Đề thi giữa kì 1 Văn 9 - Đề số 1
Đề bài
Tác phẩm Lục Vân Tiên viết bằng thể thơ gì?
-
A.
Song thất lục bát
-
B.
Lục bát
-
C.
Thất ngôn bát cú
-
D.
Ngũ ngôn
Trong đoạn văn sau, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để làm nổi bật phong cách Hồ Chí Minh? Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ cũng như các vị danh nho xưa, hoàn toàn không phải cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời, mà đây là một lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm về thẩm mĩ cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác.
-
A.
Sử dụng phép nói giảm nói tránh
-
B.
Sử dụng phép nói quá
-
C.
Sử dụng phép đối lập
-
D.
Sử dụng phép tăng tiến
Phong cách của Hồ Chí Minh là sự kết hợp giữa?
-
A.
Vĩ đại và bình dị
-
B.
Truyền thống và hiện đại
-
C.
Dân tộc và nhân loại
-
D.
Cả ba đáp án trên
Xác định phương châm hội thoại của câu tục ngữ “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”?
-
A.
Phương châm quan hệ
-
B.
Phương châm lịch sự
-
C.
Phương châm cách thức
-
D.
Phương châm về lượng
Nhân vật ông Ngư trong Lục Vân Tiên gặp nạn không mang đặc điểm tính cách nào sau đây
-
A.
Là con người lương thiện, hiền lành, tốt bụng
-
B.
Tính ích kỉ, nhỏ nhen, độc ác
-
C.
Là con người trọng nghĩa khinh tài, không màng danh lợi
-
D.
Là một con người yêu lao động, yêu cuộc sống.
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
(1) Mạc Đĩnh Chi thông minh từ nhỏ, lại rất chăm chỉ học hành, có tài ứng đối mau lẹ. (2) Năm 1304, vua Trần Anh Tông mở khoa thi để kén người tài trong bốn cõi. (3) Năm ấy, ông thi đỗ Trạng nguyên với điểm loại ưu. (4) Hôm nhà vua ban cho mũ áo , rất ngạc nhiên thấy Mạc Đĩnh Chi chỉ là một chàng trai có vóc người nhỏ, thấp , tướng mạo xấu xí. (5) Vua Anh Tông có ý không muốn dùng ông. (^) Mạc Đĩnh Chi bực lắm, không nói gì cả, về nhà viết bài phú " Ngọc tỉnh liên" (Cây sen trong giếng, ngọc), ông tự ví mình như một thứ sen thần mọc trong giếng ngọc.
Trong đoạn văn trên, câu nào là câu văn miêu tả?
-
A.
(2)
-
B.
(3)
-
C.
(4)
-
D.
(5)
Lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao, vì sao?
-
A.
Đây không phải lối sống kham khổ của người tự tìm vui trong cảnh nghèo
-
B.
Bản lĩnh của người chiến sĩ hòa với tâm hồn nhà thơ
-
C.
Vẻ đẹp tâm hồn Người mạnh mẽ song cũng rất lãng mạn
-
D.
Cả 3 đáp án trên
Nhận định nào nói đúng nhất về ngôn ngữ của đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn ?
-
A.
Dân dã, bình dị
-
B.
Giàu cảm xúc, khoáng đạt
-
C.
Cả A và B đều đúng
-
D.
Cả A và B đều sai
Ai là tác giả chính của nhóm văn chương Ngô gia văn phái?
-
A.
Ngô Chi Thất và Ngô Đình Diệm
-
B.
Ngô Chi Thất và Ngô Trân
-
C.
Ngô Thì Sĩ và Ngô Trân
-
D.
Ngô Thì Chí và Ngô Thì Du
Trong bài viết tác giả cho rằng: “Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ là một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống”. Theo em, cụm từ “quan niệm thẩm mĩ” là gì?
-
A.
Quan niệm về đạo đức
-
B.
Quan niệm cuộc sống
-
C.
Quan niệm về cái đẹp
-
D.
Quan niệm về nghề nghiệp
Những câu sau đã vi phạm phương châm hội thoại nào? a) Bố mẹ mình đều là giáo viên dạy học b) Chú ấy chụp ảnh cho mình bằng máy ảnh c) Ngựa là một loài thú bốn chân
Phương châm về lượng
Phương châm về chất
Thành ngữ “nói đơm nói đặt” liên quan tới phương châm hội thoại?
Phương châm về chất
Phương châm về lượng
Từ nào không thuộc trường từ vựng Dụng cụ làm bếp?
-
A.
Xoong
-
B.
Bếp ga
-
C.
Chảo
-
D.
Cuốc
Đoạn trích “Lục Vân Tiên gặp nạn” kể lại sự việc cụ thể nào?
-
A.
Lục Vân Tiên bị Trịnh Hâm đẩy xuống sông và được ông chài vớt.
-
B.
Lục Vân Tiên bị Trịnh Hâm cướp hết đồ đạc.
-
C.
Lục Vân Tiên và tiểu đồng bị Trịnh Hâm đẩy xuống sông.
-
D.
Lục Vân Tiên bị tiểu đồng đẩy xuống sông và được giao long cứu.
Tác giả Ngô Gia Văn Phái là ai?
-
A.
Là một tác giả nổi tiếng thời nhà Lê
-
B.
Là một tác giả mang họ Ngô
-
C.
Là một nhóm tác giả Việt Nam thuộc dòng họ Ngô Thì
-
D.
Là một tác giả nổi tiếng thời nhà Nguyễn
Cho đoạn văn sau và trả lời các câu sau: Tôi không biết có từ lúc nào, không rõ lắm, nhưng chắc chắn là từ rất xưa. Từ khi con người biết trồng bông dệt vải may áo, chắc là phải cần kim để khâu áo. Làm ra cây kim lúc đầu hẳn là rất khó khăn, cho nên giờ mới có câu tục ngữ Có công mài sắt, có ngày nên kim. Họ nhà Kim chúng tôi rất đông. Ngoài kim khâu vải may áo, còn có loại kim dùng để thêu thùa, có kim khâu dùng trong phẫu thuật, kim khâu giày, kim đóng sách sách… Công dụng của kim là đưa chỉ mềm luồn qua các vật dày, mỏng để kết chúng lại. Thiếu chúng tôi thì ngành sản xuất gặp nhiều khó khăn đấy! Nghe nói từ cuối thế kỉ XVIII, một người Anh đã sáng chế ra máy khâu, nhưng máy khâu vẫn cứ phải có kim thì mới khâu được! Cùng họ Kim chúng tôi còn có cây kim châm cứu. Nó bé mà dài, làm bằng bạc, dùng để châm vào huyệt chữa bệnh. Những cây kim của ông Nguyễn Tài Thu đã nổi tiếng thế giới!
Đoạn văn vừa trích sử dụng phương thức biểu đạt nào?
-
A.
Thuyết minh
-
B.
Nghị luận
-
C.
Tự sự
-
D.
Miêu tả
Các lĩnh vực như ý tế, thực phẩm, giáo dục… được tác giả đưa ra trong văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình nhằm mục đích gì?
-
A.
Làm nổi bật sự tốn kém, tính phi lí của cuộc chạy đua vũ trang
-
B.
Làm cho mọi người thấy chi cho những lĩnh vực này tốn kém
-
C.
Làm cho mọi người thấy đây là những vấn đề mà các nước nghèo không thể cải thiện được
-
D.
Thể hiện sự hiểu biết về các vấn đề thời sự nóng hổi
Các yếu tố nào, đặc sắc về mặt nghệ thuật nào giúp tăng thêm sức thuyết phục cho bài Đấu tranh cho một thế giới hòa bình ?
-
A.
Sự hiểu biết sâu sắc của tác giả về vấn đề được đem ra bàn bạc
-
B.
Giọng văn truyền cảm, thể hiện lòng nhiệt tình của người viết
-
C.
Cách đặt vấn đề thông minh, sắc sảo
-
D.
Cả A, B, C đều đúng
Từ “vị tha” có nghĩa là gì?
-
A.
Tinh thần quên mình, chăm lo một cách vô tư đến lợi ích của người khác.
-
B.
Có lòng thương yêu rộng rãi hết thảy mọi người, mọi loài.
-
C.
Hiểu thấu khó khăn riêng và chia sẻ tâm tư, tình cảm với người khác.
-
D.
Đức tính rộng lượng, dễ thông cảm với người có sai lầm và dễ tha thứ.
Cách phát triển từ vựng mà em biết là gì?
-
A.
Phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc của chúng
-
B.
Mượn từ của tiếng nước ngoài
-
C.
Tạo ra từ ngữ mới
-
D.
Cả 3 đáp án trên
Văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình có nội dung gì?
-
A.
Nói về nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe dọa tới sự sống của nhân loại
-
B.
Sự tốn kém của cuộc chạy đua vũ trang cướp đi sự phát triển của nhân loại
-
C.
Biện pháp ngăn chặn, xóa bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Thế nào là cách tạo từ mới?
-
A.
Chủ yếu là dùng các tiếng có sẵn ghép lại với nhau
-
B.
Đưa vào từ ngữ có sẵn nhiều lớp nghĩa hoàn toàn mới
-
C.
Chuyển lớp nghĩa ban đầu của từ này sang một lớp nghĩa mới
-
D.
Kết hợp cả B và C
Từ “tài tử” là từ mượn tiếng nước nào?
-
A.
Hán
-
B.
Anh
-
C.
Đức
-
D.
Ấn Độ
Cách lập luận nào của tác giả Mác-két khiến người đọc hiểu rõ nguy cơ khủng khiếp của chiến tranh hạt nhân?
-
A.
Xác định thời gian cụ thể
-
B.
Đưa ra số liệu đầu đạn hạt nhân
-
C.
Đưa những tính toán lí thuyết
-
D.
Cả A, B, C đều đúng
Hoàng Lê nhất thống chí xây dựng hình ảnh vua Quang Trung như thế nào?
-
A.
Hành động mạnh mẽ, quyết đoán
-
B.
Trí tuệ sáng suốt, mẫn cán, điều binh khiển tướng tài tình
-
C.
Tài thao lược, lãnh đạo tài tình, phi thường
-
D.
Cả 3 đáp án trên
Sự sáng suốt và nhạy bén của Nguyễn Huệ thể hiện qua việc phân tích thời cuộc, xét đoán lực lượng và biết dùng người, đúng hay sai?
Chọn các đáp án đúng
Hiện thực thời vua Lê chúa Trịnh được khắc họa qua bài như thế nào?
Thối nát, mục ruỗng, đầy những giả dối, bất công
Thời đại rực rỡ, huy hoàng, người dân sống êm ấm
Quan lại lo hưởng thụ, cướp bóc, dân chúng đói khổ, cơ cực
Vua quan vì nước, thương dân
Điều cần tránh khi thuyết minh kết hợp với sử dụng một số biện pháp nghệ thuật là gì?
-
A.
Sử dụng đúng lúc, đúng chỗ.
-
B.
Kết hợp với các phương pháp thuyết minh.
-
C.
Làm lu mờ đối tượng được thuyết minh.
-
D.
Đối tượng thuyết minh được nổi bật, gây ấn tượng.
Trong những đoạn văn nói về cảnh bỏ chạy khốn cùng của vua Lê Chiêu Thống, tác giả vẫn gửi gắm cảm xúc trong đó, theo em, cảm xúc đó là gì?
-
A.
Sự căm phẫn
-
B.
Sự bênh vực
-
C.
Lòng thương cảm
-
D.
Sự tiếc nuối
Thế nào là phương châm về chất?
-
A.
Khi giao tiếp không nên nói những diều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực
-
B.
Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung, của lời nói phải đáp ứng đúng với yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa
-
C.
Khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.
-
D.
Cả 3 đáp án trên
Lời giải và đáp án
Tác phẩm Lục Vân Tiên viết bằng thể thơ gì?
-
A.
Song thất lục bát
-
B.
Lục bát
-
C.
Thất ngôn bát cú
-
D.
Ngũ ngôn
Đáp án : B
Nhớ lại phần thể loại
Tác phẩm thuộc thể lục bát
Trong đoạn văn sau, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để làm nổi bật phong cách Hồ Chí Minh? Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ cũng như các vị danh nho xưa, hoàn toàn không phải cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời, mà đây là một lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm về thẩm mĩ cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác.
-
A.
Sử dụng phép nói giảm nói tránh
-
B.
Sử dụng phép nói quá
-
C.
Sử dụng phép đối lập
-
D.
Sử dụng phép tăng tiến
Đáp án : C
Đọc kĩ đoạn văn và đưa ra đáp án đúng.
Trong đoạn văn sau, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật đối lập để làm nổi bật phong cách Hồ Chí Minh
Phong cách của Hồ Chí Minh là sự kết hợp giữa?
-
A.
Vĩ đại và bình dị
-
B.
Truyền thống và hiện đại
-
C.
Dân tộc và nhân loại
-
D.
Cả ba đáp án trên
Đáp án : D
Phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp giữa sự vĩ đại và bình dị, giữa truyền thống và hiện đại, giữa tính dân tộc và nhân loại
Xác định phương châm hội thoại của câu tục ngữ “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”?
-
A.
Phương châm quan hệ
-
B.
Phương châm lịch sự
-
C.
Phương châm cách thức
-
D.
Phương châm về lượng
Đáp án : B
Đọc kĩ câu tục ngữ, nắm ý nghĩa và chọn đáp án đúng.
câu tục ngữ “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” liên quan đến phương châm lịch sự.
Nhân vật ông Ngư trong Lục Vân Tiên gặp nạn không mang đặc điểm tính cách nào sau đây
-
A.
Là con người lương thiện, hiền lành, tốt bụng
-
B.
Tính ích kỉ, nhỏ nhen, độc ác
-
C.
Là con người trọng nghĩa khinh tài, không màng danh lợi
-
D.
Là một con người yêu lao động, yêu cuộc sống.
Đáp án : B
Nhân vật ông ngư không có ích kỉ, nhỏ nhen, độc ác
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
(1) Mạc Đĩnh Chi thông minh từ nhỏ, lại rất chăm chỉ học hành, có tài ứng đối mau lẹ. (2) Năm 1304, vua Trần Anh Tông mở khoa thi để kén người tài trong bốn cõi. (3) Năm ấy, ông thi đỗ Trạng nguyên với điểm loại ưu. (4) Hôm nhà vua ban cho mũ áo , rất ngạc nhiên thấy Mạc Đĩnh Chi chỉ là một chàng trai có vóc người nhỏ, thấp , tướng mạo xấu xí. (5) Vua Anh Tông có ý không muốn dùng ông. (^) Mạc Đĩnh Chi bực lắm, không nói gì cả, về nhà viết bài phú " Ngọc tỉnh liên" (Cây sen trong giếng, ngọc), ông tự ví mình như một thứ sen thần mọc trong giếng ngọc.
Trong đoạn văn trên, câu nào là câu văn miêu tả?
-
A.
(2)
-
B.
(3)
-
C.
(4)
-
D.
(5)
Đáp án : C
Xem lại khái niệm miêu tả và đọc kĩ đoạn văn xem câu nào có yếu tố này.
Đoạn văn trên có câu (4) là câu sử dụng yếu tố miêu tả.
Lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao, vì sao?
-
A.
Đây không phải lối sống kham khổ của người tự tìm vui trong cảnh nghèo
-
B.
Bản lĩnh của người chiến sĩ hòa với tâm hồn nhà thơ
-
C.
Vẻ đẹp tâm hồn Người mạnh mẽ song cũng rất lãng mạn
-
D.
Cả 3 đáp án trên
Đáp án : D
Lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao, vì đó là lối sống giản dị, bản lĩnh và khiến tâm hồn của Bác luôn tươi mới, mạnh mẽ chứ không phải sự kham khổ.
Nhận định nào nói đúng nhất về ngôn ngữ của đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn ?
-
A.
Dân dã, bình dị
-
B.
Giàu cảm xúc, khoáng đạt
-
C.
Cả A và B đều đúng
-
D.
Cả A và B đều sai
Đáp án : C
Đoạn trích nổi bật với ngôn ngữ bình dị, khoáng đạt
Ai là tác giả chính của nhóm văn chương Ngô gia văn phái?
-
A.
Ngô Chi Thất và Ngô Đình Diệm
-
B.
Ngô Chi Thất và Ngô Trân
-
C.
Ngô Thì Sĩ và Ngô Trân
-
D.
Ngô Thì Chí và Ngô Thì Du
Đáp án : D
Ngô gia văn phái gồm 20 tác giả thuộc 9 thế hệ trong đó hai tác giả chính là Ngô Thì Chí (1753 – 1788) làm quan thời Lê Chiêu Thống và Ngô Thì Du (1772-1840), làm quan dưới triều nhà Nguyễn.
Trong bài viết tác giả cho rằng: “Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ là một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống”. Theo em, cụm từ “quan niệm thẩm mĩ” là gì?
-
A.
Quan niệm về đạo đức
-
B.
Quan niệm cuộc sống
-
C.
Quan niệm về cái đẹp
-
D.
Quan niệm về nghề nghiệp
Đáp án : C
Tra từ điển về từ “thẩm mĩ”, từ đó đưa ra đáp án đúng.
Quan niệm thẩm mĩ chính là quan niệm về cái đẹp.
Những câu sau đã vi phạm phương châm hội thoại nào? a) Bố mẹ mình đều là giáo viên dạy học b) Chú ấy chụp ảnh cho mình bằng máy ảnh c) Ngựa là một loài thú bốn chân
Phương châm về lượng
Phương châm về chất
Phương châm về lượng
Phương châm về chất
Xem lại các câu trên đọc lên có vấn đề ở chỗ nào, từ đó tìm ra lời giải.
Các câu nói trên đều bị thừa thông tin không cần thiết a) Bố mẹ mình đều là giáo viên dạy học b) Chú ấy chụp ảnh cho mình bằng máy ảnh c) Ngựa là một loài thú bốn chân
Thành ngữ “nói đơm nói đặt” liên quan tới phương châm hội thoại?
Phương châm về chất
Phương châm về lượng
Phương châm về chất
Phương châm về lượng
đọc kĩ câu thành ngữ, dịch nghĩa và chọn đáp án thích hợp
Nói đơm nói đặt là nói những điều bịa đặt, không đúng thực tế
Từ nào không thuộc trường từ vựng Dụng cụ làm bếp?
-
A.
Xoong
-
B.
Bếp ga
-
C.
Chảo
-
D.
Cuốc
Đáp án : D
Đọc kĩ và chọn đáp án phù hợp
Cuốc là dụng cụ làm vườn
Đoạn trích “Lục Vân Tiên gặp nạn” kể lại sự việc cụ thể nào?
-
A.
Lục Vân Tiên bị Trịnh Hâm đẩy xuống sông và được ông chài vớt.
-
B.
Lục Vân Tiên bị Trịnh Hâm cướp hết đồ đạc.
-
C.
Lục Vân Tiên và tiểu đồng bị Trịnh Hâm đẩy xuống sông.
-
D.
Lục Vân Tiên bị tiểu đồng đẩy xuống sông và được giao long cứu.
Đáp án : A
Nhớ lại nội dung văn bản
Đoạn trích “Lục Vân Tiên gặp nạn” kể lại sự việc Lục Vân Tiên bị Trịnh Hâm đẩy xuống sông và được ông chài vớt.
Tác giả Ngô Gia Văn Phái là ai?
-
A.
Là một tác giả nổi tiếng thời nhà Lê
-
B.
Là một tác giả mang họ Ngô
-
C.
Là một nhóm tác giả Việt Nam thuộc dòng họ Ngô Thì
-
D.
Là một tác giả nổi tiếng thời nhà Nguyễn
Đáp án : C
Là một nhóm tác giả Việt Nam thuộc dòng họ Ngô Thì
Cho đoạn văn sau và trả lời các câu sau: Tôi không biết có từ lúc nào, không rõ lắm, nhưng chắc chắn là từ rất xưa. Từ khi con người biết trồng bông dệt vải may áo, chắc là phải cần kim để khâu áo. Làm ra cây kim lúc đầu hẳn là rất khó khăn, cho nên giờ mới có câu tục ngữ Có công mài sắt, có ngày nên kim. Họ nhà Kim chúng tôi rất đông. Ngoài kim khâu vải may áo, còn có loại kim dùng để thêu thùa, có kim khâu dùng trong phẫu thuật, kim khâu giày, kim đóng sách sách… Công dụng của kim là đưa chỉ mềm luồn qua các vật dày, mỏng để kết chúng lại. Thiếu chúng tôi thì ngành sản xuất gặp nhiều khó khăn đấy! Nghe nói từ cuối thế kỉ XVIII, một người Anh đã sáng chế ra máy khâu, nhưng máy khâu vẫn cứ phải có kim thì mới khâu được! Cùng họ Kim chúng tôi còn có cây kim châm cứu. Nó bé mà dài, làm bằng bạc, dùng để châm vào huyệt chữa bệnh. Những cây kim của ông Nguyễn Tài Thu đã nổi tiếng thế giới!
Đoạn văn vừa trích sử dụng phương thức biểu đạt nào?
-
A.
Thuyết minh
-
B.
Nghị luận
-
C.
Tự sự
-
D.
Miêu tả
Đáp án : A
Dựa vào 6 phương thức biểu đạt đã học (tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, hành chính – công vụ).
Đoạn văn trên thuyết minh về cây kim.
Các lĩnh vực như ý tế, thực phẩm, giáo dục… được tác giả đưa ra trong văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình nhằm mục đích gì?
-
A.
Làm nổi bật sự tốn kém, tính phi lí của cuộc chạy đua vũ trang
-
B.
Làm cho mọi người thấy chi cho những lĩnh vực này tốn kém
-
C.
Làm cho mọi người thấy đây là những vấn đề mà các nước nghèo không thể cải thiện được
-
D.
Thể hiện sự hiểu biết về các vấn đề thời sự nóng hổi
Đáp án : A
Các lĩnh vực như ý tế, thực phẩm, giáo dục… được tác giả đưa ra trong bài viết nhằm làm nổi bật sự tốn kém, tính phi lí của cuộc chạy đua vũ trang.
Các yếu tố nào, đặc sắc về mặt nghệ thuật nào giúp tăng thêm sức thuyết phục cho bài Đấu tranh cho một thế giới hòa bình ?
-
A.
Sự hiểu biết sâu sắc của tác giả về vấn đề được đem ra bàn bạc
-
B.
Giọng văn truyền cảm, thể hiện lòng nhiệt tình của người viết
-
C.
Cách đặt vấn đề thông minh, sắc sảo
-
D.
Cả A, B, C đều đúng
Đáp án : D
Đọc văn bản, rút ra những đặc sắc nghệ thuật và chọn đáp án đúng.
Để bài viết tăng sức thuyết phục, tác giả còn sử dụng nhiều đặc sắc nghệ thuật như giọng văn, cách đặt vấn đề và quan trọng là sự hiểu biết sâu rộng của tác giả.
Từ “vị tha” có nghĩa là gì?
-
A.
Tinh thần quên mình, chăm lo một cách vô tư đến lợi ích của người khác.
-
B.
Có lòng thương yêu rộng rãi hết thảy mọi người, mọi loài.
-
C.
Hiểu thấu khó khăn riêng và chia sẻ tâm tư, tình cảm với người khác.
-
D.
Đức tính rộng lượng, dễ thông cảm với người có sai lầm và dễ tha thứ.
Đáp án : D
Đọc kĩ và chọn đáp án phù hợp
Vị tha nói về đức tính rộng lượng, dễ thông cảm với người có sai lầm và dễ tha thứ.
Cách phát triển từ vựng mà em biết là gì?
-
A.
Phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc của chúng
-
B.
Mượn từ của tiếng nước ngoài
-
C.
Tạo ra từ ngữ mới
-
D.
Cả 3 đáp án trên
Đáp án : D
Cách phát triển từ vựng:
- Phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc của chúng
- Mượn từ của tiếng nước ngoài
- Tạo ra từ ngữ mới
Văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình có nội dung gì?
-
A.
Nói về nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe dọa tới sự sống của nhân loại
-
B.
Sự tốn kém của cuộc chạy đua vũ trang cướp đi sự phát triển của nhân loại
-
C.
Biện pháp ngăn chặn, xóa bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Đáp án : D
Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn thể loài người và sự sống trên trái đất. - Cuộc chạy đua vũ trang vô cùng tốn kém đã cướp đi của thế giới nhiều điều kiện để phát triển, để loại trừ nạn đói, nạn thất học và khắc phục nhiều bệnh tật cho hàng trăm triệu người. - Đấu tranh cho hòa bình, ngăn chặn và xóa bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân là nhiệm vụ thiết thân và cấp bách của toàn thể loài người.
Thế nào là cách tạo từ mới?
-
A.
Chủ yếu là dùng các tiếng có sẵn ghép lại với nhau
-
B.
Đưa vào từ ngữ có sẵn nhiều lớp nghĩa hoàn toàn mới
-
C.
Chuyển lớp nghĩa ban đầu của từ này sang một lớp nghĩa mới
-
D.
Kết hợp cả B và C
Đáp án : D
Tạo từ ngữ mới là đưa vào từ ngữ có sẵn nhiều lớp nghĩa hoàn toàn mới hoặc chuyển lớp nghĩa ban đầu của từ này sang một lớp nghĩa mới.
Từ “tài tử” là từ mượn tiếng nước nào?
-
A.
Hán
-
B.
Anh
-
C.
Đức
-
D.
Ấn Độ
Đáp án : A
Nhớ lại kiến thức từ mượn
Từ “tài tử” là từ mượn tiếng Hán
Cách lập luận nào của tác giả Mác-két khiến người đọc hiểu rõ nguy cơ khủng khiếp của chiến tranh hạt nhân?
-
A.
Xác định thời gian cụ thể
-
B.
Đưa ra số liệu đầu đạn hạt nhân
-
C.
Đưa những tính toán lí thuyết
-
D.
Cả A, B, C đều đúng
Đáp án : D
Mác-két đã lập luận rất chặt chẽ về cả thời gian, số liệu và những tính toán lí thuyết để thấy rõ nguy cơ chiến tranh hạt nhân.
Hoàng Lê nhất thống chí xây dựng hình ảnh vua Quang Trung như thế nào?
-
A.
Hành động mạnh mẽ, quyết đoán
-
B.
Trí tuệ sáng suốt, mẫn cán, điều binh khiển tướng tài tình
-
C.
Tài thao lược, lãnh đạo tài tình, phi thường
-
D.
Cả 3 đáp án trên
Đáp án : D
Hình tượng người anh hùng áo vải Quang Trung quả cảm, mạnh mẽ, trí tuệ và nhạy bén.
Sự sáng suốt và nhạy bén của Nguyễn Huệ thể hiện qua việc phân tích thời cuộc, xét đoán lực lượng và biết dùng người, đúng hay sai?
Sự sáng suốt và nhạy bén của Nguyễn Huệ thể hiện qua việc phân tích thời cuộc, xét đoán lực lượng và biết dùng người.
Chọn các đáp án đúng
Hiện thực thời vua Lê chúa Trịnh được khắc họa qua bài như thế nào?
Thối nát, mục ruỗng, đầy những giả dối, bất công
Thời đại rực rỡ, huy hoàng, người dân sống êm ấm
Quan lại lo hưởng thụ, cướp bóc, dân chúng đói khổ, cơ cực
Vua quan vì nước, thương dân
Thối nát, mục ruỗng, đầy những giả dối, bất công
Quan lại lo hưởng thụ, cướp bóc, dân chúng đói khổ, cơ cực
Hiện thực thời vua Lê chúa Trịnh là thời đại nhũng nhiễu của bọn quan tham và nhân dân cơ cực.
Điều cần tránh khi thuyết minh kết hợp với sử dụng một số biện pháp nghệ thuật là gì?
-
A.
Sử dụng đúng lúc, đúng chỗ.
-
B.
Kết hợp với các phương pháp thuyết minh.
-
C.
Làm lu mờ đối tượng được thuyết minh.
-
D.
Đối tượng thuyết minh được nổi bật, gây ấn tượng.
Đáp án : C
Các biện pháp nghệ thuật cần được sử dụng thích hợp, góp phần làm nổi bật đặc điểm của đối tượng thuyết minh và gây hứng thú cho người đọc, tránh làm lu mờ đối tượng thuyết minh.
Trong những đoạn văn nói về cảnh bỏ chạy khốn cùng của vua Lê Chiêu Thống, tác giả vẫn gửi gắm cảm xúc trong đó, theo em, cảm xúc đó là gì?
-
A.
Sự căm phẫn
-
B.
Sự bênh vực
-
C.
Lòng thương cảm
-
D.
Sự tiếc nuối
Đáp án : D
Nhớ lại mối quan hệ của tác giả và vua Lê
Tác giả thể hiện sự ngậm ngùi, tiếc nuối khi nói về vua vì họ dù sao cũng từng làm quan dưới triều vua Lê.
Thế nào là phương châm về chất?
-
A.
Khi giao tiếp không nên nói những diều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực
-
B.
Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung, của lời nói phải đáp ứng đúng với yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa
-
C.
Khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.
-
D.
Cả 3 đáp án trên
Đáp án : A
Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.