Đề thi học kì 2 Văn 8 - Đề số 5
Đề bài
Luận điểm của đoạn văn sau là gì?
“Tôi thấy Tế Hanh là một người tinh lắm. Tế Hanh đã ghi được đôi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương. Người nghe thấy cả những điều không hình sắc, không thanh âm như “mảnh hồn làng” trên “cành buồm giương”, như tiếng hát của hương đồng quyến rũ con đường quê nho nhỏ. Thơ Tế Hanh đưa ta vào một thế giới rất gần gũi thường ta chỉ thấy một cách mờ mờ, cái thế giới những tình cảm ta đã âm thầm trao cho cảnh vật: sự mỏi mệt say sưa của con thuyền lúc trở về bên, nỗi khổ đau chất chứa trên toa tàu nặng trĩu, những vui buồn sầu tủi của một con đường.”
(Hoài Thanh, Thi nhân Việt Nam)
-
A.
Tế Hanh là người tinh lắm.
-
B.
Thơ Tế Hanh đưa ta vào một thế giới rất gần gũi.
-
C.
Tế Hanh đã ghi được đôi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương.
-
D.
Cả A, B, C đều đúng.
Trong giao tiếp, nhiều khi những câu nghi vấn như “Anh ăn cơm chưa?”, “Cậu đọc sách đấy à?”, “Em đi đâu đấy?” không nhằm để hỏi. Vậy trong những trường hợp đó, câu nghi vấn dùng để làm gì?
-
A.
Bộc lộ tình cảm, cảm xúc
-
B.
Dùng để chào
-
C.
Cầu khiến
-
D.
Đe dọa
Chọn các đáp án đúng.
Nghệ thuật nổi bật trong văn bản là gì?
Cách lập luận chặt chẽ, lí lẽ rõ ràng
Ngôn ngữ giản dị, rõ ràng, ý tứ bộc lộ trực tiếp giàu sức thuyết phục
Tạo dựng tình huống truyện gay cấn
Xây dựng tâm lý nhân vật độc đáo
K ết hợp hài hòa giữa tình và lí.
Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục là sáng tác của ai?
-
A.
Sếch-phia
-
B.
Mô-li-e
-
C.
Pushkin
-
D.
Mi-lơ
Bài thơ Khi con tu hú đã thể hiện sâu sắc tình yêu cuộc sống tha thiết và niềm khao khát tự do đến cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày.
Câu nào sau đây trong đoạn trích "Bàn luận về phép học" nêu rõ vai trò của việc học?
-
A.
Đạo là lẽ đối xử hàng ngày giữa mọi người , kẻ đi học là học điều ấy.
-
B.
Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo.
-
C.
Nước Việt ta từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền
-
D.
Cúi xin từ nay ban chiếu thư cho thầy trò trường học của phủ, huyện, các trường tư, con cháu các nhà văn võ, thuộc lại ở các trấn cựu triều đều tùy đâu, tiện đấy mà đi học.
Bức tranh thiên nhiên trong bài thơ "Khi con tu hú" chính là biểu hiện của tình yêu nước, tinh thần chiến đấu của người chiến sĩ cách mạng, đúng hay sai?
Tác phẩm “Ê-min hay Về giáo dục” thuộc thể loại gì?
-
A.
Tiểu thuyết
-
B.
Truyện ngắn
-
C.
Truyện dài
-
D.
Tùy bút
Bài thơ “Quê hương” được rút trong tập thơ nào của tác giả Tế Hanh?
-
A.
Tập thơ “Nghẹn ngào” (1939) sau đó được in lại trong tập “Hoa niên” (1945)
-
B.
Tập thơ “Gửi miền Bắc” (1955)
-
C.
Tập thơ “Hai nửa yêu thương” (1963)
-
D.
Tập thơ “Khúc ca mới” (1966)
Trong đoạn hai của Đi bộ ngao du , tác giả phê phán những ai ?
-
A.
Những người đi ngao du bằng xe ngựa.
-
B.
Những triết gia phòng khách.
-
C.
Những nhà tự nhiên học.
-
D.
Những người đi ngao du bằng xe đạp.
Đoạn trích "Đi bộ ngao du" có bố cục mấy phần?
-
A.
2 phần
-
B.
3 phần
-
C.
4 phần
-
D.
5 phần
Nhận định nào nói đúng nhất ý nghĩa của nhan đề bài thơ “Khi con tu hú”?
-
A.
Gợi ra sự việc được nói đến trong bài thơ.
-
B.
Gợi ra tư tưởng được nói đến trong bài thơ.
-
C.
Gợi ra hình ảnh nhân vật trữ tình trong bài thơ.
-
D.
Gợi ra thời điểm được nói đến trong bài thơ.
Câu thơ nào miêu tả nét ngoại hình đặc trưng của dân chài lưới?
-
A.
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng - Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
-
B.
Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ - Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
-
C.
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng - Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.
-
D.
Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới - Nước bao vây cách biển nửa ngày sông.
Bài thơ nào sau đây không phải là của nhà thơ Tố Hữu?
-
A.
Việt Bắc
-
B.
Đêm nay Bác không ngủ
-
C.
Sáng tháng năm
-
D.
Mẹ Suốt
Cho luận điểm: “Học phải kết hợp với làm bài tập thì mới hiểu bài.” Chúng ta có thể lựa chọn ý nào để triển khai luận điểm trên?
-
A.
Làm bài tập giúp cho việc nhớ lại, củng cố lí thuyết.
-
B.
Làm bài tập giúp ta nhớ kiến thức dễ dàng.
-
C.
Làm bài tập giúp ta rèn và phát triển năng lực tư duy để hiểu bài dễ hơn.
-
D.
Cả A, B, C đều đúng.
Nhận định nào dưới đây nói đúng nhất tình cảm của Tế Hanh đối với cảnh vật, cuộc sống và con người ở quê hương ông?
-
A.
Nhớ về quê hương với những kỉ niệm buồn bã và đau xót, thương cảm.
-
B.
Yêu thương, trân trọng, tự hào và gắn bó sâu sắc với cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương.
-
C.
Gắn bó và bảo vệ cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương ông.
-
D.
Cả A, B, C đều sai.
Bác phó may đã làm gì để lợi dụng tính cách học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh ?
-
A.
Giải thích cho ông Giuốc-đanh biết rằng việc may áo ngược hoa là phù hợp với kiểu cách của người quí phái.
-
B.
May thêm một chiếc áo cho riêng mình bằng chính tấm vải ông Giuốc-đanh đặt để may bộ lễ phục.
-
C.
Đem theo những người thợ phụ giúp ông Giuốc đanh mặc theo cách thức của những người quí phái để moi tiền của ông ta.
-
D.
Gồm cả A, B và C.
Những bài thơ của Tế Hanh được biết đến nhiều nhất có đặc điểm gì?
-
A.
Thể hiện tình yêu thiên nhiên sâu sắc và cảm xúc dâng trào mỗi khi được sống với thiên nhiên.
-
B.
Thể hiện nỗi nhớ thương tha thiết đối với quê hương miền Nam và niềm khát khao Tổ quốc được thống nhất.
-
C.
Tình yêu quê hương miền Bắc và lòng gắn bó của tác giả đối với mảnh đất này.
-
D.
Ca ngợi cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc và thể hiện quyết tâm đánh thắng quân thù.
Thái độ của ông Giuốc-đanh trước việc “đến mất tong cả tiền” để thưởng cho các chú thợ phụ như thế nào ?
-
A.
Không hề tiếc rẻ mà sẵn sàng cho hết để học làm sang.
-
B.
Có tiếc tiền nhưng vẫn sẵn sàng cho hết để được làm sang.
-
C.
Không muốn mất tiền vì những việc đó.
-
D.
Tức giận vì phải mất tiền thưởng cho những chú thợ phụ.
Bố cục của văn bản "Bàn luận về phép học" gồm mấy phần?
-
A.
Hai phần
-
B.
Ba phần
-
C.
Bốn phần
-
D.
Năm phần
Đoạn trích “Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục” nằm trong tác phẩm nào?
-
A.
Trưởng giả học làm sang
-
B.
Người bệnh tưởng
-
C.
Tôi và chúng ta
-
D.
Lão hà tiện
Lớp kịch Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục nằm ở vị trí nào trong vở kịch Trưởng giả học làm sang ?
-
A.
Kết thúc hồi II của vở kịch
-
B.
Mở đầu hồi II của vở kịch
-
C.
Kết thúc cả vở kịch
-
D.
Kết thúc hồi III của vở kịch
Qua văn bản "Quê hương", nhận định đúng nhất về thiên nhiên vùng ven biển Nam Trung Bộ?
-
A.
Hoang dã, hùng vĩ
-
B.
Trù phú, độc đáo
-
C.
Giàu có, hoa lệ
-
D.
Tươi sáng, sinh động
Theo Nguyễn Thiếp, muốn học tốt thì phải làm gì?
-
A.
Đọc thật nhiều sách, tiếp thu thật nhiều tri thức.
-
B.
Có phương pháp học đúng đắn, đồng thời phải siêng năng chăm chỉ.
-
C.
Học phải có phương pháp, học cho rộng nhưng phải nắm cho gọn, đặc biệt học phải đi đôi với hành.
-
D.
Cần phải có thầy thật giỏi thì mới học tốt.
Dòng nào nói đúng nhất nội dung, ý nghĩa của hai câu thơ đầu trong bài thơ Quê hương?
-
A.
Giới thiệu nghề nghiệp, vị trí địa lí của làng quê nhà thơ.
-
B.
Giới thiệu vẻ đẹp của làng quê nhà thơ.
-
C.
Miêu tả cảnh sinh hoạt của người dân làng chài.
-
D.
Cả A, B, C đều sai.
Luận điểm nào không xuất hiện trong văn bản Đi bộ ngao du ?
-
A.
Đi bộ ngao du đem đến cho ta sự tự do và không phụ thuộc vào ai.
-
B.
Đi bộ ngao du là phải vừa đi vừa quan sát và nghiền ngẫm.
-
C.
Các niềm hứng thú khác nhau mà đi bộ ngao du đem lại cho con người.
-
D.
Đi bộ ngao du là việc làm nên được thực hiện hằng ngày.
Quê hương là văn bản ca ngợi?
-
A.
Cảnh quan vùng biển Nam Trung Bộ
-
B.
Vẻ đẹp lao động của người ngư dân
-
C.
Đáp án A và B
-
D.
Miêu tả cảnh quan ở vùng rừng miền Tây Bắc
Địa danh nào sau đây là quê hương của Tố Hữu?
-
A.
Hậu Giang
-
B.
Huế
-
C.
Hà Nội
-
D.
Hải Dương
Sự hài lòng, mãn nguyện của ông Giuốc-đanh khi mặc bộ lễ phục thể hiện ở câu nói nào ?
-
A.
ồ! Thế thì bộ áo này may được đấy.
-
B.
Ấy đấy, ăn mặc theo lối quí phái thì thế đấy! Còn cứ bo bo giữ kiểu áo quần trưởng giả thì đời nào được coi là “ông lớn”.
-
C.
Tôi đã bảo không mà. Bác may thế này được rồi.
-
D.
Thưa, đây là bộ lễ phục đẹp nhất triều đình và may vừa mắt nhất.
Hai câu thơ ‘Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã - Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt Trường Giang’ sử dụng biện pháp tu từ gì?
-
A.
Hoán dụ
-
B.
ẩn dụ
-
C.
Điệp từ
-
D.
So sánh và nhân hóa
Nhận định đúng nhất về tinh thần người cách mạng trong văn bản?
-
A.
Bất khuất, hiên ngang
-
B.
Quyết đoán, mạnh mẽ
-
C.
Rụt rè, e sợ
-
D.
Cương trực, thành thực
Câu nghi vấn sau dùng để làm gì?
“Cậu có thể giúp mình giải bài toán này được không?”
-
A.
Cầu khiến
-
B.
Bộc lộ tình cảm, cảm xúc
-
C.
Đe dọa
-
D.
Khẳng định
Câu nghi vấn trong đoạn thơ dưới đây dùng để làm gì?
“Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?”
-
A.
Hỏi
-
B.
Bộc lộ tình cảm, cảm xúc
-
C.
Đe dọa
-
D.
Phủ định
Câu nghi vấn dưới đây được dùng để làm gì?
Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng? (Nam Cao, Lão Hạc)
-
A.
Phủ định
-
B.
Đe doạ
-
C.
Hỏi
-
D.
Biểu lộ tình cảm, cảm xúc
Quê hương của Tế Hanh gắn liền với nghề nào?
-
A.
Làm muối
-
B.
Đóng thuyền đi biển
-
C.
Đánh cá biển
-
D.
Cả ba nghề trên
Nội dung của bài “Quê hương” nói lên điều gì?
-
A.
Đề cao giá trị của nghề đi biển của những người dân sống ở làng chài quê hương.
-
B.
Nói lên nỗi nhớ nhung làng chài quê hương của đứa con tha hương.
-
C.
Miêu tả vẻ đẹp của biển quê hương mỗi khi con tàu ra khơi.
-
D.
Vẽ lại hành trình của đoàn thuyền ra khơi đánh cá.
Qua đoạn trích "Đi bộ ngao du" có thể thấy nhà văn Ru-xô là người như thế nào ?
-
A.
Giản dị
-
B.
Quý trọng tự do.
-
C.
Yêu mến thiên nhiên
-
D.
Gồm cả A, B, C.
Bài thơ “Khi con tu hú” nằm trong tập thơ nào của tác giả Tố Hữu?
-
A.
Từ ấy (1937-1946)
-
B.
Việt Bắc (1946 – 1954)
-
C.
Máu và hoa (1972 – 1977)
-
D.
Một tiếng đờn (1979 – 1992)
Bài thơ "Khi con tu hú" viết về đề tài gì?
-
A.
Vẻ đẹp mùa hè
-
B.
Tình yêu sống và sự khao khát tự do
-
C.
Giá trị của lao động
-
D.
Lòng biết ơn cuộc sống
Có thể thay thế từ "dậy" trong câu "Vườn dâm dậy tiếng ve ngân" bằng từ nào?
-
A.
nhiều
-
B.
rộn
-
C.
vang
-
D.
nức
Các câu văn sau nằm trong phần nào của bài thuyết minh về “cách làm đồ chơi em bé đá bóng”:
“Các phần thân, đầu và tay chân con người phải có tỉ lệ phù hợp, lại phải ghép các bộ phận sao cho cầu thủ có dáng tâng bóng sinh động thì mới đẹp”
-
A.
Nguyên liệu
-
B.
Yêu cầu thành phẩm
-
C.
Cách làm
-
D.
Không nằm ở phần nào
Trong hội thoại, khi nào người nói "im lặng" mặc dù đến lượt mình?
-
A.
Khi muốn biểu thị một thái độ nhất định.
-
B.
Khi không biết nói điều gì.
-
C.
Khi người nói đang ở trong tình trạng phân vân, lưỡng lự.
-
D.
Cả A, B, C đều đúng.
Hình ảnh nào xuất hiện hai lần trong bài thơ Khi con tu hú?
-
A.
Lúa chiêm
-
B.
Trời xanh
-
C.
Con tu hú
-
D.
Nắng đào
Trong đoạn thứ hai bài "Quê hương" (từ câu 4 đến câu 8) nói đến cảnh gì?
-
A.
Cảnh đoàn thuyền ra khơi.
-
B.
Cảnh đánh cá ngoài khơi.
-
C.
Cảnh đón thuyền cá về bến.
-
D.
Cảnh đợi chờ thuyền cá của người dân làng chài.
Văn bản "Bàn luận về phép học" được Nguyễn Thiếp viết dưới triều đại nào ?
-
A.
Nhà Lý
-
B.
Nhà Lê
-
C.
Nhà Tây Sơn
-
D.
Nhà Trịnh
Tế Hanh nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm bao nhiêu ?
-
A.
1995
-
B.
1996
-
C.
1997
-
D.
1998
Điền cụm từ thích hợp nhất để hoàn thành câu nhận xét về cảnh mùa hè được miêu tả trong 6 câu thơ đầu của bài thơ ‘Khi con tu hú’ :
‘Bằng tưởng tượng, nhà thơ đã khắc hoạ sinh động một bức tranh mùa hè…’
-
A.
tràn ngập âm thanh
-
B.
Có màu sắc sáng tươi
-
C.
ảm đạm, ủ ê
-
D.
náo nức âm thanh và rực rỡ sắc màu
Cha mẹ đang bàn bạc với nhau về vấn đề kinh tế trong gia đình. Người con ngồi gần đó nói xen vào câu chuyện kiến cha mẹ rất bực mình. Trong lĩnh vực hội thoại, hiện tượng người con nói xen vào câu chuyện như trên được gọi là hiện tượng gì?
-
A.
Nói leo.
-
B.
Cướp lời.
-
C.
Nói tranh.
-
D.
Nói hỗn.
Câu nghi vấn nào dưới đây có chức năng đe dọa?
-
A.
Trời ơi, sao tôi khổ thế này?
-
B.
Mày định nói cho cha mày nghe đấy à?
-
C.
Những khổ tâm của tôi làm sao anh biết được?
-
D.
Khi nào bố mới về ạ?
Trong văn bản gửi cho vua Quang Trung, Nguyễn Thiếp đã đề cập đến ba điều mà các bậc làm vua nên biết. Đó là ba điều gì?
-
A.
Dân giàu, nước mạnh, xã hội văn minh.
-
B.
Văn, võ, hiếu
-
C.
Quân đức (đức của vua), dân tâm (lòng dân), học pháp (phép học).
-
D.
Cả A, B,C đều sai.
Lời giải và đáp án
Luận điểm của đoạn văn sau là gì?
“Tôi thấy Tế Hanh là một người tinh lắm. Tế Hanh đã ghi được đôi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương. Người nghe thấy cả những điều không hình sắc, không thanh âm như “mảnh hồn làng” trên “cành buồm giương”, như tiếng hát của hương đồng quyến rũ con đường quê nho nhỏ. Thơ Tế Hanh đưa ta vào một thế giới rất gần gũi thường ta chỉ thấy một cách mờ mờ, cái thế giới những tình cảm ta đã âm thầm trao cho cảnh vật: sự mỏi mệt say sưa của con thuyền lúc trở về bên, nỗi khổ đau chất chứa trên toa tàu nặng trĩu, những vui buồn sầu tủi của một con đường.”
(Hoài Thanh, Thi nhân Việt Nam)
-
A.
Tế Hanh là người tinh lắm.
-
B.
Thơ Tế Hanh đưa ta vào một thế giới rất gần gũi.
-
C.
Tế Hanh đã ghi được đôi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương.
-
D.
Cả A, B, C đều đúng.
Đáp án : A
Đọc kĩ đoạn văn và tìm ra luận điểm
Đoạn văn trình bày sự tinh tế của Tế Hanh
Trong giao tiếp, nhiều khi những câu nghi vấn như “Anh ăn cơm chưa?”, “Cậu đọc sách đấy à?”, “Em đi đâu đấy?” không nhằm để hỏi. Vậy trong những trường hợp đó, câu nghi vấn dùng để làm gì?
-
A.
Bộc lộ tình cảm, cảm xúc
-
B.
Dùng để chào
-
C.
Cầu khiến
-
D.
Đe dọa
Đáp án : B
Nhớ lại những trường hợp dùng những câu trên
Trong nhiều trường hợp, các câu trên dùng để chào hỏi, thể hiện phép lịch sự
Chọn các đáp án đúng.
Nghệ thuật nổi bật trong văn bản là gì?
Cách lập luận chặt chẽ, lí lẽ rõ ràng
Ngôn ngữ giản dị, rõ ràng, ý tứ bộc lộ trực tiếp giàu sức thuyết phục
Tạo dựng tình huống truyện gay cấn
Xây dựng tâm lý nhân vật độc đáo
K ết hợp hài hòa giữa tình và lí.
Cách lập luận chặt chẽ, lí lẽ rõ ràng
Ngôn ngữ giản dị, rõ ràng, ý tứ bộc lộ trực tiếp giàu sức thuyết phục
Nghệ thuật
- Bài tấu có cách lập luận chặt chẽ, lí lẽ rõ ràng
- Ngôn ngữ giản dị, rõ ràng, ý tứ bộc lộ trực tiếp giàu sức thuyết phục
Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục là sáng tác của ai?
-
A.
Sếch-phia
-
B.
Mô-li-e
-
C.
Pushkin
-
D.
Mi-lơ
Đáp án : B
Nhớ lại tên tác giả
Văn bản trên là của tác giả Mô-li-e
Bài thơ Khi con tu hú đã thể hiện sâu sắc tình yêu cuộc sống tha thiết và niềm khao khát tự do đến cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày.
Nhận định trên hoàn toàn chính xác
Câu nào sau đây trong đoạn trích "Bàn luận về phép học" nêu rõ vai trò của việc học?
-
A.
Đạo là lẽ đối xử hàng ngày giữa mọi người , kẻ đi học là học điều ấy.
-
B.
Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo.
-
C.
Nước Việt ta từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền
-
D.
Cúi xin từ nay ban chiếu thư cho thầy trò trường học của phủ, huyện, các trường tư, con cháu các nhà văn võ, thuộc lại ở các trấn cựu triều đều tùy đâu, tiện đấy mà đi học.
Đáp án : A
Đọc kĩ các phương án
Đạo là lẽ đối xử hàng ngày giữa mọi người , kẻ đi học là học điều ấy.
Bức tranh thiên nhiên trong bài thơ "Khi con tu hú" chính là biểu hiện của tình yêu nước, tinh thần chiến đấu của người chiến sĩ cách mạng, đúng hay sai?
Đọc kĩ và xét xem nhận xét trên đã xác đáng chưa
Nhận xét trên hoàn toàn chính xác
Tác phẩm “Ê-min hay Về giáo dục” thuộc thể loại gì?
-
A.
Tiểu thuyết
-
B.
Truyện ngắn
-
C.
Truyện dài
-
D.
Tùy bút
Đáp án : A
Xem lại văn bản
Tác phẩm “Ê-min hay Về giáo dục” thuộc thể loại tiểu thuyết
Bài thơ “Quê hương” được rút trong tập thơ nào của tác giả Tế Hanh?
-
A.
Tập thơ “Nghẹn ngào” (1939) sau đó được in lại trong tập “Hoa niên” (1945)
-
B.
Tập thơ “Gửi miền Bắc” (1955)
-
C.
Tập thơ “Hai nửa yêu thương” (1963)
-
D.
Tập thơ “Khúc ca mới” (1966)
Đáp án : A
Bài thơ được rút trong tập Nghẹn ngào (1939) và sau đó được in trong tập Hoa niên (1945)
Trong đoạn hai của Đi bộ ngao du , tác giả phê phán những ai ?
-
A.
Những người đi ngao du bằng xe ngựa.
-
B.
Những triết gia phòng khách.
-
C.
Những nhà tự nhiên học.
-
D.
Những người đi ngao du bằng xe đạp.
Đáp án : B
Trong đoạn hai của Đi bộ ngao du , tác giả phê phán những triết gia phòng khách.
Đoạn trích "Đi bộ ngao du" có bố cục mấy phần?
-
A.
2 phần
-
B.
3 phần
-
C.
4 phần
-
D.
5 phần
Đáp án : B
Tác phẩm có bố cục 3 phần
Nhận định nào nói đúng nhất ý nghĩa của nhan đề bài thơ “Khi con tu hú”?
-
A.
Gợi ra sự việc được nói đến trong bài thơ.
-
B.
Gợi ra tư tưởng được nói đến trong bài thơ.
-
C.
Gợi ra hình ảnh nhân vật trữ tình trong bài thơ.
-
D.
Gợi ra thời điểm được nói đến trong bài thơ.
Đáp án : D
Đọc kĩ nhan đề
Nhan đề gợi ra thời điểm được nói đến trong bài thơ.
Câu thơ nào miêu tả nét ngoại hình đặc trưng của dân chài lưới?
-
A.
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng - Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
-
B.
Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ - Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
-
C.
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng - Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.
-
D.
Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới - Nước bao vây cách biển nửa ngày sông.
Đáp án : C
Đọc kĩ và xét xem câu thơ nào đặc trưng nhất
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng - Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.
Bài thơ nào sau đây không phải là của nhà thơ Tố Hữu?
-
A.
Việt Bắc
-
B.
Đêm nay Bác không ngủ
-
C.
Sáng tháng năm
-
D.
Mẹ Suốt
Đáp án : B
Xem lại phần sự nghiệp
Đêm nay Bác không ngủ của tác giả Minh Huệ
Cho luận điểm: “Học phải kết hợp với làm bài tập thì mới hiểu bài.” Chúng ta có thể lựa chọn ý nào để triển khai luận điểm trên?
-
A.
Làm bài tập giúp cho việc nhớ lại, củng cố lí thuyết.
-
B.
Làm bài tập giúp ta nhớ kiến thức dễ dàng.
-
C.
Làm bài tập giúp ta rèn và phát triển năng lực tư duy để hiểu bài dễ hơn.
-
D.
Cả A, B, C đều đúng.
Đáp án : D
Đọc kĩ đề và các phương án
Tất cả các phương án trên đều đúng
Nhận định nào dưới đây nói đúng nhất tình cảm của Tế Hanh đối với cảnh vật, cuộc sống và con người ở quê hương ông?
-
A.
Nhớ về quê hương với những kỉ niệm buồn bã và đau xót, thương cảm.
-
B.
Yêu thương, trân trọng, tự hào và gắn bó sâu sắc với cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương.
-
C.
Gắn bó và bảo vệ cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương ông.
-
D.
Cả A, B, C đều sai.
Đáp án : B
Xem lại phần nội dung
Tình cảm của Tế Hanh đối với quê hương là tình cảm yêu thương, trân trọng, tự hào và gắn bó sâu sắc với cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương.
Bác phó may đã làm gì để lợi dụng tính cách học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh ?
-
A.
Giải thích cho ông Giuốc-đanh biết rằng việc may áo ngược hoa là phù hợp với kiểu cách của người quí phái.
-
B.
May thêm một chiếc áo cho riêng mình bằng chính tấm vải ông Giuốc-đanh đặt để may bộ lễ phục.
-
C.
Đem theo những người thợ phụ giúp ông Giuốc đanh mặc theo cách thức của những người quí phái để moi tiền của ông ta.
-
D.
Gồm cả A, B và C.
Đáp án : D
Tất cả các phương án trên đều đúng
Những bài thơ của Tế Hanh được biết đến nhiều nhất có đặc điểm gì?
-
A.
Thể hiện tình yêu thiên nhiên sâu sắc và cảm xúc dâng trào mỗi khi được sống với thiên nhiên.
-
B.
Thể hiện nỗi nhớ thương tha thiết đối với quê hương miền Nam và niềm khát khao Tổ quốc được thống nhất.
-
C.
Tình yêu quê hương miền Bắc và lòng gắn bó của tác giả đối với mảnh đất này.
-
D.
Ca ngợi cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc và thể hiện quyết tâm đánh thắng quân thù.
Đáp án : B
Những bài thơ của Tế Hanh được biết đến nhiều nhất thể hiện nỗi nhớ thương tha thiết đối với quê hương miền Nam và niềm khát khao Tổ quốc được thống nhất.
Thái độ của ông Giuốc-đanh trước việc “đến mất tong cả tiền” để thưởng cho các chú thợ phụ như thế nào ?
-
A.
Không hề tiếc rẻ mà sẵn sàng cho hết để học làm sang.
-
B.
Có tiếc tiền nhưng vẫn sẵn sàng cho hết để được làm sang.
-
C.
Không muốn mất tiền vì những việc đó.
-
D.
Tức giận vì phải mất tiền thưởng cho những chú thợ phụ.
Đáp án : B
Ông tiếc tiền nhưng vẫn sẵn sàng cho hết để được làm sang.
Bố cục của văn bản "Bàn luận về phép học" gồm mấy phần?
-
A.
Hai phần
-
B.
Ba phần
-
C.
Bốn phần
-
D.
Năm phần
Đáp án : C
Bố cục của bài gồm 4 phần
Đoạn trích “Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục” nằm trong tác phẩm nào?
-
A.
Trưởng giả học làm sang
-
B.
Người bệnh tưởng
-
C.
Tôi và chúng ta
-
D.
Lão hà tiện
Đáp án : A
Ông Giuốc- đanh mặc lễ phục trích trong vở kịch 5 hồi Trưởng giả học làm sang
Lớp kịch Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục nằm ở vị trí nào trong vở kịch Trưởng giả học làm sang ?
-
A.
Kết thúc hồi II của vở kịch
-
B.
Mở đầu hồi II của vở kịch
-
C.
Kết thúc cả vở kịch
-
D.
Kết thúc hồi III của vở kịch
Đáp án : A
Ông Giuốc- đanh mặc lễ phục trích trong vở kịch 5 hồi Trưởng giả học làm sang và là lớp kịch kết thúc hồi II.
Qua văn bản "Quê hương", nhận định đúng nhất về thiên nhiên vùng ven biển Nam Trung Bộ?
-
A.
Hoang dã, hùng vĩ
-
B.
Trù phú, độc đáo
-
C.
Giàu có, hoa lệ
-
D.
Tươi sáng, sinh động
Đáp án : D
Bài thơ đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển.
Theo Nguyễn Thiếp, muốn học tốt thì phải làm gì?
-
A.
Đọc thật nhiều sách, tiếp thu thật nhiều tri thức.
-
B.
Có phương pháp học đúng đắn, đồng thời phải siêng năng chăm chỉ.
-
C.
Học phải có phương pháp, học cho rộng nhưng phải nắm cho gọn, đặc biệt học phải đi đôi với hành.
-
D.
Cần phải có thầy thật giỏi thì mới học tốt.
Đáp án : C
Học phải có phương pháp, học cho rộng nhưng phải nắm cho gọn, đặc biệt học phải đi đôi với hành.
Dòng nào nói đúng nhất nội dung, ý nghĩa của hai câu thơ đầu trong bài thơ Quê hương?
-
A.
Giới thiệu nghề nghiệp, vị trí địa lí của làng quê nhà thơ.
-
B.
Giới thiệu vẻ đẹp của làng quê nhà thơ.
-
C.
Miêu tả cảnh sinh hoạt của người dân làng chài.
-
D.
Cả A, B, C đều sai.
Đáp án : A
Hai câu thơ đầu giới thiệu nghề nghiệp, vị trí địa lí của làng quê nhà thơ.
Luận điểm nào không xuất hiện trong văn bản Đi bộ ngao du ?
-
A.
Đi bộ ngao du đem đến cho ta sự tự do và không phụ thuộc vào ai.
-
B.
Đi bộ ngao du là phải vừa đi vừa quan sát và nghiền ngẫm.
-
C.
Các niềm hứng thú khác nhau mà đi bộ ngao du đem lại cho con người.
-
D.
Đi bộ ngao du là việc làm nên được thực hiện hằng ngày.
Đáp án : D
Xem lại các luận điểm phần thân bài
Đi bộ ngao du là việc làm nên được thực hiện hằng ngày . Không xuất hiện trong bài
Quê hương là văn bản ca ngợi?
-
A.
Cảnh quan vùng biển Nam Trung Bộ
-
B.
Vẻ đẹp lao động của người ngư dân
-
C.
Đáp án A và B
-
D.
Miêu tả cảnh quan ở vùng rừng miền Tây Bắc
Đáp án : C
Quê hương là văn bản ca ngợi vẻ đẹp vùng biển Nam Trung Bộ trong đó nổi bật là hình ảnh người ngư dân.
Địa danh nào sau đây là quê hương của Tố Hữu?
-
A.
Hậu Giang
-
B.
Huế
-
C.
Hà Nội
-
D.
Hải Dương
Đáp án : B
Tố Hữu quê ở Thừa Thiên Huế
Sự hài lòng, mãn nguyện của ông Giuốc-đanh khi mặc bộ lễ phục thể hiện ở câu nói nào ?
-
A.
ồ! Thế thì bộ áo này may được đấy.
-
B.
Ấy đấy, ăn mặc theo lối quí phái thì thế đấy! Còn cứ bo bo giữ kiểu áo quần trưởng giả thì đời nào được coi là “ông lớn”.
-
C.
Tôi đã bảo không mà. Bác may thế này được rồi.
-
D.
Thưa, đây là bộ lễ phục đẹp nhất triều đình và may vừa mắt nhất.
Đáp án : B
Đọc kĩ các câu nói trên
Câu nói ở phương án B thể hiện sự hài lòng, mãn nguyện của ông Giuốc-đanh
Hai câu thơ ‘Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã - Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt Trường Giang’ sử dụng biện pháp tu từ gì?
-
A.
Hoán dụ
-
B.
ẩn dụ
-
C.
Điệp từ
-
D.
So sánh và nhân hóa
Đáp án : D
Nhớ lại các biện pháp tu từ đã học
Hai câu thơ trên sử dụng phép so sánh và nhân hóa
Nhận định đúng nhất về tinh thần người cách mạng trong văn bản?
-
A.
Bất khuất, hiên ngang
-
B.
Quyết đoán, mạnh mẽ
-
C.
Rụt rè, e sợ
-
D.
Cương trực, thành thực
Đáp án : A
Nhớ lại hình tượng nhân vật trữ tình
Nhận định đúng nhất về tinh thần người cách mạng trong văn bản là sự bất khuất, hiên ngang dù trong cảnh tù tội
Câu nghi vấn sau dùng để làm gì?
“Cậu có thể giúp mình giải bài toán này được không?”
-
A.
Cầu khiến
-
B.
Bộc lộ tình cảm, cảm xúc
-
C.
Đe dọa
-
D.
Khẳng định
Đáp án : A
Đọc kĩ các đáp án
Cầu khiến
Câu nghi vấn trong đoạn thơ dưới đây dùng để làm gì?
“Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?”
-
A.
Hỏi
-
B.
Bộc lộ tình cảm, cảm xúc
-
C.
Đe dọa
-
D.
Phủ định
Đáp án : B
Đọc kĩ đoạn thơ
Câu nghi vấn trong đoạn thơ trên bộc lộ cảm xúc tiếc nuối, thương cảm của tác giả
Câu nghi vấn dưới đây được dùng để làm gì?
Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng? (Nam Cao, Lão Hạc)
-
A.
Phủ định
-
B.
Đe doạ
-
C.
Hỏi
-
D.
Biểu lộ tình cảm, cảm xúc
Đáp án : D
Đọc kĩ ví dụ
Câu nghi vấn trên nhằm bộc lộ cảm xúc.
Quê hương của Tế Hanh gắn liền với nghề nào?
-
A.
Làm muối
-
B.
Đóng thuyền đi biển
-
C.
Đánh cá biển
-
D.
Cả ba nghề trên
Đáp án : C
Nhớ lại nội dung văn bản
Quê hương của Tế Hanh gắn liền với nghề đánh cá
Nội dung của bài “Quê hương” nói lên điều gì?
-
A.
Đề cao giá trị của nghề đi biển của những người dân sống ở làng chài quê hương.
-
B.
Nói lên nỗi nhớ nhung làng chài quê hương của đứa con tha hương.
-
C.
Miêu tả vẻ đẹp của biển quê hương mỗi khi con tàu ra khơi.
-
D.
Vẽ lại hành trình của đoàn thuyền ra khơi đánh cá.
Đáp án : B
Bài thơ đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển. Trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân chài và cảnh sinh hoạt lao động chài lưới. Qua đó cho thấy thấy tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ.
Qua đoạn trích "Đi bộ ngao du" có thể thấy nhà văn Ru-xô là người như thế nào ?
-
A.
Giản dị
-
B.
Quý trọng tự do.
-
C.
Yêu mến thiên nhiên
-
D.
Gồm cả A, B, C.
Đáp án : D
Từ đoạn trích, em rút ra đáp án phù hợp
Qua đoạn trích có thể thấy nhà văn Ru-xô là người giản dị, yêu mến thiên nhiên và quý trọng tự do
Bài thơ “Khi con tu hú” nằm trong tập thơ nào của tác giả Tố Hữu?
-
A.
Từ ấy (1937-1946)
-
B.
Việt Bắc (1946 – 1954)
-
C.
Máu và hoa (1972 – 1977)
-
D.
Một tiếng đờn (1979 – 1992)
Đáp án : A
Nhớ lại văn bản
Bài thơ “Khi con tu hú” nằm trong tập thơ Từ ấy
Bài thơ "Khi con tu hú" viết về đề tài gì?
-
A.
Vẻ đẹp mùa hè
-
B.
Tình yêu sống và sự khao khát tự do
-
C.
Giá trị của lao động
-
D.
Lòng biết ơn cuộc sống
Đáp án : B
Bài thơ thể hiện niềm tin yêu cuộc sống thiết tha và sự khao khát tự do mãnh liệt của người chiến sĩ trong cảnh tù đầy.
Có thể thay thế từ "dậy" trong câu "Vườn dâm dậy tiếng ve ngân" bằng từ nào?
-
A.
nhiều
-
B.
rộn
-
C.
vang
-
D.
nức
Đáp án : B
Xét về cả nghĩa và âm để chọn từ phù hợp nhất
Có thể thay từ “dậy” bằng từ “rộn”
Các câu văn sau nằm trong phần nào của bài thuyết minh về “cách làm đồ chơi em bé đá bóng”:
“Các phần thân, đầu và tay chân con người phải có tỉ lệ phù hợp, lại phải ghép các bộ phận sao cho cầu thủ có dáng tâng bóng sinh động thì mới đẹp”
-
A.
Nguyên liệu
-
B.
Yêu cầu thành phẩm
-
C.
Cách làm
-
D.
Không nằm ở phần nào
Đáp án : B
Đọc kĩ các câu văn để chọn đáp án đúng nhất
Các câu văn trên nằm trong phần yêu cầu thành phẩm.
Trong hội thoại, khi nào người nói "im lặng" mặc dù đến lượt mình?
-
A.
Khi muốn biểu thị một thái độ nhất định.
-
B.
Khi không biết nói điều gì.
-
C.
Khi người nói đang ở trong tình trạng phân vân, lưỡng lự.
-
D.
Cả A, B, C đều đúng.
Đáp án : D
Trong hội thoại, người nói "im lặng" khi muốn biểu thị một thái độ nhất định, không biết nói điều gì và khi người nói đang ở trong tình trạng phân vân, lưỡng lự
Hình ảnh nào xuất hiện hai lần trong bài thơ Khi con tu hú?
-
A.
Lúa chiêm
-
B.
Trời xanh
-
C.
Con tu hú
-
D.
Nắng đào
Đáp án : C
Nhớ lại các câu thơ
Hình ảnh nào xuất hiện hai lần trong bài thơ, cả phần đầu và cuối.
Trong đoạn thứ hai bài "Quê hương" (từ câu 4 đến câu 8) nói đến cảnh gì?
-
A.
Cảnh đoàn thuyền ra khơi.
-
B.
Cảnh đánh cá ngoài khơi.
-
C.
Cảnh đón thuyền cá về bến.
-
D.
Cảnh đợi chờ thuyền cá của người dân làng chài.
Đáp án : A
Đoạn thơ thứ hai nói về cảnh đoàn thuyền ra khơi
Văn bản "Bàn luận về phép học" được Nguyễn Thiếp viết dưới triều đại nào ?
-
A.
Nhà Lý
-
B.
Nhà Lê
-
C.
Nhà Tây Sơn
-
D.
Nhà Trịnh
Đáp án : C
- Nguyễn Thiếp làm quan một thời gian dưới triều Lê rồi về dạy học. Khi Quang Trung xây dựng đất nước đã viết thư mời ông giúp dân giúp nước về mặt văn hóa giáo dục, vì vậy tháng 8 năm 1971, Nguyễn Thiếp đã đang lên vua bản tấu này.
- Đáp án: nhà Tây Sơn.
Tế Hanh nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm bao nhiêu ?
-
A.
1995
-
B.
1996
-
C.
1997
-
D.
1998
Đáp án : B
Ông được nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.
Điền cụm từ thích hợp nhất để hoàn thành câu nhận xét về cảnh mùa hè được miêu tả trong 6 câu thơ đầu của bài thơ ‘Khi con tu hú’ :
‘Bằng tưởng tượng, nhà thơ đã khắc hoạ sinh động một bức tranh mùa hè…’
-
A.
tràn ngập âm thanh
-
B.
Có màu sắc sáng tươi
-
C.
ảm đạm, ủ ê
-
D.
náo nức âm thanh và rực rỡ sắc màu
Đáp án : D
Thử ghép từng đáp án và chọn câu phù hợp nhất
‘Bằng tưởng tượng, nhà thơ đã khắc hoạ sinh động một bức tranh mùa hè náo nức âm thanh và rực rỡ sắc màu’
Cha mẹ đang bàn bạc với nhau về vấn đề kinh tế trong gia đình. Người con ngồi gần đó nói xen vào câu chuyện kiến cha mẹ rất bực mình. Trong lĩnh vực hội thoại, hiện tượng người con nói xen vào câu chuyện như trên được gọi là hiện tượng gì?
-
A.
Nói leo.
-
B.
Cướp lời.
-
C.
Nói tranh.
-
D.
Nói hỗn.
Đáp án : A
Đọc kỹ nội dung trên
Nói leo.
Câu nghi vấn nào dưới đây có chức năng đe dọa?
-
A.
Trời ơi, sao tôi khổ thế này?
-
B.
Mày định nói cho cha mày nghe đấy à?
-
C.
Những khổ tâm của tôi làm sao anh biết được?
-
D.
Khi nào bố mới về ạ?
Đáp án : B
Đọc kĩ các đáp án
Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Là một câu đe dọa.
Trong văn bản gửi cho vua Quang Trung, Nguyễn Thiếp đã đề cập đến ba điều mà các bậc làm vua nên biết. Đó là ba điều gì?
-
A.
Dân giàu, nước mạnh, xã hội văn minh.
-
B.
Văn, võ, hiếu
-
C.
Quân đức (đức của vua), dân tâm (lòng dân), học pháp (phép học).
-
D.
Cả A, B,C đều sai.
Đáp án : C
Đọc lại văn bản
Quân đức (đức của vua), dân tâm (lòng dân), học pháp (phép học).