Đề thi học kì 1 Văn 8 - Đề số 1 — Không quảng cáo

Đề thi, đề kiểm tra Văn 8


Đề thi học kì 1 Văn 8 - Đề số 1

Đề bài

Câu 1 :

Trong các từ sau, từ nào là từ tượng thanh?

  • A.

    Xôn xao

  • B.

    Chốc chốc

  • C.

    Vật vã

  • D.

    Mải mốt

Câu 2 :

Quan niệm sáng tác của Nam Cao là gì?

  • A.

    Nghệ thuật vị nghệ thuật

  • B.

    Nghệ thuật vị nhân sinh

  • C.

    Nghệ thuật vị nghệ sĩ

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 3 :

Sức cuốn hút của tác phẩm "Tôi đi học" là:

  • A.

    Bản thân tình huống truyện.

  • B.

    Tình cảm ấm áp, trìu mến của những người lớn đối với các em nhỏ lần đầu tiên đến trường.

  • C.

    Hình ảnh thiên nhiên, ngôi trường và các so sánh giàu sức gợi cảm của tác giả.

  • D.

    Cả A, B, C.

Câu 4 :

Hình ảnh "bàn tay" trong hai câu văn: "Tôi cảm thấy sau lưng tôi có một bàn tay dịu dàng đẩy tôi tới trước...Một bàn tay quan nhẹ vuốt mái tóc tôi" nhằm diễn tả ý gì?

  • A.

    Sự âu yếm của mẹ hiền.

  • B.

    Sự săn sóc của mẹ hiền.

  • C.

    Tấm lòng mẹ hiền bao la săn sóc, âu yếm, chở che, nâng đỡ và thương yêu đối với con thơ.

  • D.

    Tình thương con bao la của mẹ hiền.

Câu 5 :

Biện pháp nói giảm nói tránh được in đậm trong khổ thơ sau nói về điều gì?

Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành

(Tây Tiến, Quang Dũng)

  • A.

    Sự xa xôi.

  • B.

    Cái chết.

  • C.

    Sự vất vả.

  • D.

    Sự nguy hiểm.

Câu 6 :

An-đéc-xen nổi tiếng với loại truyện viết cho độc giả nào?

  • A.

    Những thuỷ thủ.

  • B.

    Dân nghèo thành thị.

  • C.

    Trẻ em.

  • D.

    Thị dân.

Câu 7 :

Chất thơ trong sáng, nhẹ nhàng, rung động và thấm thía của truyện"Tôi đi học" được thể hiện qua phương thức biểu đạt nào?

  • A.

    Biểu cảm.

  • B.

    Tự sự.

  • C.

    Thuyết minh.

  • D.

    Miêu tả.

Câu 8 :

Đâu không phải là sáng tác của Thanh Tịnh?

  • A.

    Hận chiến trường

  • B.

    Máu và hoa

  • C.

    Quê mẹ

  • D.

    Ngậm ngải tìm trầm

Câu 9 :

Câu nào sau đây sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh?

  • A.

    Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! (Nam Cao)

  • B.

    Thôi để mẹ cầm cũng được. (Thanh Tịnh)

  • C.

    Bác trai đã khá rồi chứ? (Ngô Tất Tố)

  • D.

    Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu. (Nguyên Hồng)

Câu 10 :

Phan Bội Châu là một nhà thơ, đồng thời là một nhà yêu nước, nhà Cách mạng lớn của dân tộc, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 11 :

Chọn các đáp án đúng

Đâu là đề văn thuyết minh về một thể loại văn học?

Hãy tìm hiểu về thể thơ lục bát

Kể về con mèo nhà em

Thuyết minh về thể loại truyện ngắn

Miêu tả về mẹ của em

Giới thiệu về thể song thất lục bát

Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam

Câu 12 :

Bài thơ Đập đá ở Côn Lôn được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

  • A.

    Năm 1908, trên đường tác giả bị giải đến nhà lao ở Côn Đảo.

  • B.

    Năm 1908, , trên đường tác giả bị giải đến nhà lao ở Quảng Đông - Trung Quốc

  • C.

    Năm 1908, trong lúc tác giả cùng các tù nhân khác bị bắt lao động khổ sai tại nhà lao ở Côn Đảo.

  • D.

    Năm 1908, , trong thời gian tác giả hoạt động cách mạng tại nước ngoài

Câu 13 :

Văn bản "Cô bé bán diêm" để lại thông điệp gì?

  • A.

    Bài học về tình yêu thương

  • B.

    Bài học về đức tính trung thực

  • C.

    Bài học về lòng tự trọng

  • D.

    Bài học về tinh thần đoàn kết

Câu 14 :

Tác phẩm Lão Hạc viết về đề tài gì?

  • A.

    Người nông dân nghèo đói bị vùi dập

  • B.

    Người trí thức nghèo sống mòn mỏi, bế tắc trong xã hội cũ

  • C.

    Cả A và B đều đúng

  • D.

    Cả A và B đều sai

Câu 15 :

Phan Châu Trinh sống trong thời đại như thế nào?

  • A.

    Đất nước phát triển văn hóa

  • B.

    Đất nước phát triển phồn thịnh

  • C.

    Đất nước biến động, khủng hoảng

  • D.

    Đất nước thay đổi về chính trị

Câu 16 :

Dòng nào chứa từ ngữ không phù hợp trong mỗi nhóm từ ngữ sau đây?

  • A.

    Cây cối: cây tre, cây chuối, cây cau, cây gạo, cây bàng, cây cọ.

  • B.

    Đồ dùng học tập: bút chì, thước kẻ, sách giáo khoa, vở.

  • C.

    Xe cộ: xe đạp, xe máy, ô tô, xích lô, tàu điện

  • D.

    Nghệ thuật: âm nhạc, vũ đạo, văn học, điện ảnh, hội họa.

Câu 17 :

Văn bản: “Lão Hạc” có sự kết hợp các phương thức biểu đạt nào dưới đây?

  • A.

    Tự sự

  • B.

    Miêu tả.

  • C.

    Biểu cảm

  • D.

    cả A,B,C, đều đúng

Câu 18 :

Một từ ngữ có nghĩa rộng đối với những từ ngữ này, và không thể có nghĩa hẹp đối với từ ngữ khác, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 19 :

Những câu nào có chứa yếu tố biểu cảm?

(1) Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. (2) Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. (3) Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. (4) Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? (5) Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. (6) Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.

(Trích Những ngày thơ ấu - Ngữ văn 8, tập 1)

  • A.

    Câu (1) và (2)

  • B.

    Câu (3) và (4)

  • C.

    Câu (4) và (5)

  • D.

    Câu (5) và (6)

Câu 20 :

Nội dung sau về An-đéc-xen đúng hay sai?

Những khó khăn mà ông trải qua trong thời niên thiếu đã trở thành nguồn cảm hứng cho những sáng tác sau này của ông.

Đúng
Sai
Câu 21 :

Đọc hai đoạn văn sau và trả lời: (1) Bắt đầu là tìm hiểu. Tìm hiểu phải đặt bài văn vào hoàn cảnh lịch sử của nó. Thế là cần đến khoa học, lịch sử, lịch sử dân tộc, có khi cả lịch sử thế giới. (2) Sau khâu tìm hiểu là khâu cảm thụ. Hiểu đúng bài văn đã tốt. Hiểu đúng cũng bắt đầu thấy nó hay, nhưng chưa đủ.

(Theo Lê Trí Viễn)

Hai đoạn văn trên liệt kê những khâu nào của quá trình lĩnh hội và cảm thụ tác phẩm văn học?

  • A.

    Khâu tìm hiểu

  • B.

    Khâu cảm thụ

  • C.

    Khâu hoàn thiện bài viết

  • D.

    Câu A và B đúng

Câu 22 :

Nhận định nào nói đúng nhất giọng điệu của tác phẩm Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000 ?

  • A.

    Khỏe khoắn

  • B.

    Sôi nổi

  • C.

    Bay bổng

  • D.

    Nghiêm túc, trang trọng

Câu 23 :

Bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác viết về đối tượng nào?

  • A.

    Người phụ nữ

  • B.

    Người nông dân

  • C.

    Người tù Cách mạng

  • D.

    Người tri thức

Câu 24 :

Trong những từ in đậm ở các câu sau, từ nào không phải là trợ từ?

  • A.

    Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.

  • B.

    Chính lúc này toàn thân các cậu cũng đang run run theo nhịp bước rộn ràng trong các lớp.

  • C.

    Trời ơi! Chỉ còn có 5 phút!

  • D.

    Lần này em được những 2 điểm 10.

Câu 25 :

Đọc hai đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: Trước đó mấy hôm, lúc đi ngang qua làng Hòa An bẫy chim quyên với thằng Minh, tôi có ghé lại trường một lần. Lần ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ. Tôi đi chung quanh các lớp để nhìn qua cửa kính mấy bản đồ treo trên tường. Tôi không có cảm tưởng nào khác là nhà trường cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng. Nhưng lần này lại khác. Trước mắt tôi trường Mĩ Lí trông vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp. Sân nó rộng, mình nó cao hơn trong những buổi trưa hè đầy vắng lặng. Lòng tôi đâm ra lo sợ vẩn vơ.

(Thanh Tịnh, Tôi đi học)

Từ ngữ liên kết trong hai đoạn văn đó là “nói tóm lại”.

Đúng
Sai
Câu 26 :

Các từ in đậm trong những câu sau, từ nào là trợ từ?

  • A.

    Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi ...

  • B.

    Hỡi ơi Lão Hạc!

  • C.

    Nó vợ con chưa .

  • D.

    Tôi chỉ ốm một trận đấy thôi.

Câu 27 :

Bốn câu thơ sau tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn, Lừng lẫy làm cho lở núi non. Xách búa đánh tan năm bảy đống, Ra tay đập bể mấy trăm hòn.

  • A.

    Hoán dụ và nhân hoá.

  • B.

    Khoa trương, cường điệu hoá.

  • C.

    So sánh và ẩn dụ.

  • D.

    Nhân hoá và ẩn dụ

Câu 28 :

Văn bản "Cô bé bán diêm" phê phán đối tượng nào trong xã hội?

  • A.

    Những người giàu có

  • B.

    Những kẻ vô ơn

  • C.

    Những người vô cảm

  • D.

    Những người bất lịch sự

Câu 29 :

Hai câu thơ đầu trong bài thơ Đập đá ở Côn Lôn thể hiện những phẩm chất đáng quý nào ở con người Phan Châu Trinh?

  • A.

    Ý chí tự khẳng định mình.

  • B.

    Lòng kiêu hãnh.

  • C.

    Khát vọng hành động mãnh liệt.

  • D.

    Cả A, B, C đều đúng.

Câu 30 :

Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp,

Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu.

Dòng nào nói đúng nhất tư tưởng của Phan Bội Châu trong hai câu thơ kết bài?

  • A.

    Khẳng định tư thế hiên ngang của tác giả: coi thường cái chết

  • B.

    Khẳng định ý chí sắt thép, kiên trì cách mạng

  • C.

    Khẳng định sự tin tưởng vào tương lai, sự nghiệp

  • D.

    Kết hợp cả 3 nội dung trên

Câu 31 :

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long song sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên.

(Lão Hạc)

Đoạn văn trên có bao nhiều từ tượng hình?

  • A.

    3 từ

  • B.

    4 từ

  • C.

    5 từ

  • D.

    6 từ

Câu 32 :

Đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn"Tôi đi học"?

  • A.

    Truyện được bố cục theo dòng hồi tưởng, cảm nghĩ của nhân vật " tôi" theo trình tự thời gian của buổi tựu trường.

  • B.

    Sự kết hợp hài hoà giữa kể, miêu tả với bộc lộ tâm trạng cảm xúc.

  • C.

    Cả A và B đúng

  • D.

    Cả A và B sai

Câu 33 :

Ý kiến nào nói đúng nhất nguyên nhân sâu xa khiến lão Hạc phải lựa chọn cái chết?

  • A.

    Lão Hạc ân hận vì trót lừa cậu Vàng.

  • B.

    Lão Hạc rất thương con.

  • C.

    Lão Hạc ăn phải bả chó.

  • D.

    Lão Hạc không muốn làm liên lụy đến mọi người.

Câu 34 :

Trong tác phẩm Lão Hạc, vì sao lão Hạc phải bán cậu Vàng?

  • A.

    Vì lão sợ kẻ trộm đánh bả.

  • B.

    Vì nuôi con chó sẽ phải tiêu vào tiền của con.

  • C.

    Để lấy tiền gửi cho con.

  • D.

    Vì lão không muốn nuôi con chó nữa.

Câu 35 :

Dấu ba chấm (dấu chấm lửng) được nhắc lại nhiều lần trong đoạn văn sau có tác dụng gì: "Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết... Một con người thế ấy!... Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!... Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm, láng giềng... Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày thêm đáng buồn...".

(Lão Hạc, Nam Cao)

  • A.

    Ngụ ý rằng còn nhiều điều ông giáo biết về lão Hạc mà chưa kể hết.

  • B.

    Làm dãn nhịp điệu câu văn.

  • C.

    Thể hiện sự ngập ngừng, ngỡ ngàng đau đớn trong lòng ông giáo.

  • D.

    Cả A, B, C đều đúng

Câu 36 :

Đọc đoạn văn sau:

" Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi...toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương...Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn không nỡ giận".

(Lão Hạc, Nam Cao)

Đoạn văn trên chủ yếu nói lên điều gì về con người ông giáo?

  • A.

    Có cái nhìn hẹp hòi đối với con người và cuộc sống nói chung.

  • B.

    Có một thái độ sống, một cách ứng xử mang tinh thần nhân đạo đối với con người.

  • C.

    Bênh vực, bao che đối với hành động từ chối giúp đỡ lão Hạc của vợ mình.

  • D.

    Thương hại đối với lão Hạc và những người như lão Hạc.

Câu 37 :

Truyện của An-đéc-xen hoàn toàn được biên soạn lại từ truyện cổ tích dân gian, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 38 :

Cho ngữ liệu sau: “Nhìn bàn tay mảnh mai của em dịu dàng đưa mũi kim thoăn thoắt, không hiểu sao tôi thấy ân hận quá. Lâu nay, mải vui chơi bè bạn, chẳng lúc nào tôi chú ý đến em… Từ đấy, chiều nào tôi cũng đi đón em. Chúng tôi nắm tay nhau vừa đi vừa trò chuyện. Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi. Nhưng không, có tiếng dép lẹp kẹp trong nhà và tiếng mẹ tôi.” (Cuộc chia tay của những con búp bê – Khánh Hoài) Ngữ liệu trên có mấy từ liên kết?

  • A.

    Một từ

  • B.

    Hai từ

  • C.

    Ba từ

  • D.

    Bốn từ

Câu 39 :

Truyện của An-đéc-xen là những tác phẩm giàu giá trị nhân văn, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 40 :

Thông thường, một từ ngữ có nghĩa rộng:

  • A.

    Luôn luôn thay được cho một từ ngữ có nghĩa hẹp hơn nó.

  • B.

    Không thể thay thế được cho một từ ngữ có nghĩa hẹp hơn nó.

  • C.

    Có thể thay được mà cũng có thể không thay được cho một từ ngữ có nghĩa hẹp hơn nó.

  • D.

    Tất cả các ý B, C đều đúng.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Trong các từ sau, từ nào là từ tượng thanh?

  • A.

    Xôn xao

  • B.

    Chốc chốc

  • C.

    Vật vã

  • D.

    Mải mốt

Đáp án : A

Phương pháp giải :

đọc kĩ các đáp án

Lời giải chi tiết :

“xôn xao” là từ tượng thanh.

Câu 2 :

Quan niệm sáng tác của Nam Cao là gì?

  • A.

    Nghệ thuật vị nghệ thuật

  • B.

    Nghệ thuật vị nhân sinh

  • C.

    Nghệ thuật vị nghệ sĩ

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Ông theo quan điểm “nghệ thuật vị nhân sinh”.

Câu 3 :

Sức cuốn hút của tác phẩm "Tôi đi học" là:

  • A.

    Bản thân tình huống truyện.

  • B.

    Tình cảm ấm áp, trìu mến của những người lớn đối với các em nhỏ lần đầu tiên đến trường.

  • C.

    Hình ảnh thiên nhiên, ngôi trường và các so sánh giàu sức gợi cảm của tác giả.

  • D.

    Cả A, B, C.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

"Tôi đi học" cuốn hút bởi nhiều nghệ thuật.

Câu 4 :

Hình ảnh "bàn tay" trong hai câu văn: "Tôi cảm thấy sau lưng tôi có một bàn tay dịu dàng đẩy tôi tới trước...Một bàn tay quan nhẹ vuốt mái tóc tôi" nhằm diễn tả ý gì?

  • A.

    Sự âu yếm của mẹ hiền.

  • B.

    Sự săn sóc của mẹ hiền.

  • C.

    Tấm lòng mẹ hiền bao la săn sóc, âu yếm, chở che, nâng đỡ và thương yêu đối với con thơ.

  • D.

    Tình thương con bao la của mẹ hiền.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ câu văn và lựa ra đáp án đúng nhất

Lời giải chi tiết :

Hình ảnh"bàn tay" trong hai câu văn trên nói lên tấm lòng mẹ hiền bao la săn sóc, âu yếm, chở che, nâng đỡ và thương yêu đối với con thơ.

Câu 5 :

Biện pháp nói giảm nói tránh được in đậm trong khổ thơ sau nói về điều gì?

Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành

(Tây Tiến, Quang Dũng)

  • A.

    Sự xa xôi.

  • B.

    Cái chết.

  • C.

    Sự vất vả.

  • D.

    Sự nguy hiểm.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đặt vào hoàn cảnh bài thơ và đưa ra đáp án

Lời giải chi tiết :

Từ in đậm chỉ cái chết của những người lính.

Câu 6 :

An-đéc-xen nổi tiếng với loại truyện viết cho độc giả nào?

  • A.

    Những thuỷ thủ.

  • B.

    Dân nghèo thành thị.

  • C.

    Trẻ em.

  • D.

    Thị dân.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Ông nổi tiếng với loại truyện kể cho trẻ em.

Câu 7 :

Chất thơ trong sáng, nhẹ nhàng, rung động và thấm thía của truyện"Tôi đi học" được thể hiện qua phương thức biểu đạt nào?

  • A.

    Biểu cảm.

  • B.

    Tự sự.

  • C.

    Thuyết minh.

  • D.

    Miêu tả.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Hiểu chất thơ là gì từ đó lựa chọn đáp án phù hợp

Lời giải chi tiết :

Chất thơ trong bài là những cảm xúc lay động lòng người đọc

Câu 8 :

Đâu không phải là sáng tác của Thanh Tịnh?

  • A.

    Hận chiến trường

  • B.

    Máu và hoa

  • C.

    Quê mẹ

  • D.

    Ngậm ngải tìm trầm

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Tác phẩm chính: Hận chiến trường (tập thơ, 1937), Quê mẹ (tập truyện ngắn, 1941), Ngậm ngải tìm trầm (tập truyện ngắn, 1943)…

Câu 9 :

Câu nào sau đây sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh?

  • A.

    Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! (Nam Cao)

  • B.

    Thôi để mẹ cầm cũng được. (Thanh Tịnh)

  • C.

    Bác trai đã khá rồi chứ? (Ngô Tất Tố)

  • D.

    Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu. (Nguyên Hồng)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đọc kĩ các đáp án trên

Lời giải chi tiết :

Ở câu A, ông giáo nói về cái chết của lão Hạc rất lịch sự và tế nhị.

Câu 10 :

Phan Bội Châu là một nhà thơ, đồng thời là một nhà yêu nước, nhà Cách mạng lớn của dân tộc, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Nhận định trên hoàn toàn chính xác.

Câu 11 :

Chọn các đáp án đúng

Đâu là đề văn thuyết minh về một thể loại văn học?

Hãy tìm hiểu về thể thơ lục bát

Kể về con mèo nhà em

Thuyết minh về thể loại truyện ngắn

Miêu tả về mẹ của em

Giới thiệu về thể song thất lục bát

Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam

Đáp án

Hãy tìm hiểu về thể thơ lục bát

Thuyết minh về thể loại truyện ngắn

Giới thiệu về thể song thất lục bát

Phương pháp giải :

đọc  kỹ các gợi ý liên quan

Lời giải chi tiết :

Những đề thuyết minh về thể thơ lục bát, truyện ngắn, thể thơ song thất lục bát là đề văn thuyết minh về một thể loại văn học.

Câu 12 :

Bài thơ Đập đá ở Côn Lôn được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

  • A.

    Năm 1908, trên đường tác giả bị giải đến nhà lao ở Côn Đảo.

  • B.

    Năm 1908, , trên đường tác giả bị giải đến nhà lao ở Quảng Đông - Trung Quốc

  • C.

    Năm 1908, trong lúc tác giả cùng các tù nhân khác bị bắt lao động khổ sai tại nhà lao ở Côn Đảo.

  • D.

    Năm 1908, , trong thời gian tác giả hoạt động cách mạng tại nước ngoài

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Bài thơ được sáng tác vào thời gian Phan Châu Trinh bị bắt giam tại nhà tù ở Côn Đảo. Xem lại hoàn cảnh sáng tác

Câu 13 :

Văn bản "Cô bé bán diêm" để lại thông điệp gì?

  • A.

    Bài học về tình yêu thương

  • B.

    Bài học về đức tính trung thực

  • C.

    Bài học về lòng tự trọng

  • D.

    Bài học về tinh thần đoàn kết

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Nhớ lại nội dung từ đó rút ra thông điệp của văn bản

Lời giải chi tiết :

Tình cảnh đáng thương của cô bé bán diêm nghèo khổ, qua đó thể hiện niềm xót thương, đồng cảm của tác giả với những con người bất hạnh.

Câu 14 :

Tác phẩm Lão Hạc viết về đề tài gì?

  • A.

    Người nông dân nghèo đói bị vùi dập

  • B.

    Người trí thức nghèo sống mòn mỏi, bế tắc trong xã hội cũ

  • C.

    Cả A và B đều đúng

  • D.

    Cả A và B đều sai

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Tác phẩm viết về đối tượng chính là Lão Hạc - người nông dân nghèo đói bị vùi dập, bên cạnh đó văn bản cũng đề cập đến người trí thức nghèo sống mòn mỏi, bế tắc trong xã hội cũ (đại diện là ông giáo).

Câu 15 :

Phan Châu Trinh sống trong thời đại như thế nào?

  • A.

    Đất nước phát triển văn hóa

  • B.

    Đất nước phát triển phồn thịnh

  • C.

    Đất nước biến động, khủng hoảng

  • D.

    Đất nước thay đổi về chính trị

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Phan Châu Trinh sống trong thời đại đất nước biến động, khủng hoảng

Câu 16 :

Dòng nào chứa từ ngữ không phù hợp trong mỗi nhóm từ ngữ sau đây?

  • A.

    Cây cối: cây tre, cây chuối, cây cau, cây gạo, cây bàng, cây cọ.

  • B.

    Đồ dùng học tập: bút chì, thước kẻ, sách giáo khoa, vở.

  • C.

    Xe cộ: xe đạp, xe máy, ô tô, xích lô, tàu điện

  • D.

    Nghệ thuật: âm nhạc, vũ đạo, văn học, điện ảnh, hội họa.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

đọc kĩ và tìm từ ngữ không phù hợp.

Lời giải chi tiết :

từ “vũ đạo” trong câu D có nghĩa hẹp hơn và không đồng đẳng với các từ âm nhạc, văn học, điện ảnh, hội họa.

Câu 17 :

Văn bản: “Lão Hạc” có sự kết hợp các phương thức biểu đạt nào dưới đây?

  • A.

    Tự sự

  • B.

    Miêu tả.

  • C.

    Biểu cảm

  • D.

    cả A,B,C, đều đúng

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

cả A, B, C đều đúng

Câu 18 :

Một từ ngữ có nghĩa rộng đối với những từ ngữ này, và không thể có nghĩa hẹp đối với từ ngữ khác, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Một từ ngữ có nghĩa rộng đối với những từ ngữ này, đồng thời có thể có nghĩa hẹp đối với từ ngữ khác.

Câu 19 :

Những câu nào có chứa yếu tố biểu cảm?

(1) Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. (2) Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. (3) Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. (4) Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? (5) Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. (6) Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.

(Trích Những ngày thơ ấu - Ngữ văn 8, tập 1)

  • A.

    Câu (1) và (2)

  • B.

    Câu (3) và (4)

  • C.

    Câu (4) và (5)

  • D.

    Câu (5) và (6)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ và nhớ lại kiến thức biểu cảm

Lời giải chi tiết :

Câu (4) và (5) là những câu chứa yếu tố biểu cảm

Câu 20 :

Nội dung sau về An-đéc-xen đúng hay sai?

Những khó khăn mà ông trải qua trong thời niên thiếu đã trở thành nguồn cảm hứng cho những sáng tác sau này của ông.

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Nội dung trên hoàn toàn đúng.

Câu 21 :

Đọc hai đoạn văn sau và trả lời: (1) Bắt đầu là tìm hiểu. Tìm hiểu phải đặt bài văn vào hoàn cảnh lịch sử của nó. Thế là cần đến khoa học, lịch sử, lịch sử dân tộc, có khi cả lịch sử thế giới. (2) Sau khâu tìm hiểu là khâu cảm thụ. Hiểu đúng bài văn đã tốt. Hiểu đúng cũng bắt đầu thấy nó hay, nhưng chưa đủ.

(Theo Lê Trí Viễn)

Hai đoạn văn trên liệt kê những khâu nào của quá trình lĩnh hội và cảm thụ tác phẩm văn học?

  • A.

    Khâu tìm hiểu

  • B.

    Khâu cảm thụ

  • C.

    Khâu hoàn thiện bài viết

  • D.

    Câu A và B đúng

Đáp án : D

Phương pháp giải :

đọc kĩ nội dung 2 đoạn văn trên.

Lời giải chi tiết :

Đoạn trên liệt kê khâu tìm hiểu, đoạn dưới liệt kê khâu cảm thụ văn học.

Câu 22 :

Nhận định nào nói đúng nhất giọng điệu của tác phẩm Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000 ?

  • A.

    Khỏe khoắn

  • B.

    Sôi nổi

  • C.

    Bay bổng

  • D.

    Nghiêm túc, trang trọng

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc lại những lời văn và chọn đáp án đúng

Lời giải chi tiết :

Tác phẩm mang giọng điệu nghiêm túc, trang trọng của văn bản nhật dụng

Câu 23 :

Bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác viết về đối tượng nào?

  • A.

    Người phụ nữ

  • B.

    Người nông dân

  • C.

    Người tù Cách mạng

  • D.

    Người tri thức

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Bài thơ viết về người tù Cách mạng

Câu 24 :

Trong những từ in đậm ở các câu sau, từ nào không phải là trợ từ?

  • A.

    Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.

  • B.

    Chính lúc này toàn thân các cậu cũng đang run run theo nhịp bước rộn ràng trong các lớp.

  • C.

    Trời ơi! Chỉ còn có 5 phút!

  • D.

    Lần này em được những 2 điểm 10.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại các từ in đậm

Lời giải chi tiết :

Trời ơi! Chỉ còn có 5 phút! Là câu chứa thán từ gọi đáp.

Câu 25 :

Đọc hai đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: Trước đó mấy hôm, lúc đi ngang qua làng Hòa An bẫy chim quyên với thằng Minh, tôi có ghé lại trường một lần. Lần ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ. Tôi đi chung quanh các lớp để nhìn qua cửa kính mấy bản đồ treo trên tường. Tôi không có cảm tưởng nào khác là nhà trường cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng. Nhưng lần này lại khác. Trước mắt tôi trường Mĩ Lí trông vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp. Sân nó rộng, mình nó cao hơn trong những buổi trưa hè đầy vắng lặng. Lòng tôi đâm ra lo sợ vẩn vơ.

(Thanh Tịnh, Tôi đi học)

Từ ngữ liên kết trong hai đoạn văn đó là “nói tóm lại”.

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Phương pháp giải :

đọc kĩ xem từ “nói tóm lại” có phải là từ liên kết không.

Lời giải chi tiết :

từ ngữ liên kết ở hai đoạn văn trên là từ “nhưng”

Câu 26 :

Các từ in đậm trong những câu sau, từ nào là trợ từ?

  • A.

    Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi ...

  • B.

    Hỡi ơi Lão Hạc!

  • C.

    Nó vợ con chưa .

  • D.

    Tôi chỉ ốm một trận đấy thôi.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ, chú ý từ in đậm để chọn đáp án đúng nhất.

Lời giải chi tiết :

Tôi chỉ ốm một trận đấy thôi. là câu chứa trợ từ.

Câu 27 :

Bốn câu thơ sau tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn, Lừng lẫy làm cho lở núi non. Xách búa đánh tan năm bảy đống, Ra tay đập bể mấy trăm hòn.

  • A.

    Hoán dụ và nhân hoá.

  • B.

    Khoa trương, cường điệu hoá.

  • C.

    So sánh và ẩn dụ.

  • D.

    Nhân hoá và ẩn dụ

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ các câu thơ và chọn đáp án thích hợp

Lời giải chi tiết :

Bốn câu thơ trên tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật cường điệu hóa

Câu 28 :

Văn bản "Cô bé bán diêm" phê phán đối tượng nào trong xã hội?

  • A.

    Những người giàu có

  • B.

    Những kẻ vô ơn

  • C.

    Những người vô cảm

  • D.

    Những người bất lịch sự

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nhớ lại nội dung từ đó rút ra đối tượng phê phán của văn bản.

Lời giải chi tiết :

Những người vô cảm trước sự đau khổ của người khác là đối tượng đáng lên án.

Câu 29 :

Hai câu thơ đầu trong bài thơ Đập đá ở Côn Lôn thể hiện những phẩm chất đáng quý nào ở con người Phan Châu Trinh?

  • A.

    Ý chí tự khẳng định mình.

  • B.

    Lòng kiêu hãnh.

  • C.

    Khát vọng hành động mãnh liệt.

  • D.

    Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại luận điểm thứ hai phần thân bài

Lời giải chi tiết :

Hình ảnh của người chí sĩ hiện lên hết sức oai phong, hiên ngang, có cảm giác như núi non có vững chãi đến đâu cũng đành đổ sụp dưới khí phách ấy.

Câu 30 :

Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp,

Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu.

Dòng nào nói đúng nhất tư tưởng của Phan Bội Châu trong hai câu thơ kết bài?

  • A.

    Khẳng định tư thế hiên ngang của tác giả: coi thường cái chết

  • B.

    Khẳng định ý chí sắt thép, kiên trì cách mạng

  • C.

    Khẳng định sự tin tưởng vào tương lai, sự nghiệp

  • D.

    Kết hợp cả 3 nội dung trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Khí phách anh hùng thể hiện ở niềm tin bất diệt vào sự nghiệp bản thân đang theo đuổi, đó cũng là ý chí theo đuổi đến cùng sự nghiệp.

Câu 31 :

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long song sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên.

(Lão Hạc)

Đoạn văn trên có bao nhiều từ tượng hình?

  • A.

    3 từ

  • B.

    4 từ

  • C.

    5 từ

  • D.

    6 từ

Đáp án : D

Phương pháp giải :

đọc kĩ đoạn văn

Lời giải chi tiết :

các từ tượng hình trong đoạn văn trên là: xồng xộc, vật vã, rũ rượi, xộc xệch, long sọc, tru tréo.

Câu 32 :

Đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn"Tôi đi học"?

  • A.

    Truyện được bố cục theo dòng hồi tưởng, cảm nghĩ của nhân vật " tôi" theo trình tự thời gian của buổi tựu trường.

  • B.

    Sự kết hợp hài hoà giữa kể, miêu tả với bộc lộ tâm trạng cảm xúc.

  • C.

    Cả A và B đúng

  • D.

    Cả A và B sai

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Truyện có nhiều nghệ thuật đặc sắc, nổi bật với bố cục theo dòng hồi tưởng,cảm nghĩ của nhân vật "tôi" theo trình tự thời gian của buổi tựu trường; Sự kết hợp hài hoà giữa kể, miêu tả với bộc lộ tâm trạng cảm xúc.

Câu 33 :

Ý kiến nào nói đúng nhất nguyên nhân sâu xa khiến lão Hạc phải lựa chọn cái chết?

  • A.

    Lão Hạc ân hận vì trót lừa cậu Vàng.

  • B.

    Lão Hạc rất thương con.

  • C.

    Lão Hạc ăn phải bả chó.

  • D.

    Lão Hạc không muốn làm liên lụy đến mọi người.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

nhân sâu xa khiến lão Hạc phải lựa chọn cái chết cũng vì thương con và không muốn tiêu số tiền đã dành cho con.

Câu 34 :

Trong tác phẩm Lão Hạc, vì sao lão Hạc phải bán cậu Vàng?

  • A.

    Vì lão sợ kẻ trộm đánh bả.

  • B.

    Vì nuôi con chó sẽ phải tiêu vào tiền của con.

  • C.

    Để lấy tiền gửi cho con.

  • D.

    Vì lão không muốn nuôi con chó nữa.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

lão Hạc phải bán cậu Vàng vì quá nghèo đói và cũng vì thương con.

Câu 35 :

Dấu ba chấm (dấu chấm lửng) được nhắc lại nhiều lần trong đoạn văn sau có tác dụng gì: "Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết... Một con người thế ấy!... Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!... Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm, láng giềng... Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày thêm đáng buồn...".

(Lão Hạc, Nam Cao)

  • A.

    Ngụ ý rằng còn nhiều điều ông giáo biết về lão Hạc mà chưa kể hết.

  • B.

    Làm dãn nhịp điệu câu văn.

  • C.

    Thể hiện sự ngập ngừng, ngỡ ngàng đau đớn trong lòng ông giáo.

  • D.

    Cả A, B, C đều đúng

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại kiến thức dấu ba chấm

Lời giải chi tiết :

đáp án D

Câu 36 :

Đọc đoạn văn sau:

" Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi...toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương...Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn không nỡ giận".

(Lão Hạc, Nam Cao)

Đoạn văn trên chủ yếu nói lên điều gì về con người ông giáo?

  • A.

    Có cái nhìn hẹp hòi đối với con người và cuộc sống nói chung.

  • B.

    Có một thái độ sống, một cách ứng xử mang tinh thần nhân đạo đối với con người.

  • C.

    Bênh vực, bao che đối với hành động từ chối giúp đỡ lão Hạc của vợ mình.

  • D.

    Thương hại đối với lão Hạc và những người như lão Hạc.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ đoạn văn và chọn đáp án đúng

Lời giải chi tiết :

đọan văn thể hiện một thái độ sống, một cách ứng xử mang tinh thần nhân đạo đối với con người.

Câu 37 :

Truyện của An-đéc-xen hoàn toàn được biên soạn lại từ truyện cổ tích dân gian, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Đáp án trên là sai.

- Nhiều truyện ông biên soạn lại từ truyện cổ tích, nhưng cũng có những truyện do ông hoàn toàn sáng tạo ra.

Câu 38 :

Cho ngữ liệu sau: “Nhìn bàn tay mảnh mai của em dịu dàng đưa mũi kim thoăn thoắt, không hiểu sao tôi thấy ân hận quá. Lâu nay, mải vui chơi bè bạn, chẳng lúc nào tôi chú ý đến em… Từ đấy, chiều nào tôi cũng đi đón em. Chúng tôi nắm tay nhau vừa đi vừa trò chuyện. Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi. Nhưng không, có tiếng dép lẹp kẹp trong nhà và tiếng mẹ tôi.” (Cuộc chia tay của những con búp bê – Khánh Hoài) Ngữ liệu trên có mấy từ liên kết?

  • A.

    Một từ

  • B.

    Hai từ

  • C.

    Ba từ

  • D.

    Bốn từ

Đáp án : B

Phương pháp giải :

đọc kĩ và tìm ra các từ liên kết.

Lời giải chi tiết :

Ngữ liệu trên có hai từ liên kết “vậy mà” và “nhưng”.

Câu 39 :

Truyện của An-đéc-xen là những tác phẩm giàu giá trị nhân văn, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Truyện của ông nhẹ nhàng, toát lên lòng yêu thương con người, đượm màu sắc hư ảo và thơ mộng, thể hiện niềm tin vào sự thắng lợi cuối cùng của cái tốt đẹp trên thế gian.

Câu 40 :

Thông thường, một từ ngữ có nghĩa rộng:

  • A.

    Luôn luôn thay được cho một từ ngữ có nghĩa hẹp hơn nó.

  • B.

    Không thể thay thế được cho một từ ngữ có nghĩa hẹp hơn nó.

  • C.

    Có thể thay được mà cũng có thể không thay được cho một từ ngữ có nghĩa hẹp hơn nó.

  • D.

    Tất cả các ý B, C đều đúng.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Tùy vào từng trường hợp mà có thể thay thế được hoặc không.


Cùng chủ đề:

Đề thi giữa kì 2 Văn 8 - Đề số 1
Đề thi giữa kì 2 Văn 8 - Đề số 2
Đề thi giữa kì 2 Văn 8 - Đề số 3
Đề thi giữa kì 2 Văn 8 - Đề số 4
Đề thi giữa kì 2 Văn 8 - Đề số 5
Đề thi học kì 1 Văn 8 - Đề số 1
Đề thi học kì 1 Văn 8 - Đề số 2
Đề thi học kì 1 Văn 8 - Đề số 3
Đề thi học kì 1 Văn 8 - Đề số 4
Đề thi học kì 1 Văn 8 - Đề số 5
Đề thi học kì 2 Văn 8 - Đề số 1