Đề thi giữa kì 2 Văn 8 - Đề số 1 — Không quảng cáo

Đề thi, đề kiểm tra Văn 8


Đề thi giữa kì 2 Văn 8 - Đề số 1

Đề bài

Câu 1 :

Hình ảnh nào được tác giả mượn để sáng tác nên bài thơ "Nhó rừng", đồng thời qua đó bộc lộ tâm trạng của mình?

  • A.

    Hình ảnh con hổ - chúa tể của rừng xanh bị giam cầm trong cũi sắt.

  • B.

    Hình ảnh người chiến sĩ cách mạng bị giam cầm giữa chốn ngục tù tối tăm.

  • C.

    Hình ảnh con hổ - chúa sơn lâm đang sống một cuộc sống tự do, phóng khoáng ở núi rừng.

  • D.

    Hình ảnh thiên nhiên núi rừng hùng vĩ bị chiến tranh tàn phá.

Câu 2 :

Đọc các câu sau trong truyện “ Thầy bói xem voi”

Thầy sờ voi bảo:

– Tưởng con voi như thế nào, hoá ra nó sun sun như con đỉa.

Thầy sờ ngà bảo:

– Không phải, nó chần chẫn như cái đòn càn.

Câu gạch chân là câu phủ định miêu tả hay câu phủ định bác bỏ.

Câu phủ định miêu tả

Câu phủ định bác bỏ

Câu 3 :

Qua bài thơ "Tức cảnh Pác Bó" ta thấy thêm điều gì trong nhân cách của Bác?

  • A.

    Bác là vị lãnh tụ yêu nước thương dân

  • B.

    Bác sống giản dị, hài hòa với thiên nhiên

  • C.

    Bác là tấm gương vượt khó vĩ đại

  • D.

    Tất cả các phương án trên

Câu 4 :

Tâm trạng nào được diễn tả khi con hổ nhớ về những ngày còn tự do ở chốn núi rừng?

  • A.

    Tâm trạng buồn rầu, chán nản khi nhớ về những ngày tự do.

  • B.

    Tâm trạng cô đơn, lạnh lẽo.

  • C.

    Tâm trạng căm thù những kẻ đã biến cuộc sống tự do, tự tại của nó hành cuộc sống ngục tù mua vui cho mọi người.

  • D.

    Tâm trạng tiếc nuối những ngày tháng oanh liệt. vẫy vùng, sống tự do nơi núi rừng hùng vĩ.

Câu 5 :

Nhân dân Việt Nam thường gọi Hồ Chí Minh với đại từ nào sau đây?

  • A.

    Ông

  • B.

    Cụ

  • C.

    Ngài

  • D.

    Bác

Câu 6 :

Một nhà thơ nước ngoài gọi Hồ Gươm là “chiếc lẵng hoa xinh đẹp giữa lòng Hà Nội”. Em có thể sử dụng câu đó vào phần nào trong bài viết của mình?

  • A.

    Phần mở bài

  • B.

    Phần kết bài

  • C.

    Phần đầu tiên của đoạn văn giới thiệu Hồ Gươm

  • D.

    Cả A và C đều đúng

Câu 7 :

Đâu không phải là giá trị nghệ thuật của bài thơ Ông đồ?

  • A.

    Bài thơ được viết theo thể thơ ngũ ngôn gồm nhiều khổ.

  • B.

    Nghệ thuật miêu tả loài vật sinh động, đặc sắc.

  • C.

    Kết cấu đối lập đầu cuối tương ứng, chặt chẽ.

  • D.

    Ngôn từ trong sáng bình dị, truyền cảm.

Câu 8 :

Ý nào nói đúng nhất mục đích của thể chiếu ?

  • A.

    Giãi bày tình cảm của người viết.

  • B.

    Kêu gọi, cổ vũ mọi người hăng hái chiến đấu tiêu diệt kẻ thù.

  • C.

    Miêu tả phong cảnh, kể sự việc.

  • D.

    Ban bố mệnh lệnh của nhà vua.

Câu 9 :

Lý Công Uẩn là người thông minh, nhân ái, có chí lớn và lập được nhiều chiến công , đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 10 :

Trong các câu nghi vấn sau, câu nào không có mục đích hỏi:

  • A.

    Kiểm tra Toán hôm qua cậu được mấy?

  • B.

    Trời ơi! Sao tôi khổ thế này?

  • C.

    Bao giờ bạn được nghỉ tết?

  • D.

    Bạn bao nhiêu tuổi?

Câu 11 :

Hồ Chí Minh sinh ra ở đâu?

  • A.

    Ven sông Hồng, thành phố Hà Nội

  • B.

    Lí Nhân, Hà Nam

  • C.

    Nam Đàn, Nghệ An

  • D.

    Gia Lâm, Hà Nội

Câu 12 :

Chọn các đáp án đúng.

Đâu là giá trị nghệ thuật của bài thơ "Tức cảnh Pác Bó"?

Giọng thơ trong sáng, sâu sắc

Xây dựng tâm lí nhân vật độc đáo

Ngôn từ sử dụng giản dị, đời thường

Sử dụng các ngôn ngữ đối thoại thành công

Sử dụng thể thơ ngũ ngôn điêu luyện

Câu 13 :

Việc viết chữ thư pháp không còn thịnh hành dẫn đến điều gì?

  • A.

    Ảnh hưởng đến nền kinh tế của đất nước

  • B.

    Gây nên những bất cập trong xã hội

  • C.

    Nền văn hóa bị thiếu vắng một nét đẹp

  • D.

    Gây nên sự đói khổ cho nhân dân

Câu 14 :

Trong những câu nghi vấn sau, câu nào dùng để cầu khiến?

  • A.

    Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không? (Ngô Tất Tố)

  • B.

    Người thuê viết nay đâu? (Vũ Đình Liên)

  • C.

    Nhưng lại đằng này đã, về làm gì vội? (Nam Cao)

  • D.

    Chú mình muốn cùng tớ đùa vui không? (Tô Hoài)

Câu 15 :

Lí Công Uẩn viện dẫn sử sách Trung Quốc nói về việc các vua nhà Thương, nhà Chu đã nhiều lần dời đô nhằm chứng tỏ việc dời đô xưa nay không phải là việc làm tuỳ tiện mà luôn gắn liền với yêu cầu xây dựng kinh đô ở nơi trung tâm, tạo nền móng cho sự phát triển lâu dài của đất nước và phù hợp với ‘ý dân’, ‘mệnh trời’. Đúng hay sai ?

Đúng
Sai
Câu 16 :

Ý nào dưới đây thể hiện trình tự mà Nguyễn Trãi đưa ra để khẳng định tư cách độc lập của dân tộc ?

  • A.

    Cương vực, lãnh thổ, nền văn minh, truyền thống lịch sử, chủ quyền, phong tục.

  • B.

    Nền văn hiến, cương vực lãnh thổ, phong tục, truyền thống lịch sử, chủ quyền.

  • C.

    Truyền thống lịch sử, nền văn hiến, chủ quyền, cương vực lãnh thổ, phong tục.

  • D.

    Chủ quyền, truyền thống lịch sử, phong tục, nền văn hiến, cương vực lãnh thổ.

Câu 17 :

Đoạn văn sau thuyết minh về đối tượng nào?

“Ngôi trường luôn là ngôi nhà yêu quý thứ hai của em, nơi đó gắn với biết bao kỉ niệm buồn vui của tuổi học trò. Là nơi cho em học hỏi được nhiều điều mới lạ và lý thú, mở ra trước mắt em những chân trời mới. Em hy vọng sẽ góp một phần nhỏ sự cố gắng của mình làm đẹp thêm cho ngôi trường này.”

  • A.

    Lớp học

  • B.

    Trường học

  • C.

    Tầm quan trọng của việc học

  • D.

    Địa phương nơi em sống

Câu 18 :

Câu thơ “Hồn ở đâu bây giờ?” là câu nghi vấn dùng để bộc lộ cảm xúc, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 19 :

Đoạn văn sau viết đã theo đúng trình tự chưa?

"Bút bi khác bút mực là do nó có hòn bi nhỏ ở đầu ngòi bút, khi viết hòn bi lăn làm mực trong ống nhựa chảy ra, ghi thành chữ. Ngoài ống nhựa có vỏ bút bi. Ngoài bút bi có nắp đậy có thể móc vào túi áo. Loại bút bi không có nắp đậy thì có lò xo và nút bấm. Khi viết thì ấn đầu cán bút cho ngòi bút trồi ra, khi thôi viết thì ấn nút bấm cho ngòi bút thụt vào”.

Đúng
Sai
Câu 20 :

Bình Ngô đại cáo được công bố vào năm nào ?

  • A.

    1426

  • B.

    1429

  • C.

    1430

  • D.

    1428

Câu 21 :

Câu cầu khiến: "Đừng hút thuốc nữa nhé!" dùng để:

  • A.

    Khuyên bảo

  • B.

    Ra lệnh

  • C.

    Yêu cầu

  • D.

    Cả A, B, C

Câu 22 :

Câu văn nào dưới đây trực tiếp bày tỏ nỗi lòng của Lí Công Uẩn ?v

  • A.

    Phải đâu các vua thời Tam đại theo ý riêng mình mà tự ý chuyển dời?

  • B.

    Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở.

  • C.

    Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi.

  • D.

    Thật là chốn tụ hội trọng yếu cuat bốn phương đất nước, cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.

Câu 23 :

Các câu trong đoạn trích “Nước Đại Việt ta” thuộc về lớp hành động nói nào?

  • A.

    Hành động hứa hẹn

  • B.

    Hành động trình bày

  • C.

    Hành động bộc lộ cảm xúc

  • D.

    Hành động hỏi

Câu 24 :

Câu sau đây thực hiện hành động kể. Đúng hay sai?

Mẹ tự hào về con lắm, con trai!

Đúng
Sai
Câu 25 :

Bài thơ “Nhớ rừng” được sáng tác vào khoảng thời gian nào?

  • A.

    Trước Cách mạng tháng 8 năm 1945.

  • B.

    Trong kháng chiến chống thực dân Pháp.

  • C.

    Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ.

  • D.

    Trước năm 1930.

Câu 26 :

Vũ Đình Liên là nhà thơ tiêu biểu trong phong trào nghệ thuật nào?

  • A.

    Văn xuôi hiện thực

  • B.

    Văn xuôi lãng mạn

  • C.

    Thơ mới

  • D.

    Kịch nói

Câu 27 :

Nguyễn Trãi chịu oan trong vụ án nào?

  • A.

    Lệ Hoa Viên

  • B.

    Lệ Hương Viên

  • C.

    Lệ Mơ Viên

  • D.

    Lệ Chi Viên

Câu 28 :

Hình tượng con hổ ẩn dụ cho ai?

  • A.

    Vua chúa oai nghi

  • B.

    Thực dân độc ác

  • C.

    Nhân dân Việt Nam

  • D.

    Địa chủ cường quyền

Câu 29 :

Thế Lữ đươc Nhà nước truy tặng giải thưởng HCM về văn hoc nghệ thuật năm?

  • A.

    1999

  • B.

    2000

  • C.

    2002

  • D.

    2003

Câu 30 :

Về hình thức, các câu dưới đây có phải là câu phủ định không?

  1. Giỏi gì mà giỏi!
  2. Ngôi nhà này đẹp à?
  3. Cậu tưởng tớ thích quyển sổ ấy lắm đấy!

Câu phủ định

Không phải câu phủ định

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Hình ảnh nào được tác giả mượn để sáng tác nên bài thơ "Nhó rừng", đồng thời qua đó bộc lộ tâm trạng của mình?

  • A.

    Hình ảnh con hổ - chúa tể của rừng xanh bị giam cầm trong cũi sắt.

  • B.

    Hình ảnh người chiến sĩ cách mạng bị giam cầm giữa chốn ngục tù tối tăm.

  • C.

    Hình ảnh con hổ - chúa sơn lâm đang sống một cuộc sống tự do, phóng khoáng ở núi rừng.

  • D.

    Hình ảnh thiên nhiên núi rừng hùng vĩ bị chiến tranh tàn phá.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Hình ảnh con hổ - chúa tể của rừng xanh bị giam cầm trong cũi sắt là hình ảnh tác giả mượn để sáng tác nên bài thơ, đồng thời qua đó bộc lộ tâm trạng của mình

Câu 2 :

Đọc các câu sau trong truyện “ Thầy bói xem voi”

Thầy sờ voi bảo:

– Tưởng con voi như thế nào, hoá ra nó sun sun như con đỉa.

Thầy sờ ngà bảo:

– Không phải, nó chần chẫn như cái đòn càn.

Câu gạch chân là câu phủ định miêu tả hay câu phủ định bác bỏ.

Câu phủ định miêu tả

Câu phủ định bác bỏ

Đáp án

Câu phủ định miêu tả

Câu phủ định bác bỏ

Phương pháp giải :

đọc kỹ đoạn trên

Lời giải chi tiết :

Câu phủ định bác bỏ

Câu 3 :

Qua bài thơ "Tức cảnh Pác Bó" ta thấy thêm điều gì trong nhân cách của Bác?

  • A.

    Bác là vị lãnh tụ yêu nước thương dân

  • B.

    Bác sống giản dị, hài hòa với thiên nhiên

  • C.

    Bác là tấm gương vượt khó vĩ đại

  • D.

    Tất cả các phương án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Từ tư tưởng bài học, em chọn ra đáp án đúng nhất

Lời giải chi tiết :

Tất cả các ý trên đều nói về phẩm chất của Bác trong văn bản này

Câu 4 :

Tâm trạng nào được diễn tả khi con hổ nhớ về những ngày còn tự do ở chốn núi rừng?

  • A.

    Tâm trạng buồn rầu, chán nản khi nhớ về những ngày tự do.

  • B.

    Tâm trạng cô đơn, lạnh lẽo.

  • C.

    Tâm trạng căm thù những kẻ đã biến cuộc sống tự do, tự tại của nó hành cuộc sống ngục tù mua vui cho mọi người.

  • D.

    Tâm trạng tiếc nuối những ngày tháng oanh liệt. vẫy vùng, sống tự do nơi núi rừng hùng vĩ.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Tâm trạng tiếc nuối những ngày tháng oanh liệt. vẫy vùng, sống tự do nơi núi rừng hùng vĩ.

Câu 5 :

Nhân dân Việt Nam thường gọi Hồ Chí Minh với đại từ nào sau đây?

  • A.

    Ông

  • B.

    Cụ

  • C.

    Ngài

  • D.

    Bác

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dùng kiến thức xã hội của em để trả lời

Lời giải chi tiết :

Bác là đại từ quen thuộc mà nhân dân ta đã dùng để gọi Hồ Chí Minh.

Câu 6 :

Một nhà thơ nước ngoài gọi Hồ Gươm là “chiếc lẵng hoa xinh đẹp giữa lòng Hà Nội”. Em có thể sử dụng câu đó vào phần nào trong bài viết của mình?

  • A.

    Phần mở bài

  • B.

    Phần kết bài

  • C.

    Phần đầu tiên của đoạn văn giới thiệu Hồ Gươm

  • D.

    Cả A và C đều đúng

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Thử đặt câu văn vào các phần và xem phần nào phù hợp

Lời giải chi tiết :

Câu văn ấy phù hợp đặt ở mở bài và kết bài

Câu 7 :

Đâu không phải là giá trị nghệ thuật của bài thơ Ông đồ?

  • A.

    Bài thơ được viết theo thể thơ ngũ ngôn gồm nhiều khổ.

  • B.

    Nghệ thuật miêu tả loài vật sinh động, đặc sắc.

  • C.

    Kết cấu đối lập đầu cuối tương ứng, chặt chẽ.

  • D.

    Ngôn từ trong sáng bình dị, truyền cảm.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Văn bản không có nội dung miêu tả loài vật

Câu 8 :

Ý nào nói đúng nhất mục đích của thể chiếu ?

  • A.

    Giãi bày tình cảm của người viết.

  • B.

    Kêu gọi, cổ vũ mọi người hăng hái chiến đấu tiêu diệt kẻ thù.

  • C.

    Miêu tả phong cảnh, kể sự việc.

  • D.

    Ban bố mệnh lệnh của nhà vua.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nhớ lại kiến thức văn bản

Lời giải chi tiết :

Mục đích của thể chiếu dùng thể chiếu để ban bố mệnh lệnh

Câu 9 :

Lý Công Uẩn là người thông minh, nhân ái, có chí lớn và lập được nhiều chiến công , đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Ông là người thông minh, nhân ái, có chí lớn và lập được nhiều chiến công

Câu 10 :

Trong các câu nghi vấn sau, câu nào không có mục đích hỏi:

  • A.

    Kiểm tra Toán hôm qua cậu được mấy?

  • B.

    Trời ơi! Sao tôi khổ thế này?

  • C.

    Bao giờ bạn được nghỉ tết?

  • D.

    Bạn bao nhiêu tuổi?

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ các đáp án trên

Lời giải chi tiết :

Đáp án ở câu B không dùng để hỏi

Câu 11 :

Hồ Chí Minh sinh ra ở đâu?

  • A.

    Ven sông Hồng, thành phố Hà Nội

  • B.

    Lí Nhân, Hà Nam

  • C.

    Nam Đàn, Nghệ An

  • D.

    Gia Lâm, Hà Nội

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Hồ Chí Minh sinh ra tại Nghệ An

Câu 12 :

Chọn các đáp án đúng.

Đâu là giá trị nghệ thuật của bài thơ "Tức cảnh Pác Bó"?

Giọng thơ trong sáng, sâu sắc

Xây dựng tâm lí nhân vật độc đáo

Ngôn từ sử dụng giản dị, đời thường

Sử dụng các ngôn ngữ đối thoại thành công

Sử dụng thể thơ ngũ ngôn điêu luyện

Đáp án

Giọng thơ trong sáng, sâu sắc

Ngôn từ sử dụng giản dị, đời thường

Lời giải chi tiết :

Nghệ thuật

- Giọng thơ trong sáng, sâu sắc, thể hiện sự lạc quan trong hoàn cảnh khó khăn.

- Ngôn từ sử dụng giản dị, đời thường.

Câu 13 :

Việc viết chữ thư pháp không còn thịnh hành dẫn đến điều gì?

  • A.

    Ảnh hưởng đến nền kinh tế của đất nước

  • B.

    Gây nên những bất cập trong xã hội

  • C.

    Nền văn hóa bị thiếu vắng một nét đẹp

  • D.

    Gây nên sự đói khổ cho nhân dân

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nhớ lại văn bản và chọn đáp án đúng nhất

Lời giải chi tiết :

Việc viết chữ thư pháp không còn thịnh hành dẫn đến thiếu vắng trong nền văn hóa

Câu 14 :

Trong những câu nghi vấn sau, câu nào dùng để cầu khiến?

  • A.

    Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không? (Ngô Tất Tố)

  • B.

    Người thuê viết nay đâu? (Vũ Đình Liên)

  • C.

    Nhưng lại đằng này đã, về làm gì vội? (Nam Cao)

  • D.

    Chú mình muốn cùng tớ đùa vui không? (Tô Hoài)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ các đáp án

Lời giải chi tiết :

Nhưng lại đằng này đã, về làm gì vội? là câu có mục đích cầu khiến.

Câu 15 :

Lí Công Uẩn viện dẫn sử sách Trung Quốc nói về việc các vua nhà Thương, nhà Chu đã nhiều lần dời đô nhằm chứng tỏ việc dời đô xưa nay không phải là việc làm tuỳ tiện mà luôn gắn liền với yêu cầu xây dựng kinh đô ở nơi trung tâm, tạo nền móng cho sự phát triển lâu dài của đất nước và phù hợp với ‘ý dân’, ‘mệnh trời’. Đúng hay sai ?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Nhận định trên hoàn toàn đúng

Câu 16 :

Ý nào dưới đây thể hiện trình tự mà Nguyễn Trãi đưa ra để khẳng định tư cách độc lập của dân tộc ?

  • A.

    Cương vực, lãnh thổ, nền văn minh, truyền thống lịch sử, chủ quyền, phong tục.

  • B.

    Nền văn hiến, cương vực lãnh thổ, phong tục, truyền thống lịch sử, chủ quyền.

  • C.

    Truyền thống lịch sử, nền văn hiến, chủ quyền, cương vực lãnh thổ, phong tục.

  • D.

    Chủ quyền, truyền thống lịch sử, phong tục, nền văn hiến, cương vực lãnh thổ.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Lời thơ khẳng định chân lí về sự độc lập của dân tộc thông qua việc chứng minh đất nước ta là một đất nước có:

- Có nền văn hiến riêng

- Có lãnh thổ riêng

- Có phong tục riêng

- Có lịch sử riêng

- Có chế độ, chủ quyền riêng

Câu 17 :

Đoạn văn sau thuyết minh về đối tượng nào?

“Ngôi trường luôn là ngôi nhà yêu quý thứ hai của em, nơi đó gắn với biết bao kỉ niệm buồn vui của tuổi học trò. Là nơi cho em học hỏi được nhiều điều mới lạ và lý thú, mở ra trước mắt em những chân trời mới. Em hy vọng sẽ góp một phần nhỏ sự cố gắng của mình làm đẹp thêm cho ngôi trường này.”

  • A.

    Lớp học

  • B.

    Trường học

  • C.

    Tầm quan trọng của việc học

  • D.

    Địa phương nơi em sống

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ đoạn văn

Lời giải chi tiết :

Đoạn văn trên thuyết minh về một trường học

Câu 18 :

Câu thơ “Hồn ở đâu bây giờ?” là câu nghi vấn dùng để bộc lộ cảm xúc, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Nhớ lại văn bản “Ông đồ”

Lời giải chi tiết :

Câu thơ “Hồn ở đâu bây giờ?” là câu nghi vấn dùng để bộc lộ cảm xúc

Câu 19 :

Đoạn văn sau viết đã theo đúng trình tự chưa?

"Bút bi khác bút mực là do nó có hòn bi nhỏ ở đầu ngòi bút, khi viết hòn bi lăn làm mực trong ống nhựa chảy ra, ghi thành chữ. Ngoài ống nhựa có vỏ bút bi. Ngoài bút bi có nắp đậy có thể móc vào túi áo. Loại bút bi không có nắp đậy thì có lò xo và nút bấm. Khi viết thì ấn đầu cán bút cho ngòi bút trồi ra, khi thôi viết thì ấn nút bấm cho ngòi bút thụt vào”.

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Đọc kĩ đoạn văn

Lời giải chi tiết :

Lời giải: Đoạn văn trên viết chưa đúng trình tự vì đầu tiên nói về phân biệt các loại bút, câu sau lại nói về cấu tạo và cách dùng. Trong một đoạn văn chỉ nên nói về một vấn đề của sự vật.

Câu 20 :

Bình Ngô đại cáo được công bố vào năm nào ?

  • A.

    1426

  • B.

    1429

  • C.

    1430

  • D.

    1428

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Bình Ngô đại cáo được công bố vào năm 1428

Câu 21 :

Câu cầu khiến: "Đừng hút thuốc nữa nhé!" dùng để:

  • A.

    Khuyên bảo

  • B.

    Ra lệnh

  • C.

    Yêu cầu

  • D.

    Cả A, B, C

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đọc kĩ và chú ý ngữ điệu câu nói

Lời giải chi tiết :

Câu cầu khiến trên dùng để khuyên bảo.

Câu 22 :

Câu văn nào dưới đây trực tiếp bày tỏ nỗi lòng của Lí Công Uẩn ?v

  • A.

    Phải đâu các vua thời Tam đại theo ý riêng mình mà tự ý chuyển dời?

  • B.

    Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở.

  • C.

    Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi.

  • D.

    Thật là chốn tụ hội trọng yếu cuat bốn phương đất nước, cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ và xét xem câu nào bộc lộ tình cảm trực tiếp

Lời giải chi tiết :

Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi thể hiện tâm trạng xót xa của nhà vua.

Câu 23 :

Các câu trong đoạn trích “Nước Đại Việt ta” thuộc về lớp hành động nói nào?

  • A.

    Hành động hứa hẹn

  • B.

    Hành động trình bày

  • C.

    Hành động bộc lộ cảm xúc

  • D.

    Hành động hỏi

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại bài thơ

Lời giải chi tiết :

Các câu trong đoạn trích “Nước Đại Việt ta” thuộc về lớp hành động trình bày

Câu 24 :

Câu sau đây thực hiện hành động kể. Đúng hay sai?

Mẹ tự hào về con lắm, con trai!

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Đọc kĩ câu đã cho

Lời giải chi tiết :

Câu trên thực hiện hành động bộc lộ cảm xúc

Câu 25 :

Bài thơ “Nhớ rừng” được sáng tác vào khoảng thời gian nào?

  • A.

    Trước Cách mạng tháng 8 năm 1945.

  • B.

    Trong kháng chiến chống thực dân Pháp.

  • C.

    Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ.

  • D.

    Trước năm 1930.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Bài thơ được sáng tác vào năm 1934

Câu 26 :

Vũ Đình Liên là nhà thơ tiêu biểu trong phong trào nghệ thuật nào?

  • A.

    Văn xuôi hiện thực

  • B.

    Văn xuôi lãng mạn

  • C.

    Thơ mới

  • D.

    Kịch nói

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Ông là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào thơ mới.

Câu 27 :

Nguyễn Trãi chịu oan trong vụ án nào?

  • A.

    Lệ Hoa Viên

  • B.

    Lệ Hương Viên

  • C.

    Lệ Mơ Viên

  • D.

    Lệ Chi Viên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

1442 án oan Lệ Chi Viên, Nguyễn Trãi đã bị tru di tam tộc, đến hơn 20 năm sau mới được Lê Thánh Tông minh oan.

Câu 28 :

Hình tượng con hổ ẩn dụ cho ai?

  • A.

    Vua chúa oai nghi

  • B.

    Thực dân độc ác

  • C.

    Nhân dân Việt Nam

  • D.

    Địa chủ cường quyền

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Hình tượng con hổ ẩn dụ cho những người dân Việt Nam thời bấy giờ

Câu 29 :

Thế Lữ đươc Nhà nước truy tặng giải thưởng HCM về văn hoc nghệ thuật năm?

  • A.

    1999

  • B.

    2000

  • C.

    2002

  • D.

    2003

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000.

Câu 30 :

Về hình thức, các câu dưới đây có phải là câu phủ định không?

  1. Giỏi gì mà giỏi!
  2. Ngôi nhà này đẹp à?
  3. Cậu tưởng tớ thích quyển sổ ấy lắm đấy!

Câu phủ định

Không phải câu phủ định

Đáp án

Câu phủ định

Không phải câu phủ định

Phương pháp giải :

Đọc kĩ và trả lời

Lời giải chi tiết :

Về hình thức, các câu trên không phải là câu phủ định


Cùng chủ đề:

Đề thi giữa kì 1 Văn 8 - Đề số 1
Đề thi giữa kì 1 Văn 8 - Đề số 2
Đề thi giữa kì 1 Văn 8 - Đề số 3
Đề thi giữa kì 1 Văn 8 - Đề số 4
Đề thi giữa kì 1 Văn 8 - Đề số 5
Đề thi giữa kì 2 Văn 8 - Đề số 1
Đề thi giữa kì 2 Văn 8 - Đề số 2
Đề thi giữa kì 2 Văn 8 - Đề số 3
Đề thi giữa kì 2 Văn 8 - Đề số 4
Đề thi giữa kì 2 Văn 8 - Đề số 5
Đề thi học kì 1 Văn 8 - Đề số 1