Đề thi giữa kì 1 Văn 8 - Đề số 3 — Không quảng cáo

Đề thi, đề kiểm tra Văn 8


Đề thi giữa kì 1 Văn 8 - Đề số 3

Đề bài

Câu 1 :

Cho hai đoạn thơ sau:

Sáng ra bờ suối, tối vào hang

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.

(Hồ Chí Minh, Tức cảnh Pác Bó)

Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm dang chín, trái cây ngọt dần

Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt, dầy sân nắng đào.

(Tố Hữu, Khi con tu hú)

Hai từ “bẹ” và “bắp” có thể được thay thế bằng từ ngữ toàn dân nào khác?

  • A.

    Ngô

  • B.

    Khoai

  • C.

    Sắn

  • D.

    Lúa mì

Câu 2 :

Tình thái từ trong câu "Thầy mệt ạ?" biểu thị điều gì?

  • A.

    Nghi vấn, kính trọng.

  • B.

    Nghi vấn, bình thường.

  • C.

    Cảm thán, bình thường

  • D.

    Cầu khiến, kính trọng.

Câu 3 :

Ngoài vai trò nhà văn, Ai-ma-tốp còn làm công việc nào?

  • A.

    Phóng viên

  • B.

    Buôn bán

  • C.

    Bác sĩ

  • D.

    Luật sư

Câu 4 :

Đoạn trích Chiếc lá cuối cùng được kể theo ngôi kể nào?

  • A.

    Ngôi thứ nhất

  • B.

    Ngôi thứ hai

  • C.

    Ngôi thứ ba

  • D.

    Kết hợp ngôi thứ nhất và thứ ba

Câu 5 :

Câu nói sau của Đôn Ki-hô-tê giúp em hiểu gì về con người lão?

"...ta không kêu đau là vì các hiệp sĩ giang hồ có bị thương thế nào cũng không được rên rỉ, dù xổ cả gan ruột ra ngoài".

(Đánh nhau với cối xay gió)

  • A.

    Đây là một người hoàn toàn không biết sợ một ai hay một thế lực nào.

  • B.

    Đôn Ki-hô-tê coi thường tất cả mọi sự đau đớn.

  • C.

    Đôn Ki-hô-tê muốn noi gương các hiệp sĩ giang hồ.

  • D.

    Đôn Ki-hô-tê đang cố tỏ ra không đau đớn trước mặt Xan-chô Pan-xa.

Câu 6 :

Có bao nhiêu loại tình thái từ?

  • A.

    4 loại

  • B.

    3 loại

  • C.

    5 loại

  • D.

    6 loại

Câu 7 :

Đâu là nhận xét đúng nhất về cuộc đời của nhà văn Xéc-van-téc?

  • A.

    Nhiều thuận lợi, hạnh phúc

  • B.

    Đạt vinh quang và thành công từ sớm

  • C.

    Nhiều lận đận, vất vả

  • D.

    Cuộc sống êm ả, nhiều niềm vui

Câu 8 :

Thành ngữ, tục ngữ nào có sử dụng biện pháp nói quá?

  • A.

    Ăn cây táo rào cây sung

  • B.

    Ăn to nói lớn

  • C.

    Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

  • D.

    Ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo

Câu 9 :

Cho các câu theo thứ tự sau đây 1. Lão Hạc có một người con trai, một mảnh vườn và một con chó vàng. 2. Cuộc sống mỗi ngày một khó khăn, lão kiếm được gì ăn nấy và từ chối những gì ông giáo ngấm ngầm giúp lão. 3. Ông giáo rất buồn cho lão khi nghe Binh Tư kể lại chuyện ấy. 4. Một hôm, lão xin Binh Tư ít bả chó, nói để đánh bả con chó của hàng xóm làm thịt và cùng Binh Tư uống rượu. 5. Con trai lão phải đi đồn điền cao su, lão chỉ còn lại cậu Vàng. 6. Vì muốn giữ mảnh vườn cho con trai, lão phải bán con chó, mặc dù rất đau buồn và xót xa. 7. Tất cả tiền dành dụm được lão gửi ông giáo và nhờ ông giáo trông coi mảnh vườn cho mình. 8. Cả làng không hiểu vì sao lão chết, chỉ có Binh Tư và ông giáo hiểu. 9. Lão bỗng nhiên chết - cái chết thật dữ dội.Câu nào thuộc trong phần Mở bài để có dàn ý của truyện Lão Hạc?

Câu nào trong các câu trên phù hợp với phần mở bài?

  • A.

    1, 3

  • B.

    1, 5

  • C.

    5, 1

  • D.

    3, 1

Câu 10 :

Tác giả O Hen-ri trở thành một nhà văn nổi tiếng nhờ đâu?

  • A.

    Cha mẹ định hướng

  • B.

    Vốn sống phong phú

  • C.

    Gia đình giàu có

  • D.

    Người thân giúp đỡ

Câu 11 :

Dòng nào thuật đúng tình trạng của Đôn Ki-hô-tê sau khi đánh nhau với cối xay gió?

  • A.

    Nằm không cựa quậy, cầu mong nàng Đuyn-xi-nê-a cứu giúp, lại có sức mạnh, nhảy phắt lên ngựa đi tiếp.

  • B.

    Nằm không cựa quậy, được giám mã nâng dậy, đỡ ngồi lên ngựa nhưng không ngồi ngay ngắn được vì đau.

  • C.

    Vùng dậy ngay, nhảy lên ngựa đi tiếp và rất hùng dũng.

  • D.

    Nằm không cựa quậy, rồi thu hết sức vùng đứng lên, nhảy lên ngựa đi về cảng La-pi-xê.

Câu 12 :

Trong các văn bản đã học sau đây, văn bản nào không thể tóm tắt theo cách tóm tắt một văn bản tự sự?

  • A.

    Thánh Gióng

  • B.

    Lão Hạc

  • C.

    Ý nghĩa văn chương

  • D.

    Thạch Sanh

Câu 13 :

Đâu không phải là sáng tác của nhà văn Ai – ma – tốp?

  • A.

    Cây phong non trùm khăn đỏ

  • B.

    Cô bé trùm khăn đỏ

  • C.

    Người thầy đầu tiên

  • D.

    Con tàu trắng

Câu 14 :

Cho các ví dụ sau: chân cứng đá mềm, đen như cột nhà cháy, dời non lấp biển, ngàn cân treo sợi tóc, xanh như tàu lá, gầy như que củi, long trời lở đất... Nhận xét nào sau đây nói đúng nhất về các ví dụ trên?

  • A.

    Là các câu thành ngữ có sử dụng biện pháp nói quá.

  • B.

    Là các câu tục ngữ có sử dụng biện pháp so sánh.

  • C.

    Là các câu thành ngữ dùng biện pháp so sánh.

  • D.

    Là các câu tục ngữ có sử dụng biện pháp nói quá.

Câu 15 :

O Henry nổi tiếng trong sáng tác thể loại văn học nào?

  • A.

    Tiểu thuyết

  • B.

    Truyện ngắn

  • C.

    Tùy bút

  • D.

    Hồi ký

Câu 16 :

Sắp xếp các bước tóm tắt văn bản sau đây theo một trình tự hợp lí.

(1) Xác định nội dung chính cần tóm tắt: lựa chọn các sự kiện tiêu biểu và nhân vật quan trọng

(2) Sắp xếp các nội dung theo một trình tự hợp lí

(3) Đọc kĩ toàn bộ tác phẩm cần tóm tắt để nắm chắc được nội dung của nó

(4) Viết văn bản tóm tắt bằng lời văn của mình

  • A.

    (1), (2), (3), (4)

  • B.

    (3), (1), (2), (4)

  • C.

    (1), (2), (4), (3)

  • D.

    (3), (2), (1), (4)

Câu 17 :

Từ “ơi” trong câu: “Em thật là con bé hư, chị Xiu thân yêu ơi!” thuộc loại từ nào?

  • A.

    Tình thái từ

  • B.

    Trợ từ

  • C.

    Thán từ

  • D.

    Phó từ

Câu 18 :

Dòng nào nói đầy đủ nhất về ý nghĩa phổ biến của từ hiệp sĩ?

  • A.

    Là người có sức mạnh

  • B.

    Là một người có lòng hào hiệp

  • C.

    Là người hay bênh vực kẻ yếu trong xã hội cũ

  • D.

    Cả A, B, C đều đúng

Câu 19 :

Đọc đoạn văn sau:

Nhưng Giôn-xi không trả lời. Cái cô đơn nhất trong khắp thế gian là một tâm hồn đang chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi xa xôi bí ẩn của mình. Khi những dây ràng buộc cô với tình bạn và với thế gian cứ lơi lỏng dần từng sợi một, ý nghĩ kì quặc ấy hình như càng choán lấy tâm trí cô mạnh mẽ hơn.

(Chiếc lá cuối cùng)

Cụm từ "chuyến đi xa xôi bí ẩn" nên được hiểu theo nghĩa nào và có nghĩa là gì?

  • A.

    Nghĩa bóng, chỉ cái chết.

  • B.

    Nghĩa đen, chỉ một chuyến đi bí ẩn có thật.

  • C.

    Nghĩa bóng, chỉ sự đau ốm.

  • D.

    Nghĩa đen, chỉ một chuyến đi chơi xa có thật.

Câu 20 :

Những mặt khác biệt trong tiếng nói của mỗi địa phương thể hiện ở phương diện nào

  • A.

    Ngữ âm

  • B.

    Ngữ pháp

  • C.

    Từ vựng

  • D.

    Cả A và C

Câu 21 :

Trong đoạn trích Hai cây phong, bọn trẻ ngồi nép mình trên cành cây và suy nghĩ điều gì?

  • A.

    Không suy nghĩ về điều gì cả.

  • B.

    Đấy đã phải là nơi tận cùng thế giới chưa hay phía sau vẫn còn có một thế giới khác.

  • C.

    Đến bao giờ thì chúng có thể đi đến những dòng sông lấp lánh tận chân trời như những sợi chỉ bạ mỏng manh.

  • D.

    Sau khi rời nhà trường, chúng sẽ được đi học trên đường huyện khang trang và đẹp đẽ hơn.

Câu 22 :

Cho các câu theo thứ tự sau đây 1. Lão Hạc có một người con trai, một mảnh vườn và một con chó vàng. 2. Cuộc sống mỗi ngày một khó khăn, lão kiếm được gì ăn nấy và từ chối những gì ông giáo ngấm ngầm giúp lão. 3. Ông giáo rất buồn cho lão khi nghe Binh Tư kể lại chuyện ấy. 4. Một hôm, lão xin Binh Tư ít bả chó, nói để đánh bả con chó của hàng xóm làm thịt và cùng Binh Tư uống rượu. 5. Con trai lão phải đi đồn điền cao su, lão chỉ còn lại cậu Vàng. 6. Vì muốn giữ mảnh vườn cho con trai, lão phải bán con chó, mặc dù rất đau buồn và xót xa. 7. Tất cả tiền dành dụm được lão gửi ông giáo và nhờ ông giáo trông coi mảnh vườn cho mình. 8. Cả làng không hiểu vì sao lão chết, chỉ có Binh Tư và ông giáo hiểu. 9. Lão bỗng nhiên chết - cái chết thật dữ dội. Câu nào thuộc trong phần Kết bài để có dàn ý của truyện Lão Hạc?

  • A.

    8

  • B.

    9

  • C.

    8,9

  • D.

    9,8

Câu 23 :

Qua câu chuyện Chiếc lá cuối cùng , em hiểu thế nào là một tác phẩm nghệ thuật được coi là kiệt tác?

  • A.

    Tác phẩm đó phải có ích cho cuộc sống.

  • B.

    Tác phẩm đó phải rất đẹp

  • C.

    Tác phẩm đó phải đồ sộ.

  • D.

    Tác phẩm đó phải rất độc đáo.

Câu 24 :

Đâu là nhận xét đúng nhất về con người nhà văn Xéc-van-tét?

  • A.

    Hiền lành, đôn hậu

  • B.

    Nóng nảy, bộc trực

  • C.

    Thông minh, giàu nghị lực

  • D.

    Kiêu hãnh, trịch thượng

Câu 25 :

Đâu là nhận xét đúng nhất về những đứa trẻ trong văn bản Hai cây phong ?

  • A.

    Có một nỗi nhớ mãnh liệt với hai cây phong.

  • B.

    Y êu thiên nhiên và làng quê.

  • C.

    Có trí tưởng tượng rất phong phú, tâm hồn nhạy cảm

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 26 :

Từ “mô” trong đoạn thơ sau có nghĩa là gì?

Đồng chí nhớ nữa,

Kể chuyện Bình - Trị - Thiên,

Cho bầy tui nghe ,

Bếp lửa rung rung đôi vai đồng chí

- Thưa trong nớ hiện chừ vô cùng gian khổ,

Đồng bào ta phải kháng chiến ra ri .

(Hồng Nguyên)

  • A.

    Tập hợp những tế bào có cùng một chức năng

  • B.

    Khối đất đá không lớn lắm, nổi cao hơn xung quanh

  • C.

    (Từ địa phương) nghĩa là “đâu”, “nào”

  • D.

    (Từ địa phương) nghĩa là “không phải”

Câu 27 :

Tích vào các đáp án đúng.

Đâu là giá trị nghệ thuật của văn bản Hai cây phong?

Lựa chọn ngôi kể đặc sắc

Xây dựng tình huống truyện kịch tính

Kết hợp nhuần nhuyễn các phương thức biểu đạt

Sử dụng ngòi bút đậm chất hội họa

Câu 28 :

Đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió được kể bằng lời của ai?

  • A.

    Đôn Ki-hô-tê

  • B.

    Xéc-van-tét

  • C.

    Xan-chô Pan-xa

  • D.

    Các nhân vật khác

Câu 29 :

Trong Hai cây phong, người kể chuyện giới thiệu mình làm nghề gì?

  • A.

    Nhà báo.

  • B.

    Hoạ sĩ.

  • C.

    Nhạc sĩ.

  • D.

    Nhà văn.

Câu 30 :

Câu nào dưới đây sử dụng tình thái từ cầu khiến?

  • A.

    Anh không muốn kết bạn với nó à?

  • B.

    Bác nghỉ, tôi về đây ạ!

  • C.

    Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không?

  • D.

    Thôi im đi, anh bạn Xan-chô!

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Cho hai đoạn thơ sau:

Sáng ra bờ suối, tối vào hang

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.

(Hồ Chí Minh, Tức cảnh Pác Bó)

Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm dang chín, trái cây ngọt dần

Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt, dầy sân nắng đào.

(Tố Hữu, Khi con tu hú)

Hai từ “bẹ” và “bắp” có thể được thay thế bằng từ ngữ toàn dân nào khác?

  • A.

    Ngô

  • B.

    Khoai

  • C.

    Sắn

  • D.

    Lúa mì

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đọc kĩ và chọn đáp án thích hợp nhất.

Lời giải chi tiết :

Hai từ “bẹ” và “bắp” dùng để chỉ ngô.

Câu 2 :

Tình thái từ trong câu "Thầy mệt ạ?" biểu thị điều gì?

  • A.

    Nghi vấn, kính trọng.

  • B.

    Nghi vấn, bình thường.

  • C.

    Cảm thán, bình thường

  • D.

    Cầu khiến, kính trọng.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đọc kĩ mục đích nói của câu trên

Lời giải chi tiết :

Câu trên là một câu hỏi với thái độ kính trọng.

Câu 3 :

Ngoài vai trò nhà văn, Ai-ma-tốp còn làm công việc nào?

  • A.

    Phóng viên

  • B.

    Buôn bán

  • C.

    Bác sĩ

  • D.

    Luật sư

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Ngoài vai trò nhà văn, Ai-ma-tốp làm phóng viên báo Sự thật

Câu 4 :

Đoạn trích Chiếc lá cuối cùng được kể theo ngôi kể nào?

  • A.

    Ngôi thứ nhất

  • B.

    Ngôi thứ hai

  • C.

    Ngôi thứ ba

  • D.

    Kết hợp ngôi thứ nhất và thứ ba

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nhớ lại ngôi kể

Lời giải chi tiết :

Truyện được kể theo ngôi thứ ba (tác giả kể chuyện)

Câu 5 :

Câu nói sau của Đôn Ki-hô-tê giúp em hiểu gì về con người lão?

"...ta không kêu đau là vì các hiệp sĩ giang hồ có bị thương thế nào cũng không được rên rỉ, dù xổ cả gan ruột ra ngoài".

(Đánh nhau với cối xay gió)

  • A.

    Đây là một người hoàn toàn không biết sợ một ai hay một thế lực nào.

  • B.

    Đôn Ki-hô-tê coi thường tất cả mọi sự đau đớn.

  • C.

    Đôn Ki-hô-tê muốn noi gương các hiệp sĩ giang hồ.

  • D.

    Đôn Ki-hô-tê đang cố tỏ ra không đau đớn trước mặt Xan-chô Pan-xa.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ lời nói trên và xem Đôn Ki-hô-tê là người như thế nào.

Lời giải chi tiết :

Câu nói trên thể hiện Đôn Ki-hô-tê muốn noi gương các hiệp sĩ giang hồ

Câu 6 :

Có bao nhiêu loại tình thái từ?

  • A.

    4 loại

  • B.

    3 loại

  • C.

    5 loại

  • D.

    6 loại

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Phân loại:

+ Tình thái từ nghi vấn: à, ư, hả, hử, chứ, chăng…

+ Tình thái từ cầu khiến: đi, nào, với…

+ Tình thái từ cảm thán: thay, sao…

+ Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm: ạ, nhé, cơ mà…

Câu 7 :

Đâu là nhận xét đúng nhất về cuộc đời của nhà văn Xéc-van-téc?

  • A.

    Nhiều thuận lợi, hạnh phúc

  • B.

    Đạt vinh quang và thành công từ sớm

  • C.

    Nhiều lận đận, vất vả

  • D.

    Cuộc sống êm ả, nhiều niềm vui

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Ông là một người không gặp may trong công danh sự nghiệp, nhưng cũng vì thế mà vốn sống, vốn đời khiến ông trở thành một thiên tài chói lọi.

Câu 8 :

Thành ngữ, tục ngữ nào có sử dụng biện pháp nói quá?

  • A.

    Ăn cây táo rào cây sung

  • B.

    Ăn to nói lớn

  • C.

    Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

  • D.

    Ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ các thành ngữ trên và chọn đáp án đúng

Lời giải chi tiết :

Ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo

Câu 9 :

Cho các câu theo thứ tự sau đây 1. Lão Hạc có một người con trai, một mảnh vườn và một con chó vàng. 2. Cuộc sống mỗi ngày một khó khăn, lão kiếm được gì ăn nấy và từ chối những gì ông giáo ngấm ngầm giúp lão. 3. Ông giáo rất buồn cho lão khi nghe Binh Tư kể lại chuyện ấy. 4. Một hôm, lão xin Binh Tư ít bả chó, nói để đánh bả con chó của hàng xóm làm thịt và cùng Binh Tư uống rượu. 5. Con trai lão phải đi đồn điền cao su, lão chỉ còn lại cậu Vàng. 6. Vì muốn giữ mảnh vườn cho con trai, lão phải bán con chó, mặc dù rất đau buồn và xót xa. 7. Tất cả tiền dành dụm được lão gửi ông giáo và nhờ ông giáo trông coi mảnh vườn cho mình. 8. Cả làng không hiểu vì sao lão chết, chỉ có Binh Tư và ông giáo hiểu. 9. Lão bỗng nhiên chết - cái chết thật dữ dội.Câu nào thuộc trong phần Mở bài để có dàn ý của truyện Lão Hạc?

Câu nào trong các câu trên phù hợp với phần mở bài?

  • A.

    1, 3

  • B.

    1, 5

  • C.

    5, 1

  • D.

    3, 1

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ và sắp xếp các ý cho thích hợp

Lời giải chi tiết :

Các ý phù hợp với phần mở bài: 1 và 5

Câu 10 :

Tác giả O Hen-ri trở thành một nhà văn nổi tiếng nhờ đâu?

  • A.

    Cha mẹ định hướng

  • B.

    Vốn sống phong phú

  • C.

    Gia đình giàu có

  • D.

    Người thân giúp đỡ

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Nhờ cuộc đời phong phú nên tác giả để lại số lượng truyện ngắn khá nhiều (tổng cộng gần 400 truyện cộng thêm vài bài thơ).

Câu 11 :

Dòng nào thuật đúng tình trạng của Đôn Ki-hô-tê sau khi đánh nhau với cối xay gió?

  • A.

    Nằm không cựa quậy, cầu mong nàng Đuyn-xi-nê-a cứu giúp, lại có sức mạnh, nhảy phắt lên ngựa đi tiếp.

  • B.

    Nằm không cựa quậy, được giám mã nâng dậy, đỡ ngồi lên ngựa nhưng không ngồi ngay ngắn được vì đau.

  • C.

    Vùng dậy ngay, nhảy lên ngựa đi tiếp và rất hùng dũng.

  • D.

    Nằm không cựa quậy, rồi thu hết sức vùng đứng lên, nhảy lên ngựa đi về cảng La-pi-xê.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nhớ lại diễn biến cuộc đánh nhau

Lời giải chi tiết :

Sau khi đánh nhau với cối xay gió, không cựa quậy, được giám mã nâng dậy, đỡ ngồi lên ngựa nhưng không ngồi ngay ngắn được vì đau.

Câu 12 :

Trong các văn bản đã học sau đây, văn bản nào không thể tóm tắt theo cách tóm tắt một văn bản tự sự?

  • A.

    Thánh Gióng

  • B.

    Lão Hạc

  • C.

    Ý nghĩa văn chương

  • D.

    Thạch Sanh

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ các đáp án và xét xem văn bản nào không có cốt truyện

Lời giải chi tiết :

Ý nghĩa văn chương là một văn bản không có cốt truyện, vì vậy sẽ rất khó tóm tắt.

Câu 13 :

Đâu không phải là sáng tác của nhà văn Ai – ma – tốp?

  • A.

    Cây phong non trùm khăn đỏ

  • B.

    Cô bé trùm khăn đỏ

  • C.

    Người thầy đầu tiên

  • D.

    Con tàu trắng

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Cô bé trùm khăn đỏ không phải là sáng tác của nhà văn Ai – ma – tốp

Câu 14 :

Cho các ví dụ sau: chân cứng đá mềm, đen như cột nhà cháy, dời non lấp biển, ngàn cân treo sợi tóc, xanh như tàu lá, gầy như que củi, long trời lở đất... Nhận xét nào sau đây nói đúng nhất về các ví dụ trên?

  • A.

    Là các câu thành ngữ có sử dụng biện pháp nói quá.

  • B.

    Là các câu tục ngữ có sử dụng biện pháp so sánh.

  • C.

    Là các câu thành ngữ dùng biện pháp so sánh.

  • D.

    Là các câu tục ngữ có sử dụng biện pháp nói quá.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đọc kĩ các ví dụ và chọn đáp án đúng nhất

Lời giải chi tiết :

Các ví dụ trên là các câu thành ngữ có sử dụng biện pháp nói quá.

Câu 15 :

O Henry nổi tiếng trong sáng tác thể loại văn học nào?

  • A.

    Tiểu thuyết

  • B.

    Truyện ngắn

  • C.

    Tùy bút

  • D.

    Hồi ký

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Ông là một nhà văn viết truyện ngắn nổi tiếng.

Câu 16 :

Sắp xếp các bước tóm tắt văn bản sau đây theo một trình tự hợp lí.

(1) Xác định nội dung chính cần tóm tắt: lựa chọn các sự kiện tiêu biểu và nhân vật quan trọng

(2) Sắp xếp các nội dung theo một trình tự hợp lí

(3) Đọc kĩ toàn bộ tác phẩm cần tóm tắt để nắm chắc được nội dung của nó

(4) Viết văn bản tóm tắt bằng lời văn của mình

  • A.

    (1), (2), (3), (4)

  • B.

    (3), (1), (2), (4)

  • C.

    (1), (2), (4), (3)

  • D.

    (3), (2), (1), (4)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ các đáp án.

Lời giải chi tiết :

Sau đây là thứ tự tóm tắt văn bản:

  • Đọc kĩ toàn bộ tác phẩm cần tóm tắt để nắm chắc được nội dung của nó.
  • Xác định nội dung chính cần tóm tắt: lựa chọn các sự kiện tiêu biểu và nhân vật quan trọng
  • Sắp xếp các nội dung theo một trình tự hợp lí
  • Viết văn bản tóm tắt bằng lời văn của mình
Câu 17 :

Từ “ơi” trong câu: “Em thật là con bé hư, chị Xiu thân yêu ơi!” thuộc loại từ nào?

  • A.

    Tình thái từ

  • B.

    Trợ từ

  • C.

    Thán từ

  • D.

    Phó từ

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nhớ lại các loại từ đã học

Lời giải chi tiết :

Từ “ơi” trong câu trên thuộc thán từ.

Câu 18 :

Dòng nào nói đầy đủ nhất về ý nghĩa phổ biến của từ hiệp sĩ?

  • A.

    Là người có sức mạnh

  • B.

    Là một người có lòng hào hiệp

  • C.

    Là người hay bênh vực kẻ yếu trong xã hội cũ

  • D.

    Cả A, B, C đều đúng

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nhớ lại kiến thức từ Hán Việt

Lời giải chi tiết :

Hiệp sĩ là người có sức mạnh, hào hiệp và hay bảo vệ kẻ yếu.

Câu 19 :

Đọc đoạn văn sau:

Nhưng Giôn-xi không trả lời. Cái cô đơn nhất trong khắp thế gian là một tâm hồn đang chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi xa xôi bí ẩn của mình. Khi những dây ràng buộc cô với tình bạn và với thế gian cứ lơi lỏng dần từng sợi một, ý nghĩ kì quặc ấy hình như càng choán lấy tâm trí cô mạnh mẽ hơn.

(Chiếc lá cuối cùng)

Cụm từ "chuyến đi xa xôi bí ẩn" nên được hiểu theo nghĩa nào và có nghĩa là gì?

  • A.

    Nghĩa bóng, chỉ cái chết.

  • B.

    Nghĩa đen, chỉ một chuyến đi bí ẩn có thật.

  • C.

    Nghĩa bóng, chỉ sự đau ốm.

  • D.

    Nghĩa đen, chỉ một chuyến đi chơi xa có thật.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đọc kĩ đoạn văn và chọn đáp án đúng nhất.

Lời giải chi tiết :

Cụm từ "chuyến đi xa xôi bí ẩn" nên được hiểu theo nghĩa bóng, chỉ cái chết.

Câu 20 :

Những mặt khác biệt trong tiếng nói của mỗi địa phương thể hiện ở phương diện nào

  • A.

    Ngữ âm

  • B.

    Ngữ pháp

  • C.

    Từ vựng

  • D.

    Cả A và C

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nhớ lại các từ ngữ địa phương có sự khác biệt nào trong những đáp án đã cho.

Lời giải chi tiết :

Ngữ pháp không tạo nên sự khác biệt của từ địa phương và ngôn ngữ toàn dân.

Câu 21 :

Trong đoạn trích Hai cây phong, bọn trẻ ngồi nép mình trên cành cây và suy nghĩ điều gì?

  • A.

    Không suy nghĩ về điều gì cả.

  • B.

    Đấy đã phải là nơi tận cùng thế giới chưa hay phía sau vẫn còn có một thế giới khác.

  • C.

    Đến bao giờ thì chúng có thể đi đến những dòng sông lấp lánh tận chân trời như những sợi chỉ bạ mỏng manh.

  • D.

    Sau khi rời nhà trường, chúng sẽ được đi học trên đường huyện khang trang và đẹp đẽ hơn.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Trong đoạn trích Hai cây phong, bọn trẻ ngồi nép mình trên cành cây và suy nghĩ đến bao giờ thì chúng có thể đi đến những dòng sông lấp lánh tận chân trời như những sợi chỉ bạ mỏng manh.

Câu 22 :

Cho các câu theo thứ tự sau đây 1. Lão Hạc có một người con trai, một mảnh vườn và một con chó vàng. 2. Cuộc sống mỗi ngày một khó khăn, lão kiếm được gì ăn nấy và từ chối những gì ông giáo ngấm ngầm giúp lão. 3. Ông giáo rất buồn cho lão khi nghe Binh Tư kể lại chuyện ấy. 4. Một hôm, lão xin Binh Tư ít bả chó, nói để đánh bả con chó của hàng xóm làm thịt và cùng Binh Tư uống rượu. 5. Con trai lão phải đi đồn điền cao su, lão chỉ còn lại cậu Vàng. 6. Vì muốn giữ mảnh vườn cho con trai, lão phải bán con chó, mặc dù rất đau buồn và xót xa. 7. Tất cả tiền dành dụm được lão gửi ông giáo và nhờ ông giáo trông coi mảnh vườn cho mình. 8. Cả làng không hiểu vì sao lão chết, chỉ có Binh Tư và ông giáo hiểu. 9. Lão bỗng nhiên chết - cái chết thật dữ dội. Câu nào thuộc trong phần Kết bài để có dàn ý của truyện Lão Hạc?

  • A.

    8

  • B.

    9

  • C.

    8,9

  • D.

    9,8

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ và chọn ra câu phù hợp nhất

Lời giải chi tiết :

Câu 8 là câu phù hợp với kết bài.

Câu 23 :

Qua câu chuyện Chiếc lá cuối cùng , em hiểu thế nào là một tác phẩm nghệ thuật được coi là kiệt tác?

  • A.

    Tác phẩm đó phải có ích cho cuộc sống.

  • B.

    Tác phẩm đó phải rất đẹp

  • C.

    Tác phẩm đó phải đồ sộ.

  • D.

    Tác phẩm đó phải rất độc đáo.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Chú ý thông điệp của văn bản

Lời giải chi tiết :

Qua câu chuyện Chiếc lá cuối cùng , tác giả khẳng định một tác phẩm nghệ thuật được coi là kiệt tác khi tác phẩm đó có ích cho đời.

Câu 24 :

Đâu là nhận xét đúng nhất về con người nhà văn Xéc-van-tét?

  • A.

    Hiền lành, đôn hậu

  • B.

    Nóng nảy, bộc trực

  • C.

    Thông minh, giàu nghị lực

  • D.

    Kiêu hãnh, trịch thượng

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Xec-van-tec là một thiên tài hội tụ và kết tinh những truyền thống quý báu của văn học Tây Ban Nha. Trước khi trở thành nhà văn lớn ông đã phải trải qua một cuộc sống với nhiều nghịch cảnh. Ông là một người không gặp may trong công danh sự nghiệp, nhưng cũng vì thế mà vốn sống, vốn đời khiến ông trở thành một thiên tài chói lọi.

Câu 25 :

Đâu là nhận xét đúng nhất về những đứa trẻ trong văn bản Hai cây phong ?

  • A.

    Có một nỗi nhớ mãnh liệt với hai cây phong.

  • B.

    Y êu thiên nhiên và làng quê.

  • C.

    Có trí tưởng tượng rất phong phú, tâm hồn nhạy cảm

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

- Nhân vật “tôi” có tình cảm đặc biệt, yêu mến hai cây phong.

- Có một nỗi nhớ mãnh liệt với hai cây phong.

- Có trí tưởng tượng rất phong phú, tâm hồn nhạy cảm, yêu thiên nhiên và làng quê.

Con ng ườ i đã kh c h a l ê n m t b c tranh thi ê n nhi ê n đậ m ch t h i h a đượ c kh á m ph á t đ i m nh ì n tr ê n hai c â y phong - l à nh ng k ni m tu i th ơ cho t ì nh y ê u y ê u qu ê h ươ ng của những đứa trẻ.

Câu 26 :

Từ “mô” trong đoạn thơ sau có nghĩa là gì?

Đồng chí nhớ nữa,

Kể chuyện Bình - Trị - Thiên,

Cho bầy tui nghe ,

Bếp lửa rung rung đôi vai đồng chí

- Thưa trong nớ hiện chừ vô cùng gian khổ,

Đồng bào ta phải kháng chiến ra ri .

(Hồng Nguyên)

  • A.

    Tập hợp những tế bào có cùng một chức năng

  • B.

    Khối đất đá không lớn lắm, nổi cao hơn xung quanh

  • C.

    (Từ địa phương) nghĩa là “đâu”, “nào”

  • D.

    (Từ địa phương) nghĩa là “không phải”

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ đoạn thơ và chọn đáp án phù hợp nhất

Lời giải chi tiết :

Từ “mô” trong đoạn thơ trên có nghĩa là “đâu”, “nào”

Câu 27 :

Tích vào các đáp án đúng.

Đâu là giá trị nghệ thuật của văn bản Hai cây phong?

Lựa chọn ngôi kể đặc sắc

Xây dựng tình huống truyện kịch tính

Kết hợp nhuần nhuyễn các phương thức biểu đạt

Sử dụng ngòi bút đậm chất hội họa

Đáp án

Lựa chọn ngôi kể đặc sắc

Kết hợp nhuần nhuyễn các phương thức biểu đạt

Sử dụng ngòi bút đậm chất hội họa

Lời giải chi tiết :

Tất cả các thông điệp trên đều phù hợp với văn bản.

Câu 28 :

Đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió được kể bằng lời của ai?

  • A.

    Đôn Ki-hô-tê

  • B.

    Xéc-van-tét

  • C.

    Xan-chô Pan-xa

  • D.

    Các nhân vật khác

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nhớ lại ngôi kểv

Lời giải chi tiết :

Truyện được kể theo ngôi thứ ba (tác giả kể chuyện)

Câu 29 :

Trong Hai cây phong, người kể chuyện giới thiệu mình làm nghề gì?

  • A.

    Nhà báo.

  • B.

    Hoạ sĩ.

  • C.

    Nhạc sĩ.

  • D.

    Nhà văn.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nhớ lại nhân vật kể chuyện

Lời giải chi tiết :

Trong Hai cây phong, người kể chuyện giới thiệu mình làm nghề họa sĩ

Câu 30 :

Câu nào dưới đây sử dụng tình thái từ cầu khiến?

  • A.

    Anh không muốn kết bạn với nó à?

  • B.

    Bác nghỉ, tôi về đây ạ!

  • C.

    Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không?

  • D.

    Thôi im đi, anh bạn Xan-chô!

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ các đáp án và xét xem câu nào có thán từ cầu khiến.

Lời giải chi tiết :

Thôi im đi, anh bạn Xan-chô! Là câu có thán từ cầu khiến đưa ra mệnh lệnh, yêu cầu người khác thực hiện.


Cùng chủ đề:

Đề ôn tập học kì 1 văn lớp 8 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề ôn tập học kì 2 - Ngữ văn 8
Đề ôn tập học kì 2 - Ngữ văn 8
Đề thi giữa kì 1 Văn 8 - Đề số 1
Đề thi giữa kì 1 Văn 8 - Đề số 2
Đề thi giữa kì 1 Văn 8 - Đề số 3
Đề thi giữa kì 1 Văn 8 - Đề số 4
Đề thi giữa kì 1 Văn 8 - Đề số 5
Đề thi giữa kì 2 Văn 8 - Đề số 1
Đề thi giữa kì 2 Văn 8 - Đề số 2
Đề thi giữa kì 2 Văn 8 - Đề số 3