Đề thi học kì 2 Văn 8 - Đề số 4
Đề bài
Bài thơ nào dưới đây cùng tác giả với bài thơ “Đi đường”?
-
A.
Đêm nay Bác không ngủ
-
B.
Lượm
-
C.
Cảnh khuya
-
D.
Bài ca Côn Sơn
Nội dung chính của bài thơ "Ngắm trăng" là gì ?
-
A.
Tình yêu thiên nhiên của Bác
-
B.
Những gian khổ của người tù
-
C.
Phong thái ung dung của Bác
-
D.
Đáp án A và C
Câu thơ cuối Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
-
A.
So sánh
-
B.
Điệp từ
-
C.
Ẩn dụ
-
D.
Nhân hoá
Sự hài lòng, mãn nguyện của ông Giuốc-đanh khi mặc bộ lễ phục thể hiện ở câu nói nào ?
-
A.
ồ! Thế thì bộ áo này may được đấy.
-
B.
Ấy đấy, ăn mặc theo lối quí phái thì thế đấy! Còn cứ bo bo giữ kiểu áo quần trưởng giả thì đời nào được coi là “ông lớn”.
-
C.
Tôi đã bảo không mà. Bác may thế này được rồi.
-
D.
Thưa, đây là bộ lễ phục đẹp nhất triều đình và may vừa mắt nhất.
Dòng nào nói đúng nhất tâm trạng của tác giả được thể hiện ở hai câu thơ cuối bài Đi đường ?
-
A.
Kiêu hãnh vì đã được đứng trên tất cả mọi người.
-
B.
Sảng khoái vì đã thoát khỏi những nhọc nhằn trên đường đi.
-
C.
Thanh thản, nhẹ nhàng, ung dung vì đã lên đến đỉnh cao nhất.
-
D.
Mệt mỏi vì phải trải qua quãng đường đầy gian lao, vất vả.
Câu sau đây thực hiện hành động kể. Đúng hay sai?
Mẹ tự hào về con lắm, con trai!
Đoạn trích Thuế máu nằm ở chương thứ mấy của tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp ?
-
A.
Chương I
-
B.
Chương II
-
C.
Chương III
-
D.
Chương IV
Bài “Ngắm trăng” rút ra từ sáng tác nào ?
-
A.
Đường cách mệnh
-
B.
Người cùng khổ
-
C.
Nhật kí trong tù
-
D.
Nhân đạo
Trong các câu văn dưới đây, trật tự của câu nào thể hiện trình tự quan sát của người nói?
-
A.
Đáng tội nghiệp nhất là hai cô không sầu tư, không có một nỗi chán nản gê ghớm, nó xui ta cầu xin cái chết. (Xuân Diệu)
-
B.
Rồi hắn tháo giày, quăng từng chiếc một vào xó nhà. (Nam Cao)
-
C.
Bọn ấy đều hoặc là bạn hàng, hoặc là vây cánh, hoặc là tay sai của nghị Hách cả. (Vũ Trong Phụng)
-
D.
Các nhà đã lên đèn cả rồi, đèn treo trong nhà bác phở Mĩ, đèn hoa kì leo lét trong nhà ông Cửu, và đèn dây sáng xanh trong hiệu khách... (Thạch Lam)
Câu “Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?” mục đích dùng để làm gì?
-
A.
Dùng để trần thuật
-
B.
Dùng để hỏi
-
C.
Dùng để sai khiến
-
D.
Dùng để bộc lộ cảm xúc
Đoạn văn dưới đây được viết theo kiểu quy nạp, đúng hay sai?
“Sáng tác thơ là một công việc rất đặc biệt, rất khó khăn, đòi hỏi người nghệ sĩ phải hình thành một cá tính sáng tạo. Tuy vậy, theo Xuân Diệu - tuyệt nhiên không nên thổi phồng cái cá biệt, cái độc đáo ấy lên một cách quá đáng. Điêù ấy không hợp với thơ và không phải phẩm chất của người làm thơ chân chính. Hãy sáng tác thơ một cách tự nhiên, bình dị, phải đấu tranh để cải thiện cái việc tự sáng tạo ấy không trở thành anh hùng chủ nghĩa. Trong khi sáng tác nhà thơ không thể cứ chăm chăm: mình phải ghi dấu ấn của mình vào trong bài thơ này, tập thơ nọ. Chính trong quá trình lao động dồn toàn tâm toàn ý bằng sự xúc cảm tràn đầy, có thể nhà thơ sẽ tạo ra được bản sắc riêng biệt một cách tự nhiên, nhà thơ sẽ biểu hiện được cái cá biệt của mình trong những giây phút cầm bút”.
Tác phẩm nào được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên?
-
A.
Bình Ngô đại cáo
-
B.
Sông núi nước Nam
-
C.
Tuyên ngôn độc lập
-
D.
Chiếu dời đô
Việc tác giả đưa ra những thất bại của kẻ thù ở cuối đoạn thơ trong "Nước Đại Việt ta" nhằm khẳng định điêu gì?
-
A.
Công lý của cuộc đời
-
B.
Sức mạnh của nước Nam
-
C.
Tinh thần của dân tộc
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Ý nào dưới đây thể hiện trình tự mà Nguyễn Trãi đưa ra để khẳng định tư cách độc lập của dân tộc ?
-
A.
Cương vực, lãnh thổ, nền văn minh, truyền thống lịch sử, chủ quyền, phong tục.
-
B.
Nền văn hiến, cương vực lãnh thổ, phong tục, truyền thống lịch sử, chủ quyền.
-
C.
Truyền thống lịch sử, nền văn hiến, chủ quyền, cương vực lãnh thổ, phong tục.
-
D.
Chủ quyền, truyền thống lịch sử, phong tục, nền văn hiến, cương vực lãnh thổ.
Phần III – Kết quả của sự hi sinh (Thuế máu – Nguyễn Ái Quốc) có yếu tố biểu cảm hay không?
Có
Không
Dòng nào, tất cả các từ đều là từ ngữ cảm thán?
-
A.
Hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào.
-
B.
Ôi, than ôi, thay, xiết bao, chao ơi...
-
C.
Hãy, ôi, than ôi, biết chừng nào...
-
D.
Ai, gì, nào, à, ư, hả...
Trong đoạn trích Nước Đại Việt ta, Nguyễn Trãi chủ yếu sử dụng phương thức biểu đạt nào ?
-
A.
Nghị luận
-
B.
Tự sự
-
C.
Thuyết minh
-
D.
Miêu tả
Đâu không phải là giá trị nội dung của "Đi đường"?
-
A.
Những gian khổ mà người tù gặp phải
-
B.
Vẻ đẹp tinh khôi của vầng trăng khuya
-
C.
Chân dung đẹp đẽ của người chiến sĩ cách mạng
-
D.
Để lại triết lý cao đẹp
Câu nào sau đây là câu bộc lộ cảm xúc trước tình cảm của một người thân dành cho mình?
-
A.
Tôi rất yêu mẹ của tôi
-
B.
Con yêu mẹ nhiều lắm, mẹ ơi!
-
C.
Mẹ luôn quan tâm, chăm sóc tôi.
-
D.
Mẹ luôn dành tất cả tình yêu thương cho chúng tôi.
Cho câu văn: “Nhanh như cắt, chị Dậu nắm ngay được gậy của hắn” (Ngô Tất Tố, Tắt đèn). Cách thay đổi vị trí cụm từ “nhanh như cắt” nào dưới đây làm biến đổi ý nghĩa của câu văn trên nhiều nhất?
-
A.
Chị Dậu nhanh như cắt nắm ngay được gậy của hắn.
-
B.
Chị Dậu nắm nhanh như cắt gậy của hắn.
-
C.
Chị Dậu nắm ngay được gậy của hắn nhanh như cắt.
-
D.
Nắm ngay được gậy của hắn, chị Dậu nhanh như cắt.
Câu trần thuật sau dùng để làm gì?
“Thứ hai tới chúng ta sẽ làm bài kiểm tra giữa kì”
-
A.
Kể
-
B.
Miêu tả
-
C.
Thông báo
-
D.
Nhận định
Nội dung chính của câu văn sau là gì ?
“Nhưng hộ đã phải trả bằng một cái giá khá đắt cái vinh dự đột ngột ấy, vì để bảo vệ cho cái công lí và tự do mà chính họ không được hưởng một tí nào, họ đã phải đột ngột xa lìa vợ con, rời bỏ mảnh ruộng hoặc đàn cừu của ho, để vượt đại dương, đi phơi thây trên các bãi chiến trường Châu Âu"
(Thuế máu)
-
A.
Thể hiện nỗi buồn của những người dân tộc thuộc địa khi phải xa lìa vợ con để ra mặt trận.
-
B.
Thể hiện số phận bi thảm của những người dân thuộc địa bị bọn thực dân đẩy ra thuộc địa.
-
C.
Thể hiện sự đối sử tàn tệ của bọn thực dân đối với những người dân thuộc địa.
-
D.
Thể hiện số phận bi thảm của những người dân thuộc địa ở địa phương.
Các câu trong đoạn trích “Nước Đại Việt ta” thuộc về lớp hành động nói nào?
-
A.
Hành động hứa hẹn
-
B.
Hành động trình bày
-
C.
Hành động bộc lộ cảm xúc
-
D.
Hành động hỏi
Câu thơ nào trong bài Đi đường diễn tả rõ nhất sự trải dài bất tận của những dãy núi trên chặng đường đầy gian khổ, thử thách ?
-
A.
Câu 1
-
B.
Câu 2
-
C.
Câu 3
-
D.
Câu 4
Câu trần thuật sau dùng để làm gì? “Thánh gióng là vị anh hùng đã đánh đuổi giặc Ân ra khỏi bờ cõi nước ta.”
-
A.
Kể
-
B.
Thông báo
-
C.
Nhận định
-
D.
Miêu tả
Câu nào sau đây là câu bộc lộ cảm xúc khi nhìn thấy mặt trời mọc.
-
A.
Mặt trời đỏ rực như một quả cầu lửa
-
B.
Cậu có đi cùng tớ xem mặt trời mọc không?
-
C.
Ôi, mặt trời lúc bình minh thật huy hoàng!
-
D.
Cả A, B, C đều sai
Bình Ngô đại cáo được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay.
Hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong câu văn “Cả tiền phạt, tiền thuốc, tiền lợn, mày phải chịu một trăm bạc trắng” (Tô Hoài) là gì ?
-
A.
Thu hút sự chú ý của người đọc vào cụm từ Cả tiền phạt, tiền thuốc ...
-
B.
Nhấn mạnh việc liệt kê các loại tiền mà người nghe phải đóng.
-
C.
Bộc sự quan tâm của người nói đối với người nghe.
-
D.
Gồm ý A và B.
Sự ra đời của tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” có tác dụng như thế nào?
-
A.
Đã giải phóng các dân tộc bị ấp bức ra khỏi “gông xiềng” của chủ nghĩa thực dân.
-
B.
Khơi dậy ý chí đấu tranh của các dân tộc bị áp bức, đồng thời tạo nên một làn sóng đấu tranh giải phóng dân tộc ở các thuộc địa.
-
C.
Giáng đòn tấn công quyết liệt vào chủ nghĩa thực dân, đồng thời vạch ra con đường cách mạng và tương lai cho các dân tộc bị áp bức.
-
D.
Làm cho bọn thực dân khiếp sợ và không dám tiếp tục bóc lột nhân dân các thuộc địa.
Câu nào dưới đây là câu cảm thán?
-
A.
Cậu có thể giúp mình mở cửa được không?
-
B.
Than ôi! Sao số cụ lại khổ thế này.
-
C.
Anh nên đi sớm đi thì hơn.
-
D.
Mặt trời đỏ rực như một quả cầu lửa.
Câu nào dưới đây không phải là câu cảm thán?
-
A.
Thế thì con biết làm thế nào được! (Ngô Tất Tố)
-
B.
Hỡi ơi Lão Hạc! (Nam Cao)
-
C.
Lúc bấy giờ ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào! (Trần Quốc Tuấn)
-
D.
Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu! (Tố Hữu)
Hai văn bản “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” và “Hịch tướng sĩ” có nhiều yếu tố biểu cảm, có được coi là văn bản biểu cảm không?
Có
Không
Đoạn hội thoại dưới đây chỉ quan hệ nào?
Cái Tý vẫn bai bải van như tế sao, một hai xin thầy u đừng bán nó đi, tội nghiệp cho nó.
Chừng như cầm lòng không đậu với những lời ngây thơ và thê thảm của con bé ngoan ngoãn. Chi.
Dậu xoa suýt cái Tỉu và yên ủi cái Tý:
- Không! Thầy con nói đùa ấy thôi! Bán con thì lấy ai ẩm con bé này cho u đi làm?
Cái Tý vui vẻ ngồi vào cạnh đống rễ khoai, nó lại hý hoáy bới bới nhặt nhặt.
Một bầu không khí tẻ ngắt bao phủ cả mấy gian nhà, người ta có thể nghe rõ tiếng dập ở hai trái
tim của hai vợ chồng anh trai cùng.
(Tắt đèn – Ngô Tất Tố)
-
A.
Quan hệ hàng xóm, láng giềng.
-
B.
Quan hệ bạn bè.
-
C.
Quan hệ gia đình.
-
D.
Quan hệ chức vụ xã hội.
Đoạn trích “Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục” nằm trong tác phẩm nào?
-
A.
Trưởng giả học làm sang
-
B.
Người bệnh tưởng
-
C.
Tôi và chúng ta
-
D.
Lão hà tiện
Bản án chế độ thực dân Pháp được viết theo phương thức biểu đạt chính nào ?
-
A.
Tự sự
-
B.
Biểu cảm
-
C.
Thuyết minh
-
D.
Nghị luận
Dòng nào nói đúng nhất giọng điệu chủ đạo của câu “ấy thế mà cuộc chiến tranh vui tươi vừa bùng nổ, thì lập tức họ biến thành những đứa “con yêu", những người “bạn hiền" của các quan cai trị phụ mẫu nhân hậu, thậm chí của cả các quan toàn quyền lớn, toàn quyền bé nữa" ?
-
A.
Giọng lạnh lùng, cay độc.
-
B.
Giọng đay nghiến, cay nghiệt.
-
C.
Giọng mỉa mai, châm biếm.
-
D.
giọng thân tình, suồng sã.
Nguyễn Trãi có biệt hiệu là ?
-
A.
Ức Trai
-
B.
Thuận Thiên
-
C.
Bắc Bình Vương
-
D.
Hưng Đạo Đại Vương
Trong 4 câu sau câu nào là câu trần thuật:
-
A.
Xin lỗi, ở đây không được hút thuốc lá.
-
B.
Hãy bỏ ngay thuốc lá!
-
C.
Anh có thể tắt thuốc lá được không?
-
D.
Anh tắt thuốc lá đi!
Quan hệ nào dưới đây là quan hệ ngang bằng?
-
A.
Thầy cô với học sinh
-
B.
Cha mẹ với con cái
-
C.
Ông bà với các cháu
-
D.
Hai cậu bạn hàng xóm
Chọn các đáp án đúng.
Nghệ thuật nổi bật trong văn bản "Thuế máu" là gì?
Nghệ thuật đả kích, châm biếm sắc sảo, tài tình
Lựa chọn và xây dựng hình ảnh mang ý nghĩa tố cáo
Tạo dựng tình huống truyện gay cấn
Xây dựng tâm lý nhân vật độc đáo
Giọng điệu trào phúng đặc sắc
Ngôn từ mang màu sắc châm biếm
Vai xã hội được xác định bằng yếu tố nào?
-
A.
Nội dung cuộc trò chuyện
-
B.
Giọng điệu người nói
-
C.
Quan hệ xã hội
-
D.
Sắc thái trò chuyện
Bài thơ "Đi đường" được viết trong thời kì nào?
-
A.
Thời kì kháng chiến chống Pháp
-
B.
Thời kì kháng chiến chống Mĩ
-
C.
Thời kì trước Cách mạng tháng 8
-
D.
Những năm đầu thế kỉ XX.
Tác giả Nguyễn Trãi so sánh các triều đại của ta với các triều đại phương Bắc trong "Nước Đại Việt ta" nhằm khẳng định điều gì?
-
A.
Xem thường người phương Bắc
-
B.
Khẳng định đất nước ta cũng ngang hàng với họ
-
C.
Khẳng định nước ta có nhiều hào kiệt
-
D.
Khiêu chiến với người phương Bắc
Nội dung chủ yếu của Nước Đại Việt ta là ?
-
A.
Tuyên bố chủ quyền của nước ta
-
B.
Khẳng định kết cục của kẻ thất bại
-
C.
Cả A và B đều đúng
-
D.
Cả A và B đều sai
Mượn sự kiện đi đường đầy gian nan, Hồ Chí Minh muốn khẳng định triết lí gì?
-
A.
Đường đời có rất nhiều thử thách, con người phải có những biện pháp cụ thể để vượt qua từng thử thách.
-
B.
Cuộc sống có nhiều cơ hội, con người phải biết nắm bắt và tận dụng triệt để.
-
C.
Con người có sức mạnh to lớn có thể đánh bại mọi khó khăn.
-
D.
Đường đời chông gai, chứa đựng nhiều khó khăn, vất vả nhưng nếu cố sức vượt qua thì sẽ có niềm vui và hạnh phúc to lớn.
Nhận định nào nói đúng nhất hình ảnh Bác Hồ hiện lên qua bài thơ Ngăm trăng?
-
A.
Một con người có khả năng nhìn xa trông rộng.
-
B.
Một con người có bản lĩnh cách mạng kiên cường.
-
C.
Một con người yêu thiên nhiên và luôn lạc quan.
-
D.
Một con người giàu lòng yêu thương.
Trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch, Bác "Ngắm trăng" chủ yếu vì:
-
A.
Bác buồn khi bị giam cầm tù đày
-
B.
Bác không ngủ được
-
C.
Bác yêu thiên nhiên, yêu trăng
-
D.
Cả A, B, C đều sai
Trong những cách hỏi sau, em nên dùng cách nào để hỏi người lớn?
- Bác có biết bưu điện ở đâu không ạ?
- Bác làm ơn chỉ giùm cháu bưu điện ở đâu ạ.
- Bưu điện ở đâu, hả bác?
- Chỉ giùm cháu bưu điện ở đâu với!
- Bác có thể chỉ giúp cháu bưu điện ở đâu không ạ?
-
A.
a-b-c
-
B.
a-b-e
-
C.
b-c-d
-
D.
b-c-e
Bài “Ngắm trăng” thuộc thể thơ gì ?
-
A.
Lục bát
-
B.
Thất ngôn tứ tuyệt
-
C.
Song thất lục bát
-
D.
Thất ngôn bát cú
Đâu là nhận xét đúng nhất về con người Nguyễn Trãi?
-
A.
Là vị lãnh đạo anh minh tài ba của dân tộc
-
B.
Là bậc anh hùng dân tộc, một nhân vật toàn tài hiếm có, một danh nhân văn hóa thế giới.
-
C.
Là người yêu nước thương dân, có nhiều cống hiến
-
D.
Là vị quan liêm minh, chính trực
Lời giải và đáp án
Bài thơ nào dưới đây cùng tác giả với bài thơ “Đi đường”?
-
A.
Đêm nay Bác không ngủ
-
B.
Lượm
-
C.
Cảnh khuya
-
D.
Bài ca Côn Sơn
Đáp án : C
Nhớ lại các bài thơ mà em đã học ở các lớp dưới
Cảnh khuya là bài thơ cùng tác giả (Hồ Chí Minh)
Nội dung chính của bài thơ "Ngắm trăng" là gì ?
-
A.
Tình yêu thiên nhiên của Bác
-
B.
Những gian khổ của người tù
-
C.
Phong thái ung dung của Bác
-
D.
Đáp án A và C
Đáp án : D
Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên say mê và phong thái ung dung của Bác ngay cả trong cảnh tù đày.
Câu thơ cuối Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
-
A.
So sánh
-
B.
Điệp từ
-
C.
Ẩn dụ
-
D.
Nhân hoá
Đáp án : D
Nhớ lại các biện pháp nghệ thuật đã học
Câu thơ trên sử dụng biện pháp nhân hóa
Sự hài lòng, mãn nguyện của ông Giuốc-đanh khi mặc bộ lễ phục thể hiện ở câu nói nào ?
-
A.
ồ! Thế thì bộ áo này may được đấy.
-
B.
Ấy đấy, ăn mặc theo lối quí phái thì thế đấy! Còn cứ bo bo giữ kiểu áo quần trưởng giả thì đời nào được coi là “ông lớn”.
-
C.
Tôi đã bảo không mà. Bác may thế này được rồi.
-
D.
Thưa, đây là bộ lễ phục đẹp nhất triều đình và may vừa mắt nhất.
Đáp án : B
Đọc kĩ các câu nói trên
Câu nói ở phương án B thể hiện sự hài lòng, mãn nguyện của ông Giuốc-đanh
Dòng nào nói đúng nhất tâm trạng của tác giả được thể hiện ở hai câu thơ cuối bài Đi đường ?
-
A.
Kiêu hãnh vì đã được đứng trên tất cả mọi người.
-
B.
Sảng khoái vì đã thoát khỏi những nhọc nhằn trên đường đi.
-
C.
Thanh thản, nhẹ nhàng, ung dung vì đã lên đến đỉnh cao nhất.
-
D.
Mệt mỏi vì phải trải qua quãng đường đầy gian lao, vất vả.
Đáp án : C
Tâm trạng của tác giả là sự thanh thản, ung dung
Câu sau đây thực hiện hành động kể. Đúng hay sai?
Mẹ tự hào về con lắm, con trai!
Đọc kĩ câu đã cho
Câu trên thực hiện hành động bộc lộ cảm xúc
Đoạn trích Thuế máu nằm ở chương thứ mấy của tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp ?
-
A.
Chương I
-
B.
Chương II
-
C.
Chương III
-
D.
Chương IV
Đáp án : A
Đoạn trích Thuế máu nằm ở chương thứ I của tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp
Bài “Ngắm trăng” rút ra từ sáng tác nào ?
-
A.
Đường cách mệnh
-
B.
Người cùng khổ
-
C.
Nhật kí trong tù
-
D.
Nhân đạo
Đáp án : C
Bài “Ngắm trăng” rút ra từ tập “Nhật kí trong tù”
Trong các câu văn dưới đây, trật tự của câu nào thể hiện trình tự quan sát của người nói?
-
A.
Đáng tội nghiệp nhất là hai cô không sầu tư, không có một nỗi chán nản gê ghớm, nó xui ta cầu xin cái chết. (Xuân Diệu)
-
B.
Rồi hắn tháo giày, quăng từng chiếc một vào xó nhà. (Nam Cao)
-
C.
Bọn ấy đều hoặc là bạn hàng, hoặc là vây cánh, hoặc là tay sai của nghị Hách cả. (Vũ Trong Phụng)
-
D.
Các nhà đã lên đèn cả rồi, đèn treo trong nhà bác phở Mĩ, đèn hoa kì leo lét trong nhà ông Cửu, và đèn dây sáng xanh trong hiệu khách... (Thạch Lam)
Đáp án : D
Đọc kĩ các đáp án đã cho
Câu văn cuối cùng thể hiện trình tự quan sát của người nói
Câu “Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?” mục đích dùng để làm gì?
-
A.
Dùng để trần thuật
-
B.
Dùng để hỏi
-
C.
Dùng để sai khiến
-
D.
Dùng để bộc lộ cảm xúc
Đáp án : D
Nhớ lại các kiểu câu đã học
Câu trên dù có dấu hỏi nhưng nó dùng để bộc lộ cảm xúc của nhân vật chứ không dùng để hỏi
Đoạn văn dưới đây được viết theo kiểu quy nạp, đúng hay sai?
“Sáng tác thơ là một công việc rất đặc biệt, rất khó khăn, đòi hỏi người nghệ sĩ phải hình thành một cá tính sáng tạo. Tuy vậy, theo Xuân Diệu - tuyệt nhiên không nên thổi phồng cái cá biệt, cái độc đáo ấy lên một cách quá đáng. Điêù ấy không hợp với thơ và không phải phẩm chất của người làm thơ chân chính. Hãy sáng tác thơ một cách tự nhiên, bình dị, phải đấu tranh để cải thiện cái việc tự sáng tạo ấy không trở thành anh hùng chủ nghĩa. Trong khi sáng tác nhà thơ không thể cứ chăm chăm: mình phải ghi dấu ấn của mình vào trong bài thơ này, tập thơ nọ. Chính trong quá trình lao động dồn toàn tâm toàn ý bằng sự xúc cảm tràn đầy, có thể nhà thơ sẽ tạo ra được bản sắc riêng biệt một cách tự nhiên, nhà thơ sẽ biểu hiện được cái cá biệt của mình trong những giây phút cầm bút”.
Câu chủ đề nằm đầu đoạn => đoạn văn diễn dịch, không phải đoạn văn quy nạp.
Tác phẩm nào được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên?
-
A.
Bình Ngô đại cáo
-
B.
Sông núi nước Nam
-
C.
Tuyên ngôn độc lập
-
D.
Chiếu dời đô
Đáp án : B
Nhớ lại kiến thức đã học ở lớp 7
Sông núi nước Nam được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên
Việc tác giả đưa ra những thất bại của kẻ thù ở cuối đoạn thơ trong "Nước Đại Việt ta" nhằm khẳng định điêu gì?
-
A.
Công lý của cuộc đời
-
B.
Sức mạnh của nước Nam
-
C.
Tinh thần của dân tộc
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Đáp án : D
Việc tác giả đưa ra những thất bại của kẻ thù ở cuối đoạn thơ nhằm khẳng định sức mạnh của nhân nghĩa, của độc lập dân tộc
Ý nào dưới đây thể hiện trình tự mà Nguyễn Trãi đưa ra để khẳng định tư cách độc lập của dân tộc ?
-
A.
Cương vực, lãnh thổ, nền văn minh, truyền thống lịch sử, chủ quyền, phong tục.
-
B.
Nền văn hiến, cương vực lãnh thổ, phong tục, truyền thống lịch sử, chủ quyền.
-
C.
Truyền thống lịch sử, nền văn hiến, chủ quyền, cương vực lãnh thổ, phong tục.
-
D.
Chủ quyền, truyền thống lịch sử, phong tục, nền văn hiến, cương vực lãnh thổ.
Đáp án : B
Lời thơ khẳng định chân lí về sự độc lập của dân tộc thông qua việc chứng minh đất nước ta là một đất nước có:
- Có nền văn hiến riêng
- Có lãnh thổ riêng
- Có phong tục riêng
- Có lịch sử riêng
- Có chế độ, chủ quyền riêng
Phần III – Kết quả của sự hi sinh (Thuế máu – Nguyễn Ái Quốc) có yếu tố biểu cảm hay không?
Có
Không
Có
Không
Nhớ lại văn bản đã học
Văn bản Thuế máu – Nguyễn Ái Quốc có yếu tố biểu cảm
Dòng nào, tất cả các từ đều là từ ngữ cảm thán?
-
A.
Hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào.
-
B.
Ôi, than ôi, thay, xiết bao, chao ơi...
-
C.
Hãy, ôi, than ôi, biết chừng nào...
-
D.
Ai, gì, nào, à, ư, hả...
Đáp án : B
Ôi, than ôi, thay, xiết bao, chao ơi... đều là từ cảm thán
Trong đoạn trích Nước Đại Việt ta, Nguyễn Trãi chủ yếu sử dụng phương thức biểu đạt nào ?
-
A.
Nghị luận
-
B.
Tự sự
-
C.
Thuyết minh
-
D.
Miêu tả
Đáp án : A
Trong đoạn trích Nước Đại Việt ta, Nguyễn Trãi chủ yếu sử dụng phương thức biểu đạt nghị luận
Đâu không phải là giá trị nội dung của "Đi đường"?
-
A.
Những gian khổ mà người tù gặp phải
-
B.
Vẻ đẹp tinh khôi của vầng trăng khuya
-
C.
Chân dung đẹp đẽ của người chiến sĩ cách mạng
-
D.
Để lại triết lý cao đẹp
Đáp án : B
Bài thơ không đề cập đến vầng trăng
Câu nào sau đây là câu bộc lộ cảm xúc trước tình cảm của một người thân dành cho mình?
-
A.
Tôi rất yêu mẹ của tôi
-
B.
Con yêu mẹ nhiều lắm, mẹ ơi!
-
C.
Mẹ luôn quan tâm, chăm sóc tôi.
-
D.
Mẹ luôn dành tất cả tình yêu thương cho chúng tôi.
Đáp án : B
Đọc kĩ các phương án
Con yêu mẹ nhiều lắm, mẹ ơi! Là câu cảm thán bộc lộ trực tiếp tình cảm của người nói.
Cho câu văn: “Nhanh như cắt, chị Dậu nắm ngay được gậy của hắn” (Ngô Tất Tố, Tắt đèn). Cách thay đổi vị trí cụm từ “nhanh như cắt” nào dưới đây làm biến đổi ý nghĩa của câu văn trên nhiều nhất?
-
A.
Chị Dậu nhanh như cắt nắm ngay được gậy của hắn.
-
B.
Chị Dậu nắm nhanh như cắt gậy của hắn.
-
C.
Chị Dậu nắm ngay được gậy của hắn nhanh như cắt.
-
D.
Nắm ngay được gậy của hắn, chị Dậu nhanh như cắt.
Đáp án : D
Đọc kĩ các đáp án
Câu cuối cùng làm thay đổi ý nghĩa câu văn nhất
Câu trần thuật sau dùng để làm gì?
“Thứ hai tới chúng ta sẽ làm bài kiểm tra giữa kì”
-
A.
Kể
-
B.
Miêu tả
-
C.
Thông báo
-
D.
Nhận định
Đáp án : C
Đọc kĩ câu văn đã cho
Câu trần thuật trên dùng để thông báo
Nội dung chính của câu văn sau là gì ?
“Nhưng hộ đã phải trả bằng một cái giá khá đắt cái vinh dự đột ngột ấy, vì để bảo vệ cho cái công lí và tự do mà chính họ không được hưởng một tí nào, họ đã phải đột ngột xa lìa vợ con, rời bỏ mảnh ruộng hoặc đàn cừu của ho, để vượt đại dương, đi phơi thây trên các bãi chiến trường Châu Âu"
(Thuế máu)
-
A.
Thể hiện nỗi buồn của những người dân tộc thuộc địa khi phải xa lìa vợ con để ra mặt trận.
-
B.
Thể hiện số phận bi thảm của những người dân thuộc địa bị bọn thực dân đẩy ra thuộc địa.
-
C.
Thể hiện sự đối sử tàn tệ của bọn thực dân đối với những người dân thuộc địa.
-
D.
Thể hiện số phận bi thảm của những người dân thuộc địa ở địa phương.
Đáp án : B
Đọc kĩ câu văn trên
Câu văn trên thể hiện
Các câu trong đoạn trích “Nước Đại Việt ta” thuộc về lớp hành động nói nào?
-
A.
Hành động hứa hẹn
-
B.
Hành động trình bày
-
C.
Hành động bộc lộ cảm xúc
-
D.
Hành động hỏi
Đáp án : B
Xem lại bài thơ
Các câu trong đoạn trích “Nước Đại Việt ta” thuộc về lớp hành động trình bày
Câu thơ nào trong bài Đi đường diễn tả rõ nhất sự trải dài bất tận của những dãy núi trên chặng đường đầy gian khổ, thử thách ?
-
A.
Câu 1
-
B.
Câu 2
-
C.
Câu 3
-
D.
Câu 4
Đáp án : B
Đọc lại 4 câu thơ và chọn đáp án phù hợp
Câu thơ thứ ba diễn tả rõ nhất sự trải dài bất tận của những dãy núi trên chặng đường đầy gian khổ
Câu trần thuật sau dùng để làm gì? “Thánh gióng là vị anh hùng đã đánh đuổi giặc Ân ra khỏi bờ cõi nước ta.”
-
A.
Kể
-
B.
Thông báo
-
C.
Nhận định
-
D.
Miêu tả
Đáp án : A
Đọc kĩ câu trần thuật đã cho
Kể
Câu nào sau đây là câu bộc lộ cảm xúc khi nhìn thấy mặt trời mọc.
-
A.
Mặt trời đỏ rực như một quả cầu lửa
-
B.
Cậu có đi cùng tớ xem mặt trời mọc không?
-
C.
Ôi, mặt trời lúc bình minh thật huy hoàng!
-
D.
Cả A, B, C đều sai
Đáp án : C
Đọc kĩ các phương án đã cho
Ôi, mặt trời lúc bình minh thật huy hoàng! Là một câu cảm thán.
Bình Ngô đại cáo được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay.
Bình Ngô đại cáo được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc Việt Nam
Hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong câu văn “Cả tiền phạt, tiền thuốc, tiền lợn, mày phải chịu một trăm bạc trắng” (Tô Hoài) là gì ?
-
A.
Thu hút sự chú ý của người đọc vào cụm từ Cả tiền phạt, tiền thuốc ...
-
B.
Nhấn mạnh việc liệt kê các loại tiền mà người nghe phải đóng.
-
C.
Bộc sự quan tâm của người nói đối với người nghe.
-
D.
Gồm ý A và B.
Đáp án : D
Đọc kĩ các phương án đã cho
Tất cả các ý trên đều nói về hiệu quả của trật tự từ trong câu
Sự ra đời của tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” có tác dụng như thế nào?
-
A.
Đã giải phóng các dân tộc bị ấp bức ra khỏi “gông xiềng” của chủ nghĩa thực dân.
-
B.
Khơi dậy ý chí đấu tranh của các dân tộc bị áp bức, đồng thời tạo nên một làn sóng đấu tranh giải phóng dân tộc ở các thuộc địa.
-
C.
Giáng đòn tấn công quyết liệt vào chủ nghĩa thực dân, đồng thời vạch ra con đường cách mạng và tương lai cho các dân tộc bị áp bức.
-
D.
Làm cho bọn thực dân khiếp sợ và không dám tiếp tục bóc lột nhân dân các thuộc địa.
Đáp án : C
Xem lại phần ý nghĩa văn bản
Văn bản đã giáng đòn tấn công quyết liệt vào chủ nghĩa thực dân, đồng thời vạch ra con đường cách mạng và tương lai cho các dân tộc bị áp bức.
Câu nào dưới đây là câu cảm thán?
-
A.
Cậu có thể giúp mình mở cửa được không?
-
B.
Than ôi! Sao số cụ lại khổ thế này.
-
C.
Anh nên đi sớm đi thì hơn.
-
D.
Mặt trời đỏ rực như một quả cầu lửa.
Đáp án : B
Đọc kĩ các đáp án đã cho
Than ôi! Sao số cụ lại khổ thế này . Là câu cảm thán.
Câu nào dưới đây không phải là câu cảm thán?
-
A.
Thế thì con biết làm thế nào được! (Ngô Tất Tố)
-
B.
Hỡi ơi Lão Hạc! (Nam Cao)
-
C.
Lúc bấy giờ ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào! (Trần Quốc Tuấn)
-
D.
Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu! (Tố Hữu)
Đáp án : A
Đọc kĩ các đáp án
Thế thì con biết làm thế nào được! không phải là câu cảm thán.
Hai văn bản “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” và “Hịch tướng sĩ” có nhiều yếu tố biểu cảm, có được coi là văn bản biểu cảm không?
Có
Không
Có
Không
Đọc kỹ 2 tác phẩm trên
Nhận định trên là không đúng
Đoạn hội thoại dưới đây chỉ quan hệ nào?
Cái Tý vẫn bai bải van như tế sao, một hai xin thầy u đừng bán nó đi, tội nghiệp cho nó.
Chừng như cầm lòng không đậu với những lời ngây thơ và thê thảm của con bé ngoan ngoãn. Chi.
Dậu xoa suýt cái Tỉu và yên ủi cái Tý:
- Không! Thầy con nói đùa ấy thôi! Bán con thì lấy ai ẩm con bé này cho u đi làm?
Cái Tý vui vẻ ngồi vào cạnh đống rễ khoai, nó lại hý hoáy bới bới nhặt nhặt.
Một bầu không khí tẻ ngắt bao phủ cả mấy gian nhà, người ta có thể nghe rõ tiếng dập ở hai trái
tim của hai vợ chồng anh trai cùng.
(Tắt đèn – Ngô Tất Tố)
-
A.
Quan hệ hàng xóm, láng giềng.
-
B.
Quan hệ bạn bè.
-
C.
Quan hệ gia đình.
-
D.
Quan hệ chức vụ xã hội.
Đáp án : C
Đọc kĩ đoạn văn trên
Quan hệ gia đình
Đoạn trích “Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục” nằm trong tác phẩm nào?
-
A.
Trưởng giả học làm sang
-
B.
Người bệnh tưởng
-
C.
Tôi và chúng ta
-
D.
Lão hà tiện
Đáp án : A
Ông Giuốc- đanh mặc lễ phục trích trong vở kịch 5 hồi Trưởng giả học làm sang
Bản án chế độ thực dân Pháp được viết theo phương thức biểu đạt chính nào ?
-
A.
Tự sự
-
B.
Biểu cảm
-
C.
Thuyết minh
-
D.
Nghị luận
Đáp án : D
Xem lại văn bản
Văn bản được viết theo phương thức biểu đạt chính là nghị luận
Dòng nào nói đúng nhất giọng điệu chủ đạo của câu “ấy thế mà cuộc chiến tranh vui tươi vừa bùng nổ, thì lập tức họ biến thành những đứa “con yêu", những người “bạn hiền" của các quan cai trị phụ mẫu nhân hậu, thậm chí của cả các quan toàn quyền lớn, toàn quyền bé nữa" ?
-
A.
Giọng lạnh lùng, cay độc.
-
B.
Giọng đay nghiến, cay nghiệt.
-
C.
Giọng mỉa mai, châm biếm.
-
D.
giọng thân tình, suồng sã.
Đáp án : C
Đọc kĩ và chú ý phần trong ngoặc kép
Giọng điệu mỉa mai, châm biếm
Nguyễn Trãi có biệt hiệu là ?
-
A.
Ức Trai
-
B.
Thuận Thiên
-
C.
Bắc Bình Vương
-
D.
Hưng Đạo Đại Vương
Đáp án : A
Nguyễn Trãi còn có biệt hiệu là Ức Trai
Trong 4 câu sau câu nào là câu trần thuật:
-
A.
Xin lỗi, ở đây không được hút thuốc lá.
-
B.
Hãy bỏ ngay thuốc lá!
-
C.
Anh có thể tắt thuốc lá được không?
-
D.
Anh tắt thuốc lá đi!
Đáp án : A
Chú ý hình thức các câu trên
Xin lỗi, ở đây không được hút thuốc lá là câu trần thuật.
Quan hệ nào dưới đây là quan hệ ngang bằng?
-
A.
Thầy cô với học sinh
-
B.
Cha mẹ với con cái
-
C.
Ông bà với các cháu
-
D.
Hai cậu bạn hàng xóm
Đáp án : D
Nhớ lại kiến thức
Bạn bè với nhau là quan hệ ngang bằng
Chọn các đáp án đúng.
Nghệ thuật nổi bật trong văn bản "Thuế máu" là gì?
Nghệ thuật đả kích, châm biếm sắc sảo, tài tình
Lựa chọn và xây dựng hình ảnh mang ý nghĩa tố cáo
Tạo dựng tình huống truyện gay cấn
Xây dựng tâm lý nhân vật độc đáo
Giọng điệu trào phúng đặc sắc
Ngôn từ mang màu sắc châm biếm
Nghệ thuật đả kích, châm biếm sắc sảo, tài tình
Lựa chọn và xây dựng hình ảnh mang ý nghĩa tố cáo
Giọng điệu trào phúng đặc sắc
Ngôn từ mang màu sắc châm biếm
Nghệ thuật đả kích, châm biếm sắc sảo, tài tình
Lựa chọn và xây dựng hình ảnh mang ý nghĩa tố cáo
Giọng điệu trào phúng đặc sắc
Ngôn từ mang màu sắc châm biếm
Vai xã hội được xác định bằng yếu tố nào?
-
A.
Nội dung cuộc trò chuyện
-
B.
Giọng điệu người nói
-
C.
Quan hệ xã hội
-
D.
Sắc thái trò chuyện
Đáp án : C
Vai xã hội được xác định bằng quan hệ xã hội
Bài thơ "Đi đường" được viết trong thời kì nào?
-
A.
Thời kì kháng chiến chống Pháp
-
B.
Thời kì kháng chiến chống Mĩ
-
C.
Thời kì trước Cách mạng tháng 8
-
D.
Những năm đầu thế kỉ XX.
Đáp án : C
Chú ý hoàn cảnh sáng tác
Văn bản được viết vào trước Cách mạng tháng 8
Tác giả Nguyễn Trãi so sánh các triều đại của ta với các triều đại phương Bắc trong "Nước Đại Việt ta" nhằm khẳng định điều gì?
-
A.
Xem thường người phương Bắc
-
B.
Khẳng định đất nước ta cũng ngang hàng với họ
-
C.
Khẳng định nước ta có nhiều hào kiệt
-
D.
Khiêu chiến với người phương Bắc
Đáp án : B
Nhớ lại các câu thơ này
Tác giả so sánh các triều đại của ta với các triều đại phương Bắc nhằm khẳng định đất nước ta cũng ngang hàng với họ
Nội dung chủ yếu của Nước Đại Việt ta là ?
-
A.
Tuyên bố chủ quyền của nước ta
-
B.
Khẳng định kết cục của kẻ thất bại
-
C.
Cả A và B đều đúng
-
D.
Cả A và B đều sai
Đáp án : C
Nước Đại Việt ta có ý nghĩa như bản tuyên ngôn độc lập: Nước ta là đất nước có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ riêng, phong tục riêng, có chủ quyền, có truyền thống lịch sử; kẻ xâm phạm là phản nhân nghĩa, nhất định thất bại.
Mượn sự kiện đi đường đầy gian nan, Hồ Chí Minh muốn khẳng định triết lí gì?
-
A.
Đường đời có rất nhiều thử thách, con người phải có những biện pháp cụ thể để vượt qua từng thử thách.
-
B.
Cuộc sống có nhiều cơ hội, con người phải biết nắm bắt và tận dụng triệt để.
-
C.
Con người có sức mạnh to lớn có thể đánh bại mọi khó khăn.
-
D.
Đường đời chông gai, chứa đựng nhiều khó khăn, vất vả nhưng nếu cố sức vượt qua thì sẽ có niềm vui và hạnh phúc to lớn.
Đáp án : D
Đọc kĩ các phương án và chọn ra câu phù hợp nhất
Đường đời chông gai, chứa đựng nhiều khó khăn, vất vả nhưng nếu cố sức vượt qua thì sẽ có niềm vui và hạnh phúc to lớn.
Nhận định nào nói đúng nhất hình ảnh Bác Hồ hiện lên qua bài thơ Ngăm trăng?
-
A.
Một con người có khả năng nhìn xa trông rộng.
-
B.
Một con người có bản lĩnh cách mạng kiên cường.
-
C.
Một con người yêu thiên nhiên và luôn lạc quan.
-
D.
Một con người giàu lòng yêu thương.
Đáp án : C
Bài thơ làm hiện lên hình ảnh yêu thiên nhiên và luôn lạc quan của Bác
Trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch, Bác "Ngắm trăng" chủ yếu vì:
-
A.
Bác buồn khi bị giam cầm tù đày
-
B.
Bác không ngủ được
-
C.
Bác yêu thiên nhiên, yêu trăng
-
D.
Cả A, B, C đều sai
Đáp án : C
Nhớ lại tinh thần, phong thái của Bác và chọn đáp án đúng nhất
Trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch, Bác "Ngắm trăng" chủ yếu vì Bác yêu thiên nhiên, yêu trăng
Trong những cách hỏi sau, em nên dùng cách nào để hỏi người lớn?
- Bác có biết bưu điện ở đâu không ạ?
- Bác làm ơn chỉ giùm cháu bưu điện ở đâu ạ.
- Bưu điện ở đâu, hả bác?
- Chỉ giùm cháu bưu điện ở đâu với!
- Bác có thể chỉ giúp cháu bưu điện ở đâu không ạ?
-
A.
a-b-c
-
B.
a-b-e
-
C.
b-c-d
-
D.
b-c-e
Đáp án : B
Đọc kĩ các đáp án
Nên chọn các cách a, b, e
Bài “Ngắm trăng” thuộc thể thơ gì ?
-
A.
Lục bát
-
B.
Thất ngôn tứ tuyệt
-
C.
Song thất lục bát
-
D.
Thất ngôn bát cú
Đáp án : B
Đọc lại văn bản
Bài “Ngắm trăng” thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
Đâu là nhận xét đúng nhất về con người Nguyễn Trãi?
-
A.
Là vị lãnh đạo anh minh tài ba của dân tộc
-
B.
Là bậc anh hùng dân tộc, một nhân vật toàn tài hiếm có, một danh nhân văn hóa thế giới.
-
C.
Là người yêu nước thương dân, có nhiều cống hiến
-
D.
Là vị quan liêm minh, chính trực
Đáp án : B
Nguyễn Trãi là bậc anh hùng dân tộc, một nhân vật toàn tài hiếm có, một danh nhân văn hóa thế giới. Một con người phải chịu những oan khuất thảm khốc nhất trong lịch sử chế dộ phong kiến Việt Nam.