Đề thi học kì 1 Văn 8 - Đề số 2
Đề bài
Dòng nào dưới đây nói đúng nhất về câu ghép?
-
A.
Là câu chỉ có một cụm chủ - vị làm nòng cốt
-
B.
Là câu có 2 cụm chủ vị và chúng không bao chứa nhau
-
C.
Là câu có hai cụm chủ - vị trở lên và chúng không bao chứa nhau
-
D.
Là câu có 3 cụm chủ vị và chúng bao chứa nhau
Câu văn nào sau đây không nói lên vẻ đẹp của người mẹ được nhìn qua con mắt sung sướng và hạnh phúc đến cực điểm của bé Hồng trong văn bản Trong lòng mẹ?
-
A.
"Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đo thơm tho lạ thường".
-
B.
"Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến".
-
C.
"Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc'.
-
D.
"Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má".
Nhận định nào nói đúng nhất ý của câu văn: "Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ lấy ngay mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi.'
(Trong lòng mẹ, Nguyên Hồng)
-
A.
Nhà văn so sánh người cô với những cổ tục lạc hậu
-
B.
Thể hiện sự căm phẫn của bé Hồng với những cổ tục phong kiến
-
C.
Thể hiện sự đồng tình của bé Hồng trước những lời nói của người cô
-
D.
Thể hiện sự không đồng tình của bé Hồng trước những lời nói của người cô
Các từ ngữ “bá, má, bầy tui…” là biệt ngữ xã hội hay từ ngữ địa phương?
Biệt ngữ xã hội
Từ ngữ địa phương
Trong các câu sau, câu nào là câu ghép?
-
A.
Người lớn hút thuốc trước mặt trẻ em, lấy điếu thuốc làm một cử chỉ cho biểu tượng quý trọng chính là đẩy con em vào con đường phạm pháp.
-
B.
Quân Triều đình đã đốt rừng để giết chết người thủ lĩnh nghĩa quân đó, cuộc khởi nghĩa bị dập tắt.
-
C.
Cây dừa gắn bó với người dân Bình Định chặt chẽ như cây tre đối với người dân miền Bắc.
-
D.
Những vườn hoa, cây cảnh, những vườn chè, vườn cây ăn quả của Huế xanh mướt như những viên ngọc.
Các từ “trượt vỏ chuối”, “trúng tủ”, “tủ đè” là biệt ngữ của nhóm tầng lớp nào trong xã hội?
-
A.
Người già
-
B.
Người trung tuổi
-
C.
Học sinh
-
D.
Giáo viên
Dấu ngoặc kép trong ví dụ sau dùng để đánh dấu lời dẫn trực tiếp. Đúng hay sai?
Đã bao lần tôi từ những chốn xa xôi trở về Ku-ku-rêu, và lần nào tôi cũng nghĩ thầm với một nỗi buồn da diết: “Ta sắp được thấy chúng chưa, hai cây phong sinh đôi ấy?...”
(Hai cây phong)
Mục đích chính của tác giả khi viết bài thơ Hai chữ nước nhà là gì?
-
A.
Thể hiện tình cảm gia đình thiêng liêng
-
B.
Thể hiện khát vọng độc lập dân chủ
-
C.
Thể hiện lòng yêu nước tha thiết
-
D.
Cả ba nội dung trên
Có 3 cách nối các vế câu ghép, đúng hay sai??
Trong đoạn văn sau, những từ nào đặt trong dấu ngoặc kép được hiểu theo nghĩa đặc biệt?
Thỉnh thỏang nghe tiếng quan phụ mẫu gọi: “Ðiếu, mày”, tiếng tên lính hầu thưa: “Dạ”; tiếng thầy đề hỏi: “Bẩm bốc”, tiếng quan lớn truyền: “ừ”. Kẻ này “bát sách! ăn”. Người kia “thất văn”!….”Phỗng”, lúc mau, lúc khoan, ung dung êm ái; khi cười, khi nói, vui vẻ dịu dàng. Thật là tôn kính, xứng đáng với một vị phúc tinh.
(Phạm Duy Tốn, Sống chết mặc bay )
-
A.
“ Ðiếu, mày”
-
B.
“Dạ”, “Ừ”
-
C.
“Bẩm bốc”
-
D.
“bát sách! ăn”, “thất văn”!….”Phỗng”,
Các từ: “tàn nhẫn, độc ác, lạnh lùng” thuộc trường từ vựng nào dưới đây?
-
A.
Chỉ tâm hồn con người
-
B.
Chỉ tâm trạng con người
-
C.
Chỉ bản chất của con người
-
D.
Chỉ đạo đức của con người
Khi xem xét và phân loại câu ghép, người ta chủ yếu dựa vào quan hệ về mặt nào giữa các vế câu?
-
A.
Quan hệ về mặt ngữ pháp giữa các vế câu.
-
B.
Quan hệ về mặt ngữ nghĩa giữa các vế câu.
-
C.
Quan hệ về mặt từ loại giữa các vế câu.
-
D.
Quan hệ về mặt ngữ âm giữa các vế câu.
Câu văn sau dùng dấu ngoặc kép để đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai, đúng hay sai?
Bỗng dưng tất cả dừng lại, dưới cây đũa thần, hay đúng hơn dưới ngọn roi gân bò mà viên đội xếp Tây vừa vung lên vừa quát tháo: "Cái giống tởm nhà mày! Có cút đi không, cái giống tởm!" Thế là cái đám đông lúc nhúc đứng sắp hàng, vừa yên lại vừa lặng, hai bên lề đường. Gì thế nhỉ? Xe ô tô quan Toàn quyền sắp đi qua đấy... Xe kia rồi! Lại cả ông Toàn quyền đây rồi!
(Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu)
Cách hiểu nào đúng với tâm trạng Hồng được miêu tả trong câu văn: "Chỉ vì tôi thương mẹ tôi và căm tức sao mẹ tôi lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi, để sinh nở một cách giấu giếm..."? (Trong lòng mẹ, Nguyên Hồng)
-
A.
Hồng thương mẹ và giận mẹ sinh nở giấu giếm.
-
B.
Hồng thương mẹ nhưng cũng giận mẹ.
-
C.
Hồng giận mẹ đã xa lìa anh em mình.
-
D.
Hồng thương mẹ và muốn mẹ dũng cảm trước những thành kiến tàn ác.
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi (câu 10 – 11). Hình ảnh cây đa, bến nước cùng những khóm tre xào xạc là những hình ảnh quá đỗi thân thuộc với người dân ở mọi miền quê Việt Nam. Cây tre không những bảo vệ, bao bọc xóm làng mà còn trở thành nguyên liệu để làm ra những vật dụng thiết yếu cho cuộc sống, gắn bó thân thiết với mỗi con người từ khi sinh ra cho đến lúc qua đời. Ngay từ thủa ấu thơ ta đã được nằm trong chiếc nôi tre êm đềm với tiếng ru à ơi của mẹ. Và nó sẽ mãi là hình ảnh không bao giờ phai mờ. Rồi khi lớn lên, tre lại gắn bó với trẻ trong suốt thời niên thiếu qua những vật dụng hàng ngày hay qua những trò chơi con trẻ. Cũng có lúc tre lại được tô khắc, trang điểm theo những ý tưởng độc đáo của người thợ để tạo ra những sản phẩm mang giá trị thẩm mỹ cao.
Đoạn văn trên trình bày nội dung gì?
-
A.
Tình cảm của con người dành cho tre
-
B.
Vai trò của cây tre trong đời sống con người
-
C.
Tre đang ngày càng bị tàn phá nặng nề
-
D.
Sự phân bố của cây tre
Các câu thơ sau thể hiện điều gì?
Bốn phương khói lửa bừng bừng,
Xiết bao thảm họa xương rừng máu sông!
Nơi đô thị thành tung quách vỡ,
Chốn nhân gian bỏ vợ lìa con,
Làm cho xiêu tán hao mòn,
Lạ gì khác giống dễ còn thương đâu!
(Hai chữ nước nhà)
Tội ác của quân giặc.
Cảnh ngộ của người cha.
Tình cảnh đau thương của đất nước.
Kết hợp cả A và C.
Kết hợp cả B và C
Em hiểu gì về những sự kiện được nói tới trong hồi kí?
-
A.
Là những sự kiện xảy ra trong quá khứ mà tác giả tham dự hoặc chứng kiến
-
B.
Là những sự kiện do nhà văn hoàn toàn hư cấu nên để thể hiện những tư tưởng nghệ thuật của mình.
-
C.
Là những sự kiện do nhà văn hư cấu dựa trên sự tưởng tượng, suy đoán của họ về tương lai.
-
D.
Cả A, B, C đều đúng
Tình huống truyện của văn bản “Trong lòng mẹ” là gì?
-
A.
Cậu bé Hồng chạy theo mẹ và cùng mẹ trở về nhà.
-
B.
Cậu bé Hồng bất hạnh, sống trong sự tàn nhẫn của họ hàng và sau đó được hạnh phúc khi gặp lại mẹ.
-
C.
Mẹ cậu bé âu yếm dẫn bé Hồng về nhà.
-
D.
Người cô dùng những lời lẽ cay nghiệt để nói chuyện với bé Hồng.
Nguyên Hồng được mệnh danh là nhà văn của những người cùng khổ với biệt hiệu gì?
-
A.
Nhà văn nhân đạo từ trong cốt tủy
-
B.
Nhà văn tài năng
-
C.
Nhà văn của phụ nữ và trẻ em
-
D.
Nhà văn cống hiến
Trong bài thơ Hai chữ nước nhà , điều quan trọng nhất mà người cha dặn con là gì?
-
A.
Không quên tổ tiên đã từng vì nước đã gian lao.
-
B.
Gánh vác nhiệm vụ đánh đuổi ngoại xâm, giành lại độc lập cho nước nhà.
-
C.
Không quên ngọn cờ độc lập máu đào còn đây
-
D.
Không quên cảnh nước nhà đau khổ, nòi giống lầm than.
Trong các văn bản đã học sau đây, văn bản nào không thể tóm tắt theo cách tóm tắt một văn bản tự sự?
-
A.
Thánh Gióng
-
B.
Lão Hạc
-
C.
Ý nghĩa văn chương
-
D.
Thạch Sanh
Ý nào không nói lên đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích “Trong lòng mẹ”?
-
A.
Giàu chất trữ tình
-
B.
Miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc
-
C.
Sử dụng nghệ thuật châm biếm
-
D.
Có những hình ảnh so sánh độc đáo
Các từ in đậm trong câu sau thuộc trường từ vựng nào?
“Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý gieo rắc vào đầu tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là goá chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực.”
(Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng)
-
A.
Suy nghĩ của con người
-
B.
Cảm xúc của con người
-
C.
Thái độ của con người
-
D.
Hành động của con người
Đoạn trích “Trong lòng mẹ” thuộc chương mấy của tác phẩm “Những ngày thơ ấu”?
-
A.
Chương IV
-
B.
Chương V
-
C.
Chương VI
-
D.
Chương X
Nhận xét nào không nói lên mục đích của việc sử dụng các từ ngữ địa phương trong tác phẩm văn học?
-
A.
Để tô đậm màu sắc địa phương cho câu chuyện
-
B.
Để tô đậm màu sắc giai tầng xã hội của ngôn ngữ
-
C.
Để tô đậm tính cách nhân vật
-
D.
Để thể hiện sự hiểu biết của tác giả về địa phương đó.
Nhiệm vụ của 3 phần Mở bài, Thân bài, Kết bài giống nhau hay khác nhau?
-
A.
Giống nhau
-
B.
Khác nhau
-
C.
Mở bài và Kết bài giống nhau
-
D.
Thân bài và kết bài giống nhau
Sắp xếp các bước tóm tắt văn bản sau đây theo một trình tự hợp lí.
(1) Xác định nội dung chính cần tóm tắt: lựa chọn các sự kiện tiêu biểu và nhân vật quan trọng
(2) Sắp xếp các nội dung theo một trình tự hợp lí
(3) Đọc kĩ toàn bộ tác phẩm cần tóm tắt để nắm chắc được nội dung của nó
(4) Viết văn bản tóm tắt bằng lời văn của mình
-
A.
(1), (2), (3), (4)
-
B.
(3), (1), (2), (4)
-
C.
(1), (2), (4), (3)
-
D.
(3), (2), (1), (4)
Nguyên Hồng thường sáng tác về đối tượng nào?
-
A.
Người chiến sĩ anh hùng
-
B.
Những lớp người dưới đáy xã hội
-
C.
Tầng lớp quý tộc
-
D.
Tất cả các phương án trên đều sai
Cảm xúc bao trùm lên đoạn trích “Trong lòng mẹ” là gì?
-
A.
Những nỗi đau khổ của mẹ bé Hồng.
-
B.
Những tâm địa độc ác của người cô của bé Hồng.
-
C.
Những tủi hờn của Hồng khi gặp mẹ.
-
D.
Những nỗi đau bị sỉ nhục và tình yêu mẹ của chú bé Hồng.
Đọc các văn bản sau và trả lời câu hỏi: CÂY DỪA BÌNH ĐỊNH
Cây dừa gắn bó với người dân Bình Định chặt chẽ như cây tre đối với người dân miền Bắc. Cây dừa cống hiến tất cả của cải của mình cho con người: thân cây làm máng, lá làm tranh, cọng lá chẻ nhỏ làm vách, gốc dừa già làm chõ đồ xôi, nước dừa để uống, để kho cá, kho thịt, nấu canh, làm nước mắm,… Cùi dừa ăn sống với bánh đa, làm mứt, làm bánh kẹo, ép lấy dầu dùng để thắp, để ăn, để chải đầu, nấu xà phòng. Sọ dừa làm khuy áo, làm gáo, làm muôi. Vỏ dừa bện dây rất tốt đối với người đánh cá vì nó mềm, dẻo, dai, chịu mưa, chịu nắng. Cây dừa gắn bó với đời sống hằng ngày là như thế đấy. Dân Bình Định có câu ca dao:
Dừa xanh sừng sững giữa trời Đem thân mình hiến cho đời thuỷ chung.
Ở Bình Định, dừa là chủ yếu, dừa là tất cả. Dừa ở đây như rừng, dừa mọc ven sông, men bờ ruộng, leo sườn đồi, rải theo bờ biển. Trên những chặng đường dài suốt 50, 60 km chúng ta chỉ gặp cây dừa: dừa xiêm thấp lè tè, quả tròn, nước ngọt, dừa nếp lơ lửng giữa trời, quả vàng xanh mơn mởn, dừa lửa lá đỏ, vỏ hồng,…
(Theo Hoàng Văn Huyền, Những mẩu chuyện địa lí)
Văn bản CÂY DỪA BÌNH ĐỊNH thuộc kiểu văn bản thông dụng ta vẫn thường gặp trong mọi lĩnh vực của đời sống. Chức năng là cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân,… của các hiện tượng, sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng cách trình bày, giới thiệu, giải thích.
Bài thơ Hai chữ nước nhà mượn đề tài lịch sử thời kỳ nào?
-
A.
Thời quân Tống xâm lược nước ta
-
B.
Thời quân Minh xâm lược nước ta
-
C.
Thời quân Thanh xâm lược nước ta
-
D.
Thời nhà Hán nước ta
Từ "kịch" trong câu "Nhưng, nhận ra những ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô tôi kia, tôi cúi đầu không đáp" (Trong lòng mẹ, Nguyên Hồng) có thể hiểu như thế nào?
-
A.
Người cô cười như diễn viên.
-
B.
Người cô thích khôi hài.
-
C.
Người cô cố che giấu tâm trạng thực.
-
D.
Người cô diễn kịch.
Trong đoạn văn sau có câu ghép không? Phía trên làng tôi, giữa một ngọn đồi, có hai cây phong lớn. Tôi biết chúng từ thuở bắt đầu biết mình. Dù ai đi từ phía nào đến làng Ku-ku-rêu chúng tôi cũng đều trông thấy hai cây phong đó trước tiên, chúng luôn hiện ra trước mắt hệt như những ngọn hải đăng đặt trên núi. Thậm chí tôi cũng không biết giải thích ra sao, - phải chăng người ta vẫn đặc biệt trân trọng nâng niu những ấn tượng thời thơ ấu, hay vì do có liên quan đến nghề hoạ sĩ của tôi, - nhưng cứ mỗi lần về quê, khi xuống xe lửa đi qua thảo nguyên về làng, tôi đều coi bổn phận đầu tiên là từ xa đưa mắt tìm hai cây phong thân thuộc ấy.
(Hai cây phong)
có
không
Cho hai đoạn thơ sau:
Sáng ra bờ suối, tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.
(Hồ Chí Minh, Tức cảnh Pác Bó)
Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm dang chín, trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt, dầy sân nắng đào.
(Tố Hữu, Khi con tu hú)
Hai từ “bẹ” và “bắp” có thể được thay thế bằng từ ngữ toàn dân nào khác?
-
A.
Ngô
-
B.
Khoai
-
C.
Sắn
-
D.
Lúa mì
Đọc các văn bản sau và trả lời câu hỏi: CÂY DỪA BÌNH ĐỊNH
Cây dừa gắn bó với người dân Bình Định chặt chẽ như cây tre đối với người dân miền Bắc. Cây dừa cống hiến tất cả của cải của mình cho con người: thân cây làm máng, lá làm tranh, cọng lá chẻ nhỏ làm vách, gốc dừa già làm chõ đồ xôi, nước dừa để uống, để kho cá, kho thịt, nấu canh, làm nước mắm,… Cùi dừa ăn sống với bánh đa, làm mứt, làm bánh kẹo, ép lấy dầu dùng để thắp, để ăn, để chải đầu, nấu xà phòng. Sọ dừa làm khuy áo, làm gáo, làm muôi. Vỏ dừa bện dây rất tốt đối với người đánh cá vì nó mềm, dẻo, dai, chịu mưa, chịu nắng. Cây dừa gắn bó với đời sống hằng ngày là như thế đấy. Dân Bình Định có câu ca dao:
Dừa xanh sừng sững giữa trời Đem thân mình hiến cho đời thuỷ chung.
Ở Bình Định, dừa là chủ yếu, dừa là tất cả. Dừa ở đây như rừng, dừa mọc ven sông, men bờ ruộng, leo sườn đồi, rải theo bờ biển. Trên những chặng đường dài suốt 50, 60 km chúng ta chỉ gặp cây dừa: dừa xiêm thấp lè tè, quả tròn, nước ngọt, dừa nếp lơ lửng giữa trời, quả vàng xanh mơn mởn, dừa lửa lá đỏ, vỏ hồng,…
(Theo Hoàng Văn Huyền, Những mẩu chuyện địa lí)
Văn bản trên trình bày, giới thiệu, giải thích điều gì?
-
A.
Trình bày sự gắn bó của cây dừa đối với người dân Bình Định trong cuộc sống về tất cả mọi mặt, từ đời sống vật chất đến đời sống tinh thần.
-
B.
Sự cống hiến tất cả của dừa cho con người.
-
C.
Tình yêu tha thiết của một người con Bình Định dành cho cây dừa quê mình.
-
D.
Câu A và B đúng
Trường từ vựng “mắt” có những trường nhỏ sau đây: - Bộ phận của mắt: lòng đen, lòng trắng, con ngươi, lông mày, lông mi, ... - Đặc điểm của mắt: đờ đẫn, vui tính, lờ đờ, tinh anh, toét, mù, lòa, ... - Cảm giác của mắt: choáng, quáng, hoa, cộm, ... - Bệnh về mắt: cận thị, viễn thị, loạn thị, thong manh, ... - Hoạt động của mắt: nhìn, trông, thấy, liếc, nhòm, ...
Trong các phương án sau, phương án nào sắp xếp các từ đúng với trường từ vựng văn học?
-
A.
Tác giả, tác phẩm, văn bản, tiết tấu, xung đột kịch, giọng điệu, hư cấu, nhân vật trữ tình
-
B.
Tác giả, tác phẩm, nhân vật, cốt truyện, tứ thơ, người kể chuyện, nhân vật trữ tình, câu văn, câu thơ...
-
C.
Tác giả, tác phẩm, bút vẽ, cốt truyện, tứ thơ, người kể chuyện, nhân vật trữ tình, câu văn, câu thơ...
-
D.
Tác giả, tác phẩm, biên đạo múa, nhân vật, cốt truyện, hư cấu, câu văn, câu thơ, văn bản....
Trong phần cuối của đoạn trích Hai chữ nước nhà , người cha nói về cái thế bất lực của mình với người con. Nhận định nào nói đúng nhất ý nghĩa của việc làm đó
Nhằm kích thích, hun đúc ý chí gánh vác giang sơn của người con.
Làm cho lời trao gửi của người cha có thêm sức nặng tình cảm.
Để người con thấy rõ người cha không còn hi vọng gì nữa.
Cả A và B đều đúng.
Cả A và C đều đúng
Biệt ngữ xã hội là gì?
-
A.
Là từ ngữ chỉ được sử dụng ở một địa phương nhất định
-
B.
Là từ ngữ được dùng trong tất cả các tầng lớp nhân dân
-
C.
Là từ ngữ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định
-
D.
Là từ ngữ được dùng trong nhiều tầng lớp xã hội
“Trong lòng mẹ” xuất xứ từ tập truyện nào?
-
A.
Hận chiến trường
-
B.
Máu và hoa
-
C.
Những ngày thơ ấu
-
D.
Ngậm ngải tìm trầm
Lời giải và đáp án
Dòng nào dưới đây nói đúng nhất về câu ghép?
-
A.
Là câu chỉ có một cụm chủ - vị làm nòng cốt
-
B.
Là câu có 2 cụm chủ vị và chúng không bao chứa nhau
-
C.
Là câu có hai cụm chủ - vị trở lên và chúng không bao chứa nhau
-
D.
Là câu có 3 cụm chủ vị và chúng bao chứa nhau
Đáp án : C
Câu ghép là câu có hai cụm chủ - vị trở lên và chúng không bao chứa nhau
Câu văn nào sau đây không nói lên vẻ đẹp của người mẹ được nhìn qua con mắt sung sướng và hạnh phúc đến cực điểm của bé Hồng trong văn bản Trong lòng mẹ?
-
A.
"Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đo thơm tho lạ thường".
-
B.
"Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến".
-
C.
"Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc'.
-
D.
"Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má".
Đáp án : B
Xem lại đoạn 2 mẹ con gặp lại nhau và đọc kĩ nội dung từng câu văn.
Câu B không nói về vẻ đẹp của người mẹ.
Nhận định nào nói đúng nhất ý của câu văn: "Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ lấy ngay mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi.'
(Trong lòng mẹ, Nguyên Hồng)
-
A.
Nhà văn so sánh người cô với những cổ tục lạc hậu
-
B.
Thể hiện sự căm phẫn của bé Hồng với những cổ tục phong kiến
-
C.
Thể hiện sự đồng tình của bé Hồng trước những lời nói của người cô
-
D.
Thể hiện sự không đồng tình của bé Hồng trước những lời nói của người cô
Đáp án : B
Đọc kĩ nội dung câu văn và chọn đáp án đúng.
Câu văn thể hiện sự căm phẫn của bé Hồng với những cổ tục phong kiến.
Các từ ngữ “bá, má, bầy tui…” là biệt ngữ xã hội hay từ ngữ địa phương?
Biệt ngữ xã hội
Từ ngữ địa phương
Biệt ngữ xã hội
Từ ngữ địa phương
Nhớ lại lý thuyết và đọc kĩ để chọn đáp án đúng nhất.
Các từ ngữ “bá, má, bầy tui…” là từ ngữ địa phương miền Trung.
Trong các câu sau, câu nào là câu ghép?
-
A.
Người lớn hút thuốc trước mặt trẻ em, lấy điếu thuốc làm một cử chỉ cho biểu tượng quý trọng chính là đẩy con em vào con đường phạm pháp.
-
B.
Quân Triều đình đã đốt rừng để giết chết người thủ lĩnh nghĩa quân đó, cuộc khởi nghĩa bị dập tắt.
-
C.
Cây dừa gắn bó với người dân Bình Định chặt chẽ như cây tre đối với người dân miền Bắc.
-
D.
Những vườn hoa, cây cảnh, những vườn chè, vườn cây ăn quả của Huế xanh mướt như những viên ngọc.
Đáp án : B
Từ kiến thức câu ghép, đọc và chọn đáp án có 2 vế câu
Câu C có 2 vế câu Quân Triều đình // đã đốt rừng để giết chết người thủ lĩnh nghĩa quân đó, cuộc khở nghĩa // bị dập tắt.
Các từ “trượt vỏ chuối”, “trúng tủ”, “tủ đè” là biệt ngữ của nhóm tầng lớp nào trong xã hội?
-
A.
Người già
-
B.
Người trung tuổi
-
C.
Học sinh
-
D.
Giáo viên
Đáp án : C
Em để ý những câu nói của mọi người xung quanh hay sử dụng
Các từ “trượt vỏ chuối”, “trúng tủ”, “tủ đè” là biệt ngữ hay sử dụng của nhóm học sinh.
Dấu ngoặc kép trong ví dụ sau dùng để đánh dấu lời dẫn trực tiếp. Đúng hay sai?
Đã bao lần tôi từ những chốn xa xôi trở về Ku-ku-rêu, và lần nào tôi cũng nghĩ thầm với một nỗi buồn da diết: “Ta sắp được thấy chúng chưa, hai cây phong sinh đôi ấy?...”
(Hai cây phong)
Em xét xem lời văn trên có phải lời dẫn trực tiếp không.
Dấu ngoặc kép trong ví dụ trên dùng để đánh dấu lời độc thoại trực tiếp của nhân vật.
Mục đích chính của tác giả khi viết bài thơ Hai chữ nước nhà là gì?
-
A.
Thể hiện tình cảm gia đình thiêng liêng
-
B.
Thể hiện khát vọng độc lập dân chủ
-
C.
Thể hiện lòng yêu nước tha thiết
-
D.
Cả ba nội dung trên
Đáp án : D
Mục đích chính của tác giả khi viết bài thơ này để thể hiện lòng yêu nước, khát vọng độc lập và nói lên tình cảm gia đình thiêng liêng.
Có 3 cách nối các vế câu ghép, đúng hay sai??
Có 2 cách nối câu ghép
Trong đoạn văn sau, những từ nào đặt trong dấu ngoặc kép được hiểu theo nghĩa đặc biệt?
Thỉnh thỏang nghe tiếng quan phụ mẫu gọi: “Ðiếu, mày”, tiếng tên lính hầu thưa: “Dạ”; tiếng thầy đề hỏi: “Bẩm bốc”, tiếng quan lớn truyền: “ừ”. Kẻ này “bát sách! ăn”. Người kia “thất văn”!….”Phỗng”, lúc mau, lúc khoan, ung dung êm ái; khi cười, khi nói, vui vẻ dịu dàng. Thật là tôn kính, xứng đáng với một vị phúc tinh.
(Phạm Duy Tốn, Sống chết mặc bay )
-
A.
“ Ðiếu, mày”
-
B.
“Dạ”, “Ừ”
-
C.
“Bẩm bốc”
-
D.
“bát sách! ăn”, “thất văn”!….”Phỗng”,
Đáp án : D
Đọc kĩ các đáp án trên
bát sách! ăn”, “thất văn”!….”Phỗng” là những từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.
Các từ: “tàn nhẫn, độc ác, lạnh lùng” thuộc trường từ vựng nào dưới đây?
-
A.
Chỉ tâm hồn con người
-
B.
Chỉ tâm trạng con người
-
C.
Chỉ bản chất của con người
-
D.
Chỉ đạo đức của con người
Đáp án : C
Xét tính chất của các từ ngữ trên và chọn đáp án phù hợp.
Các từ: “tàn nhẫn, độc ác, lạnh lùng” thuộc trường từ vựng bản chất con người.
Khi xem xét và phân loại câu ghép, người ta chủ yếu dựa vào quan hệ về mặt nào giữa các vế câu?
-
A.
Quan hệ về mặt ngữ pháp giữa các vế câu.
-
B.
Quan hệ về mặt ngữ nghĩa giữa các vế câu.
-
C.
Quan hệ về mặt từ loại giữa các vế câu.
-
D.
Quan hệ về mặt ngữ âm giữa các vế câu.
Đáp án : A
Từ định nghĩa và những ví dụ đã làm, em suy nghĩ và chọn đáp án thích hợp
Quan hệ về mặt ngữ pháp giữa các vế câu là cơ sở chủ yếu để phân loại câu ghép.
Câu văn sau dùng dấu ngoặc kép để đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai, đúng hay sai?
Bỗng dưng tất cả dừng lại, dưới cây đũa thần, hay đúng hơn dưới ngọn roi gân bò mà viên đội xếp Tây vừa vung lên vừa quát tháo: "Cái giống tởm nhà mày! Có cút đi không, cái giống tởm!" Thế là cái đám đông lúc nhúc đứng sắp hàng, vừa yên lại vừa lặng, hai bên lề đường. Gì thế nhỉ? Xe ô tô quan Toàn quyền sắp đi qua đấy... Xe kia rồi! Lại cả ông Toàn quyền đây rồi!
(Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu)
Đọc kĩ thành phần trong ngoặc kép và chọn đáp án phù hợp nhất.
Thành phần trong ngoặc kép không đánh dấu từ ngữ mà đánh dấu lời thoại.
Cách hiểu nào đúng với tâm trạng Hồng được miêu tả trong câu văn: "Chỉ vì tôi thương mẹ tôi và căm tức sao mẹ tôi lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi, để sinh nở một cách giấu giếm..."? (Trong lòng mẹ, Nguyên Hồng)
-
A.
Hồng thương mẹ và giận mẹ sinh nở giấu giếm.
-
B.
Hồng thương mẹ nhưng cũng giận mẹ.
-
C.
Hồng giận mẹ đã xa lìa anh em mình.
-
D.
Hồng thương mẹ và muốn mẹ dũng cảm trước những thành kiến tàn ác.
Đáp án : D
Đọc kĩ nội dung câu văn và chọn đáp án đúng.
Tâm trạng thể hiện cậu bé Hồng thương mẹ và muốn mẹ dũng cảm trước những thành kiến tàn ác.
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi (câu 10 – 11). Hình ảnh cây đa, bến nước cùng những khóm tre xào xạc là những hình ảnh quá đỗi thân thuộc với người dân ở mọi miền quê Việt Nam. Cây tre không những bảo vệ, bao bọc xóm làng mà còn trở thành nguyên liệu để làm ra những vật dụng thiết yếu cho cuộc sống, gắn bó thân thiết với mỗi con người từ khi sinh ra cho đến lúc qua đời. Ngay từ thủa ấu thơ ta đã được nằm trong chiếc nôi tre êm đềm với tiếng ru à ơi của mẹ. Và nó sẽ mãi là hình ảnh không bao giờ phai mờ. Rồi khi lớn lên, tre lại gắn bó với trẻ trong suốt thời niên thiếu qua những vật dụng hàng ngày hay qua những trò chơi con trẻ. Cũng có lúc tre lại được tô khắc, trang điểm theo những ý tưởng độc đáo của người thợ để tạo ra những sản phẩm mang giá trị thẩm mỹ cao.
Đoạn văn trên trình bày nội dung gì?
-
A.
Tình cảm của con người dành cho tre
-
B.
Vai trò của cây tre trong đời sống con người
-
C.
Tre đang ngày càng bị tàn phá nặng nề
-
D.
Sự phân bố của cây tre
Đáp án : B
đọc kĩ nội dung và chọn đáp án
Đoạn văn trên trình bày vai trò của cây tre trong đời sống con người
Các câu thơ sau thể hiện điều gì?
Bốn phương khói lửa bừng bừng,
Xiết bao thảm họa xương rừng máu sông!
Nơi đô thị thành tung quách vỡ,
Chốn nhân gian bỏ vợ lìa con,
Làm cho xiêu tán hao mòn,
Lạ gì khác giống dễ còn thương đâu!
(Hai chữ nước nhà)
Tội ác của quân giặc.
Cảnh ngộ của người cha.
Tình cảnh đau thương của đất nước.
Kết hợp cả A và C.
Kết hợp cả B và C
Kết hợp cả A và C.
Đọc kĩ các câu thơ và chọn ý đúng
Các câu thơ trên thể hiện tội ác kẻ thù và tình cảnh đau thương của đất nước.
Em hiểu gì về những sự kiện được nói tới trong hồi kí?
-
A.
Là những sự kiện xảy ra trong quá khứ mà tác giả tham dự hoặc chứng kiến
-
B.
Là những sự kiện do nhà văn hoàn toàn hư cấu nên để thể hiện những tư tưởng nghệ thuật của mình.
-
C.
Là những sự kiện do nhà văn hư cấu dựa trên sự tưởng tượng, suy đoán của họ về tương lai.
-
D.
Cả A, B, C đều đúng
Đáp án : A
Hồi kí là những sự kiện xảy ra trong quá khứ mà tác giả tham dự hoặc chứng kiến.
Tình huống truyện của văn bản “Trong lòng mẹ” là gì?
-
A.
Cậu bé Hồng chạy theo mẹ và cùng mẹ trở về nhà.
-
B.
Cậu bé Hồng bất hạnh, sống trong sự tàn nhẫn của họ hàng và sau đó được hạnh phúc khi gặp lại mẹ.
-
C.
Mẹ cậu bé âu yếm dẫn bé Hồng về nhà.
-
D.
Người cô dùng những lời lẽ cay nghiệt để nói chuyện với bé Hồng.
Đáp án : B
Đọc kĩ văn bản và xét xem đâu là tình huống cơ bản nhất của truyện
“Tôi đi học” xoay quanh tình huống cậu bé Hồng gặp lại mẹ.
Nguyên Hồng được mệnh danh là nhà văn của những người cùng khổ với biệt hiệu gì?
-
A.
Nhà văn nhân đạo từ trong cốt tủy
-
B.
Nhà văn tài năng
-
C.
Nhà văn của phụ nữ và trẻ em
-
D.
Nhà văn cống hiến
Đáp án : C
Được mệnh danh là nhà văn của những người cùng khổ với biệt hiệu “Nhà văn của phụ nữ và trẻ em”.
Trong bài thơ Hai chữ nước nhà , điều quan trọng nhất mà người cha dặn con là gì?
-
A.
Không quên tổ tiên đã từng vì nước đã gian lao.
-
B.
Gánh vác nhiệm vụ đánh đuổi ngoại xâm, giành lại độc lập cho nước nhà.
-
C.
Không quên ngọn cờ độc lập máu đào còn đây
-
D.
Không quên cảnh nước nhà đau khổ, nòi giống lầm than.
Đáp án : B
Nhớ lại những lời dặn của người cha, xét xem nhiệm vụ nào là quan trọng nhất.
Gánh vác nhiệm vụ đánh đuổi ngoại xâm, giành lại độc lập cho nước nhà là điều quan trọng nhất mà người cha dặn con.
Trong các văn bản đã học sau đây, văn bản nào không thể tóm tắt theo cách tóm tắt một văn bản tự sự?
-
A.
Thánh Gióng
-
B.
Lão Hạc
-
C.
Ý nghĩa văn chương
-
D.
Thạch Sanh
Đáp án : C
Đọc kĩ các đáp án và xét xem văn bản nào không có cốt truyện
Ý nghĩa văn chương là một văn bản không có cốt truyện, vì vậy sẽ rất khó tóm tắt.
Ý nào không nói lên đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích “Trong lòng mẹ”?
-
A.
Giàu chất trữ tình
-
B.
Miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc
-
C.
Sử dụng nghệ thuật châm biếm
-
D.
Có những hình ảnh so sánh độc đáo
Đáp án : C
Xem lại phần nghệ thuật
“Trong lòng mẹ” không sử dụng nghệ thuật châm biếm.
Các từ in đậm trong câu sau thuộc trường từ vựng nào?
“Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý gieo rắc vào đầu tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là goá chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực.”
(Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng)
-
A.
Suy nghĩ của con người
-
B.
Cảm xúc của con người
-
C.
Thái độ của con người
-
D.
Hành động của con người
Đáp án : C
đọc kĩ các từ in đậm, hiểu nghĩa và chọn đáp án thích hợp.
các từ in đậm trên thể hiện thái độ nhìn nhận của con người.
Đoạn trích “Trong lòng mẹ” thuộc chương mấy của tác phẩm “Những ngày thơ ấu”?
-
A.
Chương IV
-
B.
Chương V
-
C.
Chương VI
-
D.
Chương X
Đáp án : A
“Trong lòng mẹ” thuộc chương IV của tập truyện Những ngày thơ ấu
Nhận xét nào không nói lên mục đích của việc sử dụng các từ ngữ địa phương trong tác phẩm văn học?
-
A.
Để tô đậm màu sắc địa phương cho câu chuyện
-
B.
Để tô đậm màu sắc giai tầng xã hội của ngôn ngữ
-
C.
Để tô đậm tính cách nhân vật
-
D.
Để thể hiện sự hiểu biết của tác giả về địa phương đó.
Đáp án : D
Việc sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội phải phù hợp với tình huống giao tiếp. Trong thơ văn, tác giả có thể sử dụng một số từ ngữ thuộc hai lớp từ này để tô đậm màu sắc địa phương, màu sắc tầng lớp xã hội của ngôn ngữ, tính cách nhân vật.
Nhiệm vụ của 3 phần Mở bài, Thân bài, Kết bài giống nhau hay khác nhau?
-
A.
Giống nhau
-
B.
Khác nhau
-
C.
Mở bài và Kết bài giống nhau
-
D.
Thân bài và kết bài giống nhau
Đáp án : B
Em xem lại nhiệm vụ của mỗi phần trong văn bản.
Nhiệm vụ của 3 phần Mở bài, Thân bài, Kết bài khác nhau
Sắp xếp các bước tóm tắt văn bản sau đây theo một trình tự hợp lí.
(1) Xác định nội dung chính cần tóm tắt: lựa chọn các sự kiện tiêu biểu và nhân vật quan trọng
(2) Sắp xếp các nội dung theo một trình tự hợp lí
(3) Đọc kĩ toàn bộ tác phẩm cần tóm tắt để nắm chắc được nội dung của nó
(4) Viết văn bản tóm tắt bằng lời văn của mình
-
A.
(1), (2), (3), (4)
-
B.
(3), (1), (2), (4)
-
C.
(1), (2), (4), (3)
-
D.
(3), (2), (1), (4)
Đáp án : B
Đọc kĩ các đáp án.
Sau đây là thứ tự tóm tắt văn bản:
- Đọc kĩ toàn bộ tác phẩm cần tóm tắt để nắm chắc được nội dung của nó.
- Xác định nội dung chính cần tóm tắt: lựa chọn các sự kiện tiêu biểu và nhân vật quan trọng
- Sắp xếp các nội dung theo một trình tự hợp lí
- Viết văn bản tóm tắt bằng lời văn của mình
Nguyên Hồng thường sáng tác về đối tượng nào?
-
A.
Người chiến sĩ anh hùng
-
B.
Những lớp người dưới đáy xã hội
-
C.
Tầng lớp quý tộc
-
D.
Tất cả các phương án trên đều sai
Đáp án : B
Đối tượng sáng tác: những con người nhỏ bé, những lớp người dưới đáy của xã hội thành thị.
Cảm xúc bao trùm lên đoạn trích “Trong lòng mẹ” là gì?
-
A.
Những nỗi đau khổ của mẹ bé Hồng.
-
B.
Những tâm địa độc ác của người cô của bé Hồng.
-
C.
Những tủi hờn của Hồng khi gặp mẹ.
-
D.
Những nỗi đau bị sỉ nhục và tình yêu mẹ của chú bé Hồng.
Đáp án : D
Xem lại nội dung chính và xét xem đâu là cảm xúc chủ đạo.
“Trong lòng mẹ” là nỗi đau bị sỉ nhục, nỗi buồn cô đơn và lòng thương nhớ mẹ, kính yêu mẹ của một đứa bé mồ côi bố sau một thời gian dài xa cách mẹ rồi được gặp lại mẹ.
Đọc các văn bản sau và trả lời câu hỏi: CÂY DỪA BÌNH ĐỊNH
Cây dừa gắn bó với người dân Bình Định chặt chẽ như cây tre đối với người dân miền Bắc. Cây dừa cống hiến tất cả của cải của mình cho con người: thân cây làm máng, lá làm tranh, cọng lá chẻ nhỏ làm vách, gốc dừa già làm chõ đồ xôi, nước dừa để uống, để kho cá, kho thịt, nấu canh, làm nước mắm,… Cùi dừa ăn sống với bánh đa, làm mứt, làm bánh kẹo, ép lấy dầu dùng để thắp, để ăn, để chải đầu, nấu xà phòng. Sọ dừa làm khuy áo, làm gáo, làm muôi. Vỏ dừa bện dây rất tốt đối với người đánh cá vì nó mềm, dẻo, dai, chịu mưa, chịu nắng. Cây dừa gắn bó với đời sống hằng ngày là như thế đấy. Dân Bình Định có câu ca dao:
Dừa xanh sừng sững giữa trời Đem thân mình hiến cho đời thuỷ chung.
Ở Bình Định, dừa là chủ yếu, dừa là tất cả. Dừa ở đây như rừng, dừa mọc ven sông, men bờ ruộng, leo sườn đồi, rải theo bờ biển. Trên những chặng đường dài suốt 50, 60 km chúng ta chỉ gặp cây dừa: dừa xiêm thấp lè tè, quả tròn, nước ngọt, dừa nếp lơ lửng giữa trời, quả vàng xanh mơn mởn, dừa lửa lá đỏ, vỏ hồng,…
(Theo Hoàng Văn Huyền, Những mẩu chuyện địa lí)
Văn bản CÂY DỪA BÌNH ĐỊNH thuộc kiểu văn bản thông dụng ta vẫn thường gặp trong mọi lĩnh vực của đời sống. Chức năng là cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân,… của các hiện tượng, sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng cách trình bày, giới thiệu, giải thích.
Nắm kĩ văn bản đã cho để chọn đáp án thích hợp
Văn bản giới thiệu, giải thích về cây dừa.
Bài thơ Hai chữ nước nhà mượn đề tài lịch sử thời kỳ nào?
-
A.
Thời quân Tống xâm lược nước ta
-
B.
Thời quân Minh xâm lược nước ta
-
C.
Thời quân Thanh xâm lược nước ta
-
D.
Thời nhà Hán nước ta
Đáp án : B
Bài thơ lấy đề tài lịch sử thời quân Minh xâm lược nước ta
Từ "kịch" trong câu "Nhưng, nhận ra những ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô tôi kia, tôi cúi đầu không đáp" (Trong lòng mẹ, Nguyên Hồng) có thể hiểu như thế nào?
-
A.
Người cô cười như diễn viên.
-
B.
Người cô thích khôi hài.
-
C.
Người cô cố che giấu tâm trạng thực.
-
D.
Người cô diễn kịch.
Đáp án : C
Đặt trong hoàn cảnh tình huống văn bản và chọn đáp án đúng.
Từ "kịch" thể hiện người cô cố che che giấu tâm trạng thực.
Trong đoạn văn sau có câu ghép không? Phía trên làng tôi, giữa một ngọn đồi, có hai cây phong lớn. Tôi biết chúng từ thuở bắt đầu biết mình. Dù ai đi từ phía nào đến làng Ku-ku-rêu chúng tôi cũng đều trông thấy hai cây phong đó trước tiên, chúng luôn hiện ra trước mắt hệt như những ngọn hải đăng đặt trên núi. Thậm chí tôi cũng không biết giải thích ra sao, - phải chăng người ta vẫn đặc biệt trân trọng nâng niu những ấn tượng thời thơ ấu, hay vì do có liên quan đến nghề hoạ sĩ của tôi, - nhưng cứ mỗi lần về quê, khi xuống xe lửa đi qua thảo nguyên về làng, tôi đều coi bổn phận đầu tiên là từ xa đưa mắt tìm hai cây phong thân thuộc ấy.
(Hai cây phong)
có
không
có
không
Đọc kĩ đoạn văn trên xem có câu ghép không
Đoạn văn trên có chứa câu ghép
Cho hai đoạn thơ sau:
Sáng ra bờ suối, tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.
(Hồ Chí Minh, Tức cảnh Pác Bó)
Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm dang chín, trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt, dầy sân nắng đào.
(Tố Hữu, Khi con tu hú)
Hai từ “bẹ” và “bắp” có thể được thay thế bằng từ ngữ toàn dân nào khác?
-
A.
Ngô
-
B.
Khoai
-
C.
Sắn
-
D.
Lúa mì
Đáp án : A
Đọc kĩ và chọn đáp án thích hợp nhất.
Hai từ “bẹ” và “bắp” dùng để chỉ ngô.
Đọc các văn bản sau và trả lời câu hỏi: CÂY DỪA BÌNH ĐỊNH
Cây dừa gắn bó với người dân Bình Định chặt chẽ như cây tre đối với người dân miền Bắc. Cây dừa cống hiến tất cả của cải của mình cho con người: thân cây làm máng, lá làm tranh, cọng lá chẻ nhỏ làm vách, gốc dừa già làm chõ đồ xôi, nước dừa để uống, để kho cá, kho thịt, nấu canh, làm nước mắm,… Cùi dừa ăn sống với bánh đa, làm mứt, làm bánh kẹo, ép lấy dầu dùng để thắp, để ăn, để chải đầu, nấu xà phòng. Sọ dừa làm khuy áo, làm gáo, làm muôi. Vỏ dừa bện dây rất tốt đối với người đánh cá vì nó mềm, dẻo, dai, chịu mưa, chịu nắng. Cây dừa gắn bó với đời sống hằng ngày là như thế đấy. Dân Bình Định có câu ca dao:
Dừa xanh sừng sững giữa trời Đem thân mình hiến cho đời thuỷ chung.
Ở Bình Định, dừa là chủ yếu, dừa là tất cả. Dừa ở đây như rừng, dừa mọc ven sông, men bờ ruộng, leo sườn đồi, rải theo bờ biển. Trên những chặng đường dài suốt 50, 60 km chúng ta chỉ gặp cây dừa: dừa xiêm thấp lè tè, quả tròn, nước ngọt, dừa nếp lơ lửng giữa trời, quả vàng xanh mơn mởn, dừa lửa lá đỏ, vỏ hồng,…
(Theo Hoàng Văn Huyền, Những mẩu chuyện địa lí)
Văn bản trên trình bày, giới thiệu, giải thích điều gì?
-
A.
Trình bày sự gắn bó của cây dừa đối với người dân Bình Định trong cuộc sống về tất cả mọi mặt, từ đời sống vật chất đến đời sống tinh thần.
-
B.
Sự cống hiến tất cả của dừa cho con người.
-
C.
Tình yêu tha thiết của một người con Bình Định dành cho cây dừa quê mình.
-
D.
Câu A và B đúng
Đáp án : D
Đọc kĩ văn bản đã cho
Văn bản xoay quanh thông tin sự gắn bó và cống hiến của cây dừa
Trường từ vựng “mắt” có những trường nhỏ sau đây: - Bộ phận của mắt: lòng đen, lòng trắng, con ngươi, lông mày, lông mi, ... - Đặc điểm của mắt: đờ đẫn, vui tính, lờ đờ, tinh anh, toét, mù, lòa, ... - Cảm giác của mắt: choáng, quáng, hoa, cộm, ... - Bệnh về mắt: cận thị, viễn thị, loạn thị, thong manh, ... - Hoạt động của mắt: nhìn, trông, thấy, liếc, nhòm, ...
đọc kĩ các trường từ vựng trên và xét xem tất cả đã đúng chưa.
các trường trên chưa chính xác hoàn toàn. - Bộ phận của mắt: lòng đen, lòng trắng, con người, lông mày, lông mi, ... - Đặc điểm của mắt: đờ đẫn, vui tính, lờ đờ, tinh anh, toét, mù, lòa, …
Trong các phương án sau, phương án nào sắp xếp các từ đúng với trường từ vựng văn học?
-
A.
Tác giả, tác phẩm, văn bản, tiết tấu, xung đột kịch, giọng điệu, hư cấu, nhân vật trữ tình
-
B.
Tác giả, tác phẩm, nhân vật, cốt truyện, tứ thơ, người kể chuyện, nhân vật trữ tình, câu văn, câu thơ...
-
C.
Tác giả, tác phẩm, bút vẽ, cốt truyện, tứ thơ, người kể chuyện, nhân vật trữ tình, câu văn, câu thơ...
-
D.
Tác giả, tác phẩm, biên đạo múa, nhân vật, cốt truyện, hư cấu, câu văn, câu thơ, văn bản....
Đáp án : B
Xem xét từng câu và loại những từ không thuộc văn học.
Tác giả, tác phẩm, nhân vật, cốt truyện, tứ thơ, người kể chuyện, nhân vật trữ tình, câu văn, câu thơ... là những đối tượng thuộc văn học.
Trong phần cuối của đoạn trích Hai chữ nước nhà , người cha nói về cái thế bất lực của mình với người con. Nhận định nào nói đúng nhất ý nghĩa của việc làm đó
Nhằm kích thích, hun đúc ý chí gánh vác giang sơn của người con.
Làm cho lời trao gửi của người cha có thêm sức nặng tình cảm.
Để người con thấy rõ người cha không còn hi vọng gì nữa.
Cả A và B đều đúng.
Cả A và C đều đúng
Cả A và B đều đúng.
Trong phần cuối của đoạn trích, người cha nói về cái thế bất lực của mình với người con nhằm thể hiện nỗi lòng của cha và hun đúc ý chí cho người con.
Biệt ngữ xã hội là gì?
-
A.
Là từ ngữ chỉ được sử dụng ở một địa phương nhất định
-
B.
Là từ ngữ được dùng trong tất cả các tầng lớp nhân dân
-
C.
Là từ ngữ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định
-
D.
Là từ ngữ được dùng trong nhiều tầng lớp xã hội
Đáp án : C
Biệt ngữ xã hội là từ ngữ chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định.
“Trong lòng mẹ” xuất xứ từ tập truyện nào?
-
A.
Hận chiến trường
-
B.
Máu và hoa
-
C.
Những ngày thơ ấu
-
D.
Ngậm ngải tìm trầm
Đáp án : C
“Trong lòng mẹ” xuất xứ từ tập truyện Những ngày thơ ấu