức dấu ba chấm
đáp án D
Câu văn nào sau đây thể hiện thái độ bắt đầu có sự phản kháng của chị Dậu đối với tên cai lệ?
-
A.
Chị Dậu vẫn thiết tha.
-
B.
Chị Dậu rón rén bưng một bát lớn đến chỗ chồng nằm.
-
C.
Chị Dậu run run.
-
D.
Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại.
Đáp án : D
đọc kĩ các câu văn và xét nội dung của từng câu.
Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại.
Văn bản: “Lão Hạc” có sự kết hợp các phương thức biểu đạt nào dưới đây?
-
A.
Tự sự
-
B.
Miêu tả.
-
C.
Biểu cảm
-
D.
cả A,B,C, đều đúng
Đáp án : D
cả A, B, C đều đúng
Đọc hai đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: Trước đó mấy hôm, lúc đi ngang qua làng Hòa An bẫy chim quyên với thằng Minh, tôi có ghé lại trường một lần. Lần ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ. Tôi đi chung quanh các lớp để nhìn qua cửa kính mấy bản đồ treo trên tường. Tôi không có cảm tưởng nào khác là nhà trường cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng. Nhưng lần này lại khác. Trước mắt tôi trường Mĩ Lí trông vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp. Sân nó rộng, mình nó cao hơn trong những buổi trưa hè đầy vắng lặng. Lòng tôi đâm ra lo sợ vẩn vơ.
(Thanh Tịnh, Tôi đi học)
Từ ngữ liên kết trong hai đoạn văn đó là “nói tóm lại”.
đọc kĩ xem từ “nói tóm lại” có phải là từ liên kết không.
từ ngữ liên kết ở hai đoạn văn trên là từ “nhưng”
Đọc đoạn văn sau:
Nhưng Giôn-xi không trả lời. Cái cô đơn nhất trong khắp thế gian là một tâm hồn đang chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi xa xôi bí ẩn của mình. Khi những dây ràng buộc cô với tình bạn và với thế gian cứ lơi lỏng dần từng sợi một, ý nghĩ kì quặc ấy hình như càng choán lấy tâm trí cô mạnh mẽ hơn.
(Chiếc lá cuối cùng)
Cụm từ "chuyến đi xa xôi bí ẩn" nên được hiểu theo nghĩa nào và có nghĩa là gì?
-
A.
Nghĩa bóng, chỉ cái chết.
-
B.
Nghĩa đen, chỉ một chuyến đi bí ẩn có thật.
-
C.
Nghĩa bóng, chỉ sự đau ốm.
-
D.
Nghĩa đen, chỉ một chuyến đi chơi xa có thật.
Đáp án : A
Đọc kĩ đoạn văn và chọn đáp án đúng nhất.
Cụm từ "chuyến đi xa xôi bí ẩn" nên được hiểu theo nghĩa bóng, chỉ cái chết.
-
A.
6, 7, 2, 4, 3, 8
-
B.
6, 7, 2, 4, 3, 9
-
C.
6, 7, 2, 4, 3, 9, 8
-
D.
6, 7, 2, 4, 3, 8, 9
Đáp án : B
Đọc kĩ và sắp xếp các ý cho thích hợp
6, 7, 2, 4, 3, 9 là các ý thuộc thân bài
Trong những từ ngữ in đậm ở các câu sau, từ nào là thán từ?
-
A.
Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không?
-
B.
Không , ông giáo ạ!
-
C.
Vâng , cháu cũng đã nghĩ như cụ.
-
D.
Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường.
Đáp án : C
Nhớ lại kiến thức thán từ
Vâng , cháu cũng đã nghĩ như cụ. là câu chứa thán từ gọi đáp.