Đề thi giữa kì 2 Văn 9 - Đề số 2 — Không quảng cáo

Đề thi, đề kiểm tra Văn 9


Đề thi giữa kì 2 Văn 9 - Đề số 2

Đề bài

Câu 1 :

Từ “có lẽ” trong câu “những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị về con người là quan trọng nhất” là thành phần gì?

  • A.

    Thành phần trạng ngữ

  • B.

    Thành phần bổ ngữ

  • C.

    Thành phần biệt lập tình thái

  • D.

    Thành phần biệt lập cảm thán

Câu 2 :

Bài thơ Sang Thu được sáng tác trong giai đoạn nào?

  • A.

    1930 - 1945

  • B.

    1954 - 1975

  • C.

    1945 - 1954

  • D.

    1975 - 2000

Câu 3 :

Nội dung, nghệ thuật của bài thơ đoạn thơ thể hiện qua điều gì?

  • A.

    Qua ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu… cần phân tích các yếu tố đó để có những nhận xét, đánh giá cụ thể, xác đáng

  • B.

    Thể hiện qua hoàn cảnh sáng tác của bài thơ

  • C.

    Cả A và B đều đúng

  • D.

    Cả A và B sai

Câu 4 :

Qua bài thơ Nói với con bằng từ ngữ, hình ảnh giàu sức gợi cảm, Y Phương thể hiện tình cảm ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 5 :

Kết bài của bài văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ nhằm mục đích khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 6 :

Khi viết bài nghị luận về một đoạn thơ bài thơ cần có lời văn gợi cảm, thể hiện rung động chân thành của người viết, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 7 :

Hữu Thỉnh bắt đầu sáng tác thơ từ khi nào?

  • A.

    Trong kháng chiến chống Pháp.

  • B.

    Trong kháng chiến chống Mỹ.

  • C.

    Khi đất nước vừa kết thúc chiến tranh.

  • D.

    Khi đất nước bước vào thời kì đổi mới.

Câu 8 :

Trong những từ dưới đây, từ ngữ có độ tin cậy cao nhất?

  • A.

    Chắc là

  • B.

    Có vẻ như

  • C.

    Chắn hẳn

  • D.

    Chắc chắn

Câu 9 :

Hãy tìm hàm ý của câu in đậm trong đoạn văn sau: Bác sĩ cầm mạch, sẽ cắn môi, nhìn ông già giọng phàn nàn:

- Chậm quá. Đến bây giờ mới tới. Nghĩa tường minh:... Hàm ý:…

  • A.

    Nghĩa tường minh: Bệnh nhân tới muộn , làm cho bác sĩ đợi lâu .

    Hàm ý: Không quan tâm đến bệnh tình của bệnh nhân

  • B.

    Nghĩa tường minh : Bệnh nhân tới muộn, làm cho bệnh tình nguy kịch hơn.

    Hàm ý: Không hài lòng và tiếc nuối vì việc bệnh nhân tới muộn.

  • C.

    Cả A và B đều đúng

  • D.

    Cả A và B đều sai

Câu 10 :

Trong các vấn đề sau, vấn đề nào chưa phù hợp để viết bài Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống?

  • A.

    Vứt rác bừa bãi.

  • B.

    Nghiện game.

  • C.

    Tình trạng mất điện ở một số vùng nông thôn.

  • D.

    Môi trường bị ô nhiễm

Câu 11 :

Từ “chùng chình” được hiểu thế nào?

  • A.

    Đi rất chậm, dò từng bước một

  • B.

    Đi rất nhanh, vừa đi vừa nghiêng ngả

  • C.

    Ngập ngừng như không muốn đi

  • D.

    Ẩn giấu nhiều điều không muốn nói

Câu 12 :

Câu thơ “Bác đã đi rồi sao Bác ơi?” (Tố Hữu) bộc lộ tâm trạng gì của người nói?

  • A.

    Giận dữ

  • B.

    Buồn chán

  • C.

    Thất vọng

  • D.

    Đau xót

Câu 13 :

Trong các đề bài sau, đề nào thuộc đề bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống?

  • A.

    Phân tích vẻ đẹp nhân vật ông Sáu trong Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)

  • B.

    Suy nghĩ về vấn nạn bạo lực học đường ngày nay

  • C.

    Cảm nghĩ về khổ thơ đầu bài Ánh trăng

  • D.

    Suy nghĩ về câu nói “Uống nước nhớ nguồn”

Câu 14 :

Tác phẩm Tiếng nói của văn nghệ được viết theo thể loại nào?

  • A.

    Thơ tự do

  • B.

    Truyện ngắn

  • C.

    Tiểu thuyết

  • D.

    Tiểu luận

Câu 15 :

Điền tiếp vào chỗ trống một câu có hàm ý khích lệ động viên:

Chán quá, bài văn hôm nay tớ được có mỗi 5 điểm. Không sao, ……………………..,Cậu lấy đó để tự cố gắng thì sẽ đạt kết quả tốt trong những lần sau này.

  • A.

    Thất bại là mẹ thành công

  • B.

    Núi cao còn có núi cao hơn

  • C.

    Chín người mười ý

  • D.

    Góp gió thành bão

Câu 16 :

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác, vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng. Nghệ sĩ giới thiệu với chúng ta một cảm giác, trình tự, một tư tưởng bằng cách làm sống hiển hiện ngay lên trong tâm hồn chúng ta cảm giác, trình tự, tư tưởng ấy. Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phải bước lên đường ấy. Bắt rễ ở cuộc đời hàng ngày của con người, văn nghệ lại tạo được sự sống cho tâm hồn người.

Nội dung của đoạn văn trên là gì?

  • A.

    Ý nghĩa của văn nghệ

  • B.

    Tư tưởng trong văn nghệ

  • C.

    Văn nghệ là sản phẩm của người sáng tác đồng thời truyền tải thông điệp cho người đọc.

  • D.

    Cả 3 đáp án trên

Câu 17 :

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác, vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng. Nghệ sĩ giới thiệu với chúng ta một cảm giác, trình tự, một tư tưởng bằng cách làm sống hiển hiện ngay lên trong tâm hồn chúng ta cảm giác, trình tự, tư tưởng ấy. Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phải bước lên đường ấy. Bắt rễ ở cuộc đời hàng ngày của con người, văn nghệ lại tạo được sự sống cho tâm hồn người.

Câu văn nào sau đây nêu ý chủ đạo của đoạn văn ?

  • A.

    Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác, vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng.

  • B.

    Nghệ sĩ giới thiệu với chúng ta một cảm giác, trình tự, một tư tưởng bằng cách làm sống hiển hiện ngay lên trong tâm hồn chúng ta cảm giác, trình tự, tư tưởng ấy.

  • C.

    Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phải bước lên đường ấy.

  • D.

    Bắt rễ ở cuộc đời hàng ngày của con người, văn nghệ lại tạo được sự sống cho tâm hồn người.

Câu 18 :

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“Do sự phát triển kinh tế, xã hội, công nghệ thông tin kết hợp với sự xâm nhập tràn lan của các nền văn hóa ngoại lai khiến cho nhận thức của học sinh về ngôn ngữ giao tiếp, văn hóa và đạo đức trở nên lệch lạc và gây ra các hành vi giao tiếp thiếu chuẩn mực, thiếu trong sáng, lễ độ. Do lối sống đua đòi, thực dụng, dễ dãi của một số bạn trẻ dẫn đến sự suy thoái nhân cách và đạo đức, từ đó ảnh hưởng đến thế hệ học sinh trong trường học. Từ một vài cá nhân, nói tục chửi thề trở thành một hiện tượng tràn lan và ngày càng ảnh hưởng sâu sắc trong lứa tuổi học sinh”.

Trong câu văn cuối có vai trò gì?

  • A.

    Triển khai ý chủ đề

  • B.

    Triển khai ý của câu trước nó

  • C.

    Kết lại ý chủ đề của đoạn văn

  • D.

    Nếu ra một ý chủ đề mới

Câu 19 :

Bài thơ Nói với con có giọng điệu như thế nào?

  • A.

    Sôi nổi, mạnh mẽ

  • B.

    Ca ngợi, hùng hồn

  • C.

    Niềm tự hào về sức sống bền bỉ, mạnh mẽ của quê hương

  • D.

    Gồm cả 3 ý trên

Câu 20 :

Bài thơ Sang thu in trong tập thơ nào?

  • A.

    Hoa dọc chiến hào

  • B.

    Từ chiến hào đến thành phố

  • C.

    Như mây mùa xuân

  • D.

    Hoa ngày thường – Chim báo bão

Câu 21 :

Nhận định nào sau đây chưa chính xác?

  • A.

    Các câu văn trong đoạn văn hoặc trong văn bản phải có sự liên kết chặt chẽ về nội dung và hình thức

  • B.

    Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu văn phải phục vụ chủ đề của đoạn văn

  • C.

    Các đoạn văn và câu văn phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí

  • D.

    Việc sử dụng ở câu đứng các từ ngữ đồng nghĩa với từ ngữ đã có ở câu trước được gọi là phép liên kết liên tưởng

Câu 22 :

Dòng nào sau đây không phải là yêu cầu chính của bài nghị luận xã hội?

  • A.

    Nêu rõ vấn đề nghị luận

  • B.

    Đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng xác đáng.

  • C.

    Vận dụng các phép lập luận phù hợp.

  • D.

    Lời văn gợi cảm, trau chuốt.

Câu 23 :

Văn bản Tiếng nói của văn nghệ được trích từ tiểu luận nào?

  • A.

    Văn nghệ và đời sống

  • B.

    Tiếng nói của văn nghệ

  • C.

    Ý nghĩa của văn nghệ

  • D.

    Văn nghệ với bạn đọc

Câu 24 :

Hai câu văn sau sử dụng phép liên kết gì?

“Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu. Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng còn tồn tại không ít cái yếu”.

  • A.

    Phép lặp.

  • B.

    Phép thế.

  • C.

    Phép nối.

  • D.

    Phép đồng nghĩa, liên tưởng.

Câu 25 :

Hãy nối từ ngữ cột A với cột B cho phù hợp

1. Phép lặp lại

2. Phép đồng nghĩa, trái nghĩa, liên tưởng

3. Phép thế

4. Phép nối

A. Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có các câu trước

B. Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước

C. Lặp lại ở câu đứng sau các từ ngữ đã có ở câu trước

D. Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với các từ ngữ đã có ở câu trước.

Câu 26 :

Một bài Cách làm bài nghị luận về bài thơ đoạn thơ gồm mấy phần?

  • A.

    2 phần

  • B.

    3 phần

  • C.

    4 phần

  • D.

    5 phần

Câu 27 :

Đoạn hội thoại dưới đây chứa hàm ý gì?

Thầy giáo vào lớp được một lúc thì học trò xin vào. Thầy giáo nói với học sinh đó: Bây giờ là mấy giờ rồi?

  • A.

    Trách học sinh đó không mang theo đồng hồ

  • B.

    Hỏi học sinh đó xem đi muộn bao nhiêu phút

  • C.

    Phê bình học sinh đó không đi học đúng giờ

  • D.

    Hỏi học sinh đó xem bây giờ là mấy giờ

Câu 28 :

Trời đất lúc sang thu được miêu tả qua những phương diện nào?

  • A.

    Màu sắc, hương vị

  • B.

    Hoạt động, hình ảnh

  • C.

    Ca ngợi, hình hồn

  • D.

    Trầm tĩnh, răn dạy

Câu 29 :

Ý nghĩa ẩn dụ của câu thơ “Sấm cũng bớt bất ngờ/ Trên hàng cây đứng tuổi” là gì?

  • A.

    Những hàng cây đứng tuổi đã quen với tiếng sấm của mùa hạ nên không thấy bất ngờ với tiếng sấm của mùa thu

  • B.

    Sấm mùa thu không còn nhiều bất ngờ với hàng cây đứng tuổi

  • C.

    Hàng cây đứng tuổi trải qua nhiều mùa sấm chớp nên không còn bất ngờ đối với chúng nữa

  • D.

    Hàng cây đứng tuổi như con người từng trải, không còn thấy bất ngờ trước những vang động bất thường của cuộc sống.

Câu 30 :

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi :

“Do sự phát triển kinh tế, xã hội, công nghệ thông tin kết hợp với sự xâm nhập tràn lan của các nền văn hóa ngoại lai khiến cho nhận thức của học sinh về ngôn ngữ giao tiếp, văn hóa và đạo đức trở nên lệch lạc và gây ra các hành vi giao tiếp thiếu chuẩn mực, thiếu trong sáng, lễ độ. Do lối sống đua đòi, thực dụng, dễ dãi của một số bạn trẻ dẫn đến sự suy thoái nhân cách và đạo đức, từ đó ảnh hưởng đến thế hệ học sinh trong trường học. Từ một vài cá nhân, nói tục chửi thề trở thành một hiện tượng tràn lan và ngày càng ảnh hưởng sâu sắc trong lứa tuổi học sinh”.

Đoạn văn trên được trình bày theo hình thức nào?

  • A.

    Diễn dịch

  • B.

    Quy nạp

  • C.

    Song hành

  • D.

    Tổng phân hợp

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Từ “có lẽ” trong câu “những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị về con người là quan trọng nhất” là thành phần gì?

  • A.

    Thành phần trạng ngữ

  • B.

    Thành phần bổ ngữ

  • C.

    Thành phần biệt lập tình thái

  • D.

    Thành phần biệt lập cảm thán

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Em xem lại kiến thức về Thành phần tình thái.

Lời giải chi tiết :

Hướng dẫn giải: Thành phần tình thái dùng thể hiện cách nhìn của người nói nên thường đi với các từ ngữ “có lẽ”, “dường như”, “chắc chắn” ...

Câu 2 :

Bài thơ Sang Thu được sáng tác trong giai đoạn nào?

  • A.

    1930 - 1945

  • B.

    1954 - 1975

  • C.

    1945 - 1954

  • D.

    1975 - 2000

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Bài thơ ra đời gần cuối năm 1977

Câu 3 :

Nội dung, nghệ thuật của bài thơ đoạn thơ thể hiện qua điều gì?

  • A.

    Qua ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu… cần phân tích các yếu tố đó để có những nhận xét, đánh giá cụ thể, xác đáng

  • B.

    Thể hiện qua hoàn cảnh sáng tác của bài thơ

  • C.

    Cả A và B đều đúng

  • D.

    Cả A và B sai

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ được thể hiện qua ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu,… Bài nghị luận cần phân tích các yếu tố ấy để có những nhận xét, đánh giá cụ thể, xác đáng.

Câu 4 :

Qua bài thơ Nói với con bằng từ ngữ, hình ảnh giàu sức gợi cảm, Y Phương thể hiện tình cảm ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án

A. Đúng

B. Sai

Phương pháp giải :

xem lại giá trị nội dung.

Lời giải chi tiết :

Qua bài thơ Nói với con bằng từ ngữ, hình ảnh giàu sức gợi cảm, Y Phương thể hiện tình cảm ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình là nhận xét đúng.

Đáp án: A

Câu 5 :

Kết bài của bài văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ nhằm mục đích khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án

A. Đúng

B. Sai

Lời giải chi tiết :

Kết bài: Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ.

Câu 6 :

Khi viết bài nghị luận về một đoạn thơ bài thơ cần có lời văn gợi cảm, thể hiện rung động chân thành của người viết, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án

A. Đúng

B. Sai

Lời giải chi tiết :

Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần có bố cục mạch lạc, rõ ràng, có lời văn gợi cảm, thể hiện rung động chân thành của người viết.

Câu 7 :

Hữu Thỉnh bắt đầu sáng tác thơ từ khi nào?

  • A.

    Trong kháng chiến chống Pháp.

  • B.

    Trong kháng chiến chống Mỹ.

  • C.

    Khi đất nước vừa kết thúc chiến tranh.

  • D.

    Khi đất nước bước vào thời kì đổi mới.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Năm 1963 ông nhập ngũ rồi trở thành cán bộ tuyên huấn trong quân đội và bắt đầu sáng tác thơ. => Thời kì chống Mỹ.

Câu 8 :

Trong những từ dưới đây, từ ngữ có độ tin cậy cao nhất?

  • A.

    Chắc là

  • B.

    Có vẻ như

  • C.

    Chắn hẳn

  • D.

    Chắc chắn

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại kiến thức Thành phần tình thái và vận dụng hiểu biết của bản thân.

Lời giải chi tiết :

Mức độ tin cậy của các từ ngữ thể hiện như sau: chắc là -> có vẻ như -> chắc hẳn -> chắc chắn.

Câu 9 :

Hãy tìm hàm ý của câu in đậm trong đoạn văn sau: Bác sĩ cầm mạch, sẽ cắn môi, nhìn ông già giọng phàn nàn:

- Chậm quá. Đến bây giờ mới tới. Nghĩa tường minh:... Hàm ý:…

  • A.

    Nghĩa tường minh: Bệnh nhân tới muộn , làm cho bác sĩ đợi lâu .

    Hàm ý: Không quan tâm đến bệnh tình của bệnh nhân

  • B.

    Nghĩa tường minh : Bệnh nhân tới muộn, làm cho bệnh tình nguy kịch hơn.

    Hàm ý: Không hài lòng và tiếc nuối vì việc bệnh nhân tới muộn.

  • C.

    Cả A và B đều đúng

  • D.

    Cả A và B đều sai

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc câu văn trên thật kĩ sau đó áp dụng lý thuyết về nghĩa tường minh và hàm ý để tìm ra  câu trả lời.

Lời giải chi tiết :

- Nghĩa tường minh: Bệnh nhân tới muộn, làm cho bệnh tình nguy kịch hơn. - Hàm ý: Không hài lòng và tiếc nuối vì việc bệnh nhân tới muộn.

Câu 10 :

Trong các vấn đề sau, vấn đề nào chưa phù hợp để viết bài Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống?

  • A.

    Vứt rác bừa bãi.

  • B.

    Nghiện game.

  • C.

    Tình trạng mất điện ở một số vùng nông thôn.

  • D.

    Môi trường bị ô nhiễm

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại khái niệm lại các đề bài Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

Lời giải chi tiết :

Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội là bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ.

Câu 11 :

Từ “chùng chình” được hiểu thế nào?

  • A.

    Đi rất chậm, dò từng bước một

  • B.

    Đi rất nhanh, vừa đi vừa nghiêng ngả

  • C.

    Ngập ngừng như không muốn đi

  • D.

    Ẩn giấu nhiều điều không muốn nói

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Từ “chùng chình” được hiểu như một sự ngập ngừng không muốn đi.

Câu 12 :

Câu thơ “Bác đã đi rồi sao Bác ơi?” (Tố Hữu) bộc lộ tâm trạng gì của người nói?

  • A.

    Giận dữ

  • B.

    Buồn chán

  • C.

    Thất vọng

  • D.

    Đau xót

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại kiến thức về thành phần cảm thán rồi tìm câu trả lời.

Lời giải chi tiết :

Câu thơ của Tố Hữu bộc lộ nỗi đau xót khi Bác ra đi.

Câu 13 :

Trong các đề bài sau, đề nào thuộc đề bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống?

  • A.

    Phân tích vẻ đẹp nhân vật ông Sáu trong Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)

  • B.

    Suy nghĩ về vấn nạn bạo lực học đường ngày nay

  • C.

    Cảm nghĩ về khổ thơ đầu bài Ánh trăng

  • D.

    Suy nghĩ về câu nói “Uống nước nhớ nguồn”

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại khái niệm của Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống rồi suy ra câu rả lời đúng

Lời giải chi tiết :

- Đề A, C nghị luận về tác phẩm văn học. - Đề D nghị luận về tư tưởng đạo lí. - Đề B nghị luận về hiện tượng bạo lực trong học đường.

Câu 14 :

Tác phẩm Tiếng nói của văn nghệ được viết theo thể loại nào?

  • A.

    Thơ tự do

  • B.

    Truyện ngắn

  • C.

    Tiểu thuyết

  • D.

    Tiểu luận

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Thể loại: bài tiểu luận

Câu 15 :

Điền tiếp vào chỗ trống một câu có hàm ý khích lệ động viên:

Chán quá, bài văn hôm nay tớ được có mỗi 5 điểm. Không sao, ……………………..,Cậu lấy đó để tự cố gắng thì sẽ đạt kết quả tốt trong những lần sau này.

  • A.

    Thất bại là mẹ thành công

  • B.

    Núi cao còn có núi cao hơn

  • C.

    Chín người mười ý

  • D.

    Góp gió thành bão

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Có thể dùng tục ngữ, thành ngữ có hàm ý để khuyên nhủ bạn.

Lời giải chi tiết :

Không sao, thất bại là mẹ thành công . Cậu lấy đó để tự cố gắng thì sẽ đạt kết quả tốt trong những lần sau này.

Câu 16 :

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác, vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng. Nghệ sĩ giới thiệu với chúng ta một cảm giác, trình tự, một tư tưởng bằng cách làm sống hiển hiện ngay lên trong tâm hồn chúng ta cảm giác, trình tự, tư tưởng ấy. Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phải bước lên đường ấy. Bắt rễ ở cuộc đời hàng ngày của con người, văn nghệ lại tạo được sự sống cho tâm hồn người.

Nội dung của đoạn văn trên là gì?

  • A.

    Ý nghĩa của văn nghệ

  • B.

    Tư tưởng trong văn nghệ

  • C.

    Văn nghệ là sản phẩm của người sáng tác đồng thời truyền tải thông điệp cho người đọc.

  • D.

    Cả 3 đáp án trên

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ lại đoạn văn để rút ra nội dung chính

Lời giải chi tiết :

Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác, vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng.

Câu 17 :

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác, vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng. Nghệ sĩ giới thiệu với chúng ta một cảm giác, trình tự, một tư tưởng bằng cách làm sống hiển hiện ngay lên trong tâm hồn chúng ta cảm giác, trình tự, tư tưởng ấy. Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phải bước lên đường ấy. Bắt rễ ở cuộc đời hàng ngày của con người, văn nghệ lại tạo được sự sống cho tâm hồn người.

Câu văn nào sau đây nêu ý chủ đạo của đoạn văn ?

  • A.

    Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác, vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng.

  • B.

    Nghệ sĩ giới thiệu với chúng ta một cảm giác, trình tự, một tư tưởng bằng cách làm sống hiển hiện ngay lên trong tâm hồn chúng ta cảm giác, trình tự, tư tưởng ấy.

  • C.

    Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phải bước lên đường ấy.

  • D.

    Bắt rễ ở cuộc đời hàng ngày của con người, văn nghệ lại tạo được sự sống cho tâm hồn người.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Câu chủ đạo thường nằm ở đầu hoặc cuối đoạn văn

Lời giải chi tiết :

Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác, vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng.

Câu 18 :

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“Do sự phát triển kinh tế, xã hội, công nghệ thông tin kết hợp với sự xâm nhập tràn lan của các nền văn hóa ngoại lai khiến cho nhận thức của học sinh về ngôn ngữ giao tiếp, văn hóa và đạo đức trở nên lệch lạc và gây ra các hành vi giao tiếp thiếu chuẩn mực, thiếu trong sáng, lễ độ. Do lối sống đua đòi, thực dụng, dễ dãi của một số bạn trẻ dẫn đến sự suy thoái nhân cách và đạo đức, từ đó ảnh hưởng đến thế hệ học sinh trong trường học. Từ một vài cá nhân, nói tục chửi thề trở thành một hiện tượng tràn lan và ngày càng ảnh hưởng sâu sắc trong lứa tuổi học sinh”.

Trong câu văn cuối có vai trò gì?

  • A.

    Triển khai ý chủ đề

  • B.

    Triển khai ý của câu trước nó

  • C.

    Kết lại ý chủ đề của đoạn văn

  • D.

    Nếu ra một ý chủ đề mới

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ nội dung câu cuối

Lời giải chi tiết :

Câu cuối có nội dung kết lại chủ đề mà đoạn văn nói tới (nguyên nhân dẫn đến việc nói tục chửi thề).

Câu 19 :

Bài thơ Nói với con có giọng điệu như thế nào?

  • A.

    Sôi nổi, mạnh mẽ

  • B.

    Ca ngợi, hùng hồn

  • C.

    Niềm tự hào về sức sống bền bỉ, mạnh mẽ của quê hương

  • D.

    Gồm cả 3 ý trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Giọng điệu thơ khi trìu mến, thiết tha, thể hiện qua lời tâm sự của cha đối với con, khi sôi nổi mạnh mẽ, lúc lại ca ngợi, hùng hồn khi nói về quê hương.

Câu 20 :

Bài thơ Sang thu in trong tập thơ nào?

  • A.

    Hoa dọc chiến hào

  • B.

    Từ chiến hào đến thành phố

  • C.

    Như mây mùa xuân

  • D.

    Hoa ngày thường – Chim báo bão

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Lời giải: Bài thơ ra đời gần cuối năm 1977 khi đất nước mới thống nhất hòa bình, in trong tập “Từ chiến hào đến thành phố”, xuất bản năm 1991.

Câu 21 :

Nhận định nào sau đây chưa chính xác?

  • A.

    Các câu văn trong đoạn văn hoặc trong văn bản phải có sự liên kết chặt chẽ về nội dung và hình thức

  • B.

    Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu văn phải phục vụ chủ đề của đoạn văn

  • C.

    Các đoạn văn và câu văn phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí

  • D.

    Việc sử dụng ở câu đứng các từ ngữ đồng nghĩa với từ ngữ đã có ở câu trước được gọi là phép liên kết liên tưởng

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Các đoạn văn trong một văn bản cũng như các câu văn trong một đoạn văn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức. - Về nội dung: + Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu phải phục vụ chủ đề của đoạn văn (liên kết chủ đề); + Các đoạn văn và các câu phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí (liên kết lô-gíc). - Về hình thức, các câu và các đoạn văn có thể được liên kết với nhau bằng một số biện pháp chính như sau: + Lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu trước (phép lặp từ ngữ); + Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước (phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng); + Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước (phép thế); + Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước (phép nối). => Việc sử dụng ở câu đứng các từ ngữ đồng nghĩa với từ ngữ đã có ở câu trước được gọi là phép liên kết đồng nghĩa.

Câu 22 :

Dòng nào sau đây không phải là yêu cầu chính của bài nghị luận xã hội?

  • A.

    Nêu rõ vấn đề nghị luận

  • B.

    Đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng xác đáng.

  • C.

    Vận dụng các phép lập luận phù hợp.

  • D.

    Lời văn gợi cảm, trau chuốt.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Muốn làm tốt bài nghị luận xã hội cần phải: nêu rõ vấn đề nghị luận, đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng xác đáng, vận dụng các phép lập luận phù hợp

Câu 23 :

Văn bản Tiếng nói của văn nghệ được trích từ tiểu luận nào?

  • A.

    Văn nghệ và đời sống

  • B.

    Tiếng nói của văn nghệ

  • C.

    Ý nghĩa của văn nghệ

  • D.

    Văn nghệ với bạn đọc

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Văn bản “Tiếng nói của văn nghệ” được trích trong bài tiểu luận cùng tên.

Câu 24 :

Hai câu văn sau sử dụng phép liên kết gì?

“Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu. Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng còn tồn tại không ít cái yếu”.

  • A.

    Phép lặp.

  • B.

    Phép thế.

  • C.

    Phép nối.

  • D.

    Phép đồng nghĩa, liên tưởng.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

“Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu. Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng còn tồn tại không ít cái yếu”. => “Nhưng” là từ ngữ sử dụng cho phép nối với câu trên.

Câu 25 :

Hãy nối từ ngữ cột A với cột B cho phù hợp

1. Phép lặp lại

2. Phép đồng nghĩa, trái nghĩa, liên tưởng

3. Phép thế

4. Phép nối

A. Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có các câu trước

B. Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước

C. Lặp lại ở câu đứng sau các từ ngữ đã có ở câu trước

D. Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với các từ ngữ đã có ở câu trước.

Đáp án

1. Phép lặp lại

C. Lặp lại ở câu đứng sau các từ ngữ đã có ở câu trước

2. Phép đồng nghĩa, trái nghĩa, liên tưởng

D. Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với các từ ngữ đã có ở câu trước.

3. Phép thế

A. Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có các câu trước

4. Phép nối

B. Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước

Lời giải chi tiết :

- Về hình thức, các câu và các đoạn văn có thể được liên kết với nhau bằng một số biện pháp chính như sau: + Lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu trước (phép lặp từ ngữ); + Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước (phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng); + Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước (phép thế); + Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước (phép nối). Đáp án: 1 – C; 2 – D; 3 – A; 4 – B.

Câu 26 :

Một bài Cách làm bài nghị luận về bài thơ đoạn thơ gồm mấy phần?

  • A.

    2 phần

  • B.

    3 phần

  • C.

    4 phần

  • D.

    5 phần

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại dàn bài chung của bài Cách làm bài nghị luận về bài thơ đoạn thơ

Lời giải chi tiết :

Dàn bài chung: 3 phần (Mở bài, thân bài, kết bài).

Câu 27 :

Đoạn hội thoại dưới đây chứa hàm ý gì?

Thầy giáo vào lớp được một lúc thì học trò xin vào. Thầy giáo nói với học sinh đó: Bây giờ là mấy giờ rồi?

  • A.

    Trách học sinh đó không mang theo đồng hồ

  • B.

    Hỏi học sinh đó xem đi muộn bao nhiêu phút

  • C.

    Phê bình học sinh đó không đi học đúng giờ

  • D.

    Hỏi học sinh đó xem bây giờ là mấy giờ

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đặt vào ngữ cảnh và tìm ra hàm ý.

Lời giải chi tiết :

Cậu Bây giờ là mấy giờ rồi? Nhằm phê bình học sinh đó không đi học đúng giờ.

Câu 28 :

Trời đất lúc sang thu được miêu tả qua những phương diện nào?

  • A.

    Màu sắc, hương vị

  • B.

    Hoạt động, hình ảnh

  • C.

    Ca ngợi, hình hồn

  • D.

    Trầm tĩnh, răn dạy

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại luận điểm hai của thân bài.

Lời giải chi tiết :

Trời đất lúc sang thu được miêu tả qua hàng loạt hoạt động, hình ảnh của các sự vật “sông dềnh dàng”, “chim vội vã”, “mây vắt nửa mình”.

Câu 29 :

Ý nghĩa ẩn dụ của câu thơ “Sấm cũng bớt bất ngờ/ Trên hàng cây đứng tuổi” là gì?

  • A.

    Những hàng cây đứng tuổi đã quen với tiếng sấm của mùa hạ nên không thấy bất ngờ với tiếng sấm của mùa thu

  • B.

    Sấm mùa thu không còn nhiều bất ngờ với hàng cây đứng tuổi

  • C.

    Hàng cây đứng tuổi trải qua nhiều mùa sấm chớp nên không còn bất ngờ đối với chúng nữa

  • D.

    Hàng cây đứng tuổi như con người từng trải, không còn thấy bất ngờ trước những vang động bất thường của cuộc sống.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại luận điểm cuối của thân bài.

Lời giải chi tiết :

Ẩn dụ: sấm là những vang động bất thường của cuộc đời; hàng cây đứng tuổi gợi tả những con người đã đi qua nhiều thăng trầm. Qua đó con người trở nên vững vàng và không sợ trước những vang động của cuộc đời.

Câu 30 :

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi :

“Do sự phát triển kinh tế, xã hội, công nghệ thông tin kết hợp với sự xâm nhập tràn lan của các nền văn hóa ngoại lai khiến cho nhận thức của học sinh về ngôn ngữ giao tiếp, văn hóa và đạo đức trở nên lệch lạc và gây ra các hành vi giao tiếp thiếu chuẩn mực, thiếu trong sáng, lễ độ. Do lối sống đua đòi, thực dụng, dễ dãi của một số bạn trẻ dẫn đến sự suy thoái nhân cách và đạo đức, từ đó ảnh hưởng đến thế hệ học sinh trong trường học. Từ một vài cá nhân, nói tục chửi thề trở thành một hiện tượng tràn lan và ngày càng ảnh hưởng sâu sắc trong lứa tuổi học sinh”.

Đoạn văn trên được trình bày theo hình thức nào?

  • A.

    Diễn dịch

  • B.

    Quy nạp

  • C.

    Song hành

  • D.

    Tổng phân hợp

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại các hình thức trình bày của đoạn văn.

Lời giải chi tiết :

- Đoạn văn diễn dịch: Đoạn diễn dịch là đoạn văn trong đó câu chủ đề mang ý nghĩa khái quát đứng ở đầu đoạn, các câu còn lại triển khai cụ thể ý của câu chủ đề, bổ sung, làm rõ cho câu chủ đề. - Đoạn văn qui nạp: Đoạn qui nạp là đoạn văn được trình bày đi từ các ý nhỏ đến ý lớn, từ các ý chi tiết đến ý khái quát, từ ý luận cứ cụ thể đến ý kết luận bao trùm. - Đoạn văn song hành (Không có câu chủ đề): Đây là đoạn văn có các câu triển khai nội dung song song nhau, không nội dung nào bao trùm lên nội dung nào. -  Đoạn tổng – phân – hợp (Có câu chủ đề ở đầu và cuối đoạn văn): Đoạn tổng – phân – hợp là đoạn văn phối hợp diễn dịch với qui nạp. Câu mở đầu đoạn nêu ý khái quát bậc một, các câu tiếp theo triển khai cụ thể ý khái quát. Câu kết đoạn là ý khái quát bậc hai mang tính chất nâng cao, mở rộng. => Đoạn văn trên viết theo hình thức tổng phân hợp.


Cùng chủ đề:

Đề thi giữa kì 1 Văn 9 - Đề số 2
Đề thi giữa kì 1 Văn 9 - Đề số 3
Đề thi giữa kì 1 Văn 9 - Đề số 4
Đề thi giữa kì 1 Văn 9 Trắc nghiệm - Đề số 5
Đề thi giữa kì 2 Văn 9 - Đề số 1
Đề thi giữa kì 2 Văn 9 - Đề số 2
Đề thi giữa kì 2 Văn 9 - Đề số 3
Đề thi giữa kì 2 Văn 9 - Đề số 4
Đề thi giữa kì 2 Văn 9 - Đề số 5
Đề thi học kì 1 Văn 9 - Đề số 1
Đề thi học kì 1 Văn 9 - Đề số 2