Đề thi học kì 1 Văn 8 - Đề số 5
Đề bài
Ý nào nói đúng nhất về hình ảnh người tù cách mạng được Phan Châu Trinh khắc hoạ trong bốn câu thơ đầu bài Đập đá ở Côn Lôn?
-
A.
Có sức khoẻ vô địch
-
B.
Chỉ gặp toàn khó khăn, trắc trở.
-
C.
Có tiếng tăm vang dội khắp nơi.
-
D.
Có tư thế ngạo nghễ, lẫm liệt.
Nhận định nào nói đúng nội dung của truyện Cô bé bán diêm ?
-
A.
Gián tiếp nói lên bộ mặt của xã hội nơi cô bé bán diêm sống, đó là một cõi đời không có tình người.
-
B.
Thể hiện niềm thương cảm của nhà văn đối với những em bé nghèo khổ.
-
C.
Kể về số phận bất hạnh của một em bé nghèo phải đi bán diêm cả vào đêm giao thừa.
-
D.
Cả A, B, C đều đúng.
Theo em hai chữ "nước nhà" hiểu theo cách nào đúng nhất?
-
A.
"Nước nhà" là chỉ đất nước
-
B.
"Nước nhà" là một từ ghép đẳng lập
-
C.
"Nước"và "nhà" là hai khái niệm có mối tương quan không thể tách rời, nếu nước mất thì nhà tan.
-
D.
Tất cả đều đúng
Các ý trong đoạn trích “Trong lòng mẹ” được sắp xếp theo trình tự nào?
-
A.
Thời gian
-
B.
Không gian
-
C.
Sự phát triển của sự việc
-
D.
Cả A, B, C đều đúng
“Em bé đánh que diêm thứ tư, em bé "nhìn thấy rõ ràng bà em đang mỉm cười với em". Khi em đánh tiếp những que diêm còn lại trong bao diêm, em thấy bà em to lớn và đẹp lão, bà em cầm lấy tay em, hai bà cháu vụt bay lên chầu Thượng đế"
(Cô bé bán diêm)
Ý nghĩa của mộng tưởng này là gì?
-
A.
Khao khát tình thương của bà trao cho.
-
B.
Muốn được trường sinh bất tử.
-
C.
Muốn thoát khỏi cảnh ngộ đen tối "chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe doạ nào".
-
D.
Được gặp bà sống yên vui trong lòng bà.
Khi xem xét và phân loại câu ghép, người ta chủ yếu dựa vào quan hệ về mặt nào giữa các vế câu?
-
A.
Quan hệ về mặt ngữ pháp giữa các vế câu.
-
B.
Quan hệ về mặt ngữ nghĩa giữa các vế câu.
-
C.
Quan hệ về mặt từ loại giữa các vế câu.
-
D.
Quan hệ về mặt ngữ âm giữa các vế câu.
Đoạn văn dưới đây thuyết minh về thể loại văn học nào?
Hát nói là biến thể của hai thể song thất và lục bát (1). Hát nói là biến thể của thể song thất lục bát và nói lối trong tuồng (2). Thể hát nói bắt nguồn từ thể nói sử (trong chèo) (3). Thể hát nói bắt nguồn từ hát dặm (4). Ở quan niệm thứ nhất, trong tài liệu đã dẫn, ông Dương Quảng Hàm không lý giải mà chỉ đưa ra một nhận xét tiên nghiệm. Nhưng chúng ta có thể thấy căn cứ mà nhà học giả họ Dương dựa vào- khi ông trình bày về bố cục, vận luật của thể thơ này- là trong bài hát nói vừa có phần mưỡu gồm các cặp lục bát, vừa có phần hát nói gồm những câu thơ 7 tiếng hoặc thất ngôn biến thể có cả vần chân và vần lưng mà khuôn hình của chúng gần giống song thất. Lại thêm, phần hát nói thỉnh thoảng có những cặp lục bát biến thể trong đó câu lục giữ nguyên dạng, câu bát có những biến đổi về vần và số tiếng.
-
A.
Thơ lục bát
-
B.
Chèo
-
C.
Hát nói
-
D.
Hát xoan
Văn bản: “Trong lòng mẹ” có sự kết hợp các phương thức biểu đạt nào dưới đây?
-
A.
Tự sự
-
B.
Miêu tả.
-
C.
Biểu cảm
-
D.
cả 3 đáp án đều đúng
Bài thơ V ào nhà ngục Quảng Đông cảm tác được sáng tác bằng ngôn ngữ nào?
-
A.
Chữ Hán
-
B.
Chữ nôm
-
C.
Chữ quốc ngữ
-
D.
Kết hợp nhiều ngôn ngữ
Mục đích của việc sắp xếp bố cục của văn bản là?
-
A.
Thể hiện chủ đề của văn bản
-
B.
Thể hiện điểm khác biệt của tác giả
-
C.
Thể hiện việc văn bản có sự sắp xếp đúng quy ước
-
D.
Cả A, B, C đều đúng
Đâu là đáp án chứa thán từ gọi đáp?
-
A.
a, ái, ơ, ô hay, than ôi
-
B.
này, ơi, vâng, dạ, ừ
-
C.
đích, chính, những, có
-
D.
a, ái, ơ, đích, chính
Trong bài thơ Hai chữ nước nhà , điều quan trọng nhất mà người cha dặn con là gì?
-
A.
Không quên tổ tiên đã từng vì nước đã gian lao.
-
B.
Gánh vác nhiệm vụ đánh đuổi ngoại xâm, giành lại độc lập cho nước nhà.
-
C.
Không quên ngọn cờ độc lập máu đào còn đây
-
D.
Không quên cảnh nước nhà đau khổ, nòi giống lầm than.
Truyện của An-đéc-xen là những tác phẩm giàu giá trị nhân văn, đúng hay sai?
Hai câu đơn: “Mẹ đi làm. Em đi học” được biến đổi thành một câu ghép. Câu ghép nào dưới đây không hợp lý về mặt ý nghĩa?
-
A.
Mẹ đi làm và em đi học.
-
B.
Mẹ đi làm còn em đi học.
-
C.
Mẹ đi làm nhưng em đi học.
-
D.
Mẹ đi làm, em đi học.
Văn bản "Cô bé bán diêm" phê phán đối tượng nào trong xã hội?
-
A.
Những người giàu có
-
B.
Những kẻ vô ơn
-
C.
Những người vô cảm
-
D.
Những người bất lịch sự
Phan Châu Trinh cùng quê với Phan Bội Châu, đúng hay sai?
Nội dung phần thân bài của một văn bản thường được sắp xếp theo những trình tự nào?
-
A.
Trình tự thời gian và không gian
-
B.
Trình tự phát triển của sự việc
-
C.
Trình tự của mạch suy luận
-
D.
Cả A, B, C
Dòng nào nêu không đúng về đặc điểm cơ bản của văn thuyết minh?
-
A.
Cung cấp tri thức khách quan.
-
B.
Phương thức biểu đạt là các phương pháp giới thiệu, giải thích.
-
C.
Lời văn sử dụng rộng rãi các biện pháp tu từ.
-
D.
Ngôn ngữ chính xác, khoa học, dễ hiểu.
Tác giả sử dụng một hình ảnh rất độc đáo trong bài thơ Đập đá ở Côn Lôn, đó là "đá". Theo em, hình ảnh đá tượng trưng cho điều gì?
-
A.
Bọn thực dân Pháp đang đô hộ nước ta.
-
B.
Hình ảnh của thiên nhiên gắn liền với cuộc sống của con người.
-
C.
Những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống mà con người phải vượt qua.
-
D.
A và C
Bối cảnh truyện Cô bé bán diêm diến ra khi nào?
-
A.
Đêm noel
-
B.
Đêm giao thừa
-
C.
Sinh nhật cô bé
-
D.
Giỗ bà ngoại
Đọc đoạn văn sau:
Chừng như lúc nãy thấy bắt cả chó lớn, chó con, cái Tí vẫn tưởng những con vật ấy sẽ đi thế mạng cho mình, cho nên nó đã vững dạ ngồi im. Bây giờ nghe mẹ nó giục nó phải đi, nó lại nhếch nhác, mếu khóc:
- U nhất định bán con đấy ư? U không cho con ở nhà nữa ư? Khốn nạn thân con thế này! Trời ơi!... Ngày mai con chơi với ai? Con ngủ với ai?
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
Câu văn nào trong đoạn văn trên có chứa thán từ?
-
A.
Trời ơi!
-
B.
Ngày mai con chơi với ai?
-
C.
Khốn nạn thân con thế này?
-
D.
Con ngủ với ai?
Các từ in đậm trong câu sau thuộc trường từ vựng nào?
“Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý gieo rắc vào đầu tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là goá chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực.”
(Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng)
-
A.
Suy nghĩ của con người
-
B.
Cảm xúc của con người
-
C.
Thái độ của con người
-
D.
Hành động của con người
Nội dung sau về An-đéc-xen đúng hay sai?
Những khó khăn mà ông trải qua trong thời niên thiếu đã trở thành nguồn cảm hứng cho những sáng tác sau này của ông.
Thế nào là trường từ vựng?
-
A.
Là tập hợp tất cả các từ có chung cách phát âm.
-
B.
Là tập hợp tất cả các từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
-
C.
Là tập hợp tất cả các từ cùng từ loại (danh từ, động từ,...)
-
D.
Là tập hợp tất cả các từ có chung nguồn gốc (thuần Việt, Hán Việt,...)
Câu văn “Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như những cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng” chứa cả yếu tố kể, tả và biểu cảm.
Nhận xét “Tác phẩm của Phan Bội Châu khá đồ sộ và đa dạng nhiều thể loại”, đúng hay sai?
Tuổi thơ của Nguyên Hồng trôi qua như thế nào?
-
A.
Sung sướng và đủ đầy
-
B.
Tràn ngập tình yêu thương
-
C.
Bất hạnh
-
D.
Tất cả các phương án trên
Các chi tiết: "chui rúc trong một xó tối tăm", "luôn nghe những lời mắng nhiếc chửi rủa", "em không thể nào về nhà nếu không bán được ít bao diêm...nhất định là cha em sẽ đánh em", "bà em, người hiền hậu độc nhất đối với em, đã chết từ lâu" cho ta biết những điều gì về cô bé bán diêm?
-
A.
Cô có một hoàn cảnh nghèo khổ.
-
B.
Cô luôn bị người cha hành hạ, đánh đập.
-
C.
Cô phải sống cô đơn, thiếu tình cảm.
-
D.
Cả A, B, C đều đúng
Dòng nào dưới đây nói đúng nhất về câu ghép?
-
A.
Là câu chỉ có một cụm chủ - vị làm nòng cốt
-
B.
Là câu có 2 cụm chủ vị và chúng không bao chứa nhau
-
C.
Là câu có hai cụm chủ - vị trở lên và chúng không bao chứa nhau
-
D.
Là câu có 3 cụm chủ vị và chúng bao chứa nhau
Truyện của An-đéc-xen hoàn toàn được biên soạn lại từ truyện cổ tích dân gian, đúng hay sai?
Trong các văn bản tự sự, yếu tố miêu tả có vai trò và ý nghĩa như thế nào đối sự việc được kể?
-
A.
Làm cho sự việc được kể ngắn gọn hơn
-
B.
Làm cho sự việc được kể đơn giản hơn
-
C.
Làm cho sự việc được kể đầy đủ hơn
-
D.
Làm cho sự việc được sinh động và hiện lên như thật
Các từ in đậm trong những câu sau, từ nào là trợ từ?
-
A.
Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi ...
-
B.
Hỡi ơi Lão Hạc!
-
C.
Nó vợ con chưa có .
-
D.
Tôi chỉ ốm có một trận đấy thôi.
Nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ Đập đá ở Côn Lôn là
-
A.
Thể thơ thất ngôn bát cú đường luật, ngôn ngữ hàm súc, kết hợp tả thực ẩn dụ, nói quá
-
B.
Hình ảnh thơ phóng đại và khoa trương.
-
C.
Giọng thơ hào hùng, ngang tàng, lẫm liệt, giàu sức biểu cảm.
-
D.
Tất cả đều đúng
Hai câu thơ 3,4 thể hiện cuộc đời hoạt động của Phan Bội Châu như thế nào?
Đã khách không nhà trong bốn biển Lại người có tội giữa năm châu
-
A.
Đó là cuộc đời tranh đấu nhiều thắng lợi
-
B.
Đó là cuộc đời tranh đấu đầy thăng trầm và sóng gió
-
C.
Đó là cuộc đời phẳng lặng, yên bình
-
D.
Cả A, B, C đều sai
Từ “kinh tế” trong hai câu thơ “Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế/ Mở miệng cười tan cuộc oán thù” được hiểu là một lĩnh vực của đời sống, sản xuất và trao đổi hàng hóa, đúng hay sai?
Nhan đề “Trong lòng mẹ” nói lên ý nghĩa gì?
-
A.
Hồng được ngồi trong lòng mẹ.
-
B.
Hồng được sống trong tình yêu thương của mẹ.
-
C.
Khao khát được sống trong tình yêu thương.
-
D.
Cả A, B, C đều đúng
Đâu không phải là giá trị nghệ thuật của truyện Cô bé bán diêm?
-
A.
Trí tưởng tượng bay bổng
-
B.
Đan xen yếu tố thật và mộng tưởng
-
C.
Giọng điệu hùng tráng, mãnh liệt, đầy cảm xúc
-
D.
Kết hợp tự sự, miêu tả, biểu cảm
An-đéc-xen trải qua cuộc sống nhiều trắc trở với tuổi thơ thiếu thốn, sự nghiệp lận đận, tình duyên trắc trở, đúng hay sai?
Đọc các văn bản sau và trả lời câu hỏi: CÂY DỪA BÌNH ĐỊNH
Cây dừa gắn bó với người dân Bình Định chặt chẽ như cây tre đối với người dân miền Bắc. Cây dừa cống hiến tất cả của cải của mình cho con người: thân cây làm máng, lá làm tranh, cọng lá chẻ nhỏ làm vách, gốc dừa già làm chõ đồ xôi, nước dừa để uống, để kho cá, kho thịt, nấu canh, làm nước mắm,… Cùi dừa ăn sống với bánh đa, làm mứt, làm bánh kẹo, ép lấy dầu dùng để thắp, để ăn, để chải đầu, nấu xà phòng. Sọ dừa làm khuy áo, làm gáo, làm muôi. Vỏ dừa bện dây rất tốt đối với người đánh cá vì nó mềm, dẻo, dai, chịu mưa, chịu nắng. Cây dừa gắn bó với đời sống hằng ngày là như thế đấy. Dân Bình Định có câu ca dao:
Dừa xanh sừng sững giữa trời Đem thân mình hiến cho đời thuỷ chung.
Ở Bình Định, dừa là chủ yếu, dừa là tất cả. Dừa ở đây như rừng, dừa mọc ven sông, men bờ ruộng, leo sườn đồi, rải theo bờ biển. Trên những chặng đường dài suốt 50, 60 km chúng ta chỉ gặp cây dừa: dừa xiêm thấp lè tè, quả tròn, nước ngọt, dừa nếp lơ lửng giữa trời, quả vàng xanh mơn mởn, dừa lửa lá đỏ, vỏ hồng,…
(Theo Hoàng Văn Huyền, Những mẩu chuyện địa lí)
Văn bản CÂY DỪA BÌNH ĐỊNH thuộc kiểu văn bản thông dụng ta vẫn thường gặp trong mọi lĩnh vực của đời sống. Chức năng là cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân,… của các hiện tượng, sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng cách trình bày, giới thiệu, giải thích.
Tình huống truyện của văn bản “Trong lòng mẹ” là gì?
-
A.
Cậu bé Hồng chạy theo mẹ và cùng mẹ trở về nhà.
-
B.
Cậu bé Hồng bất hạnh, sống trong sự tàn nhẫn của họ hàng và sau đó được hạnh phúc khi gặp lại mẹ.
-
C.
Mẹ cậu bé âu yếm dẫn bé Hồng về nhà.
-
D.
Người cô dùng những lời lẽ cay nghiệt để nói chuyện với bé Hồng.
Lời giải và đáp án
Ý nào nói đúng nhất về hình ảnh người tù cách mạng được Phan Châu Trinh khắc hoạ trong bốn câu thơ đầu bài Đập đá ở Côn Lôn?
-
A.
Có sức khoẻ vô địch
-
B.
Chỉ gặp toàn khó khăn, trắc trở.
-
C.
Có tiếng tăm vang dội khắp nơi.
-
D.
Có tư thế ngạo nghễ, lẫm liệt.
Đáp án : D
Xem lại luận điểm đầu phần thân bài
Hình ảnh người chiến sĩ ngang tàng, khí phách của người anh hùng đã hiện lên qua 4 câu thơ đầu.
Nhận định nào nói đúng nội dung của truyện Cô bé bán diêm ?
-
A.
Gián tiếp nói lên bộ mặt của xã hội nơi cô bé bán diêm sống, đó là một cõi đời không có tình người.
-
B.
Thể hiện niềm thương cảm của nhà văn đối với những em bé nghèo khổ.
-
C.
Kể về số phận bất hạnh của một em bé nghèo phải đi bán diêm cả vào đêm giao thừa.
-
D.
Cả A, B, C đều đúng.
Đáp án : D
Nhớ lại nội dung và chọn đáp án đúng nhất.
Tất cả các đáp án trên đều đúng khi nhận xét về truyện.
Theo em hai chữ "nước nhà" hiểu theo cách nào đúng nhất?
-
A.
"Nước nhà" là chỉ đất nước
-
B.
"Nước nhà" là một từ ghép đẳng lập
-
C.
"Nước"và "nhà" là hai khái niệm có mối tương quan không thể tách rời, nếu nước mất thì nhà tan.
-
D.
Tất cả đều đúng
Đáp án : C
Từ tư tưởng nội dung bài thơ, em suy nghĩ và chọn đáp án thích hợp.
“Nước"và "nhà" là hai khái niệm có mối tương quan không thể tách rời, nếu nước mất thì nhà tan.
Các ý trong đoạn trích “Trong lòng mẹ” được sắp xếp theo trình tự nào?
-
A.
Thời gian
-
B.
Không gian
-
C.
Sự phát triển của sự việc
-
D.
Cả A, B, C đều đúng
Đáp án : D
xem lại đoạn trích Trong lòng mẹ
Các ý trong đoạn trích “Trong lòng mẹ” được sắp xếp theo trình tự không gian, thời gian và diễn biến các sự việc.
“Em bé đánh que diêm thứ tư, em bé "nhìn thấy rõ ràng bà em đang mỉm cười với em". Khi em đánh tiếp những que diêm còn lại trong bao diêm, em thấy bà em to lớn và đẹp lão, bà em cầm lấy tay em, hai bà cháu vụt bay lên chầu Thượng đế"
(Cô bé bán diêm)
Ý nghĩa của mộng tưởng này là gì?
-
A.
Khao khát tình thương của bà trao cho.
-
B.
Muốn được trường sinh bất tử.
-
C.
Muốn thoát khỏi cảnh ngộ đen tối "chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe doạ nào".
-
D.
Được gặp bà sống yên vui trong lòng bà.
Đáp án : C
Đọc kĩ mộng tưởng trên và chọn đáp án phù hợp nhất.
Mộng tưởng trên thể hiện khao khát muốn thoát khỏi cảnh ngộ đen tối "chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe doạ nào".
Khi xem xét và phân loại câu ghép, người ta chủ yếu dựa vào quan hệ về mặt nào giữa các vế câu?
-
A.
Quan hệ về mặt ngữ pháp giữa các vế câu.
-
B.
Quan hệ về mặt ngữ nghĩa giữa các vế câu.
-
C.
Quan hệ về mặt từ loại giữa các vế câu.
-
D.
Quan hệ về mặt ngữ âm giữa các vế câu.
Đáp án : A
Từ định nghĩa và những ví dụ đã làm, em suy nghĩ và chọn đáp án thích hợp
Quan hệ về mặt ngữ pháp giữa các vế câu là cơ sở chủ yếu để phân loại câu ghép.
Đoạn văn dưới đây thuyết minh về thể loại văn học nào?
Hát nói là biến thể của hai thể song thất và lục bát (1). Hát nói là biến thể của thể song thất lục bát và nói lối trong tuồng (2). Thể hát nói bắt nguồn từ thể nói sử (trong chèo) (3). Thể hát nói bắt nguồn từ hát dặm (4). Ở quan niệm thứ nhất, trong tài liệu đã dẫn, ông Dương Quảng Hàm không lý giải mà chỉ đưa ra một nhận xét tiên nghiệm. Nhưng chúng ta có thể thấy căn cứ mà nhà học giả họ Dương dựa vào- khi ông trình bày về bố cục, vận luật của thể thơ này- là trong bài hát nói vừa có phần mưỡu gồm các cặp lục bát, vừa có phần hát nói gồm những câu thơ 7 tiếng hoặc thất ngôn biến thể có cả vần chân và vần lưng mà khuôn hình của chúng gần giống song thất. Lại thêm, phần hát nói thỉnh thoảng có những cặp lục bát biến thể trong đó câu lục giữ nguyên dạng, câu bát có những biến đổi về vần và số tiếng.
-
A.
Thơ lục bát
-
B.
Chèo
-
C.
Hát nói
-
D.
Hát xoan
Đáp án : C
Em căn cứ vào những từ ngữ lặp lại trong đoạn văn
Đoạn văn trên thuyết minh về thể hát nói
Văn bản: “Trong lòng mẹ” có sự kết hợp các phương thức biểu đạt nào dưới đây?
-
A.
Tự sự
-
B.
Miêu tả.
-
C.
Biểu cảm
-
D.
cả 3 đáp án đều đúng
Đáp án : D
cả 3 đáp án đều đúng
Bài thơ V ào nhà ngục Quảng Đông cảm tác được sáng tác bằng ngôn ngữ nào?
-
A.
Chữ Hán
-
B.
Chữ nôm
-
C.
Chữ quốc ngữ
-
D.
Kết hợp nhiều ngôn ngữ
Đáp án : B
Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác là bài thơ Nôm
Mục đích của việc sắp xếp bố cục của văn bản là?
-
A.
Thể hiện chủ đề của văn bản
-
B.
Thể hiện điểm khác biệt của tác giả
-
C.
Thể hiện việc văn bản có sự sắp xếp đúng quy ước
-
D.
Cả A, B, C đều đúng
Đáp án : A
Em suy nghĩ xem tại sao cần có bố cục trong mỗi văn bản.
Sắp xếp bố cục của văn bản nhằm thể hiện chủ đề của văn bản.
Đâu là đáp án chứa thán từ gọi đáp?
-
A.
a, ái, ơ, ô hay, than ôi
-
B.
này, ơi, vâng, dạ, ừ
-
C.
đích, chính, những, có
-
D.
a, ái, ơ, đích, chính
Đáp án : B
Thán từ gọi đáp: này, ơi, vâng, dạ, ừ…
Trong bài thơ Hai chữ nước nhà , điều quan trọng nhất mà người cha dặn con là gì?
-
A.
Không quên tổ tiên đã từng vì nước đã gian lao.
-
B.
Gánh vác nhiệm vụ đánh đuổi ngoại xâm, giành lại độc lập cho nước nhà.
-
C.
Không quên ngọn cờ độc lập máu đào còn đây
-
D.
Không quên cảnh nước nhà đau khổ, nòi giống lầm than.
Đáp án : B
Nhớ lại những lời dặn của người cha, xét xem nhiệm vụ nào là quan trọng nhất.
Gánh vác nhiệm vụ đánh đuổi ngoại xâm, giành lại độc lập cho nước nhà là điều quan trọng nhất mà người cha dặn con.
Truyện của An-đéc-xen là những tác phẩm giàu giá trị nhân văn, đúng hay sai?
- Truyện của ông nhẹ nhàng, toát lên lòng yêu thương con người, đượm màu sắc hư ảo và thơ mộng, thể hiện niềm tin vào sự thắng lợi cuối cùng của cái tốt đẹp trên thế gian.
Hai câu đơn: “Mẹ đi làm. Em đi học” được biến đổi thành một câu ghép. Câu ghép nào dưới đây không hợp lý về mặt ý nghĩa?
-
A.
Mẹ đi làm và em đi học.
-
B.
Mẹ đi làm còn em đi học.
-
C.
Mẹ đi làm nhưng em đi học.
-
D.
Mẹ đi làm, em đi học.
Đáp án : C
Đọc các câu lên và xem câu nào chưa hợp lí
Mẹ đi làm nhưng em đi học là câu nói chưa hợp lí.
Văn bản "Cô bé bán diêm" phê phán đối tượng nào trong xã hội?
-
A.
Những người giàu có
-
B.
Những kẻ vô ơn
-
C.
Những người vô cảm
-
D.
Những người bất lịch sự
Đáp án : C
Nhớ lại nội dung từ đó rút ra đối tượng phê phán của văn bản.
Những người vô cảm trước sự đau khổ của người khác là đối tượng đáng lên án.
Phan Châu Trinh cùng quê với Phan Bội Châu, đúng hay sai?
Phan Châu Trinh sinh ra ở Quảng Nam.
Nội dung phần thân bài của một văn bản thường được sắp xếp theo những trình tự nào?
-
A.
Trình tự thời gian và không gian
-
B.
Trình tự phát triển của sự việc
-
C.
Trình tự của mạch suy luận
-
D.
Cả A, B, C
Đáp án : D
Nhìn chung, nội dung Thân bài thường được sắp xếp theo trình tự thời gian và không gian, theo sự phát triển của sự việc hay theo mạch suy luận, sao cho phù hợp với sự triển khai của chủ đề và sự tiếp nhận của người đọc.
Dòng nào nêu không đúng về đặc điểm cơ bản của văn thuyết minh?
-
A.
Cung cấp tri thức khách quan.
-
B.
Phương thức biểu đạt là các phương pháp giới thiệu, giải thích.
-
C.
Lời văn sử dụng rộng rãi các biện pháp tu từ.
-
D.
Ngôn ngữ chính xác, khoa học, dễ hiểu.
Đáp án : C
Sử dụng rộng rãi các biện pháp tu từ không phải đặc điểm cơ bản của văn bản thuyết minh.
Tác giả sử dụng một hình ảnh rất độc đáo trong bài thơ Đập đá ở Côn Lôn, đó là "đá". Theo em, hình ảnh đá tượng trưng cho điều gì?
-
A.
Bọn thực dân Pháp đang đô hộ nước ta.
-
B.
Hình ảnh của thiên nhiên gắn liền với cuộc sống của con người.
-
C.
Những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống mà con người phải vượt qua.
-
D.
A và C
Đáp án : D
Em suy nghĩ thời điểm mà tác giả sáng tác bài thơ
Hình ảnh “đá” tượng trưng cho bọn thực dân Pháp và những khó khăn trong cuộc đời
Bối cảnh truyện Cô bé bán diêm diến ra khi nào?
-
A.
Đêm noel
-
B.
Đêm giao thừa
-
C.
Sinh nhật cô bé
-
D.
Giỗ bà ngoại
Đáp án : B
Nhớ lại nội dung truyện
Thời gian: Đêm giao thừa giá rét
Đọc đoạn văn sau:
Chừng như lúc nãy thấy bắt cả chó lớn, chó con, cái Tí vẫn tưởng những con vật ấy sẽ đi thế mạng cho mình, cho nên nó đã vững dạ ngồi im. Bây giờ nghe mẹ nó giục nó phải đi, nó lại nhếch nhác, mếu khóc:
- U nhất định bán con đấy ư? U không cho con ở nhà nữa ư? Khốn nạn thân con thế này! Trời ơi!... Ngày mai con chơi với ai? Con ngủ với ai?
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
Câu văn nào trong đoạn văn trên có chứa thán từ?
-
A.
Trời ơi!
-
B.
Ngày mai con chơi với ai?
-
C.
Khốn nạn thân con thế này?
-
D.
Con ngủ với ai?
Đáp án : A
Nhớ lại kiến thức thán từ
Trời ơi! là câu văn chứa thán từ.
Các từ in đậm trong câu sau thuộc trường từ vựng nào?
“Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý gieo rắc vào đầu tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là goá chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực.”
(Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng)
-
A.
Suy nghĩ của con người
-
B.
Cảm xúc của con người
-
C.
Thái độ của con người
-
D.
Hành động của con người
Đáp án : C
đọc kĩ các từ in đậm, hiểu nghĩa và chọn đáp án thích hợp.
các từ in đậm trên thể hiện thái độ nhìn nhận của con người.
Nội dung sau về An-đéc-xen đúng hay sai?
Những khó khăn mà ông trải qua trong thời niên thiếu đã trở thành nguồn cảm hứng cho những sáng tác sau này của ông.
Nội dung trên hoàn toàn đúng.
Thế nào là trường từ vựng?
-
A.
Là tập hợp tất cả các từ có chung cách phát âm.
-
B.
Là tập hợp tất cả các từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
-
C.
Là tập hợp tất cả các từ cùng từ loại (danh từ, động từ,...)
-
D.
Là tập hợp tất cả các từ có chung nguồn gốc (thuần Việt, Hán Việt,...)
Đáp án : B
Trường từ vựng là tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
Câu văn “Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như những cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng” chứa cả yếu tố kể, tả và biểu cảm.
Đọc kĩ và nhớ kiến thức miêu tả, kể và biểu cảm.
Câu văn trên chứa cả yếu tố kể, tả và biểu cảm.
Nhận xét “Tác phẩm của Phan Bội Châu khá đồ sộ và đa dạng nhiều thể loại”, đúng hay sai?
Nhận xét trên hoàn toàn đúng
Tuổi thơ của Nguyên Hồng trôi qua như thế nào?
-
A.
Sung sướng và đủ đầy
-
B.
Tràn ngập tình yêu thương
-
C.
Bất hạnh
-
D.
Tất cả các phương án trên
Đáp án : C
Ông có tuổi thơ thiếu thốn tình cảm và vật chất, sinh ra trong gia đình có hoàn cảnh bất hạnh.
Các chi tiết: "chui rúc trong một xó tối tăm", "luôn nghe những lời mắng nhiếc chửi rủa", "em không thể nào về nhà nếu không bán được ít bao diêm...nhất định là cha em sẽ đánh em", "bà em, người hiền hậu độc nhất đối với em, đã chết từ lâu" cho ta biết những điều gì về cô bé bán diêm?
-
A.
Cô có một hoàn cảnh nghèo khổ.
-
B.
Cô luôn bị người cha hành hạ, đánh đập.
-
C.
Cô phải sống cô đơn, thiếu tình cảm.
-
D.
Cả A, B, C đều đúng
Đáp án : D
Đọc kĩ các chi tiết và chọn đáp án phù hợp
Các chi tiết trên cho thấy hoàn cảnh cô đơn, khổ cực, đáng thương của cô bé.
Dòng nào dưới đây nói đúng nhất về câu ghép?
-
A.
Là câu chỉ có một cụm chủ - vị làm nòng cốt
-
B.
Là câu có 2 cụm chủ vị và chúng không bao chứa nhau
-
C.
Là câu có hai cụm chủ - vị trở lên và chúng không bao chứa nhau
-
D.
Là câu có 3 cụm chủ vị và chúng bao chứa nhau
Đáp án : C
Câu ghép là câu có hai cụm chủ - vị trở lên và chúng không bao chứa nhau
Truyện của An-đéc-xen hoàn toàn được biên soạn lại từ truyện cổ tích dân gian, đúng hay sai?
- Đáp án trên là sai.
- Nhiều truyện ông biên soạn lại từ truyện cổ tích, nhưng cũng có những truyện do ông hoàn toàn sáng tạo ra.
Trong các văn bản tự sự, yếu tố miêu tả có vai trò và ý nghĩa như thế nào đối sự việc được kể?
-
A.
Làm cho sự việc được kể ngắn gọn hơn
-
B.
Làm cho sự việc được kể đơn giản hơn
-
C.
Làm cho sự việc được kể đầy đủ hơn
-
D.
Làm cho sự việc được sinh động và hiện lên như thật
Đáp án : D
Trong các văn bản tự sự, yếu tố miêu tả có vai trò làm cho sự việc được sinh động và hiện lên như thật
Các từ in đậm trong những câu sau, từ nào là trợ từ?
-
A.
Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi ...
-
B.
Hỡi ơi Lão Hạc!
-
C.
Nó vợ con chưa có .
-
D.
Tôi chỉ ốm có một trận đấy thôi.
Đáp án : D
Đọc kĩ, chú ý từ in đậm để chọn đáp án đúng nhất.
Tôi chỉ ốm có một trận đấy thôi. là câu chứa trợ từ.
Nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ Đập đá ở Côn Lôn là
-
A.
Thể thơ thất ngôn bát cú đường luật, ngôn ngữ hàm súc, kết hợp tả thực ẩn dụ, nói quá
-
B.
Hình ảnh thơ phóng đại và khoa trương.
-
C.
Giọng thơ hào hùng, ngang tàng, lẫm liệt, giàu sức biểu cảm.
-
D.
Tất cả đều đúng
Đáp án : D
Bài thơ sử dung bút pháp lãng mạn, hình ảnh thơ phóng đại và khoa trương. Giọng thơ hào hùng lẫm liệt giàu sức biểu cảm.
Hai câu thơ 3,4 thể hiện cuộc đời hoạt động của Phan Bội Châu như thế nào?
Đã khách không nhà trong bốn biển Lại người có tội giữa năm châu
-
A.
Đó là cuộc đời tranh đấu nhiều thắng lợi
-
B.
Đó là cuộc đời tranh đấu đầy thăng trầm và sóng gió
-
C.
Đó là cuộc đời phẳng lặng, yên bình
-
D.
Cả A, B, C đều sai
Đáp án : B
Hai câu thơ 3,4 thể hiện cuộc đời hoạt động của Phan Bội Châu đầy thăng trầm và sóng gió
Từ “kinh tế” trong hai câu thơ “Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế/ Mở miệng cười tan cuộc oán thù” được hiểu là một lĩnh vực của đời sống, sản xuất và trao đổi hàng hóa, đúng hay sai?
Từ “kinh tế” trong bài thơ có nghĩa là trị nước cứu đời
Nhan đề “Trong lòng mẹ” nói lên ý nghĩa gì?
-
A.
Hồng được ngồi trong lòng mẹ.
-
B.
Hồng được sống trong tình yêu thương của mẹ.
-
C.
Khao khát được sống trong tình yêu thương.
-
D.
Cả A, B, C đều đúng
Đáp án : D
- Tên văn bản trước hết có ý nghĩa tả thực, gắn với một sự việc cụ thể: Hồng được gặp mẹ, được ngồi trong lòng mẹ, được mẹ yêu thương, âu yếm. - Song nhan đề văn bản còn mang ý nghĩa tượng trưng: “Trong lòng mẹ” cũng là trong tình thương của mẹ.
- Từ nhan đề văn bản, người đọc đã phần nào hiểu được tình yêu thương mẹ tha thiết, sự khao khát được sống trong tình mẹ của chú bé Hồng, một chú bé có tuổi thơ đầy cay đắng.
Đâu không phải là giá trị nghệ thuật của truyện Cô bé bán diêm?
-
A.
Trí tưởng tượng bay bổng
-
B.
Đan xen yếu tố thật và mộng tưởng
-
C.
Giọng điệu hùng tráng, mãnh liệt, đầy cảm xúc
-
D.
Kết hợp tự sự, miêu tả, biểu cảm
Đáp án : C
Giá trị nghệ thuật:
- Trí tưởng tượng bay bổng.
- Đan xen yếu tố thật và mộng tưởng.
- Kết hợp tự sự, miêu tả, biểu cảm.
- Kết cấu tương phản, đối lập.
An-đéc-xen trải qua cuộc sống nhiều trắc trở với tuổi thơ thiếu thốn, sự nghiệp lận đận, tình duyên trắc trở, đúng hay sai?
Ông sớm mồ côi cha và phải tự bươn chải kiếm sống. Tuổi thơ ông sớm phải làm nhiều nghề như dệt vải, thợ may, công nhân sau đó làm diễn viên và sau này chuyển sang viết văn. Có lẽ những gì mà ông trải qua trong thời niên thiếu đã trở thành nguồn cảm hứng cho những sáng tác sau này của ông.
Đọc các văn bản sau và trả lời câu hỏi: CÂY DỪA BÌNH ĐỊNH
Cây dừa gắn bó với người dân Bình Định chặt chẽ như cây tre đối với người dân miền Bắc. Cây dừa cống hiến tất cả của cải của mình cho con người: thân cây làm máng, lá làm tranh, cọng lá chẻ nhỏ làm vách, gốc dừa già làm chõ đồ xôi, nước dừa để uống, để kho cá, kho thịt, nấu canh, làm nước mắm,… Cùi dừa ăn sống với bánh đa, làm mứt, làm bánh kẹo, ép lấy dầu dùng để thắp, để ăn, để chải đầu, nấu xà phòng. Sọ dừa làm khuy áo, làm gáo, làm muôi. Vỏ dừa bện dây rất tốt đối với người đánh cá vì nó mềm, dẻo, dai, chịu mưa, chịu nắng. Cây dừa gắn bó với đời sống hằng ngày là như thế đấy. Dân Bình Định có câu ca dao:
Dừa xanh sừng sững giữa trời Đem thân mình hiến cho đời thuỷ chung.
Ở Bình Định, dừa là chủ yếu, dừa là tất cả. Dừa ở đây như rừng, dừa mọc ven sông, men bờ ruộng, leo sườn đồi, rải theo bờ biển. Trên những chặng đường dài suốt 50, 60 km chúng ta chỉ gặp cây dừa: dừa xiêm thấp lè tè, quả tròn, nước ngọt, dừa nếp lơ lửng giữa trời, quả vàng xanh mơn mởn, dừa lửa lá đỏ, vỏ hồng,…
(Theo Hoàng Văn Huyền, Những mẩu chuyện địa lí)
Văn bản CÂY DỪA BÌNH ĐỊNH thuộc kiểu văn bản thông dụng ta vẫn thường gặp trong mọi lĩnh vực của đời sống. Chức năng là cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân,… của các hiện tượng, sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng cách trình bày, giới thiệu, giải thích.
Nắm kĩ văn bản đã cho để chọn đáp án thích hợp
Văn bản giới thiệu, giải thích về cây dừa.
Tình huống truyện của văn bản “Trong lòng mẹ” là gì?
-
A.
Cậu bé Hồng chạy theo mẹ và cùng mẹ trở về nhà.
-
B.
Cậu bé Hồng bất hạnh, sống trong sự tàn nhẫn của họ hàng và sau đó được hạnh phúc khi gặp lại mẹ.
-
C.
Mẹ cậu bé âu yếm dẫn bé Hồng về nhà.
-
D.
Người cô dùng những lời lẽ cay nghiệt để nói chuyện với bé Hồng.
Đáp án : B
Đọc kĩ văn bản và xét xem đâu là tình huống cơ bản nhất của truyện
“Tôi đi học” xoay quanh tình huống cậu bé Hồng gặp lại mẹ.