Đề thi học kì 2 Văn 8 - Đề số 1
Đề bài
Địa danh nào sau đây là quê hương của Lý Công Uẩn ?
-
A.
Nam Định
-
B.
Ninh Bình
-
C.
Hà Nội
-
D.
Bắc Ninh
Khi lên làm vua, Lý Công Uẩn lấy hiệu là?
-
A.
Thiên Thời
-
B.
Thuận Thiên
-
C.
Thuận Địa
-
D.
Thuận Duyên
Chiếu dời đô thể hiện tầm nhìn xa trông rộng và phản ánh khát vọng xây dựng đất nước độc lập, phồn thịnh của Lí Công Uẩn và nhân dân ta.
Chiếu dời đô được sáng tác năm nào ?
-
A.
1010
-
B.
958
-
C.
1789
-
D.
1858
Những lợi thế của thành Đại La là gì?
-
A.
Ở vào nơi trung tâm của trời đất, được cái thế rồng cuộn, hổ ngồi.
-
B.
Đẫ đúng ngôi nam bắc đông tây, lại tiện hướng nhìn sông, dựa núi.
-
C.
Địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà lại thoáng.
-
D.
Cả A, B và C.
Bản án chế độ thực dân Pháp được sáng tác trong hoàn cảnh nào ?
-
A.
Pháp bắt đầu tràn vào nước ta
-
B.
Pháp thực hiện âm mưu "khai thác triệt để thuộc địa”
-
C.
Cách mạng tháng Tám thành công
-
D.
Cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi
Thứ tự nào đúng khi sắp xếp các câu văn dưới đây để hình thành một đoạn văn giới thiệu động chính Phong Nha theo trình tự tham quan từ ngoài vào trong.
- Động chính Phong Nha gồm mười bốn buồng, nối với nhau bởi một hành lang dài hơn ngàn rưởi mét cùng nhiều hành lang phụ dài vài trăm mét.
- Từ buồng thứ tư trở đi vòm hang đã cao tới 25-40m.
- Ở các buồng ngoài, trần hơi thấp, chỉ cách mặt nước độ 10m.
- Đến buồng thứ 14, có thể theo các hành lang hẹp để đến các hàng to ở sâu phía trong, nơi mới chỉ có một vài đoàn thám hiểm với đầy đủ các thiết bị (máy móc, đèn, quần áo, thuốc men…) cần thiết đặt chân tới.
-
A.
1-3-2-4
-
B.
1-2-3-4
-
C.
1-3-4-2
-
D.
4-3-2-1
Để thể hiện tình cảm và thái độ trong câu văn “Để ghi nhớ công lao người lính An Nam, chẳng phải [...] “Các anh đã bảo vệ Tổ quốc, thế là tốt. Bây giờ, chúng tôi không cần đến các anh nữa, cút đi!” đó sao?”, tác giả sử dụng phương tiện gì?
-
A.
Sử dụng câu cảm thản để bộc lộ cảm xúc.
-
B.
Sử dụng câu nghi vấn để chất vấn thực dân Pháp.
-
C.
Sử dụng câu nghi vấn để vạch rõ nỗi khổ của người dân thuộc địa
-
D.
Sử dụng câu nghi vấn để thể hiện sự bất bình của mình.
Trong các câu nghi vấn sau, câu nào không có mục đích hỏi:
-
A.
Kiểm tra Toán hôm qua cậu được mấy?
-
B.
Trời ơi! Sao tôi khổ thế này?
-
C.
Bao giờ bạn được nghỉ tết?
-
D.
Bạn bao nhiêu tuổi?
Khung cảnh núi rừng nơi “hầm thiêng ngự trị” theo lời của con hổ là một khung cảnh như thế nào?
-
A.
Là khung cảnh nhỏ bé, u buồn, không có gì hấp dẫn.
-
B.
Là khung cảnh nước non hùng vĩ, oai linh.
-
C.
Là khung cảnh tầm thường, giả tạo, đáng lên án.
-
D.
Là khung cảnh tối tăm, chứa đựng nhiều cạm bẫy.
Tâm trạng nào được diễn tả khi con hổ nhớ về những ngày còn tự do ở chốn núi rừng?
-
A.
Tâm trạng buồn rầu, chán nản khi nhớ về những ngày tự do.
-
B.
Tâm trạng cô đơn, lạnh lẽo.
-
C.
Tâm trạng căm thù những kẻ đã biến cuộc sống tự do, tự tại của nó hành cuộc sống ngục tù mua vui cho mọi người.
-
D.
Tâm trạng tiếc nuối những ngày tháng oanh liệt. vẫy vùng, sống tự do nơi núi rừng hùng vĩ.
Có thể thay từ " bỏ xác" trong câu "một số khác đã bỏ xác tại những miền hoang vu thơ mộng vùng Ban-căng" bằng từ nào?
-
A.
Hi sinh.
-
B.
Từ trần.
-
C.
Bỏ mạng.
-
D.
Qua đời.
Trường hợp nào không chứa câu nghi vấn?
-
A.
Gặp một đám trẻ chăn trâu đang chơi trên bờ đầm, anh ghé lại hỏi: “Vịt của ai đó?”
-
B.
Lơ lơ cồn cỏ gió đìu hiu / Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.
-
C.
Nó thấy có một mình ông ngoại nó đứng giữa sân thì nó hỏi rằng:
- Cha tôi đi đâu rồi ông ngoại?
-
D.
Non cao đã biết hay chưa? / Nước đi ra bể lại mưa về nguồn.
Bài thơ “Nhớ rừng” được sáng tác vào khoảng thời gian nào?
-
A.
Trước Cách mạng tháng 8 năm 1945.
-
B.
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp.
-
C.
Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ.
-
D.
Trước năm 1930.
Bản án chế độ thực dân Pháp được viết theo phương thức biểu đạt chính nào ?
-
A.
Tự sự
-
B.
Biểu cảm
-
C.
Thuyết minh
-
D.
Nghị luận
Ý nào nói đúng nhất mục đích của thể chiếu ?
-
A.
Giãi bày tình cảm của người viết.
-
B.
Kêu gọi, cổ vũ mọi người hăng hái chiến đấu tiêu diệt kẻ thù.
-
C.
Miêu tả phong cảnh, kể sự việc.
-
D.
Ban bố mệnh lệnh của nhà vua.
Điều nào sau đây không đúng khi nhận xét về Thế Lữ?
-
A.
Thế Lữ là một trong những nhà thơ tiêu biểu trong phong trào Thơ Mới (1932-1945)
-
B.
Thơ của Thế Lữ là gạch nối giữa thơ cổ điển và thơ hiện đại Việt Nam.
-
C.
Thế Lữ góp phần quan trọng trong việc đổi mới thơ ca và đem lại chiến thắng cho dòng Thơ Mới.
-
D.
Thế Lữ là một trong những người có công đầu trong việc xây dựng ngành kịch nói ở nước ta.
Những ông đồ trong xã hội cũ trở nên thất thế và bị gạt ra lề cuộc đời khi nào?
-
A.
Đã quá già, không còn đủ sức khỏe để làm việc.
-
B.
Khi tranh vẽ và câu đối không còn được mọi người ưa thích.
-
C.
Khi chế độ thi cử phong kiến bị bãi bỏ, chữ Nho bị xem nhẹ.
-
D.
Khi các trường học mọc lên nhiều và chữ quốc ngữ trở nên phổ biến trong nhân dân.
Câu chủ đề của đoạn văn dưới đây là gì?
“Thế giới đang đứng trước nguy cơ thiếu nước sạch nghiêm trọng. Nước ngọt chỉ chiếm 3% tổng lượng nước trên trái đất. Lượng nước ít ỏi ấy đang ngày càng bị ô nhiễm bởi các chất thải công nghiệp. Ở các nước thứ ba, hơn một tỉ người phải uống nước bị ô nhiễm. Đến năm 2025, 2/3 dân số thế giới sẽ thiếu nước.”
-
A.
Thế giới đang đứng trước nguy cơ thiếu nước sạch nghiêm trọng.
-
B.
Nước ngọt chỉ chiếm 3% tổng lượng nước trên trái đất.
-
C.
Lượng nước ít ỏi ấy đang ngày càng bị ô nhiễm bởi các chất thải công nghiệp.
-
D.
Ở các nước thứ ba, hơn một tỉ người phải uống nước bị ô nhiễm. Đến năm 2025, 2/3 dân số thế giới sẽ thiếu nước.”
Chiếu dời đô được sáng tác nhân sự kiện nào ?
-
A.
Nước ta thành lập kinh đô
-
B.
Nước ta chuyển kinh đô
-
C.
Nước ta chiến thắng quân Minh
-
D.
Nước ta thành lập nhà Lý
Nội dung bài thơ Nhớ rừng là:
-
A.
Niềm khao khát tự do mãnh liệt.
-
B.
Niềm căm phẫn trước cuộc sống tầm thường giả dối.
-
C.
Lòng yêu nước sâu sắc và kín đáo.
-
D.
Cả ba nội dung trên.
Văn bản "Chiếu dời đô" phản ánh nội dung gì?
-
A.
Khát vọng về một dân tộc thống nhất
-
B.
Khát vọng về sự no ấm cho nhân dân
-
C.
Ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt
-
D.
Tất cả các phương án trên
Về hình thức, các câu dưới đây có phải là câu phủ định không?
- Giỏi gì mà giỏi!
- Ngôi nhà này đẹp à?
- Cậu tưởng tớ thích quyển sổ ấy lắm đấy!
Câu phủ định
Không phải câu phủ định
Trật tự của câu nào thể hiện trước sau theo thời gian ?
-
A.
Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập. (Nguyễn Trãi)
-
B.
Đám than đã vạc hẳn lửa. (Tô Hoài)
-
C.
Tôi mở to đôi mắt, khẽ reo lên một tiếng thú vị. (Nam Cao)
-
D.
Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. (Nguyên Hồng)
Hình ảnh nào được tác giả mượn để sáng tác nên bài thơ "Nhó rừng", đồng thời qua đó bộc lộ tâm trạng của mình?
-
A.
Hình ảnh con hổ - chúa tể của rừng xanh bị giam cầm trong cũi sắt.
-
B.
Hình ảnh người chiến sĩ cách mạng bị giam cầm giữa chốn ngục tù tối tăm.
-
C.
Hình ảnh con hổ - chúa sơn lâm đang sống một cuộc sống tự do, phóng khoáng ở núi rừng.
-
D.
Hình ảnh thiên nhiên núi rừng hùng vĩ bị chiến tranh tàn phá.
Bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ được sáng tác theo thể thơ gì?
-
A.
Thể thơ tự do
-
B.
Thể thơ 8 chữ
-
C.
Thể thơ thất ngôn bát cú
-
D.
Thể thơ tứ tuyệt
Đâu không phải là tác phẩm tiêu biểu của Thế Lữ?
-
A.
Bên đường thiên lôi
-
B.
Quê hương
-
C.
Mấy vần thơ
-
D.
Nhớ rừng
Đâu là hình tượng chính của bài thơ "Nhớ rừng"?
-
A.
Con báo
-
B.
Con cáo
-
C.
Con chồn
-
D.
Con hổ
Câu thơ “Hồn ở đâu bây giờ?” là câu nghi vấn dùng để bộc lộ cảm xúc, đúng hay sai?
Về nghĩa, hai câu dưới đây là câu phủ định hay câu khẳng định.
- Em học sinh này không phải là không thông minh.
- Không phải là tôi không hiểu anh.
Câu phủ định
Câu khẳng định
“Nhớ rừng” được trích từ?
-
A.
Đất rừng phương Nam
-
B.
Quê ngoại
-
C.
Mấy vần thơ
-
D.
Tuyển tập Thế Lữ
Đoạn hội thoại dưới đây chỉ quan hệ nào?
Cái Tý vẫn bai bải van như tế sao, một hai xin thầy u đừng bán nó đi, tội nghiệp cho nó.
Chừng như cầm lòng không đậu với những lời ngây thơ và thê thảm của con bé ngoan ngoãn. Chi.
Dậu xoa suýt cái Tỉu và yên ủi cái Tý:
- Không! Thầy con nói đùa ấy thôi! Bán con thì lấy ai ẩm con bé này cho u đi làm?
Cái Tý vui vẻ ngồi vào cạnh đống rễ khoai, nó lại hý hoáy bới bới nhặt nhặt.
Một bầu không khí tẻ ngắt bao phủ cả mấy gian nhà, người ta có thể nghe rõ tiếng dập ở hai trái
tim của hai vợ chồng anh trai cùng.
(Tắt đèn – Ngô Tất Tố)
-
A.
Quan hệ hàng xóm, láng giềng.
-
B.
Quan hệ bạn bè.
-
C.
Quan hệ gia đình.
-
D.
Quan hệ chức vụ xã hội.
Câu nào sau đây không phải là câu nghi vấn?
-
A.
Anh Chí đi đâu đấy?
-
B.
Bao nhiêu người thuê viết / tấm tắc ngợi khen tài.
-
C.
Cái váy này giá bao nhiêu?
-
D.
Lớp cậu có bao nhiêu học sinh?
Ngày nay, cách viết chữ, câu đối, câu thơ trên các trang giấy thường được gọi là gì?
-
A.
Nghệ thuật viết thư pháp.
-
B.
Nghệ thuật vẽ tranh.
-
C.
Nghệ thuật viết văn bản.
-
D.
Nghệ thuật trang trí hình ảnh bằng bút.
Từ phủ định trong khổ thơ sau là từ nào ?
“Bèo dạt về đâu hàng nối hàng
Mênh mông không một chuyến đò ngang
Không cầu gợi chút niềm thân mật
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”
-
A.
Không
-
B.
Đâu
-
C.
Chút
-
D.
Lặng lẽ
Việc xây dựng hai cảnh tượng đối lập nhau trong bài thơ: cảnh vườn bách thú tù túng và cảnh rừng xanh tự do nhằm mục đích gì?
-
A.
Để gây ấn tượng, tạo sự hấp dẫn cho người đọc.
-
B.
Làm nổi bật tình cảnh và tâm trạng của chúa sơn lâm.
-
C.
Nhằm mục đích thể hiện sự đồng cảm, chia sẻ của người đọc đối với hoàn cảnh của con hổ.
-
D.
Nhằm mục đích chế giễu, thương hại cho con vật nổi tiếng hung tợn.
Câu ‘Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi’ là câu phủ định. Đúng hay sai?
Bài thơ “Ông đồ” viết theo thể thơ gì?
-
A.
Lục bát.
-
B.
Song thất lục bát.
-
C.
Ngũ ngôn.
-
D.
Thất ngôn bát cú.
Trong đoạn văn: “Để ghi nhớ công lao người lính An Nam, chẳng phải [...] “Các anh đã bảo vệ Tổ quốc, thế là tốt. Bây giờ, chúng tôi không cần đến các anh nữa, cút đi!” đó sao?” tác giả bộc lộ tình cảm và thái độ gì?
-
A.
Bực mình, tức tối
-
B.
Phẫn nộ, bất bình
-
C.
Đau đớn, xót xa.
-
D.
Cả B và C đều đúng.
Hình ảnh nào lặp lại trong khổ thơ đầu và khổ thơ cuối của bài thơ "ông Đồ"?
-
A.
Lá vàng.
-
B.
Hoa đào.
-
C.
Mực tàu.
-
D.
Giấy đỏ.
Câu nào là câu nghi vấn?
-
A.
Giấy đỏ buồn không thắm / Mực đọng trong nghiên sầu.
-
B.
Con có nhận ra con không?
-
C.
Không ai dám lên tiếng khi đối diện với hắn.
-
D.
Nó bị điểm không vì quay cóp trong giờ kiểm tra.
Bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ có ảnh hưởng và tác động như thế nào đến các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ thanh niên lúc bấy giờ?
-
A.
Biểu hiện ý chí quyết tâm, tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng của những người tù chính trị đang bị giam giữ.
-
B.
Kín đáo khơi gợi lòng yêu nước, yêu tự do và quyết tâm chống giặc cứu nước của nhân dân, đặc biệt là tầng lớp thanh niên.
-
C.
Tác động đến tinh thần hăng say lao động, sẵn sàng vượt qua mọi gian khổ trong buổi đầu xây dựng đất nước.
-
D.
Tạo ra tâm lí bi quan, chán chường trước cuộc sống thực tại, ước muốn được thoát li khỏi hiện thực.
Tên kinh đô cũ của hai triều Đinh, Lê là gì?
-
A.
Huế
-
B.
Cổ Loa
-
C.
Hoa Lư
-
D.
Thăng Long
Bản án chế độ thực dân Pháp thuộc thể loại gì?
-
A.
Văn bản khoa học
-
B.
Văn bản thuyết minh
-
C.
Văn bản chính luận
-
D.
Văn bản báo chí
Bài ca dao sau có mấy từ phủ định?
“Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”
-
A.
Một từ
-
B.
Hai từ
-
C.
Ba từ
-
D.
Bốn từ
Bố cục của văn bản "Thuế máu" gồm mấy phần?
-
A.
Hai phần
-
B.
Ba phần
-
C.
Bốn phần
-
D.
Năm phần
Dòng nào nói đúng nhất giọng điệu chủ đạo của câu “ấy thế mà cuộc chiến tranh vui tươi vừa bùng nổ, thì lập tức họ biến thành những đứa “con yêu", những người “bạn hiền" của các quan cai trị phụ mẫu nhân hậu, thậm chí của cả các quan toàn quyền lớn, toàn quyền bé nữa" ?
-
A.
Giọng lạnh lùng, cay độc.
-
B.
Giọng đay nghiến, cay nghiệt.
-
C.
Giọng mỉa mai, châm biếm.
-
D.
giọng thân tình, suồng sã.
Thái độ của các quan cai trị thực dân đối với những người dân thuộc địa sau khi chiến tranh kết thúc như thế nào?
-
A.
Rũ bỏ mọi lời hứa hẹn và đối xử tàn tệ đối với những người dân thuộc địa.
-
B.
Rũ bỏ mọi lời hứa hẹn.
-
C.
Đối xử tàn tệ đối với những người dân thuộc địa
-
D.
Nồng nhiệt chào đón họ trở về.
Hai câu thơ nào dưới đây thể hiện tình cảnh đáng thương của ông đồ?
-
A.
Ông đồ vẫn ngồi đấy – Qua đường không ai hay.
-
B.
Năm nay đào lại nở - không thấy ông đồ xưa.
-
C.
Bao nhiêu người thuê viết – tấm tắc ngợi khen tài.
-
D.
Nhưng mỗi năm mỗi vắng – người thuê viết nay đâu.
Trong đoạn văn sau, câu nào là câu chủ đề?
(1) Từ xưa đến nay đã có rất nhiều tấm gương người tốt việc tốt khắp nơi trên thế giới. Ở nước ta, Hồ chủ tịch là tấm gương vĩ đại, mãi toả sáng trong lòng bao người con đất Việt. (2) Công lao của Bác to lớn đếm không xuể, và đúng như “ở hiền gặp lành”, Bác đã nhận được rất nhiều. Bác vui sướng, hạnh phúc vì giành lại độc lập cho dân tộc. (3) Không chỉ nhiều người mà là tất cả mọi người trên đất nước Việt Nam đều quý mến Bác, coi Bác là vị Cha già kính yêu. (4) Không nói đâu xa, mới mấy tháng gần đây, thông tin hai thí sinh bỏ thi để cứu người đã làm cho bao con mắt phải trầm trồ thán phục. (5) Đó là hai học sinh Lữ Đức Quân và Tăng Ngọc Dũng. (6) Trên đường tới trường thi tốt nghiệp môn Sinh, hai bạn bất ngờ thấy một phụ nữ đi xe đạp bị ngã lăn ra đường bất tỉnh. (7) Không chần chừ, hai bạn cố gắng hết sức bế nạn nhân lên chiếc xe đạp và chạy thẳng đến bệnh viện. (8) Sau khi làm thủ tục nhập viện, hai bạn gắng sức đạp tới trường nhưng bị muộn năm phút nên không được dự thi. (9) Người tốt ắt gặp điều tốt, ngay sau kì thì tốt nghiệp, hai bạn đã được tuyên dương và khen thưởng về hành động nhân ái của mình. (10) Vậy đấy, những người tốt đều được đền đáp xứng đáng, mối quan hệ nhân – quả “Ở hiền gặp lành” thật không có sai.
-
A.
(1)
-
B.
(3)
-
C.
(6)
-
D.
(10)
Lời giải và đáp án
Địa danh nào sau đây là quê hương của Lý Công Uẩn ?
-
A.
Nam Định
-
B.
Ninh Bình
-
C.
Hà Nội
-
D.
Bắc Ninh
Đáp án : D
Lý Công Uẩn là người châu Cổ Pháp, lộ Bắc Giang (nay là xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh).
Khi lên làm vua, Lý Công Uẩn lấy hiệu là?
-
A.
Thiên Thời
-
B.
Thuận Thiên
-
C.
Thuận Địa
-
D.
Thuận Duyên
Đáp án : B
Khi Lê Ngọa Triều mất ông được tôn lên làm vua lấy niên hiệu là Thuận Thiên.
Chiếu dời đô thể hiện tầm nhìn xa trông rộng và phản ánh khát vọng xây dựng đất nước độc lập, phồn thịnh của Lí Công Uẩn và nhân dân ta.
Xét nội dung văn bản và chọn đáp án phù hợp
Nhận định trên hoàn toàn đúng
Chiếu dời đô được sáng tác năm nào ?
-
A.
1010
-
B.
958
-
C.
1789
-
D.
1858
Đáp án : A
Chiếu dời đô được sáng tác năm 1010
Những lợi thế của thành Đại La là gì?
-
A.
Ở vào nơi trung tâm của trời đất, được cái thế rồng cuộn, hổ ngồi.
-
B.
Đẫ đúng ngôi nam bắc đông tây, lại tiện hướng nhìn sông, dựa núi.
-
C.
Địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà lại thoáng.
-
D.
Cả A, B và C.
Đáp án : D
Xem lại luận điểm thứ hai phần thân bài
Các ý trên đều nói về lợi thế của thành Đại La
Bản án chế độ thực dân Pháp được sáng tác trong hoàn cảnh nào ?
-
A.
Pháp bắt đầu tràn vào nước ta
-
B.
Pháp thực hiện âm mưu "khai thác triệt để thuộc địa”
-
C.
Cách mạng tháng Tám thành công
-
D.
Cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi
Đáp án : B
Tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp ra đời trong thời kì chủ nghĩa thực dân Pháp thực hiện âm mưu "khai thác triệt để thuộc địa”.
Thứ tự nào đúng khi sắp xếp các câu văn dưới đây để hình thành một đoạn văn giới thiệu động chính Phong Nha theo trình tự tham quan từ ngoài vào trong.
- Động chính Phong Nha gồm mười bốn buồng, nối với nhau bởi một hành lang dài hơn ngàn rưởi mét cùng nhiều hành lang phụ dài vài trăm mét.
- Từ buồng thứ tư trở đi vòm hang đã cao tới 25-40m.
- Ở các buồng ngoài, trần hơi thấp, chỉ cách mặt nước độ 10m.
- Đến buồng thứ 14, có thể theo các hành lang hẹp để đến các hàng to ở sâu phía trong, nơi mới chỉ có một vài đoàn thám hiểm với đầy đủ các thiết bị (máy móc, đèn, quần áo, thuốc men…) cần thiết đặt chân tới.
-
A.
1-3-2-4
-
B.
1-2-3-4
-
C.
1-3-4-2
-
D.
4-3-2-1
Đáp án : A
Đọc kĩ các đáp án
Trình tự 1-3-2-4 là trình tự chính xác
Để thể hiện tình cảm và thái độ trong câu văn “Để ghi nhớ công lao người lính An Nam, chẳng phải [...] “Các anh đã bảo vệ Tổ quốc, thế là tốt. Bây giờ, chúng tôi không cần đến các anh nữa, cút đi!” đó sao?”, tác giả sử dụng phương tiện gì?
-
A.
Sử dụng câu cảm thản để bộc lộ cảm xúc.
-
B.
Sử dụng câu nghi vấn để chất vấn thực dân Pháp.
-
C.
Sử dụng câu nghi vấn để vạch rõ nỗi khổ của người dân thuộc địa
-
D.
Sử dụng câu nghi vấn để thể hiện sự bất bình của mình.
Đáp án : D
Tác giả sử dụng câu nghi vấn để thể hiện sự bất bình của mình.
Trong các câu nghi vấn sau, câu nào không có mục đích hỏi:
-
A.
Kiểm tra Toán hôm qua cậu được mấy?
-
B.
Trời ơi! Sao tôi khổ thế này?
-
C.
Bao giờ bạn được nghỉ tết?
-
D.
Bạn bao nhiêu tuổi?
Đáp án : B
Đọc kĩ các đáp án trên
Đáp án ở câu B không dùng để hỏi
Khung cảnh núi rừng nơi “hầm thiêng ngự trị” theo lời của con hổ là một khung cảnh như thế nào?
-
A.
Là khung cảnh nhỏ bé, u buồn, không có gì hấp dẫn.
-
B.
Là khung cảnh nước non hùng vĩ, oai linh.
-
C.
Là khung cảnh tầm thường, giả tạo, đáng lên án.
-
D.
Là khung cảnh tối tăm, chứa đựng nhiều cạm bẫy.
Đáp án : B
Khung cảnh núi rừng nơi “hầm thiêng ngự trị” theo lời của con hổ là một khung cảnh nước non hùng vĩ, oai linh.
Tâm trạng nào được diễn tả khi con hổ nhớ về những ngày còn tự do ở chốn núi rừng?
-
A.
Tâm trạng buồn rầu, chán nản khi nhớ về những ngày tự do.
-
B.
Tâm trạng cô đơn, lạnh lẽo.
-
C.
Tâm trạng căm thù những kẻ đã biến cuộc sống tự do, tự tại của nó hành cuộc sống ngục tù mua vui cho mọi người.
-
D.
Tâm trạng tiếc nuối những ngày tháng oanh liệt. vẫy vùng, sống tự do nơi núi rừng hùng vĩ.
Đáp án : D
Tâm trạng tiếc nuối những ngày tháng oanh liệt. vẫy vùng, sống tự do nơi núi rừng hùng vĩ.
Có thể thay từ " bỏ xác" trong câu "một số khác đã bỏ xác tại những miền hoang vu thơ mộng vùng Ban-căng" bằng từ nào?
-
A.
Hi sinh.
-
B.
Từ trần.
-
C.
Bỏ mạng.
-
D.
Qua đời.
Đáp án : C
Đọc kĩ và chọn từ phù hợp nhất
Có thể thay bằng từ “bỏ mạng”
Trường hợp nào không chứa câu nghi vấn?
-
A.
Gặp một đám trẻ chăn trâu đang chơi trên bờ đầm, anh ghé lại hỏi: “Vịt của ai đó?”
-
B.
Lơ lơ cồn cỏ gió đìu hiu / Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.
-
C.
Nó thấy có một mình ông ngoại nó đứng giữa sân thì nó hỏi rằng:
- Cha tôi đi đâu rồi ông ngoại?
-
D.
Non cao đã biết hay chưa? / Nước đi ra bể lại mưa về nguồn.
Đáp án : B
Đọc kĩ các đáp án trên
Hai câu thơ ở đáp án B không chứa câu nghi vấn
Bài thơ “Nhớ rừng” được sáng tác vào khoảng thời gian nào?
-
A.
Trước Cách mạng tháng 8 năm 1945.
-
B.
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp.
-
C.
Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ.
-
D.
Trước năm 1930.
Đáp án : A
Bài thơ được sáng tác vào năm 1934
Bản án chế độ thực dân Pháp được viết theo phương thức biểu đạt chính nào ?
-
A.
Tự sự
-
B.
Biểu cảm
-
C.
Thuyết minh
-
D.
Nghị luận
Đáp án : D
Xem lại văn bản
Văn bản được viết theo phương thức biểu đạt chính là nghị luận
Ý nào nói đúng nhất mục đích của thể chiếu ?
-
A.
Giãi bày tình cảm của người viết.
-
B.
Kêu gọi, cổ vũ mọi người hăng hái chiến đấu tiêu diệt kẻ thù.
-
C.
Miêu tả phong cảnh, kể sự việc.
-
D.
Ban bố mệnh lệnh của nhà vua.
Đáp án : D
Nhớ lại kiến thức văn bản
Mục đích của thể chiếu dùng thể chiếu để ban bố mệnh lệnh
Điều nào sau đây không đúng khi nhận xét về Thế Lữ?
-
A.
Thế Lữ là một trong những nhà thơ tiêu biểu trong phong trào Thơ Mới (1932-1945)
-
B.
Thơ của Thế Lữ là gạch nối giữa thơ cổ điển và thơ hiện đại Việt Nam.
-
C.
Thế Lữ góp phần quan trọng trong việc đổi mới thơ ca và đem lại chiến thắng cho dòng Thơ Mới.
-
D.
Thế Lữ là một trong những người có công đầu trong việc xây dựng ngành kịch nói ở nước ta.
Đáp án : B
Thơ Tản Đà mới là được coi là gạch nối giữa thơ cổ điển và thơ hiện đại Việt Nam. Vì vậy nhận định trên là sai khi nhận xét về Thế Lữ.
Những ông đồ trong xã hội cũ trở nên thất thế và bị gạt ra lề cuộc đời khi nào?
-
A.
Đã quá già, không còn đủ sức khỏe để làm việc.
-
B.
Khi tranh vẽ và câu đối không còn được mọi người ưa thích.
-
C.
Khi chế độ thi cử phong kiến bị bãi bỏ, chữ Nho bị xem nhẹ.
-
D.
Khi các trường học mọc lên nhiều và chữ quốc ngữ trở nên phổ biến trong nhân dân.
Đáp án : C
Những ông đồ trong xã hội cũ trở nên thất thế và bị gạt ra lề cuộc đời khi chữ Nho bị xem nhẹ
Câu chủ đề của đoạn văn dưới đây là gì?
“Thế giới đang đứng trước nguy cơ thiếu nước sạch nghiêm trọng. Nước ngọt chỉ chiếm 3% tổng lượng nước trên trái đất. Lượng nước ít ỏi ấy đang ngày càng bị ô nhiễm bởi các chất thải công nghiệp. Ở các nước thứ ba, hơn một tỉ người phải uống nước bị ô nhiễm. Đến năm 2025, 2/3 dân số thế giới sẽ thiếu nước.”
-
A.
Thế giới đang đứng trước nguy cơ thiếu nước sạch nghiêm trọng.
-
B.
Nước ngọt chỉ chiếm 3% tổng lượng nước trên trái đất.
-
C.
Lượng nước ít ỏi ấy đang ngày càng bị ô nhiễm bởi các chất thải công nghiệp.
-
D.
Ở các nước thứ ba, hơn một tỉ người phải uống nước bị ô nhiễm. Đến năm 2025, 2/3 dân số thế giới sẽ thiếu nước.”
Đáp án : A
Đọc kĩ đoạn văn
Đoạn văn trên có câu chủ đề nằm đầu đoạn
Chiếu dời đô được sáng tác nhân sự kiện nào ?
-
A.
Nước ta thành lập kinh đô
-
B.
Nước ta chuyển kinh đô
-
C.
Nước ta chiến thắng quân Minh
-
D.
Nước ta thành lập nhà Lý
Đáp án : B
Chiếu dời đô được sáng tác năm 1010 nhân dịp Lí Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La
Nội dung bài thơ Nhớ rừng là:
-
A.
Niềm khao khát tự do mãnh liệt.
-
B.
Niềm căm phẫn trước cuộc sống tầm thường giả dối.
-
C.
Lòng yêu nước sâu sắc và kín đáo.
-
D.
Cả ba nội dung trên.
Đáp án : D
Bài thơ mượn lời con hổ nhớ rừng để thể hiện sự u uất của lớp những người thanh niên trí thức yêu nước, đồng thời thức tỉnh ý thức cá nhân. Hình tượng con hổ cảm thấy bất hòa sâu sắc với cảnh ngột ngạt tù túng, khao khát tự do cũng đồng thời là tâm trạng chung của người dân Việt Nam mất nước bấy giờ.
Văn bản "Chiếu dời đô" phản ánh nội dung gì?
-
A.
Khát vọng về một dân tộc thống nhất
-
B.
Khát vọng về sự no ấm cho nhân dân
-
C.
Ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt
-
D.
Tất cả các phương án trên
Đáp án : D
Tất cả các phương án trên
Về hình thức, các câu dưới đây có phải là câu phủ định không?
- Giỏi gì mà giỏi!
- Ngôi nhà này đẹp à?
- Cậu tưởng tớ thích quyển sổ ấy lắm đấy!
Câu phủ định
Không phải câu phủ định
Câu phủ định
Không phải câu phủ định
Đọc kĩ và trả lời
Về hình thức, các câu trên không phải là câu phủ định
Trật tự của câu nào thể hiện trước sau theo thời gian ?
-
A.
Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập. (Nguyễn Trãi)
-
B.
Đám than đã vạc hẳn lửa. (Tô Hoài)
-
C.
Tôi mở to đôi mắt, khẽ reo lên một tiếng thú vị. (Nam Cao)
-
D.
Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. (Nguyên Hồng)
Đáp án : A
Đọc kĩ các câu đã cho
Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập thể hiện trật tự các sự vật theo trình tự thời gian các triều đại nước ta.
Hình ảnh nào được tác giả mượn để sáng tác nên bài thơ "Nhó rừng", đồng thời qua đó bộc lộ tâm trạng của mình?
-
A.
Hình ảnh con hổ - chúa tể của rừng xanh bị giam cầm trong cũi sắt.
-
B.
Hình ảnh người chiến sĩ cách mạng bị giam cầm giữa chốn ngục tù tối tăm.
-
C.
Hình ảnh con hổ - chúa sơn lâm đang sống một cuộc sống tự do, phóng khoáng ở núi rừng.
-
D.
Hình ảnh thiên nhiên núi rừng hùng vĩ bị chiến tranh tàn phá.
Đáp án : A
Hình ảnh con hổ - chúa tể của rừng xanh bị giam cầm trong cũi sắt là hình ảnh tác giả mượn để sáng tác nên bài thơ, đồng thời qua đó bộc lộ tâm trạng của mình
Bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ được sáng tác theo thể thơ gì?
-
A.
Thể thơ tự do
-
B.
Thể thơ 8 chữ
-
C.
Thể thơ thất ngôn bát cú
-
D.
Thể thơ tứ tuyệt
Đáp án : B
Nhớ lại số câu của mỗi dòng thơ
Bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ được sáng tác theo thể thơ 8 chữ
Đâu không phải là tác phẩm tiêu biểu của Thế Lữ?
-
A.
Bên đường thiên lôi
-
B.
Quê hương
-
C.
Mấy vần thơ
-
D.
Nhớ rừng
Đáp án : B
Nhớ lại các văn bản
Quê hương không phải là sáng tác của Thế Lữ
Đâu là hình tượng chính của bài thơ "Nhớ rừng"?
-
A.
Con báo
-
B.
Con cáo
-
C.
Con chồn
-
D.
Con hổ
Đáp án : D
Nhớ lại nội dung văn bản
Con hổ là hình tượng chính của bài thơ
Câu thơ “Hồn ở đâu bây giờ?” là câu nghi vấn dùng để bộc lộ cảm xúc, đúng hay sai?
Nhớ lại văn bản “Ông đồ”
Câu thơ “Hồn ở đâu bây giờ?” là câu nghi vấn dùng để bộc lộ cảm xúc
Về nghĩa, hai câu dưới đây là câu phủ định hay câu khẳng định.
- Em học sinh này không phải là không thông minh.
- Không phải là tôi không hiểu anh.
Câu phủ định
Câu khẳng định
Câu phủ định
Câu khẳng định
Xem lại lý thuyết và đọc kĩ các câu trên
Xét về nghĩa, các câu trên là câu khẳng định (phủ định của phủ định là khẳng định)
“Nhớ rừng” được trích từ?
-
A.
Đất rừng phương Nam
-
B.
Quê ngoại
-
C.
Mấy vần thơ
-
D.
Tuyển tập Thế Lữ
Đáp án : C
Bài thơ được sáng tác vào năm 1934, sau được in trong tập Mấy vần thơ- 1935
Đoạn hội thoại dưới đây chỉ quan hệ nào?
Cái Tý vẫn bai bải van như tế sao, một hai xin thầy u đừng bán nó đi, tội nghiệp cho nó.
Chừng như cầm lòng không đậu với những lời ngây thơ và thê thảm của con bé ngoan ngoãn. Chi.
Dậu xoa suýt cái Tỉu và yên ủi cái Tý:
- Không! Thầy con nói đùa ấy thôi! Bán con thì lấy ai ẩm con bé này cho u đi làm?
Cái Tý vui vẻ ngồi vào cạnh đống rễ khoai, nó lại hý hoáy bới bới nhặt nhặt.
Một bầu không khí tẻ ngắt bao phủ cả mấy gian nhà, người ta có thể nghe rõ tiếng dập ở hai trái
tim của hai vợ chồng anh trai cùng.
(Tắt đèn – Ngô Tất Tố)
-
A.
Quan hệ hàng xóm, láng giềng.
-
B.
Quan hệ bạn bè.
-
C.
Quan hệ gia đình.
-
D.
Quan hệ chức vụ xã hội.
Đáp án : C
Đọc kĩ đoạn văn trên
Quan hệ gia đình
Câu nào sau đây không phải là câu nghi vấn?
-
A.
Anh Chí đi đâu đấy?
-
B.
Bao nhiêu người thuê viết / tấm tắc ngợi khen tài.
-
C.
Cái váy này giá bao nhiêu?
-
D.
Lớp cậu có bao nhiêu học sinh?
Đáp án : B
Đọc kĩ các đáp án
Câu B có từ nghi vấn nhưng không phải câu nghi vấn
Ngày nay, cách viết chữ, câu đối, câu thơ trên các trang giấy thường được gọi là gì?
-
A.
Nghệ thuật viết thư pháp.
-
B.
Nghệ thuật vẽ tranh.
-
C.
Nghệ thuật viết văn bản.
-
D.
Nghệ thuật trang trí hình ảnh bằng bút.
Đáp án : A
Nhớ lại văn bản
Ngày nay, cách viết chữ, câu đối, câu thơ trên các trang giấy thường được gọi là nghệ thuật viết thư pháp.
Từ phủ định trong khổ thơ sau là từ nào ?
“Bèo dạt về đâu hàng nối hàng
Mênh mông không một chuyến đò ngang
Không cầu gợi chút niềm thân mật
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”
-
A.
Không
-
B.
Đâu
-
C.
Chút
-
D.
Lặng lẽ
Đáp án : A
Đọc kĩ và chọn đáp án đúng
Từ “không” là từ phủ định
Việc xây dựng hai cảnh tượng đối lập nhau trong bài thơ: cảnh vườn bách thú tù túng và cảnh rừng xanh tự do nhằm mục đích gì?
-
A.
Để gây ấn tượng, tạo sự hấp dẫn cho người đọc.
-
B.
Làm nổi bật tình cảnh và tâm trạng của chúa sơn lâm.
-
C.
Nhằm mục đích thể hiện sự đồng cảm, chia sẻ của người đọc đối với hoàn cảnh của con hổ.
-
D.
Nhằm mục đích chế giễu, thương hại cho con vật nổi tiếng hung tợn.
Đáp án : B
Việc xây dựng hai cảnh tượng đối lập nhau trong bài thơ: cảnh vườn bách thú tù túng và cảnh rừng xanh tự do nhằm mục đích làm nổi bật tình cảnh và tâm trạng của chúa sơn lâm.
Câu ‘Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi’ là câu phủ định. Đúng hay sai?
Nhớ lại kiến thức câu phủ định
Câu trên là phủ định của phủ định -> là câu khẳng định
Bài thơ “Ông đồ” viết theo thể thơ gì?
-
A.
Lục bát.
-
B.
Song thất lục bát.
-
C.
Ngũ ngôn.
-
D.
Thất ngôn bát cú.
Đáp án : C
Nhớ lại văn bản
Bài thơ “Ông đồ” viết theo thể thơ ngũ ngôn
Trong đoạn văn: “Để ghi nhớ công lao người lính An Nam, chẳng phải [...] “Các anh đã bảo vệ Tổ quốc, thế là tốt. Bây giờ, chúng tôi không cần đến các anh nữa, cút đi!” đó sao?” tác giả bộc lộ tình cảm và thái độ gì?
-
A.
Bực mình, tức tối
-
B.
Phẫn nộ, bất bình
-
C.
Đau đớn, xót xa.
-
D.
Cả B và C đều đúng.
Đáp án : D
Đọc kĩ đoạn văn trên
Đoạn văn trên thể hiện thái độ phẫn nộ, đau đớn
Hình ảnh nào lặp lại trong khổ thơ đầu và khổ thơ cuối của bài thơ "ông Đồ"?
-
A.
Lá vàng.
-
B.
Hoa đào.
-
C.
Mực tàu.
-
D.
Giấy đỏ.
Đáp án : B
Nhớ lại nội dung bài thơ
Hình ảnh “hoa đào” được lặp lại ở khổ đầu và cuối.
Câu nào là câu nghi vấn?
-
A.
Giấy đỏ buồn không thắm / Mực đọng trong nghiên sầu.
-
B.
Con có nhận ra con không?
-
C.
Không ai dám lên tiếng khi đối diện với hắn.
-
D.
Nó bị điểm không vì quay cóp trong giờ kiểm tra.
Đáp án : B
Đọc kĩ các đáp án
Con có nhận ra con không? Là một câu nghi vấn
Bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ có ảnh hưởng và tác động như thế nào đến các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ thanh niên lúc bấy giờ?
-
A.
Biểu hiện ý chí quyết tâm, tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng của những người tù chính trị đang bị giam giữ.
-
B.
Kín đáo khơi gợi lòng yêu nước, yêu tự do và quyết tâm chống giặc cứu nước của nhân dân, đặc biệt là tầng lớp thanh niên.
-
C.
Tác động đến tinh thần hăng say lao động, sẵn sàng vượt qua mọi gian khổ trong buổi đầu xây dựng đất nước.
-
D.
Tạo ra tâm lí bi quan, chán chường trước cuộc sống thực tại, ước muốn được thoát li khỏi hiện thực.
Đáp án : B
Nhớ lại nội dung tư tưởng của văn bản
Bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ kín đáo khơi gợi lòng yêu nước, yêu tự do và quyết tâm chống giặc cứu nước của nhân dân, đặc biệt là tầng lớp thanh niên.
Tên kinh đô cũ của hai triều Đinh, Lê là gì?
-
A.
Huế
-
B.
Cổ Loa
-
C.
Hoa Lư
-
D.
Thăng Long
Đáp án : C
Nhớ lại nội dung văn bản
Tên kinh đô cũ của hai triều Đinh, Lê là Hoa Lư
Bản án chế độ thực dân Pháp thuộc thể loại gì?
-
A.
Văn bản khoa học
-
B.
Văn bản thuyết minh
-
C.
Văn bản chính luận
-
D.
Văn bản báo chí
Đáp án : C
Bản án chế độ thực dân Pháp thuộc thể loại văn chính luận
Bài ca dao sau có mấy từ phủ định?
“Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”
-
A.
Một từ
-
B.
Hai từ
-
C.
Ba từ
-
D.
Bốn từ
Đáp án : B
Đọc kĩ câu ca dao
Câu ca dao trên có 2 từ phủ định ( chẳng và không )
Bố cục của văn bản "Thuế máu" gồm mấy phần?
-
A.
Hai phần
-
B.
Ba phần
-
C.
Bốn phần
-
D.
Năm phần
Đáp án : B
Bố cục của văn bản gồm 3 phần
Dòng nào nói đúng nhất giọng điệu chủ đạo của câu “ấy thế mà cuộc chiến tranh vui tươi vừa bùng nổ, thì lập tức họ biến thành những đứa “con yêu", những người “bạn hiền" của các quan cai trị phụ mẫu nhân hậu, thậm chí của cả các quan toàn quyền lớn, toàn quyền bé nữa" ?
-
A.
Giọng lạnh lùng, cay độc.
-
B.
Giọng đay nghiến, cay nghiệt.
-
C.
Giọng mỉa mai, châm biếm.
-
D.
giọng thân tình, suồng sã.
Đáp án : C
Đọc kĩ và chú ý phần trong ngoặc kép
Giọng điệu mỉa mai, châm biếm
Thái độ của các quan cai trị thực dân đối với những người dân thuộc địa sau khi chiến tranh kết thúc như thế nào?
-
A.
Rũ bỏ mọi lời hứa hẹn và đối xử tàn tệ đối với những người dân thuộc địa.
-
B.
Rũ bỏ mọi lời hứa hẹn.
-
C.
Đối xử tàn tệ đối với những người dân thuộc địa
-
D.
Nồng nhiệt chào đón họ trở về.
Đáp án : A
Nhớ lại các chi tiết văn bản
Thái độ của các quan cai trị thực dân đối với những người dân thuộc địa sau khi chiến tranh kết thúc là rũ bỏ mọi lời hứa hẹn và đối xử tàn tệ đối với những người dân thuộc địa.
Hai câu thơ nào dưới đây thể hiện tình cảnh đáng thương của ông đồ?
-
A.
Ông đồ vẫn ngồi đấy – Qua đường không ai hay.
-
B.
Năm nay đào lại nở - không thấy ông đồ xưa.
-
C.
Bao nhiêu người thuê viết – tấm tắc ngợi khen tài.
-
D.
Nhưng mỗi năm mỗi vắng – người thuê viết nay đâu.
Đáp án : A
Đọc kĩ các câu thơ
Ông đồ vẫn ngồi đấy – Qua đường không ai hay là câu thơ thể hiện tình cảm đáng thương của ông đồ.
Trong đoạn văn sau, câu nào là câu chủ đề?
(1) Từ xưa đến nay đã có rất nhiều tấm gương người tốt việc tốt khắp nơi trên thế giới. Ở nước ta, Hồ chủ tịch là tấm gương vĩ đại, mãi toả sáng trong lòng bao người con đất Việt. (2) Công lao của Bác to lớn đếm không xuể, và đúng như “ở hiền gặp lành”, Bác đã nhận được rất nhiều. Bác vui sướng, hạnh phúc vì giành lại độc lập cho dân tộc. (3) Không chỉ nhiều người mà là tất cả mọi người trên đất nước Việt Nam đều quý mến Bác, coi Bác là vị Cha già kính yêu. (4) Không nói đâu xa, mới mấy tháng gần đây, thông tin hai thí sinh bỏ thi để cứu người đã làm cho bao con mắt phải trầm trồ thán phục. (5) Đó là hai học sinh Lữ Đức Quân và Tăng Ngọc Dũng. (6) Trên đường tới trường thi tốt nghiệp môn Sinh, hai bạn bất ngờ thấy một phụ nữ đi xe đạp bị ngã lăn ra đường bất tỉnh. (7) Không chần chừ, hai bạn cố gắng hết sức bế nạn nhân lên chiếc xe đạp và chạy thẳng đến bệnh viện. (8) Sau khi làm thủ tục nhập viện, hai bạn gắng sức đạp tới trường nhưng bị muộn năm phút nên không được dự thi. (9) Người tốt ắt gặp điều tốt, ngay sau kì thì tốt nghiệp, hai bạn đã được tuyên dương và khen thưởng về hành động nhân ái của mình. (10) Vậy đấy, những người tốt đều được đền đáp xứng đáng, mối quan hệ nhân – quả “Ở hiền gặp lành” thật không có sai.
-
A.
(1)
-
B.
(3)
-
C.
(6)
-
D.
(10)
Đáp án : A
Đọc kĩ và xem đâu là câu chủ đề
Câu chủ đề trong đoạn văn trên là câu đầu tiên