Đề thi giữa kì 1 Văn 9 - Đề số 4 — Không quảng cáo

Đề thi, đề kiểm tra Văn 9


Đề thi giữa kì 1 Văn 9 - Đề số 4

Đề bài

Câu 1 :

Trong bức chân dung tả Thúy Kiều tác giả đặc tả tài năng của Thúy Kiều như thế nào?

  • A.

    Tài cầm, kì, thi, họa theo chuẩn mực vẻ đẹp thời phong kiến

  • B.

    Tài năng của Thúy Kiều xếp thứ hai, sau nhan sắc

  • C.

    Tài năng của Thúy Kiều nổi trội hơn hẳn là ở tài chơi đàn

  • D.

    Cả 3 đáp án trên

Câu 2 :

Phong cách của Hồ Chí Minh là sự kết hợp giữa?

  • A.

    Vĩ đại và bình dị

  • B.

    Truyền thống và hiện đại

  • C.

    Dân tộc và nhân loại

  • D.

    Cả ba đáp án trên

Câu 3 :

Những câu sau đã vi phạm phương châm hội thoại nào? a) Bố mẹ mình đều là giáo viên dạy học b) Chú ấy chụp ảnh cho mình bằng máy ảnh c) Ngựa là một loài thú bốn chân

Phương châm về lượng

Phương châm về chất

Câu 4 :

Trong bài viết tác giả cho rằng: “Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ là một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống”. Theo em, cụm từ “quan niệm thẩm mĩ” là gì?

  • A.

    Quan niệm về đạo đức

  • B.

    Quan niệm cuộc sống

  • C.

    Quan niệm về cái đẹp

  • D.

    Quan niệm về nghề nghiệp

Câu 5 :

Đoạn văn sau đây sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để thuyết minh?

Bãi biển Mỹ Khê Quảng Ngãi uốn cong hình vầng trăng khuyết, gây ấn tượng bởi vẻ đẹp còn đậm chất hoang sơ, không gian thoáng đạt hữu tình, vời vợi mây trời, rì rào sóng vỗ... tất cả như mời gọi lữ khách đến thăm. Kéo dài khoảng 7km, Bãi biển Mỹ Khê Quảng Ngãi có triền cát trắng mịn màng với độc dốc thoai thoải, điểm tô những vạt hoa muống biển khoe sắc tím mộng mơ, bao quanh là thảm rừng dương xanh thẳm đu đưa theo gió.

(http://www.vamvo.com/BaiBienMyKheQuangNgai.aspx)

  • A.

    So sánh

  • B.

    Nhân hóa

  • C.

    Hoán dụ

  • D.

    Nói quá

Câu 6 :

Chị em Thúy Kiều được viết theo thể thơ gì?

  • A.

    Năm chữ

  • B.

    Bảy chữ

  • C.

    Lục bát

  • D.

    Song thất lục bát

Câu 7 :

Tâm trạng của Thúy Kiều trong 8 câu thơ cuối bài Kiều ở lầu Ngưng Bích là gì?

  • A.

    Tâm trạng buồn bã, nỗi nhớ, nỗi cô đơn của Kiều như ngàn đợt sóng trùng điệp càng khiến nỗi buồn dài dằng dặc, mênh mông

  • B.

    Nỗi nhớ tâm trạng cô đơn, sầu nhớ, cảm giác đau đớn trào lên

  • C.

    Dự cảm về thân phận bấp bênh, chìm nổi bấp bênh

  • D.

    Cả 3 đáp án trên

Câu 8 :

Khi Kiều Nguyệt Nga muốn trả ơn, Lục Vân Tiên đã xử trí thế nào?

  • A.

    Không nhận ơn

  • B.

    Vui vẻ nhận tấm lòng của cô gái

  • C.

    Từ chối thẳng thừng và đi ngay

  • D.

    Cả A, B, C đều đúng

Câu 9 :

Đọc truyện cười sau và trả lời câu hỏi:

CON RẮN VUÔNG Anh chàng nọ tính khoác lác đã quen. Bữa kia đi chơi về bảo vợ:

– Này mình ạ! Hôm nay tôi đi vào rừng trông thấy một con rắn, chao ôi, to đến là to, dài đến là dài. Bề ngang thì chắc chắn là bốn mươi thước rồi, còn bề dài thì dễ đến hơn trăm thước. Vợ không tin, nhưng cũng định trêu chồng một mẻ: – Tôi nghe người ta nói có rắn dài đã nhiều. Nhưng làm gì có giống rắn dài như anh nói thế. Tôi nhất định không tin. Chồng làm như thật: – Thật quả có rắn như thế. Dài hơn một trăm thước thì chẳng đến, nhưng tám mươi thì nhất định.

Vợ bĩu môi: – Cũng chẳng đến! Chồng cương quyết: – Tôi chắc chắn là nó dài sáu mươi thước chứ không ngoa. Vợ vẫn khăng khăng: – Vẫn không dài đến nước ấy đâu! Chồng rút lui một lần nữa: – Lần này tôi nói thật nhé. Con rắn dài đến bốn mươi thước, không kém một phân. Vợ bò lăn ra cười: – Con rắn anh thấy, bề ngang đã chắc chắn là bốn mươi thước, bề dài cũng lại đến bốn mươi thước không kém một phân thì chẳng hoá ra là con rắn vuông à?

(Truyện cười dân gian Việt Nam)

Anh chồng đã vi phạm phương châm gì trong giao tiếp?

Phương châm về chất

Phương châm về lượng

Câu 10 :

Từ “số thập phân” là thuật ngữ khoa học của ngành nào?

  • A.

    Toán học

  • B.

    Văn học

  • C.

    Lịch sử

  • D.

    Vật lý

Câu 11 :

Thơ văn Nguyễn Du thường đề cao xúc cảm và giá trị tình người, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 12 :

Nội dung chính của đoạn trích Chị em Thúy Kiều là gì?

  • A.

    Nỗi khổ tâm của Thúy Kiều khi nghĩ về thân phận

  • B.

    Cuộc dạo chơi của chị em Thúy Kiều

  • C.

    Nói về gia cảnh đầm ấm của gia đình Kiều

  • D.

    Khắc họa rõ nét bức chân dung chị em Thúy Kiều

Câu 13 :

Kiều ở lầu Ngưng Bích là một đoạn thơ cho thấy cảnh cô đơn, buồn tủi, tấm lòng nhớ các em của Thúy Kiều, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 14 :

Bài học rút ra từ phẩm chất của Bác qua văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” là gì?

  • A.

    Tấm lòng nhân hậu bao dung

  • B.

    Lối sống giản dị, thanh cao và ý thức giữ gìn bản sắc dân tộc

  • C.

    Đức tính tiết kiệm

  • D.

    Sự liêm chính trong công việc

Câu 15 :

Đoạn trường tân thanh có nghĩa là gì?

  • A.

    Đứt từng mảnh ruột

  • B.

    Tiếng kêu mới

  • C.

    Con đường dài màu xanh đứt đoạn

  • D.

    Tiếng kêu mới tới đứt từng mảnh ruột

Câu 16 :

Trong bài viết Phong cách Hồ Chí Minh , tác giả so sánh lối sống của Bác Hồ với lối sống của những ai?

  • A.

    Những vị lãnh tụ của các dân tộc trên thế giới

  • B.

    Các danh nho Việt Nam thời xưa

  • C.

    Các danh nho Trung Quốc thời xưa

  • D.

    Các vị lãnh đạo nhà nước ta đương thời

Câu 17 :

Nguyễn Du có tên hiệu là gì?

  • A.

    Thanh Hiên

  • B.

    Tố Như

  • C.

    Thanh Tâm

  • D.

    Thanh Minh

Câu 18 :

Tích vào các đáp án đúng.

Đâu là giá trị nghệ thuật của văn bản Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga ?

Khắc họa nhân vật bằng hành động

Ngôn ngữ bình dị, mộc mạc

Sử dụng ngòi bút đậm chất hội họa

Sử dụng điển tích, điển cố

Ước lệ tượng trưng

Câu 19 :

Câu thơ sau có sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt nào?

Bẽ bàng mây sớm đèm khuya,

Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.

Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,

Tin sương luống những rày trông mai chờ.

Bên trời góc bể bơ vơ,

Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.

  • A.

    Tự sự kết hợp miêu tả ngoại hình

  • B.

    Tự sự kết hợp miêu tả nội tâm

  • C.

    Tự sự kết hợp lập luận

  • D.

    Lập luận kết hợp miêu tả nội tâm

Câu 20 :

Cụm từ “nô nức yến anh” trong câu thơ “Gần xa nô nức yến anh” biểu thị phép tu từ gì?

  • A.

    Liệt kê

  • B.

    Hoán dụ

  • C.

    Nhân hóa

  • D.

    Ẩn dụ

Câu 21 :

Đoạn trích Cảnh ngày xuân được chia thành mấy phần?

  • A.

    2 phần

  • B.

    3 phần

  • C.

    4 phần

  • D.

    5 phần

Câu 22 :

Yếu tố miêu tả trong đoạn văn sau có tác dụng gì?

“Vân xem trang trọng khác vời

Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang

Hoa cười ngọc thốt đoan trang,

Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da,”

  • A.

    Làm nổi bật vẻ đẹp ngoại hình của Thúy Vân

  • B.

    Làm nổi bật sự phúc hậu của Thúy Vân

  • C.

    Bộc lộ cảm xúc về nhân vật Thúy Vân

  • D.

    Tất cả các phương án trên

Câu 23 :

Chọn cách giải thích đúng:

“hậu quả” là:

  • A.

    Kết quả phía sau

  • B.

    Kết quả sau cùng

  • C.

    Kết quả cuối

  • D.

    Kết quả xấu

Câu 24 :

Trong câu thơ “Dập dìu tài tử, giai nhân/ Ngựa xe như nước áo quần như nêm” gợi tả điều gì?

  • A.

    Các bậc tài tử, giai nhân đông đúc, ồn ào

  • B.

    Ý chỉ trai tài gái sắc đi hội đông đúc, nhộn nhịp

  • C.

    Ý chỉ người và xe ngựa đông đúc, chật chội như nêm

  • D.

    Cả 3 đáp án trên

Câu 25 :

Tác phẩm Kiều ở lầu Ngưng Bích thuộc thể loại gì?

  • A.

    Tiểu thuyết

  • B.

    Truyện vừa

  • C.

    Tùy bút

  • D.

    Truyện thơ Nôm

Câu 26 :

Nội dung chính của đoạn trích Cảnh ngày xuân là gì?

  • A.

    Nỗi khổ tâm của Thúy Kiều khi nghĩ về thân phận

  • B.

    Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp

  • C.

    Nói về gia cảnh đầm ấm của gia đình Kiều

  • D.

    Khắc họa rõ nét bức chân dung chị em Thúy Kiều

Câu 27 :

Đoạn trích chị em Thúy Kiều tác giả miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân làm nền nổi bật vẻ đẹp và tài năng của Thúy Kiều đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 28 :

Từ đồng nào sau đây có nghĩa là trẻ em?

  • A.

    Đồng dao

  • B.

    Đồng bộ

  • C.

    Đồng sự

  • D.

    Đồng niên

Câu 29 :

Chỉ ra các câu văn chứa yếu tố miêu tả trong đoạn văn sau?

“(1) Hằng năm cứ vào cuối thu lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại náo nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường. (2) Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như những cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.”

  • A.

    Câu (1)

  • B.

    Câu (2)

  • C.

    Cả 2 câu

  • D.

    Đoạn văn không có chứa yếu tố miêu tả và biểu cảm

Câu 30 :

Truyện Kiều gồm mấy phần?

  • A.

    3

  • B.

    4

  • C.

    5

  • D.

    6

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Trong bức chân dung tả Thúy Kiều tác giả đặc tả tài năng của Thúy Kiều như thế nào?

  • A.

    Tài cầm, kì, thi, họa theo chuẩn mực vẻ đẹp thời phong kiến

  • B.

    Tài năng của Thúy Kiều xếp thứ hai, sau nhan sắc

  • C.

    Tài năng của Thúy Kiều nổi trội hơn hẳn là ở tài chơi đàn

  • D.

    Cả 3 đáp án trên

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Thúy Kiều có tài cầm, kì, thi, họa theo chuẩn mực vẻ đẹp thời phong kiến.

Câu 2 :

Phong cách của Hồ Chí Minh là sự kết hợp giữa?

  • A.

    Vĩ đại và bình dị

  • B.

    Truyền thống và hiện đại

  • C.

    Dân tộc và nhân loại

  • D.

    Cả ba đáp án trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp giữa sự vĩ đại và bình dị, giữa truyền thống và hiện đại, giữa tính dân tộc và nhân loại

Câu 3 :

Những câu sau đã vi phạm phương châm hội thoại nào? a) Bố mẹ mình đều là giáo viên dạy học b) Chú ấy chụp ảnh cho mình bằng máy ảnh c) Ngựa là một loài thú bốn chân

Phương châm về lượng

Phương châm về chất

Đáp án

Phương châm về lượng

Phương châm về chất

Phương pháp giải :

Xem lại các câu trên đọc lên có vấn đề ở chỗ nào, từ đó tìm ra lời giải.

Lời giải chi tiết :

Các câu nói trên đều bị thừa thông tin không cần thiết a) Bố mẹ mình đều là giáo viên dạy học b) Chú ấy chụp ảnh cho mình bằng máy ảnh c) Ngựa là một loài thú bốn chân

Câu 4 :

Trong bài viết tác giả cho rằng: “Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ là một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống”. Theo em, cụm từ “quan niệm thẩm mĩ” là gì?

  • A.

    Quan niệm về đạo đức

  • B.

    Quan niệm cuộc sống

  • C.

    Quan niệm về cái đẹp

  • D.

    Quan niệm về nghề nghiệp

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Tra từ điển về từ “thẩm mĩ”, từ đó đưa ra đáp án đúng.

Lời giải chi tiết :

Quan niệm thẩm mĩ chính là quan niệm về cái đẹp.

Câu 5 :

Đoạn văn sau đây sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để thuyết minh?

Bãi biển Mỹ Khê Quảng Ngãi uốn cong hình vầng trăng khuyết, gây ấn tượng bởi vẻ đẹp còn đậm chất hoang sơ, không gian thoáng đạt hữu tình, vời vợi mây trời, rì rào sóng vỗ... tất cả như mời gọi lữ khách đến thăm. Kéo dài khoảng 7km, Bãi biển Mỹ Khê Quảng Ngãi có triền cát trắng mịn màng với độc dốc thoai thoải, điểm tô những vạt hoa muống biển khoe sắc tím mộng mơ, bao quanh là thảm rừng dương xanh thẳm đu đưa theo gió.

(http://www.vamvo.com/BaiBienMyKheQuangNgai.aspx)

  • A.

    So sánh

  • B.

    Nhân hóa

  • C.

    Hoán dụ

  • D.

    Nói quá

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đọc kĩ đoạn văn và xem biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng.

Lời giải chi tiết :

Đoạn văn sử dụng biện pháp so sánh để thuyết minh (Bãi biển Mỹ Khê Quảng Ngãi uốn cong hình vầng trăng khuyết, gây ấn tượng bởi vẻ đẹp còn đậm chất hoang sơ, không gian thoáng đạt hữu tình, vời vợi mây trời, rì rào sóng vỗ... tất cả như mời gọi lữ khách đến thăm.)

Câu 6 :

Chị em Thúy Kiều được viết theo thể thơ gì?

  • A.

    Năm chữ

  • B.

    Bảy chữ

  • C.

    Lục bát

  • D.

    Song thất lục bát

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nhớ lại thể thơ

Lời giải chi tiết :

Văn bản được viết theo thể lục bát

Câu 7 :

Tâm trạng của Thúy Kiều trong 8 câu thơ cuối bài Kiều ở lầu Ngưng Bích là gì?

  • A.

    Tâm trạng buồn bã, nỗi nhớ, nỗi cô đơn của Kiều như ngàn đợt sóng trùng điệp càng khiến nỗi buồn dài dằng dặc, mênh mông

  • B.

    Nỗi nhớ tâm trạng cô đơn, sầu nhớ, cảm giác đau đớn trào lên

  • C.

    Dự cảm về thân phận bấp bênh, chìm nổi bấp bênh

  • D.

    Cả 3 đáp án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại các câu thơ cuối

Lời giải chi tiết :

Tất cả các ý trên đều chỉ tâm trạng của Thúy Kiều

Câu 8 :

Khi Kiều Nguyệt Nga muốn trả ơn, Lục Vân Tiên đã xử trí thế nào?

  • A.

    Không nhận ơn

  • B.

    Vui vẻ nhận tấm lòng của cô gái

  • C.

    Từ chối thẳng thừng và đi ngay

  • D.

    Cả A, B, C đều đúng

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại phần thân bài

Lời giải chi tiết :

Lục Vân Tiên không nhận sự trả ơn của cô gái và khẳng định mình đã làm việc nên làm

Câu 9 :

Đọc truyện cười sau và trả lời câu hỏi:

CON RẮN VUÔNG Anh chàng nọ tính khoác lác đã quen. Bữa kia đi chơi về bảo vợ:

– Này mình ạ! Hôm nay tôi đi vào rừng trông thấy một con rắn, chao ôi, to đến là to, dài đến là dài. Bề ngang thì chắc chắn là bốn mươi thước rồi, còn bề dài thì dễ đến hơn trăm thước. Vợ không tin, nhưng cũng định trêu chồng một mẻ: – Tôi nghe người ta nói có rắn dài đã nhiều. Nhưng làm gì có giống rắn dài như anh nói thế. Tôi nhất định không tin. Chồng làm như thật: – Thật quả có rắn như thế. Dài hơn một trăm thước thì chẳng đến, nhưng tám mươi thì nhất định.

Vợ bĩu môi: – Cũng chẳng đến! Chồng cương quyết: – Tôi chắc chắn là nó dài sáu mươi thước chứ không ngoa. Vợ vẫn khăng khăng: – Vẫn không dài đến nước ấy đâu! Chồng rút lui một lần nữa: – Lần này tôi nói thật nhé. Con rắn dài đến bốn mươi thước, không kém một phân. Vợ bò lăn ra cười: – Con rắn anh thấy, bề ngang đã chắc chắn là bốn mươi thước, bề dài cũng lại đến bốn mươi thước không kém một phân thì chẳng hoá ra là con rắn vuông à?

(Truyện cười dân gian Việt Nam)

Anh chồng đã vi phạm phương châm gì trong giao tiếp?

Phương châm về chất

Phương châm về lượng

Đáp án

Phương châm về chất

Phương châm về lượng

Phương pháp giải :

Anh chồng đã nói điều bịa đặt, không có thật, em xem điều này vi phạm phương châm gì.

Lời giải chi tiết :

Anh chồng đã nói điều bịa đặt, không có thật, điều này vi phạm phương châm về chất.

Câu 10 :

Từ “số thập phân” là thuật ngữ khoa học của ngành nào?

  • A.

    Toán học

  • B.

    Văn học

  • C.

    Lịch sử

  • D.

    Vật lý

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Nhớ lại các môn đã học

Lời giải chi tiết :

Từ “số thập phân” là thuật ngữ khoa học của ngành Toán học

Câu 11 :

Thơ văn Nguyễn Du thường đề cao xúc cảm và giá trị tình người, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Nhận định trên hoàn toàn chính xác.

Câu 12 :

Nội dung chính của đoạn trích Chị em Thúy Kiều là gì?

  • A.

    Nỗi khổ tâm của Thúy Kiều khi nghĩ về thân phận

  • B.

    Cuộc dạo chơi của chị em Thúy Kiều

  • C.

    Nói về gia cảnh đầm ấm của gia đình Kiều

  • D.

    Khắc họa rõ nét bức chân dung chị em Thúy Kiều

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Đoạn trích đã gợi tả vẻ đẹp và khắc họa rõ nét bức chân dung chị em Thúy Kiều.

Câu 13 :

Kiều ở lầu Ngưng Bích là một đoạn thơ cho thấy cảnh cô đơn, buồn tủi, tấm lòng nhớ các em của Thúy Kiều, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Nhớ lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết :

Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích là đoạn thơ thấy cảnh buồn tủi, đau xót của Thúy Kiều trước tình cảnh bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, và nỗi nhớ thương người yêu, cha mẹ của Thúy Kiều

Câu 14 :

Bài học rút ra từ phẩm chất của Bác qua văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” là gì?

  • A.

    Tấm lòng nhân hậu bao dung

  • B.

    Lối sống giản dị, thanh cao và ý thức giữ gìn bản sắc dân tộc

  • C.

    Đức tính tiết kiệm

  • D.

    Sự liêm chính trong công việc

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại toàn bộ tác phẩm và rút ra bài học

Lời giải chi tiết :

Bài học rút ra từ phẩm chất của Bác qua văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” là lối sống giản dị, thanh cao và ý thức giữ gìn bản sắc dân tộc.

Câu 15 :

Đoạn trường tân thanh có nghĩa là gì?

  • A.

    Đứt từng mảnh ruột

  • B.

    Tiếng kêu mới

  • C.

    Con đường dài màu xanh đứt đoạn

  • D.

    Tiếng kêu mới tới đứt từng mảnh ruột

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nhớ lại kiến thức từ Hán Việt

Lời giải chi tiết :

Đoạn trường tân thanh có nghĩa là tiếng kêu mới tới đứt từng mảnh ruột

Câu 16 :

Trong bài viết Phong cách Hồ Chí Minh , tác giả so sánh lối sống của Bác Hồ với lối sống của những ai?

  • A.

    Những vị lãnh tụ của các dân tộc trên thế giới

  • B.

    Các danh nho Việt Nam thời xưa

  • C.

    Các danh nho Trung Quốc thời xưa

  • D.

    Các vị lãnh đạo nhà nước ta đương thời

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Trong bài viết, tác giả so sánh lối sống của Bác Hồ với lối sống của các danh nho Việt Nam thời xưa.

Câu 17 :

Nguyễn Du có tên hiệu là gì?

  • A.

    Thanh Hiên

  • B.

    Tố Như

  • C.

    Thanh Tâm

  • D.

    Thanh Minh

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Nguyễn Du (1765 – 1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên.

Câu 18 :

Tích vào các đáp án đúng.

Đâu là giá trị nghệ thuật của văn bản Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga ?

Khắc họa nhân vật bằng hành động

Ngôn ngữ bình dị, mộc mạc

Sử dụng ngòi bút đậm chất hội họa

Sử dụng điển tích, điển cố

Ước lệ tượng trưng

Đáp án

Khắc họa nhân vật bằng hành động

Ngôn ngữ bình dị, mộc mạc

Lời giải chi tiết :

Nghệ thuật khắc họa nhân vật, sử dụng thành công ngôn ngữ bình dị, mộc mạc

Câu 19 :

Câu thơ sau có sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt nào?

Bẽ bàng mây sớm đèm khuya,

Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.

Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,

Tin sương luống những rày trông mai chờ.

Bên trời góc bể bơ vơ,

Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.

  • A.

    Tự sự kết hợp miêu tả ngoại hình

  • B.

    Tự sự kết hợp miêu tả nội tâm

  • C.

    Tự sự kết hợp lập luận

  • D.

    Lập luận kết hợp miêu tả nội tâm

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ đoạn văn và chọn đáp án đúng nhất

Lời giải chi tiết :

Đoạn thơ trên có sự kết hợp giữa tự sự và miêu tả nội tâm

Câu 20 :

Cụm từ “nô nức yến anh” trong câu thơ “Gần xa nô nức yến anh” biểu thị phép tu từ gì?

  • A.

    Liệt kê

  • B.

    Hoán dụ

  • C.

    Nhân hóa

  • D.

    Ẩn dụ

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nhớ lại các biện pháp tu từ đã học

Lời giải chi tiết :

Cụm từ “nô nức yến anh” nhân hóa chim yến và chim oanh nhằm gợi sự náo nhiệt.

Câu 21 :

Đoạn trích Cảnh ngày xuân được chia thành mấy phần?

  • A.

    2 phần

  • B.

    3 phần

  • C.

    4 phần

  • D.

    5 phần

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Đoạn trích được chia thành 3 phần ( vẻ đẹp của thiên nhiên trong tiết thanh minh; Hình ảnh lễ và hội; Tâm trạng chị em Thúy Kiều khi tan hội trở về)

Câu 22 :

Yếu tố miêu tả trong đoạn văn sau có tác dụng gì?

“Vân xem trang trọng khác vời

Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang

Hoa cười ngọc thốt đoan trang,

Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da,”

  • A.

    Làm nổi bật vẻ đẹp ngoại hình của Thúy Vân

  • B.

    Làm nổi bật sự phúc hậu của Thúy Vân

  • C.

    Bộc lộ cảm xúc về nhân vật Thúy Vân

  • D.

    Tất cả các phương án trên

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đọc kĩ và chọn đáp án chính xác nhất

Lời giải chi tiết :

Đoạn văn trên có tác dụng làm nổi bật vẻ đẹp ngoại hình của Thúy Vân

Câu 23 :

Chọn cách giải thích đúng:

“hậu quả” là:

  • A.

    Kết quả phía sau

  • B.

    Kết quả sau cùng

  • C.

    Kết quả cuối

  • D.

    Kết quả xấu

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào ngôn ngữ mà em và mọi người hay sử dụng thường ngày

Lời giải chi tiết :

“hậu quả” la kết quả xấu

Câu 24 :

Trong câu thơ “Dập dìu tài tử, giai nhân/ Ngựa xe như nước áo quần như nêm” gợi tả điều gì?

  • A.

    Các bậc tài tử, giai nhân đông đúc, ồn ào

  • B.

    Ý chỉ trai tài gái sắc đi hội đông đúc, nhộn nhịp

  • C.

    Ý chỉ người và xe ngựa đông đúc, chật chội như nêm

  • D.

    Cả 3 đáp án trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Câu thơ trên diễn tả dòng người đông đúc với trai tài gái sắc đang cùng nhau đi lễ hội.

Câu 25 :

Tác phẩm Kiều ở lầu Ngưng Bích thuộc thể loại gì?

  • A.

    Tiểu thuyết

  • B.

    Truyện vừa

  • C.

    Tùy bút

  • D.

    Truyện thơ Nôm

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nhớ lại phần thể loại

Lời giải chi tiết :

Tác phẩm thuộc thể loại truyện thơ Nôm

Câu 26 :

Nội dung chính của đoạn trích Cảnh ngày xuân là gì?

  • A.

    Nỗi khổ tâm của Thúy Kiều khi nghĩ về thân phận

  • B.

    Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp

  • C.

    Nói về gia cảnh đầm ấm của gia đình Kiều

  • D.

    Khắc họa rõ nét bức chân dung chị em Thúy Kiều

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Đoạn thơ Cảnh ngày xuân là bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng.

Câu 27 :

Đoạn trích chị em Thúy Kiều tác giả miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân làm nền nổi bật vẻ đẹp và tài năng của Thúy Kiều đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Nhận định trên hoàn toàn chính xác.

Câu 28 :

Từ đồng nào sau đây có nghĩa là trẻ em?

  • A.

    Đồng dao

  • B.

    Đồng bộ

  • C.

    Đồng sự

  • D.

    Đồng niên

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đọc từng đáp án và chọn đáp án chính xác nhất

Lời giải chi tiết :

Đồng dao là thơ ca truyền miệng của trẻ em.

Câu 29 :

Chỉ ra các câu văn chứa yếu tố miêu tả trong đoạn văn sau?

“(1) Hằng năm cứ vào cuối thu lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại náo nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường. (2) Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như những cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.”

  • A.

    Câu (1)

  • B.

    Câu (2)

  • C.

    Cả 2 câu

  • D.

    Đoạn văn không có chứa yếu tố miêu tả và biểu cảm

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ và nhớ kiến thức miêu tả

Lời giải chi tiết :

Cả 2 câu đều chứa yếu tố miêu tả

Câu 30 :

Truyện Kiều gồm mấy phần?

  • A.

    3

  • B.

    4

  • C.

    5

  • D.

    6

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Truyện Kiều gồm 3 phần


Cùng chủ đề:

Đề ôn tập học kì 2 - Ngữ văn 9
Đề ôn tập học kì 2 - Ngữ văn 9
Đề thi giữa kì 1 Văn 9 - Đề số 1
Đề thi giữa kì 1 Văn 9 - Đề số 2
Đề thi giữa kì 1 Văn 9 - Đề số 3
Đề thi giữa kì 1 Văn 9 - Đề số 4
Đề thi giữa kì 1 Văn 9 Trắc nghiệm - Đề số 5
Đề thi giữa kì 2 Văn 9 - Đề số 1
Đề thi giữa kì 2 Văn 9 - Đề số 2
Đề thi giữa kì 2 Văn 9 - Đề số 3
Đề thi giữa kì 2 Văn 9 - Đề số 4