Đề thi học kì 2 Văn 8 - Đề số 3
Đề bài
Điền cụm từ thích hợp nhất để hoàn thành câu nhận xét về cảnh mùa hè được miêu tả trong 6 câu thơ đầu của bài thơ ‘Khi con tu hú’ :
‘Bằng tưởng tượng, nhà thơ đã khắc hoạ sinh động một bức tranh mùa hè…’
-
A.
tràn ngập âm thanh
-
B.
Có màu sắc sáng tươi
-
C.
ảm đạm, ủ ê
-
D.
náo nức âm thanh và rực rỡ sắc màu
Câu nghi vấn trong đoạn thơ dưới đây dùng để làm gì?
“Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?”
-
A.
Hỏi
-
B.
Bộc lộ tình cảm, cảm xúc
-
C.
Đe dọa
-
D.
Phủ định
Tình hình đất nước hiện tại được tác giả khắc họa như thế nào trong bài "Hịch tướng sĩ"?
-
A.
Hòa bình
-
B.
Đau khổ, lầm than
-
C.
Vua quan sa đọa
-
D.
Đất nước phồn thịnh
Vì sao ông Giuốc-đanh thưởng tiền cho các chú thợ phụ ?
-
A.
Vì họ đã gọi ông ta là “ông lớn”, “cụ lớn”, “đức ông”.
-
B.
Vì họ giúp ông ta mặc bộ lễ phục theo đúng thể thức quí phái.
-
C.
Vì họ đã khen nức nở bộ lễ phục của ông Giuốc-đanh.
-
D.
Vì họ đã hầu hạ ông ta rất chu đáo
Hai câu thơ ‘Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã - Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt Trường Giang’ sử dụng biện pháp tu từ gì?
-
A.
Hoán dụ
-
B.
ẩn dụ
-
C.
Điệp từ
-
D.
So sánh và nhân hóa
Câu nào sau đây trong đoạn trích "Bàn luận về phép học" nêu rõ vai trò của việc học?
-
A.
Đạo là lẽ đối xử hàng ngày giữa mọi người , kẻ đi học là học điều ấy.
-
B.
Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo.
-
C.
Nước Việt ta từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền
-
D.
Cúi xin từ nay ban chiếu thư cho thầy trò trường học của phủ, huyện, các trường tư, con cháu các nhà văn võ, thuộc lại ở các trấn cựu triều đều tùy đâu, tiện đấy mà đi học.
Tế Hanh cũng là một nhà thơ tiêu biểu trong phong trào thơ mới, đúng hay sai?
Hãy sắp xếp các dòng dưới đây theo thứ tự hợp lí để tạo thành dàn ý phần Thân bài của bài thuyết minh về một phương pháp (một thí nghiệm).
a. Cách thức
b. Yêu cầu chất lượng
c. Điều kiện
d. Trình tự
-
A.
a – b – c - d
-
B.
c – a – d – b
-
C.
d – c – b – a
-
D.
d – b – c – a
Từ nào có thể thay thế từ “vui lòng” trong câu “Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng” ?
-
A.
Cam chịu
-
B.
Bình thường
-
C.
Cam lòng
-
D.
Mặc kệ
Câu nghi vấn nào dưới đây có chức năng đe dọa?
-
A.
Trời ơi, sao tôi khổ thế này?
-
B.
Mày định nói cho cha mày nghe đấy à?
-
C.
Những khổ tâm của tôi làm sao anh biết được?
-
D.
Khi nào bố mới về ạ?
Câu nghi vấn sau dùng để làm gì?
“Cậu có thể giúp mình giải bài toán này được không?”
-
A.
Cầu khiến
-
B.
Bộc lộ tình cảm, cảm xúc
-
C.
Đe dọa
-
D.
Khẳng định
Mục đích nói của câu số (3) trong đoạn dưới đây là gì ?
Trong đêm mít tinh để ghi tên thanh niên tòng quân, trước mặt bà con cả xã, đèn sáng rực, anh cán bộ của huyện đội vừa dứt lời, cả hai chị em Việt giành nhau chạy lên.
- (1 ) Tôi tên là Việt, anh cho tôi đi bộ đội với.
Chị Chiến đứng sau Việt, thở :
- (2) Đề nghị mấy anh xét cho. Nó là em tôi mà cái gì nó cũng giành …
Đôi chân mày rộng của anh cán bộ cứ nhướng lên giữa trán, không hiểu chuyện gì. Bà con cô bác ở dưới bàn tán lao xao. Anh cán bộ hỏi Việt :
- (3) Hai em là chị em ruột?
(Nguyễn Thi, Những đứa con trong gia đình)
-
A.
Người nói muốn người nghe công nhận họ là hai chị em ruột.
-
B.
Người nói muốn người nghe cam đoan họ là hai chị em ruột.
-
C.
Người nói muốn người nghe giải đáp điều người nói chưa biết là họ có phải là hai chị em ruột hay không.
-
D.
Người nói muốn người nghe thể hiện họ là hai chị em ruột.
Sự hài lòng, mãn nguyện của ông Giuốc-đanh khi mặc bộ lễ phục thể hiện ở câu nói nào ?
-
A.
ồ! Thế thì bộ áo này may được đấy.
-
B.
Ấy đấy, ăn mặc theo lối quí phái thì thế đấy! Còn cứ bo bo giữ kiểu áo quần trưởng giả thì đời nào được coi là “ông lớn”.
-
C.
Tôi đã bảo không mà. Bác may thế này được rồi.
-
D.
Thưa, đây là bộ lễ phục đẹp nhất triều đình và may vừa mắt nhất.
Đọc văn bản sau:
- Nguyên liệu (đủ cho hai bát)
- Rau ngót: 300g (2 mớ)
- Thịt lợn nạc thăn: 150g
- Nước mắm, mì chính, muối.
- Cách làm:
- Rau ngót chọn lá nhỏ, tươi non, tuốt lấy lá, bỏ cọng, rửa sạch, vò hơi giập.
- Thịt lợn nạc rửa sạch, thái miếng mỏng (Hoặc băm nhỏ).
- Cho thịt vào nước lã, đun sôi, hớt bọt, nêm nước mắm, muối vừa ăn, cho rau vào đun sôi khoảng 2 phút, cho chút mì chính rồi bắc ra ngay.
Hãy cho biết văn bản trên thiếu nội dung nào?
-
A.
Yêu cầu thành phẩm
-
B.
Cách thức
-
C.
Trình tự
-
D.
Điều kiện
Trần Quốc Tuấn đã sử dụng biện pháp tu từ nào để lột tả sự ngang nhiên, láo xược và tàn ác của quân giặc xâm lược ?
-
A.
Vật hoá
-
B.
Nhân hoá
-
C.
So sánh
-
D.
ẩn dụ
Đâu không phải là giá trị nghệ thuật của bài thơ "Quê hương"?
-
A.
Ngôn ngữ bình dị mà gợi cảm, giọng thơ khỏe khoắn hào hùng
-
B.
Hình ảnh thơ phong phú, giàu ý nghĩa
-
C.
Nghệ thuật ước lệ đặc sắc
-
D.
Sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật: so sánh, điệp từ,…
Nhận xét nào phù hợp với đoạn 1 của bài thơ “Khi con tu hú”?
-
A.
Mở ra cả một thế giới rộn ràng, tràn đầy sức sống.
-
B.
Khao khát tự do đến cháy bỏng
-
C.
Bức tranh mùa hè rực rỡ.
-
D.
Sức cảm nhận tinh tế, mãnh liệt của tâm hồn yêu đời.
Có ý kiến rằng “Trong bài thơ Quê hương của Tế Hanh đã sử dụng những hình ảnh so sánh đẹp, bay bổng và biện pháp nhân hóa độc đáo, thổi linh hồn cho sự vật khiến cho sự vật có một vẻ đẹp có một ý nghĩa”
Bàn luận về phép học được sáng tác năm nào ?
-
A.
1010
-
B.
958
-
C.
1789
-
D.
1791
Văn bản Hịch tướng sĩ gồm mấy phần?
-
A.
Hai phần.
-
B.
Ba phần.
-
C.
Bốn phần.
-
D.
Năm phần.
Bốn câu thơ sau nói lên điều gì?
“Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!”
-
A.
Nỗi nhớ làng chài của người con tha hương.
-
B.
Tâm trạng yêu đời, hăng say lao động của tác giả.
-
C.
Tâm trạng luyến tiếc của tác giả khi không được cùng đoàn thuyền ra khơi đánh cá.
-
D.
Miêu tả những vẻ đẹp về màu sắc của biển quê hương.
Cho luận điểm: “Học phải kết hợp với làm bài tập thì mới hiểu bài.” Chúng ta có thể lựa chọn ý nào để triển khai luận điểm trên?
-
A.
Làm bài tập giúp cho việc nhớ lại, củng cố lí thuyết.
-
B.
Làm bài tập giúp ta nhớ kiến thức dễ dàng.
-
C.
Làm bài tập giúp ta rèn và phát triển năng lực tư duy để hiểu bài dễ hơn.
-
D.
Cả A, B, C đều đúng.
Câu văn “Tôi tên là Việt, anh cho tôi đi bộ đội với .” Thể hiện hành động cụ thể nào của người nói?
-
A.
Khuyên bảo
-
B.
Đề nghị
-
C.
Xúi giục
-
D.
Van xin
Trong giao tiếp, nhiều khi những câu nghi vấn như “Anh ăn cơm chưa?”, “Cậu đọc sách đấy à?”, “Em đi đâu đấy?” không nhằm để hỏi. Vậy trong những trường hợp đó, câu nghi vấn dùng để làm gì?
-
A.
Bộc lộ tình cảm, cảm xúc
-
B.
Dùng để chào
-
C.
Cầu khiến
-
D.
Đe dọa
Bài thơ “Khi con tu hú” nằm trong tập thơ nào của tác giả Tố Hữu?
-
A.
Từ ấy (1937-1946)
-
B.
Việt Bắc (1946 – 1954)
-
C.
Máu và hoa (1972 – 1977)
-
D.
Một tiếng đờn (1979 – 1992)
Quê hương thuộc thể thơ gì?
-
A.
Năm chữ
-
B.
Bảy chữ
-
C.
Tám chữ
-
D.
Lục bát
Trong văn bản gửi cho vua Quang Trung, Nguyễn Thiếp đã đề cập đến ba điều mà các bậc làm vua nên biết. Đó là ba điều gì?
-
A.
Dân giàu, nước mạnh, xã hội văn minh.
-
B.
Văn, võ, hiếu
-
C.
Quân đức (đức của vua), dân tâm (lòng dân), học pháp (phép học).
-
D.
Cả A, B,C đều sai.
Trần Quốc Tuấn yêu cầu các tướng lĩnh phải thực hiện điều gì ?
-
A.
Hành động đề cao bài học cảnh giác.
-
B.
Chăm chỉ huấn luyện cho quân sĩ, tập dượt cung tên.
-
C.
Tích cực tìm hiểu cuốn sách: “Binh thư yếu lược”.
-
D.
Gồm cả A, B và C.
Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục là sáng tác của ai?
-
A.
Sếch-phia
-
B.
Mô-li-e
-
C.
Pushkin
-
D.
Mi-lơ
Hịch tướng sĩ được viết theo thể văn gì?
-
A.
Văn xuôi.
-
B.
Văn vần.
-
C.
Văn biền ngẫu.
-
D.
Cả A, B, C đều sai.
Dòng nào nói đúng nhất nội dung, ý nghĩa của hai câu thơ đầu trong bài thơ Quê hương?
-
A.
Giới thiệu nghề nghiệp, vị trí địa lí của làng quê nhà thơ.
-
B.
Giới thiệu vẻ đẹp của làng quê nhà thơ.
-
C.
Miêu tả cảnh sinh hoạt của người dân làng chài.
-
D.
Cả A, B, C đều sai.
Hành động hỏi sau có phải mục đích để hỏi không?
" U nhất định bán con đấy ư? U không cho con ở nhà nữa ư?"
Có
Không
Bài viết ca ngợi vẻ đẹp phẩm chất đạo đức của ông trưởng giả, đúng hay sai?
Các “phép học” mà Nguyễn Thiếp bàn luận đến trong bài tấu của mình là những phép nào ?
-
A.
Học tuần tự từ những điều đơn giản tới những điều phức tạp.
-
B.
Học rộng nắm gọn những vấn đề cơ bản.
-
C.
Học phải áp dụng vào thực tế, học đi đôi với hành.
-
D.
Gồm cả A, B và C.
Thơ ca Tố Hữu có sự thống nhất với?
-
A.
Cuộc sống
-
B.
Thiên nhiên
-
C.
Tình yêu
-
D.
Cách mạng
Dụng ý của tác giả thể hiện qua câu : "Huống chi ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan” ?
-
A.
Thể hiện sự thông cảm với các tướng sĩ.
-
B.
Kêu gọi tinh thần đấu tranh của các tướng sĩ.
-
C.
Miêu tả hoàn cảnh sinh sống của mình cũng như của các tướng sĩ.
-
D.
Khẳng định mình và các tướng sĩ là những người cùng cảnh ngộ.
Hình ảnh nào xuất hiện hai lần trong bài thơ Khi con tu hú?
-
A.
Lúa chiêm
-
B.
Trời xanh
-
C.
Con tu hú
-
D.
Nắng đào
Địa danh nào sau đây là quê hương của Tế Hanh?
-
A.
Quảng Nam
-
B.
Quảng Ninh
-
C.
Quảng Ngãi
-
D.
Quảng Trị
Bài thơ Khi con tu hú đã thể hiện sâu sắc tình yêu cuộc sống tha thiết và niềm khao khát tự do đến cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày.
Tế Hanh đã so sánh ‘cánh buồm’ với hình ảnh nào?
-
A.
Con tuấn mã
-
B.
Mảnh hồn làng
-
C.
Dân làng
-
D.
Quê hương
Câu nghi vấn dưới đây được dùng để làm gì?
Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng? (Nam Cao, Lão Hạc)
-
A.
Phủ định
-
B.
Đe doạ
-
C.
Hỏi
-
D.
Biểu lộ tình cảm, cảm xúc
Người ta thường viết hịch khi nào?
-
A.
Khi đất nước có giặc ngoại xâm.
-
B.
Khi đất nước thanh bình.
-
C.
Khi đất nước phồn vinh.
-
D.
Khi đất nước vừa kết thúc chiến tranh.
Bài thơ nào sau đây không phải là của nhà thơ Tố Hữu?
-
A.
Việt Bắc
-
B.
Đêm nay Bác không ngủ
-
C.
Sáng tháng năm
-
D.
Mẹ Suốt
Bài thơ Khi con tu hú được khơi nguồn từ tiếng chim tu hú gọi bầy
Bài thơ "Khi con tu hú" viết về đề tài gì?
-
A.
Vẻ đẹp mùa hè
-
B.
Tình yêu sống và sự khao khát tự do
-
C.
Giá trị của lao động
-
D.
Lòng biết ơn cuộc sống
Bàn luận về phép học được trích dẫn từ đâu ?
-
A.
Bài cáo của vua Quang Trung
-
B.
Bài tấu của Nguyễn Thiếp
-
C.
Bài hịch của Nguyễn Thiếp
-
D.
Bài tấu của Nguyễn Trãi
Trần Quốc Tuấn là một danh tướng kiệt xuất của dân tộc ta, đúng hay sai ?
Câu thơ nào miêu tả nét ngoại hình đặc trưng của dân chài lưới?
-
A.
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng - Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
-
B.
Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ - Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
-
C.
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng - Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.
-
D.
Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới - Nước bao vây cách biển nửa ngày sông.
Đoạn văn nào thể hiện rõ nhất lòng yêu nước, căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn?
-
A.
Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác ta gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.
-
B.
Giặc với ta là kẻ thù không đội trời chung, các ngươi cứ điềm nhiên không biết rửa nhục, không lo trừ hung, không dậy quân sĩ; chẳng khác nào quay mũi giáo mà chịu đầu hàng, giơ tay không mà chịu thua giặc...
-
C.
Chẳng những thái ấp của ta không còn, mà bổng lộc các ngươi cũng mất; chẳng những gia quyến của ta bị tan, mà vợ con các ngươi cũng khốn; chẳng những xã tắc tổ tông ta bị giày xéo, mà phần mộ cha mẹ các ngươi cũng bị quật lên…
-
D.
Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mạng vì nước, đời nào không có? Giả sử các bậc đó cứ khư khư theo thói nữ nhi thường tình, thì cũng chết già ở xó cửa, sao có thể lưu danh sử sách, cùng trời đất muôn đời bất hủ được.
Qua văn bản "Quê hương", nhận định đúng nhất về thiên nhiên vùng ven biển Nam Trung Bộ?
-
A.
Hoang dã, hùng vĩ
-
B.
Trù phú, độc đáo
-
C.
Giàu có, hoa lệ
-
D.
Tươi sáng, sinh động
Lời giải và đáp án
Điền cụm từ thích hợp nhất để hoàn thành câu nhận xét về cảnh mùa hè được miêu tả trong 6 câu thơ đầu của bài thơ ‘Khi con tu hú’ :
‘Bằng tưởng tượng, nhà thơ đã khắc hoạ sinh động một bức tranh mùa hè…’
-
A.
tràn ngập âm thanh
-
B.
Có màu sắc sáng tươi
-
C.
ảm đạm, ủ ê
-
D.
náo nức âm thanh và rực rỡ sắc màu
Đáp án : D
Thử ghép từng đáp án và chọn câu phù hợp nhất
‘Bằng tưởng tượng, nhà thơ đã khắc hoạ sinh động một bức tranh mùa hè náo nức âm thanh và rực rỡ sắc màu’
Câu nghi vấn trong đoạn thơ dưới đây dùng để làm gì?
“Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?”
-
A.
Hỏi
-
B.
Bộc lộ tình cảm, cảm xúc
-
C.
Đe dọa
-
D.
Phủ định
Đáp án : B
Đọc kĩ đoạn thơ
Câu nghi vấn trong đoạn thơ trên bộc lộ cảm xúc tiếc nuối, thương cảm của tác giả
Tình hình đất nước hiện tại được tác giả khắc họa như thế nào trong bài "Hịch tướng sĩ"?
-
A.
Hòa bình
-
B.
Đau khổ, lầm than
-
C.
Vua quan sa đọa
-
D.
Đất nước phồn thịnh
Đáp án : B
Đất nước lầm than khổ đau do tội ác tày trời của quân giặc
Vì sao ông Giuốc-đanh thưởng tiền cho các chú thợ phụ ?
-
A.
Vì họ đã gọi ông ta là “ông lớn”, “cụ lớn”, “đức ông”.
-
B.
Vì họ giúp ông ta mặc bộ lễ phục theo đúng thể thức quí phái.
-
C.
Vì họ đã khen nức nở bộ lễ phục của ông Giuốc-đanh.
-
D.
Vì họ đã hầu hạ ông ta rất chu đáo
Đáp án : A
Ông Giuốc-đanh thưởng tiền cho các chú thợ phụ vì họ đã gọi ông ta là “ông lớn”, “cụ lớn”, “đức ông”.
Hai câu thơ ‘Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã - Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt Trường Giang’ sử dụng biện pháp tu từ gì?
-
A.
Hoán dụ
-
B.
ẩn dụ
-
C.
Điệp từ
-
D.
So sánh và nhân hóa
Đáp án : D
Nhớ lại các biện pháp tu từ đã học
Hai câu thơ trên sử dụng phép so sánh và nhân hóa
Câu nào sau đây trong đoạn trích "Bàn luận về phép học" nêu rõ vai trò của việc học?
-
A.
Đạo là lẽ đối xử hàng ngày giữa mọi người , kẻ đi học là học điều ấy.
-
B.
Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo.
-
C.
Nước Việt ta từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền
-
D.
Cúi xin từ nay ban chiếu thư cho thầy trò trường học của phủ, huyện, các trường tư, con cháu các nhà văn võ, thuộc lại ở các trấn cựu triều đều tùy đâu, tiện đấy mà đi học.
Đáp án : A
Đọc kĩ các phương án
Đạo là lẽ đối xử hàng ngày giữa mọi người , kẻ đi học là học điều ấy.
Tế Hanh cũng là một nhà thơ tiêu biểu trong phong trào thơ mới, đúng hay sai?
Ông có mặt trong phong trào thơ Mới ở chặng cuối
Hãy sắp xếp các dòng dưới đây theo thứ tự hợp lí để tạo thành dàn ý phần Thân bài của bài thuyết minh về một phương pháp (một thí nghiệm).
a. Cách thức
b. Yêu cầu chất lượng
c. Điều kiện
d. Trình tự
-
A.
a – b – c - d
-
B.
c – a – d – b
-
C.
d – c – b – a
-
D.
d – b – c – a
Đáp án : B
Đọc kĩ và chọn đáp án phù hợp nhất
Trình tự đúng sẽ là: Điều kiện - Cách thức - Trình tự - Yêu cầu chất lượng
Từ nào có thể thay thế từ “vui lòng” trong câu “Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng” ?
-
A.
Cam chịu
-
B.
Bình thường
-
C.
Cam lòng
-
D.
Mặc kệ
Đáp án : C
Thử thay từng từ và chọn đáp án phù hợp nhất
Có thể thay bằng từ đồng nghĩa ”cam lòng”
Câu nghi vấn nào dưới đây có chức năng đe dọa?
-
A.
Trời ơi, sao tôi khổ thế này?
-
B.
Mày định nói cho cha mày nghe đấy à?
-
C.
Những khổ tâm của tôi làm sao anh biết được?
-
D.
Khi nào bố mới về ạ?
Đáp án : B
Đọc kĩ các đáp án
Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Là một câu đe dọa.
Câu nghi vấn sau dùng để làm gì?
“Cậu có thể giúp mình giải bài toán này được không?”
-
A.
Cầu khiến
-
B.
Bộc lộ tình cảm, cảm xúc
-
C.
Đe dọa
-
D.
Khẳng định
Đáp án : A
Đọc kĩ các đáp án
Cầu khiến
Mục đích nói của câu số (3) trong đoạn dưới đây là gì ?
Trong đêm mít tinh để ghi tên thanh niên tòng quân, trước mặt bà con cả xã, đèn sáng rực, anh cán bộ của huyện đội vừa dứt lời, cả hai chị em Việt giành nhau chạy lên.
- (1 ) Tôi tên là Việt, anh cho tôi đi bộ đội với.
Chị Chiến đứng sau Việt, thở :
- (2) Đề nghị mấy anh xét cho. Nó là em tôi mà cái gì nó cũng giành …
Đôi chân mày rộng của anh cán bộ cứ nhướng lên giữa trán, không hiểu chuyện gì. Bà con cô bác ở dưới bàn tán lao xao. Anh cán bộ hỏi Việt :
- (3) Hai em là chị em ruột?
(Nguyễn Thi, Những đứa con trong gia đình)
-
A.
Người nói muốn người nghe công nhận họ là hai chị em ruột.
-
B.
Người nói muốn người nghe cam đoan họ là hai chị em ruột.
-
C.
Người nói muốn người nghe giải đáp điều người nói chưa biết là họ có phải là hai chị em ruột hay không.
-
D.
Người nói muốn người nghe thể hiện họ là hai chị em ruột.
Đáp án : C
Đọc kĩ các đáp án
Câu trên nhằm mục đích để hỏi
Sự hài lòng, mãn nguyện của ông Giuốc-đanh khi mặc bộ lễ phục thể hiện ở câu nói nào ?
-
A.
ồ! Thế thì bộ áo này may được đấy.
-
B.
Ấy đấy, ăn mặc theo lối quí phái thì thế đấy! Còn cứ bo bo giữ kiểu áo quần trưởng giả thì đời nào được coi là “ông lớn”.
-
C.
Tôi đã bảo không mà. Bác may thế này được rồi.
-
D.
Thưa, đây là bộ lễ phục đẹp nhất triều đình và may vừa mắt nhất.
Đáp án : B
Đọc kĩ các câu nói trên
Câu nói ở phương án B thể hiện sự hài lòng, mãn nguyện của ông Giuốc-đanh
Đọc văn bản sau:
- Nguyên liệu (đủ cho hai bát)
- Rau ngót: 300g (2 mớ)
- Thịt lợn nạc thăn: 150g
- Nước mắm, mì chính, muối.
- Cách làm:
- Rau ngót chọn lá nhỏ, tươi non, tuốt lấy lá, bỏ cọng, rửa sạch, vò hơi giập.
- Thịt lợn nạc rửa sạch, thái miếng mỏng (Hoặc băm nhỏ).
- Cho thịt vào nước lã, đun sôi, hớt bọt, nêm nước mắm, muối vừa ăn, cho rau vào đun sôi khoảng 2 phút, cho chút mì chính rồi bắc ra ngay.
Hãy cho biết văn bản trên thiếu nội dung nào?
-
A.
Yêu cầu thành phẩm
-
B.
Cách thức
-
C.
Trình tự
-
D.
Điều kiện
Đáp án : A
Đọc kĩ thông tin đã cho
Ngữ liệu trên thiếu yêu cầu về thành phẩm
Trần Quốc Tuấn đã sử dụng biện pháp tu từ nào để lột tả sự ngang nhiên, láo xược và tàn ác của quân giặc xâm lược ?
-
A.
Vật hoá
-
B.
Nhân hoá
-
C.
So sánh
-
D.
ẩn dụ
Đáp án : D
Nhớ lại các biện pháp tu từ đã học
Biện pháp ẩn dụ thể hiện qua các hình ảnh cú diều, dê chó… khi nói về quan giặc.
Đâu không phải là giá trị nghệ thuật của bài thơ "Quê hương"?
-
A.
Ngôn ngữ bình dị mà gợi cảm, giọng thơ khỏe khoắn hào hùng
-
B.
Hình ảnh thơ phong phú, giàu ý nghĩa
-
C.
Nghệ thuật ước lệ đặc sắc
-
D.
Sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật: so sánh, điệp từ,…
Đáp án : C
Nghệ thuật ước lệ đặc sắc không phải nghệ thuật của bài thơ này.
Nhận xét nào phù hợp với đoạn 1 của bài thơ “Khi con tu hú”?
-
A.
Mở ra cả một thế giới rộn ràng, tràn đầy sức sống.
-
B.
Khao khát tự do đến cháy bỏng
-
C.
Bức tranh mùa hè rực rỡ.
-
D.
Sức cảm nhận tinh tế, mãnh liệt của tâm hồn yêu đời.
Đáp án : A
Đoạn đầu bài thơ được nhận xét là bức tranh đã mở ra cả một thế giới rộn ràng, tràn đầy sức sống.
Có ý kiến rằng “Trong bài thơ Quê hương của Tế Hanh đã sử dụng những hình ảnh so sánh đẹp, bay bổng và biện pháp nhân hóa độc đáo, thổi linh hồn cho sự vật khiến cho sự vật có một vẻ đẹp có một ý nghĩa”
Nhớ lại nội dung văn bản
Ý kiến trên hoàn toàn xác đáng
Bàn luận về phép học được sáng tác năm nào ?
-
A.
1010
-
B.
958
-
C.
1789
-
D.
1791
Đáp án : D
Trung xây dựng đất nước đã viết thư mời ông giúp dân giúp nước về mặt văn hóa giáo dục, vì vậy tháng 8 năm 1791, Nguyễn Thiếp đã đang lên vua bản tấu này.
Văn bản Hịch tướng sĩ gồm mấy phần?
-
A.
Hai phần.
-
B.
Ba phần.
-
C.
Bốn phần.
-
D.
Năm phần.
Đáp án : C
Văn bản gồm 4 phần
Bốn câu thơ sau nói lên điều gì?
“Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!”
-
A.
Nỗi nhớ làng chài của người con tha hương.
-
B.
Tâm trạng yêu đời, hăng say lao động của tác giả.
-
C.
Tâm trạng luyến tiếc của tác giả khi không được cùng đoàn thuyền ra khơi đánh cá.
-
D.
Miêu tả những vẻ đẹp về màu sắc của biển quê hương.
Đáp án : A
Đoạn thơ trên nói về nỗi nhớ làng chài của người con tha hương.
Cho luận điểm: “Học phải kết hợp với làm bài tập thì mới hiểu bài.” Chúng ta có thể lựa chọn ý nào để triển khai luận điểm trên?
-
A.
Làm bài tập giúp cho việc nhớ lại, củng cố lí thuyết.
-
B.
Làm bài tập giúp ta nhớ kiến thức dễ dàng.
-
C.
Làm bài tập giúp ta rèn và phát triển năng lực tư duy để hiểu bài dễ hơn.
-
D.
Cả A, B, C đều đúng.
Đáp án : D
Đọc kĩ đề và các phương án
Tất cả các phương án trên đều đúng
Câu văn “Tôi tên là Việt, anh cho tôi đi bộ đội với .” Thể hiện hành động cụ thể nào của người nói?
-
A.
Khuyên bảo
-
B.
Đề nghị
-
C.
Xúi giục
-
D.
Van xin
Đáp án : B
Đọc kĩ câu nói đã cho ở đề bài
Câu nói trên thuộc kiểu hành động đề nghị
Trong giao tiếp, nhiều khi những câu nghi vấn như “Anh ăn cơm chưa?”, “Cậu đọc sách đấy à?”, “Em đi đâu đấy?” không nhằm để hỏi. Vậy trong những trường hợp đó, câu nghi vấn dùng để làm gì?
-
A.
Bộc lộ tình cảm, cảm xúc
-
B.
Dùng để chào
-
C.
Cầu khiến
-
D.
Đe dọa
Đáp án : B
Nhớ lại những trường hợp dùng những câu trên
Trong nhiều trường hợp, các câu trên dùng để chào hỏi, thể hiện phép lịch sự
Bài thơ “Khi con tu hú” nằm trong tập thơ nào của tác giả Tố Hữu?
-
A.
Từ ấy (1937-1946)
-
B.
Việt Bắc (1946 – 1954)
-
C.
Máu và hoa (1972 – 1977)
-
D.
Một tiếng đờn (1979 – 1992)
Đáp án : A
Nhớ lại văn bản
Bài thơ “Khi con tu hú” nằm trong tập thơ Từ ấy
Quê hương thuộc thể thơ gì?
-
A.
Năm chữ
-
B.
Bảy chữ
-
C.
Tám chữ
-
D.
Lục bát
Đáp án : C
Nhớ lại số chữ ở mỗi câu thơ
Đoàn thuyền đánh cá thuộc thể thơ tám chữ
Trong văn bản gửi cho vua Quang Trung, Nguyễn Thiếp đã đề cập đến ba điều mà các bậc làm vua nên biết. Đó là ba điều gì?
-
A.
Dân giàu, nước mạnh, xã hội văn minh.
-
B.
Văn, võ, hiếu
-
C.
Quân đức (đức của vua), dân tâm (lòng dân), học pháp (phép học).
-
D.
Cả A, B,C đều sai.
Đáp án : C
Đọc lại văn bản
Quân đức (đức của vua), dân tâm (lòng dân), học pháp (phép học).
Trần Quốc Tuấn yêu cầu các tướng lĩnh phải thực hiện điều gì ?
-
A.
Hành động đề cao bài học cảnh giác.
-
B.
Chăm chỉ huấn luyện cho quân sĩ, tập dượt cung tên.
-
C.
Tích cực tìm hiểu cuốn sách: “Binh thư yếu lược”.
-
D.
Gồm cả A, B và C.
Đáp án : D
Tất cả những ý trên đều là yêu cầu của Trần Quốc Tuấn
Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục là sáng tác của ai?
-
A.
Sếch-phia
-
B.
Mô-li-e
-
C.
Pushkin
-
D.
Mi-lơ
Đáp án : B
Nhớ lại tên tác giả
Văn bản trên là của tác giả Mô-li-e
Hịch tướng sĩ được viết theo thể văn gì?
-
A.
Văn xuôi.
-
B.
Văn vần.
-
C.
Văn biền ngẫu.
-
D.
Cả A, B, C đều sai.
Đáp án : C
Hịch tướng sĩ được viết theo thể văn biền ngẫu
Dòng nào nói đúng nhất nội dung, ý nghĩa của hai câu thơ đầu trong bài thơ Quê hương?
-
A.
Giới thiệu nghề nghiệp, vị trí địa lí của làng quê nhà thơ.
-
B.
Giới thiệu vẻ đẹp của làng quê nhà thơ.
-
C.
Miêu tả cảnh sinh hoạt của người dân làng chài.
-
D.
Cả A, B, C đều sai.
Đáp án : A
Hai câu thơ đầu giới thiệu nghề nghiệp, vị trí địa lí của làng quê nhà thơ.
Hành động hỏi sau có phải mục đích để hỏi không?
" U nhất định bán con đấy ư? U không cho con ở nhà nữa ư?"
Có
Không
Có
Không
Đọc kĩ và đặt trong văn cảnh
Các câu hỏi trên dùng để bộc lộ cảm xúc
Bài viết ca ngợi vẻ đẹp phẩm chất đạo đức của ông trưởng giả, đúng hay sai?
Văn bản khắc họa tính cách lố lăng của một tên trưởng giả đã dốt nát còn đòi học làm sang, tạo nên tiếng cười cho đọc giả.
Các “phép học” mà Nguyễn Thiếp bàn luận đến trong bài tấu của mình là những phép nào ?
-
A.
Học tuần tự từ những điều đơn giản tới những điều phức tạp.
-
B.
Học rộng nắm gọn những vấn đề cơ bản.
-
C.
Học phải áp dụng vào thực tế, học đi đôi với hành.
-
D.
Gồm cả A, B và C.
Đáp án : D
Các “phép học” mà Nguyễn Thiếp bàn luận đến trong bài tấu của mình là:
- Học tuần tự từ những điều đơn giản tới những điều phức tạp.
- Học rộng nắm gọn những vấn đề cơ bản.
- Học phải áp dụng vào thực tế, học đi đôi với hành.
Thơ ca Tố Hữu có sự thống nhất với?
-
A.
Cuộc sống
-
B.
Thiên nhiên
-
C.
Tình yêu
-
D.
Cách mạng
Đáp án : D
Ở Tố Hữu có sự thống nhất đẹp đẽ giữa cuộc đời cách mạng và cuộc đời thơ.
Dụng ý của tác giả thể hiện qua câu : "Huống chi ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan” ?
-
A.
Thể hiện sự thông cảm với các tướng sĩ.
-
B.
Kêu gọi tinh thần đấu tranh của các tướng sĩ.
-
C.
Miêu tả hoàn cảnh sinh sống của mình cũng như của các tướng sĩ.
-
D.
Khẳng định mình và các tướng sĩ là những người cùng cảnh ngộ.
Đáp án : D
Đọc kĩ đề bài
Câu nói trên khẳng định mình và các tướng sĩ là những người cùng cảnh ngộ.
Hình ảnh nào xuất hiện hai lần trong bài thơ Khi con tu hú?
-
A.
Lúa chiêm
-
B.
Trời xanh
-
C.
Con tu hú
-
D.
Nắng đào
Đáp án : C
Nhớ lại các câu thơ
Hình ảnh nào xuất hiện hai lần trong bài thơ, cả phần đầu và cuối.
Địa danh nào sau đây là quê hương của Tế Hanh?
-
A.
Quảng Nam
-
B.
Quảng Ninh
-
C.
Quảng Ngãi
-
D.
Quảng Trị
Đáp án : C
Quê quán: sinh ra tại một làng chài ven biển tỉnh Quảng Ngãi
Bài thơ Khi con tu hú đã thể hiện sâu sắc tình yêu cuộc sống tha thiết và niềm khao khát tự do đến cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày.
Nhận định trên hoàn toàn chính xác
Tế Hanh đã so sánh ‘cánh buồm’ với hình ảnh nào?
-
A.
Con tuấn mã
-
B.
Mảnh hồn làng
-
C.
Dân làng
-
D.
Quê hương
Đáp án : B
Nhớ lại câu thơ chứa hình ảnh cánh buồm
Tế Hanh đã so sánh ‘cánh buồm’ với hình ảnh mảnh hồn làng
Câu nghi vấn dưới đây được dùng để làm gì?
Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng? (Nam Cao, Lão Hạc)
-
A.
Phủ định
-
B.
Đe doạ
-
C.
Hỏi
-
D.
Biểu lộ tình cảm, cảm xúc
Đáp án : D
Đọc kĩ ví dụ
Câu nghi vấn trên nhằm bộc lộ cảm xúc.
Người ta thường viết hịch khi nào?
-
A.
Khi đất nước có giặc ngoại xâm.
-
B.
Khi đất nước thanh bình.
-
C.
Khi đất nước phồn vinh.
-
D.
Khi đất nước vừa kết thúc chiến tranh.
Đáp án : A
Người ta thường viết hịch khi đất nước có giặc ngoại xâm.
Bài thơ nào sau đây không phải là của nhà thơ Tố Hữu?
-
A.
Việt Bắc
-
B.
Đêm nay Bác không ngủ
-
C.
Sáng tháng năm
-
D.
Mẹ Suốt
Đáp án : B
Xem lại phần sự nghiệp
Đêm nay Bác không ngủ của tác giả Minh Huệ
Bài thơ Khi con tu hú được khơi nguồn từ tiếng chim tu hú gọi bầy
Nhớ lại nội dung văn bản
Bài thơ Khi con tu hú được khơi nguồn từ tiếng chim tu hú gọi bầy thể hiện qua câu thơ đầu.
Bài thơ "Khi con tu hú" viết về đề tài gì?
-
A.
Vẻ đẹp mùa hè
-
B.
Tình yêu sống và sự khao khát tự do
-
C.
Giá trị của lao động
-
D.
Lòng biết ơn cuộc sống
Đáp án : B
Bài thơ thể hiện niềm tin yêu cuộc sống thiết tha và sự khao khát tự do mãnh liệt của người chiến sĩ trong cảnh tù đầy.
Bàn luận về phép học được trích dẫn từ đâu ?
-
A.
Bài cáo của vua Quang Trung
-
B.
Bài tấu của Nguyễn Thiếp
-
C.
Bài hịch của Nguyễn Thiếp
-
D.
Bài tấu của Nguyễn Trãi
Đáp án : B
Nhớ lại tên tác giả
Bài tấu của Nguyễn Thiếp
Trần Quốc Tuấn là một danh tướng kiệt xuất của dân tộc ta, đúng hay sai ?
Ông là danh tướng kiệt xuất của dân tộc ta
Câu thơ nào miêu tả nét ngoại hình đặc trưng của dân chài lưới?
-
A.
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng - Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
-
B.
Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ - Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
-
C.
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng - Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.
-
D.
Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới - Nước bao vây cách biển nửa ngày sông.
Đáp án : C
Đọc kĩ và xét xem câu thơ nào đặc trưng nhất
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng - Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.
Đoạn văn nào thể hiện rõ nhất lòng yêu nước, căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn?
-
A.
Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác ta gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.
-
B.
Giặc với ta là kẻ thù không đội trời chung, các ngươi cứ điềm nhiên không biết rửa nhục, không lo trừ hung, không dậy quân sĩ; chẳng khác nào quay mũi giáo mà chịu đầu hàng, giơ tay không mà chịu thua giặc...
-
C.
Chẳng những thái ấp của ta không còn, mà bổng lộc các ngươi cũng mất; chẳng những gia quyến của ta bị tan, mà vợ con các ngươi cũng khốn; chẳng những xã tắc tổ tông ta bị giày xéo, mà phần mộ cha mẹ các ngươi cũng bị quật lên…
-
D.
Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mạng vì nước, đời nào không có? Giả sử các bậc đó cứ khư khư theo thói nữ nhi thường tình, thì cũng chết già ở xó cửa, sao có thể lưu danh sử sách, cùng trời đất muôn đời bất hủ được.
Đáp án : A
Đọc kĩ các đoạn văn đã cho
Đoạn văn đầu là đoạn văn thể hiện rõ nhất lòng yêu nước, căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn.
Qua văn bản "Quê hương", nhận định đúng nhất về thiên nhiên vùng ven biển Nam Trung Bộ?
-
A.
Hoang dã, hùng vĩ
-
B.
Trù phú, độc đáo
-
C.
Giàu có, hoa lệ
-
D.
Tươi sáng, sinh động
Đáp án : D
Bài thơ đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển.