Đề thi giữa kì 2 Văn 8 - Đề số 3
Đề bài
Tế Hanh viết văn từ khi nào?
-
A.
Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945
-
B.
Trong kháng chiến chống Pháp
-
C.
Trong kháng chiến chống Mỹ
-
D.
Khi đất nước thống nhất
Một nhà thơ nước ngoài gọi Hồ Gươm là “chiếc lẵng hoa xinh đẹp giữa lòng Hà Nội”. Em có thể sử dụng câu đó vào phần nào trong bài viết của mình?
-
A.
Phần mở bài
-
B.
Phần kết bài
-
C.
Phần đầu tiên của đoạn văn giới thiệu Hồ Gươm
-
D.
Cả A và C đều đúng
Bình Ngô đại cáo được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay.
Nguyễn Trãi sinh ra trong gia đình thế nào ?
-
A.
Quan lại sa sút
-
B.
Nông dân nghèo
-
C.
Có truyền thống yêu nước
-
D.
Đại quý tộc
Câu nào giải thích chính xác nhất nghĩa của từ “hào kiệt” ?
-
A.
Người có tài năng, chí khí hơn hẳn người thường.
-
B.
Người có tinh thần cao thượng, hết lòng vì người khác.
-
C.
Người có ý chí mạnh mẽ, không tính toán thiệt hơn.
-
D.
Người có công trạng lớn lao đối với nhân dân, đất nước.
Trong những câu sau, câu nào là câu cầu khiến:
-
A.
Trời ơi! Sao nóng lâu thế?
-
B.
Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!
-
C.
Bỏ rác đúng nơi quy định.
-
D.
Chao ôi! Một ngày vắng mẹ sao dài đằng đẵng.
Nhận xét nào nói đúng nhất tâm trạng của Bác Hồ được thể hịên qua câu thơ cuối?
“Cuộc đời cách mạng thật là sang”
-
A.
Vui thích vì được sống chan hoà với thiên nhiên.
-
B.
Tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất nước.
-
C.
Lạc quan với cuộc sống cách mạng đầy gian khổ
-
D.
Gồm cả ba ý trên.
Câu nghi vấn sau dùng để làm gì?
“Cậu có thể giúp mình giải bài toán này được không?”
-
A.
Cầu khiến
-
B.
Bộc lộ tình cảm, cảm xúc
-
C.
Đe dọa
-
D.
Khẳng định
Điền cụm từ thích hợp nhất để hoàn thành câu nhận xét về cảnh mùa hè được miêu tả trong 6 câu thơ đầu của bài thơ ‘Khi con tu hú’ :
‘Bằng tưởng tượng, nhà thơ đã khắc hoạ sinh động một bức tranh mùa hè…’
-
A.
tràn ngập âm thanh
-
B.
Có màu sắc sáng tươi
-
C.
ảm đạm, ủ ê
-
D.
náo nức âm thanh và rực rỡ sắc màu
Ý nào nói đúng nhất hoàn cảnh sáng tác của bài thơ "Khi con tu hú"?
-
A.
Khi tác giả mới bị thực dân Pháp bắt và bị giam ở nhà lao Thừa phủ.
-
B.
Khi tác giả mới giác ngộ cách mạng.
-
C.
Khi tác giả đang bị giải từ nhà lao này sang nhà lao khác.
-
D.
Khi tác giả đã vượt ngục để trở về với cuộc sống tự do.
Câu cầu khiến: "Đừng hút thuốc nữa nhé!" dùng để:
-
A.
Khuyên bảo
-
B.
Ra lệnh
-
C.
Yêu cầu
-
D.
Cả A, B, C
Câu nghi vấn dưới đây được dùng để làm gì?
Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng? (Nam Cao, Lão Hạc)
-
A.
Phủ định
-
B.
Đe doạ
-
C.
Hỏi
-
D.
Biểu lộ tình cảm, cảm xúc
Trong các đề bài sau, đề nào dùng để thuyết minh về một danh lam thắng cảnh?
-
A.
Thuyết Minh về Hồ Hoàn Kiếm và Đền Ngọc Sơn ở Hà Nội
-
B.
Thuyết minh về chiếc bút máy
-
C.
Giới thiệu về món ăn truyền thống của dân tộc
-
D.
Thuyết minh về cách làm một chiếc diều giấy
Nhận định nào dưới đây nói đúng nhất tình cảm của Tế Hanh đối với cảnh vật, cuộc sống và con người ở quê hương ông?
-
A.
Nhớ về quê hương với những kỉ niệm buồn bã và đau xót, thương cảm.
-
B.
Yêu thương, trân trọng, tự hào và gắn bó sâu sắc với cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương.
-
C.
Gắn bó và bảo vệ cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương ông.
-
D.
Cả A, B, C đều sai.
Bức tranh thiên nhiên trong bài thơ "Khi con tu hú" chính là biểu hiện của tình yêu nước, tinh thần chiến đấu của người chiến sĩ cách mạng, đúng hay sai?
Các câu trong đoạn trích “Nước Đại Việt ta” thuộc về lớp hành động nói nào?
-
A.
Hành động hứa hẹn
-
B.
Hành động trình bày
-
C.
Hành động bộc lộ cảm xúc
-
D.
Hành động hỏi
Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” được sáng tác bằng thể thơ gì?
-
A.
Lục bát
-
B.
Thất ngôn tứ tuyệt
-
C.
Ngũ ngôn
-
D.
Thất ngôn bát cú
Bài thơ Khi con tu hú đã thể hiện sâu sắc tình yêu cuộc sống tha thiết và niềm khao khát tự do đến cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày.
Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước vào năm nào?
-
A.
1910
-
B.
1911
-
C.
1912
-
D.
1913
Quê hương thuộc thể thơ gì?
-
A.
Năm chữ
-
B.
Bảy chữ
-
C.
Tám chữ
-
D.
Lục bát
Đâu là nhận định đúng về phong cách sáng tác của Tố Hữu?
-
A.
Thơ ông là những dòng chảy tâm tình, dạt dào, bao la, rạo rực.
-
B.
Thơ ông hào sảng tràn ngập khí thế của tuổi trẻ đầy nhiệt huyết
-
C.
Thơ ông mang tính chất trữ tình chính trị có cảm hứng lãng mạn ngọt ngào.
-
D.
Thơ ông mang nặng nỗi niềm xưa, nỗi niềm hoài cổ, hoài vọng.
Trong bài thơ "Tức cảnh Pác Bó", cuộc sống vật chất của Bác Hồ như thế nào?
-
A.
Bác Hồ được sống một cuộc sống vật chất đầy đủ, sang trọng.
-
B.
Bác Hồ sống bình dị nhưng không hề thiếu thốn
-
C.
Bác Hồ sống với cuộc sống thiếu thốn, gian khổ nhưng Bác vẫn cho rằng đó là một cuộc sống sang trọng.
-
D.
Bác Hồ sống một cuộc sống tẻ nhạt, buồn chán, không có ý nghĩa.
Đâu là năm sinh, năm mất của Nguyễn Trãi ?
-
A.
971 - 1025
-
B.
972 - 1026
-
C.
1380 - 1442
-
D.
1231 - 1300
Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” do ai sáng tác?
-
A.
Tố Hữu
-
B.
Chế Lan Viên
-
C.
Phan Bội Châu
-
D.
Hồ Chí Minh
Hai câu thơ ‘Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã - Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt Trường Giang’ sử dụng biện pháp tu từ gì?
-
A.
Hoán dụ
-
B.
ẩn dụ
-
C.
Điệp từ
-
D.
So sánh và nhân hóa
Hãy sắp xếp các dòng dưới đây theo thứ tự hợp lí để tạo thành dàn ý phần Thân bài của bài thuyết minh về một phương pháp (một thí nghiệm).
a. Cách thức
b. Yêu cầu chất lượng
c. Điều kiện
d. Trình tự
-
A.
a – b – c - d
-
B.
c – a – d – b
-
C.
d – c – b – a
-
D.
d – b – c – a
Dòng nào nói đúng nhất hoàn cảnh sáng tác của Bình Ngô đại cáo ?
-
A.
Khi nghĩa quân Lam Sơn đã lớn mạnh.
-
B.
Sau khi quân ta đại thắng giặc Minh xâm lược.
-
C.
Trước khi quân ta phản công quân Minh xâm lược.
-
D.
Khi giặc Minh đang đô hộ nước ta.
Các câu văn sau nằm trong phần nào của bài thuyết minh về “cách nấu canh rau ngót với thịt lợn nạc”:
“ - Rau ngót chọn lá nhỏ, tươi non, tuốt lấy lá, bỏ cọng, rửa sạch, vò hơi giập.
- Thịt lợn nạc rửa sạch, thái miếng mỏng (Hoặc băm nhỏ).
- Cho thịt vào nước lã, đun sôi, hớt bọt, nêm nước mắm, muối vừa ăn, cho rau vào đun sôi khoảng 2 phút, cho chút mì chính rồi bắc ra ngay.”
-
A.
Nguyên liệu
-
B.
Yêu cầu thành phẩm
-
C.
Cách làm
-
D.
Không nằm ở phần nào
Nội dung của bài “Quê hương” nói lên điều gì?
-
A.
Đề cao giá trị của nghề đi biển của những người dân sống ở làng chài quê hương.
-
B.
Nói lên nỗi nhớ nhung làng chài quê hương của đứa con tha hương.
-
C.
Miêu tả vẻ đẹp của biển quê hương mỗi khi con tàu ra khơi.
-
D.
Vẽ lại hành trình của đoàn thuyền ra khơi đánh cá.
Trong quán ăn, một người nói với người bên cạnh: “Anh có thể chuyển giúp tôi lọ gia vị không ạ?” Theo em, trong những hành động dưới đây, người nghe nên chọn hành động nào?
-
A.
Coi như không nghe thấy và không làm gì cả.
-
B.
Lẳng lặng đưa lọ gia vị cho người kia.
-
C.
Trả lười người kia: “Có chứ ạ. Cái lọ ấy không nặng đâu mà!”
-
D.
Đưa lọ gia vị cho người kia và nói: “Mời anh” (hoặc “Mời chị”, “Mời bác”…)
Lời giải và đáp án
Tế Hanh viết văn từ khi nào?
-
A.
Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945
-
B.
Trong kháng chiến chống Pháp
-
C.
Trong kháng chiến chống Mỹ
-
D.
Khi đất nước thống nhất
Đáp án : A
Ông viết văn từ thời trước cách mạng
Một nhà thơ nước ngoài gọi Hồ Gươm là “chiếc lẵng hoa xinh đẹp giữa lòng Hà Nội”. Em có thể sử dụng câu đó vào phần nào trong bài viết của mình?
-
A.
Phần mở bài
-
B.
Phần kết bài
-
C.
Phần đầu tiên của đoạn văn giới thiệu Hồ Gươm
-
D.
Cả A và C đều đúng
Đáp án : D
Thử đặt câu văn vào các phần và xem phần nào phù hợp
Câu văn ấy phù hợp đặt ở mở bài và kết bài
Bình Ngô đại cáo được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay.
Bình Ngô đại cáo được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc Việt Nam
Nguyễn Trãi sinh ra trong gia đình thế nào ?
-
A.
Quan lại sa sút
-
B.
Nông dân nghèo
-
C.
Có truyền thống yêu nước
-
D.
Đại quý tộc
Đáp án : C
Ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước, văn hóa, văn học
Câu nào giải thích chính xác nhất nghĩa của từ “hào kiệt” ?
-
A.
Người có tài năng, chí khí hơn hẳn người thường.
-
B.
Người có tinh thần cao thượng, hết lòng vì người khác.
-
C.
Người có ý chí mạnh mẽ, không tính toán thiệt hơn.
-
D.
Người có công trạng lớn lao đối với nhân dân, đất nước.
Đáp án : A
Dựa vào kiến thức từ Hán Việt để giải thích
Hào kiệt là người có tài năng, chí khí hơn hẳn người thường.
Trong những câu sau, câu nào là câu cầu khiến:
-
A.
Trời ơi! Sao nóng lâu thế?
-
B.
Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!
-
C.
Bỏ rác đúng nơi quy định.
-
D.
Chao ôi! Một ngày vắng mẹ sao dài đằng đẵng.
Đáp án : C
Đọc kĩ các đáp án.
Bỏ rác đúng nơi quy định là câu dùng để cầu khiến.
Nhận xét nào nói đúng nhất tâm trạng của Bác Hồ được thể hịên qua câu thơ cuối?
“Cuộc đời cách mạng thật là sang”
-
A.
Vui thích vì được sống chan hoà với thiên nhiên.
-
B.
Tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất nước.
-
C.
Lạc quan với cuộc sống cách mạng đầy gian khổ
-
D.
Gồm cả ba ý trên.
Đáp án : C
Xem luận điểm cuối phần thân bài
Câu thơ cuối thể hiện sự lạc quan với cuộc sống cách mạng đầy gian khổ
Câu nghi vấn sau dùng để làm gì?
“Cậu có thể giúp mình giải bài toán này được không?”
-
A.
Cầu khiến
-
B.
Bộc lộ tình cảm, cảm xúc
-
C.
Đe dọa
-
D.
Khẳng định
Đáp án : A
Đọc kĩ các đáp án
Cầu khiến
Điền cụm từ thích hợp nhất để hoàn thành câu nhận xét về cảnh mùa hè được miêu tả trong 6 câu thơ đầu của bài thơ ‘Khi con tu hú’ :
‘Bằng tưởng tượng, nhà thơ đã khắc hoạ sinh động một bức tranh mùa hè…’
-
A.
tràn ngập âm thanh
-
B.
Có màu sắc sáng tươi
-
C.
ảm đạm, ủ ê
-
D.
náo nức âm thanh và rực rỡ sắc màu
Đáp án : D
Thử ghép từng đáp án và chọn câu phù hợp nhất
‘Bằng tưởng tượng, nhà thơ đã khắc hoạ sinh động một bức tranh mùa hè náo nức âm thanh và rực rỡ sắc màu’
Ý nào nói đúng nhất hoàn cảnh sáng tác của bài thơ "Khi con tu hú"?
-
A.
Khi tác giả mới bị thực dân Pháp bắt và bị giam ở nhà lao Thừa phủ.
-
B.
Khi tác giả mới giác ngộ cách mạng.
-
C.
Khi tác giả đang bị giải từ nhà lao này sang nhà lao khác.
-
D.
Khi tác giả đã vượt ngục để trở về với cuộc sống tự do.
Đáp án : A
Sang tác vào tháng 7 năm 1939 tại nhà lao Thừa Phủ, khi tác giả bị bắt giam
Câu cầu khiến: "Đừng hút thuốc nữa nhé!" dùng để:
-
A.
Khuyên bảo
-
B.
Ra lệnh
-
C.
Yêu cầu
-
D.
Cả A, B, C
Đáp án : A
Đọc kĩ và chú ý ngữ điệu câu nói
Câu cầu khiến trên dùng để khuyên bảo.
Câu nghi vấn dưới đây được dùng để làm gì?
Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng? (Nam Cao, Lão Hạc)
-
A.
Phủ định
-
B.
Đe doạ
-
C.
Hỏi
-
D.
Biểu lộ tình cảm, cảm xúc
Đáp án : D
Đọc kĩ ví dụ
Câu nghi vấn trên nhằm bộc lộ cảm xúc.
Trong các đề bài sau, đề nào dùng để thuyết minh về một danh lam thắng cảnh?
-
A.
Thuyết Minh về Hồ Hoàn Kiếm và Đền Ngọc Sơn ở Hà Nội
-
B.
Thuyết minh về chiếc bút máy
-
C.
Giới thiệu về món ăn truyền thống của dân tộc
-
D.
Thuyết minh về cách làm một chiếc diều giấy
Đáp án : A
Đọc kĩ các đề bài
Đề A dùng thuyết minh về danh lam thắng cảnh
Nhận định nào dưới đây nói đúng nhất tình cảm của Tế Hanh đối với cảnh vật, cuộc sống và con người ở quê hương ông?
-
A.
Nhớ về quê hương với những kỉ niệm buồn bã và đau xót, thương cảm.
-
B.
Yêu thương, trân trọng, tự hào và gắn bó sâu sắc với cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương.
-
C.
Gắn bó và bảo vệ cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương ông.
-
D.
Cả A, B, C đều sai.
Đáp án : B
Xem lại phần nội dung
Tình cảm của Tế Hanh đối với quê hương là tình cảm yêu thương, trân trọng, tự hào và gắn bó sâu sắc với cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương.
Bức tranh thiên nhiên trong bài thơ "Khi con tu hú" chính là biểu hiện của tình yêu nước, tinh thần chiến đấu của người chiến sĩ cách mạng, đúng hay sai?
Đọc kĩ và xét xem nhận xét trên đã xác đáng chưa
Nhận xét trên hoàn toàn chính xác
Các câu trong đoạn trích “Nước Đại Việt ta” thuộc về lớp hành động nói nào?
-
A.
Hành động hứa hẹn
-
B.
Hành động trình bày
-
C.
Hành động bộc lộ cảm xúc
-
D.
Hành động hỏi
Đáp án : B
Xem lại bài thơ
Các câu trong đoạn trích “Nước Đại Việt ta” thuộc về lớp hành động trình bày
Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” được sáng tác bằng thể thơ gì?
-
A.
Lục bát
-
B.
Thất ngôn tứ tuyệt
-
C.
Ngũ ngôn
-
D.
Thất ngôn bát cú
Đáp án : B
Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” được sáng tác bằng thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt
Bài thơ Khi con tu hú đã thể hiện sâu sắc tình yêu cuộc sống tha thiết và niềm khao khát tự do đến cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày.
Nhận định trên hoàn toàn chính xác
Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước vào năm nào?
-
A.
1910
-
B.
1911
-
C.
1912
-
D.
1913
Đáp án : B
Bác ra đi tìm đường cứu nước vào năm 1911
Quê hương thuộc thể thơ gì?
-
A.
Năm chữ
-
B.
Bảy chữ
-
C.
Tám chữ
-
D.
Lục bát
Đáp án : C
Nhớ lại số chữ ở mỗi câu thơ
Đoàn thuyền đánh cá thuộc thể thơ tám chữ
Đâu là nhận định đúng về phong cách sáng tác của Tố Hữu?
-
A.
Thơ ông là những dòng chảy tâm tình, dạt dào, bao la, rạo rực.
-
B.
Thơ ông hào sảng tràn ngập khí thế của tuổi trẻ đầy nhiệt huyết
-
C.
Thơ ông mang tính chất trữ tình chính trị có cảm hứng lãng mạn ngọt ngào.
-
D.
Thơ ông mang nặng nỗi niềm xưa, nỗi niềm hoài cổ, hoài vọng.
Đáp án : C
Phong cách sáng tác: Thơ ông mang tính chất trữ tình chính trị có cảm hứng lãng mạn ngọt ngào.
Trong bài thơ "Tức cảnh Pác Bó", cuộc sống vật chất của Bác Hồ như thế nào?
-
A.
Bác Hồ được sống một cuộc sống vật chất đầy đủ, sang trọng.
-
B.
Bác Hồ sống bình dị nhưng không hề thiếu thốn
-
C.
Bác Hồ sống với cuộc sống thiếu thốn, gian khổ nhưng Bác vẫn cho rằng đó là một cuộc sống sang trọng.
-
D.
Bác Hồ sống một cuộc sống tẻ nhạt, buồn chán, không có ý nghĩa.
Đáp án : C
Bác Hồ sống với cuộc sống thiếu thốn, gian khổ nhưng Bác vẫn cho rằng đó là một cuộc sống sang trọng.
Đâu là năm sinh, năm mất của Nguyễn Trãi ?
-
A.
971 - 1025
-
B.
972 - 1026
-
C.
1380 - 1442
-
D.
1231 - 1300
Đáp án : C
Nguyễn Trãi (1380 - 1442)
Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” do ai sáng tác?
-
A.
Tố Hữu
-
B.
Chế Lan Viên
-
C.
Phan Bội Châu
-
D.
Hồ Chí Minh
Đáp án : D
Nhớ lại tên tác giả
Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” do Hồ Chí Minh sáng tác
Hai câu thơ ‘Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã - Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt Trường Giang’ sử dụng biện pháp tu từ gì?
-
A.
Hoán dụ
-
B.
ẩn dụ
-
C.
Điệp từ
-
D.
So sánh và nhân hóa
Đáp án : D
Nhớ lại các biện pháp tu từ đã học
Hai câu thơ trên sử dụng phép so sánh và nhân hóa
Hãy sắp xếp các dòng dưới đây theo thứ tự hợp lí để tạo thành dàn ý phần Thân bài của bài thuyết minh về một phương pháp (một thí nghiệm).
a. Cách thức
b. Yêu cầu chất lượng
c. Điều kiện
d. Trình tự
-
A.
a – b – c - d
-
B.
c – a – d – b
-
C.
d – c – b – a
-
D.
d – b – c – a
Đáp án : B
Đọc kĩ và chọn đáp án phù hợp nhất
Trình tự đúng sẽ là: Điều kiện - Cách thức - Trình tự - Yêu cầu chất lượng
Dòng nào nói đúng nhất hoàn cảnh sáng tác của Bình Ngô đại cáo ?
-
A.
Khi nghĩa quân Lam Sơn đã lớn mạnh.
-
B.
Sau khi quân ta đại thắng giặc Minh xâm lược.
-
C.
Trước khi quân ta phản công quân Minh xâm lược.
-
D.
Khi giặc Minh đang đô hộ nước ta.
Đáp án : B
Bình Ngô đại cáo (1428) do Nguyễn Trãi soạn, nhân danh vua Lê Thái Tổ tuyên cáo với thiên hạ về thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Minh
Các câu văn sau nằm trong phần nào của bài thuyết minh về “cách nấu canh rau ngót với thịt lợn nạc”:
“ - Rau ngót chọn lá nhỏ, tươi non, tuốt lấy lá, bỏ cọng, rửa sạch, vò hơi giập.
- Thịt lợn nạc rửa sạch, thái miếng mỏng (Hoặc băm nhỏ).
- Cho thịt vào nước lã, đun sôi, hớt bọt, nêm nước mắm, muối vừa ăn, cho rau vào đun sôi khoảng 2 phút, cho chút mì chính rồi bắc ra ngay.”
-
A.
Nguyên liệu
-
B.
Yêu cầu thành phẩm
-
C.
Cách làm
-
D.
Không nằm ở phần nào
Đáp án : C
Đọc kĩ ngữ liệu đã cho
Các câu văn trên nằm trong phần cách làm.
Nội dung của bài “Quê hương” nói lên điều gì?
-
A.
Đề cao giá trị của nghề đi biển của những người dân sống ở làng chài quê hương.
-
B.
Nói lên nỗi nhớ nhung làng chài quê hương của đứa con tha hương.
-
C.
Miêu tả vẻ đẹp của biển quê hương mỗi khi con tàu ra khơi.
-
D.
Vẽ lại hành trình của đoàn thuyền ra khơi đánh cá.
Đáp án : B
Bài thơ đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển. Trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân chài và cảnh sinh hoạt lao động chài lưới. Qua đó cho thấy thấy tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ.
Trong quán ăn, một người nói với người bên cạnh: “Anh có thể chuyển giúp tôi lọ gia vị không ạ?” Theo em, trong những hành động dưới đây, người nghe nên chọn hành động nào?
-
A.
Coi như không nghe thấy và không làm gì cả.
-
B.
Lẳng lặng đưa lọ gia vị cho người kia.
-
C.
Trả lười người kia: “Có chứ ạ. Cái lọ ấy không nặng đâu mà!”
-
D.
Đưa lọ gia vị cho người kia và nói: “Mời anh” (hoặc “Mời chị”, “Mời bác”…)
Đáp án : D
Đọc kĩ và lựa chọn cách trả lời lịch sự nhất
Câu cuối cùng thể hiện hành động nói lịch sự