Đề thi học kì 1 Văn 9 - Đề số 1
Đề bài
Nhận định nào nói đúng nghĩa gốc của từ “đồng chí”?
-
A.
Là những người cùng một giống nòi
-
B.
Là những người cùng một dân tộc
-
C.
Là những người cùng một thời đại
-
D.
Là những người cùng một chí hướng chính trị
Từ “đầu” trong dòng nào sau đây được dùng theo nghĩa gốc?
-
A.
Đầu bạc răng long
-
B.
Đầu súng trăng treo
-
C.
Đầu non cuối bể
-
D.
Đầu sóng ngọn gió
Đoạn văn sau đây sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để thuyết minh?
Bãi biển Mỹ Khê Quảng Ngãi uốn cong hình vầng trăng khuyết, gây ấn tượng bởi vẻ đẹp còn đậm chất hoang sơ, không gian thoáng đạt hữu tình, vời vợi mây trời, rì rào sóng vỗ... tất cả như mời gọi lữ khách đến thăm. Kéo dài khoảng 7km, Bãi biển Mỹ Khê Quảng Ngãi có triền cát trắng mịn màng với độc dốc thoai thoải, điểm tô những vạt hoa muống biển khoe sắc tím mộng mơ, bao quanh là thảm rừng dương xanh thẳm đu đưa theo gió.
(http://www.vamvo.com/BaiBienMyKheQuangNgai.aspx)
-
A.
So sánh
-
B.
Nhân hóa
-
C.
Hoán dụ
-
D.
Nói quá
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi : Chị Dậu cũng nước mắt chảy qua gò má dòng dòng (1). Chị cứ cúi gầm mặt xuống, không biết trả lời ra sao (2). Cái Tý nghe thấy rụng rời củ khoai trong tay, vội vàng đứng lên năn nỉ : - Con van thầy! Con van u! thầy u để con ở nhà chơi với em con. Con van thầy! Con van u! Thầy u đừng đem bán con (3). Thằng Dần nhả vội miếng khoai trong miệng, và sụt sịt khóc. (4)
Đoạn văn trên trích dẫn điều gì từ nhân vật?
-
A.
Lời nói
-
B.
Ý nghĩ
-
C.
Cả A và B đều đúng
-
D.
Cả A và B đều sai
Chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ là gì?
-
A.
Là cách gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật, hiện tượng thiên nhiên bằng những từ ngữ vốn được dùng đẻ gọi hoặc tả con người
-
B.
Là gọi tên các sự vật, hoặc hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương cận
-
C.
Là gọi tên các sự vật, hoặc hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng
-
D.
Là đối chiếu các sự vật, sự việc này với các sự vật, sự việc khác giống nhau
Em hiểu từ “phong cách” trong “phong cách Hồ Chí Minh” có nghĩa là gì?
-
A.
Lối sống, cung cách sinh hoạt, làm việc, hoạt động, ứng xử tạo nên cái riêng của một người nào đó.
-
B.
Đặc điểm có tính chất hệ thống về tư tưởng và nghệ thuật, biểu hiện trong sáng tác của một nghệ sĩ hay trong các sáng tác nói chung thuộc cùng một thể loại.
-
C.
Dạng ngôn ngữ sử dụng theo yêu cầu chức năng điển hình nào đó, khác với những dạng khác về đặc điểm từ vựng, ngữ âm, ngữ pháp.
-
D.
Cả A, B, C đều đúng.
Nhan đề "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" có ý nghĩa gì?
-
A.
Phơi bày sự khốc liệt của chiến tranh.
-
B.
Thể hiện sự lạc quan của người lính.
-
C.
Cho thấy chất thơ trong gian khổ
-
D.
Tất cả các phương án trên
Nguyễn Dữ là học trò của nhân vật nổi tiếng nào?
-
A.
Phùng Khắc Khoan
-
B.
Chu Văn An
-
C.
Nguyễn Bỉnh Khiêm
-
D.
Nguyễn Đình Chiểu
Thiên nhiên trong những câu thơ cuối của bài Cảnh ngày xuân hiện lên như thế nào?
-
A.
Đẹp nhưng đượm buồn
-
B.
Đẹp và tươi sáng
-
C.
Ảm đạm, hiu hắt
-
D.
Khô cằn, héo úa
Tại sao tác giả lại gọi Bác là “một nhân cách rất Việt Nam”?
-
A.
Vì Bác được sinh ra ở Việt Nam.
-
B.
Vì Bác tiếp thu văn hóa thế giới có chọn lọc và vẫn giữ cái gốc văn hóa dân tộc.
-
C.
Vì Bác là một người yêu nước vĩ đại.
-
D.
Vì Bác đã có công khai sinh ra đất nước Việt Nam.
Hình tượng “Ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành Nam” trong văn bản Chuyện người con gái Nam Xương hàm ý chỉ điều gì?
-
A.
Phía Bắc có nhiều ngựa
-
B.
Phía Nam có nhiều chim
-
C.
Mỗi người luôn có quê hương và nhớ mong quê hương của mình
-
D.
Nước Hồ và nước Việt là những quốc gia giàu có về các loài động vật quý
Hai câu thơ “Không có kính, rồi xe không có đèn - Không có mui xe, thùng xe có xước” sử dụng biện pháp nghệ thuật?
-
A.
So sánh
-
B.
Nhân hóa
-
C.
Liệt kê
-
D.
Nói quá
Câu văn “tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa” sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
-
A.
Nhân hóa
-
B.
Ẩn dụ
-
C.
So sánh
-
D.
Hoán dụ
Văn bản Chiếc lược ngà sử dụng phương thức biểu đạt nào dưới đây?
-
A.
Tự sự
-
B.
Miêu tả
-
C.
Biểu cảm
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Câu “Chú chó nghiệp vụ đang ngửi mọi thứ bằng chiếc mũi của nó” vi phạm phương châm nào?
Phương châm về chất
Phương châm về lượng
Nhân vật chính của Chuyện người con gái Nam Xương là ai?
-
A.
Trương Sinh và Phan Lang
-
B.
Phan Lang và Linh Phi
-
C.
Vũ Nương và Trương Sinh
-
D.
Linh Phi và mẹ Trương Sinh
Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong đoạn văn dưới đây để thuyết minh về lễ Vu lan? Tích xưa kể rằng, khi đức Phật còn ở dương thế, trong số những người theo hầu đức Phật có ngài Mục Kiền Liên, một vị tôn giả tu luyện được nhiều phép thần thông. Tưởngnhớ mẹ nên một ngày nọ Mục Kiền Liên dùng đôi mắt thần nhìn xuống địa ngục, thấy mẹ là bà Thanh Đề bị Diêm Vương đày làm quỷ đói do kiếp trước gây nhiều nghiệp ác. (…)Mục Kiền Liên thành tâm làm theo lời Phật dạy và không những cứu được mẹ mà còngiải thoát được tất cả vong hồn bị giam cầm ở âm cung. Từ đó ngoài ý nghĩa " mùa hiếu hạnh", tháng bảy Âm lịch còn gọi là tháng " xá tội vong nhân" , tức là thời gian các vong hồn được thả tự do. Trong những ngày này, người dân thường lập đàn cầu siêu hoặc cúng thí (bố thí) thức ăn cho các cô hồn (tức là vong hồn không có người thân) để mong họ phù hộ cho mình.
(Theo https://vnexpress.net/nguon-goc-le-vu-lan-2307239.html)
-
A.
Liệt kê
-
B.
So sánh
-
C.
Kể chuyện
-
D.
Nói quá
Phạm Tiến Duật từng học ở đâu?
-
A.
Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
-
B.
Đại học Sư phạm Hà Nội
-
C.
Đại học Tổng hợp
-
D.
Đại học Nhân văn
Chính Hữu sinh ra ở miền quê thế nào?
-
A.
Mảnh đất kinh kì xứ Huế
-
B.
Một tỉnh ở miền Trung cằn cỗi có nhiều thiên tai
-
C.
Thủ đô Hà Nội
-
D.
Sài Gòn hoa lệ
Những câu thơ sau cho thấy Thúy Kiều là con người như thế nào?
Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm
Cung thương lầu bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương
Khúc nhà tay lựa nên chương
Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân
-
A.
Có vẻ đẹp hình dáng bên ngoài
-
B.
Có vẻ đẹp tâm hồn bên trong
-
C.
Có sự thông minh, sắc sảo
-
D.
Có tài cầm, kì, thi, họa
Câu trả lời trong đoạn hội thoại sau vi phạm phương châm hội thoại nào? Một cô gái hỏi thăm người ven đường: - Chị có biết Đài phát thanh truyền hình Hà Nội ở đâu không? - Thì ở Hà Nội chứ ở đâu!
Phương châm về chất
Phương châm về lượng
Đoạn trích chị em Thúy Kiều tác giả miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân làm nền nổi bật vẻ đẹp và tài năng của Thúy Kiều đúng hay sai?
Cuộc đời Nguyễn Du trải qua nhiều biến cố thăng trầm nhưng chính hoàn cảnh ấy tạo cho ông vốn sống phong phú, tâm hồn sâu sắc, đúng hay sai?
Đồng chí phản ánh hình ảnh của tác giả, đúng hay sai?
Nhân vật Vũ Nương có số phận và phẩm chất giống với một nhân vật mà em đã học trong chương trình THCS, đó là:
-
A.
Âu Cơ
-
B.
Thị Mầu
-
C.
Thị Kính
-
D.
Chị Dậu
Nguyễn Quang Sáng xung phong vào bộ đội khi nào?
-
A.
Trước CMT8
-
B.
Sau CMT8
-
C.
Trong kháng chiến chống Mỹ
-
D.
Tất cả các đáp án trên đều sai
Đoạn trích Cảnh ngày xuân được chia thành mấy phần?
-
A.
2 phần
-
B.
3 phần
-
C.
4 phần
-
D.
5 phần
Chuyện người con gái Nam Xương của tác giả nào?
-
A.
Nguyễn Du
-
B.
Nguyễn Dữ
-
C.
Nguyễn Trãi
-
D.
Nguyễn Khuyến
Đâu là thuật ngữ khoa học của môn Văn?
-
A.
Axit
-
B.
Hoán dụ
-
C.
Cơ học
-
D.
Động năng
Bài thơ về tiểu đội xe không kính được viết theo thể thơ nào?
-
A.
Thất ngôn bát cú
-
B.
Thất ngôn tứ tuyệt
-
C.
Tự do
-
D.
Ngũ ngôn
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết của Vũ Nương?
-
A.
Do lời nói ngây thơ của bé Đản
-
B.
Do Trương Sinh tính tình nóng nảy, đa nghi
-
C.
Do Vũ Nương không thể tự minh oan cho mình
-
D.
A và B đúng
Trong câu thơ “Dập dìu tài tử, giai nhân/ Ngựa xe như nước áo quần như nêm” gợi tả điều gì?
-
A.
Các bậc tài tử, giai nhân đông đúc, ồn ào
-
B.
Ý chỉ trai tài gái sắc đi hội đông đúc, nhộn nhịp
-
C.
Ý chỉ người và xe ngựa đông đúc, chật chội như nêm
-
D.
Cả 3 đáp án trên
Truyện Kiều gồm mấy phần?
-
A.
3
-
B.
4
-
C.
5
-
D.
6
Chỉ ra các câu văn chứa yếu tố miêu tả trong đoạn văn sau?
“(1) Hằng năm cứ vào cuối thu lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại náo nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường. (2) Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như những cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.”
-
A.
Câu (1)
-
B.
Câu (2)
-
C.
Cả 2 câu
-
D.
Đoạn văn không có chứa yếu tố miêu tả và biểu cảm
Đoạn trích Chị em Thúy Kiều nằm trong phần nào?
-
A.
Gia biến và lưu lạc
-
B.
Gặp gỡ và đính ước
-
C.
Đoàn tụ
-
D.
Phần đề từ
Lời trao đổi của nhân vật trong tác phẩm văn học (nhất là văn xuôi) thường được dẫn bằng cách nào?
Gián tiếp
Trực tiếp
Đọc đoạn thơ sau:
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính
Tình đồng chí được thể hiện rõ nhất trong 3 câu thơ trên là gì?
-
A.
Sự cảm thông sâu sắc những tâm tư nỗi lòng của nhau
-
B.
Sự hiểu biết sâu sắc về quê hương của nhau
-
C.
Sự hiểu biết sâu sắc vè gia đình, người thân của nhau
-
D.
Sự chia sẻ sâu sắc những khó khăn của cuộc sống chiến đấu
Nhận định nào nói đúng nhất vẻ đẹp của hình ảnh những người lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính ?
-
A.
Có tư thế hiên ngang và tinh thần dũng cảm
-
B.
Có những niềm vui sôi nổi của tuổi trẻ trong tình đồng đội
-
C.
Có ý chí chiến đấu vì miền Nam ruột thịt
-
D.
Cả A, B, C đều đúng
Khi chứng kiến cảnh cha con bé Thu chia tay, người kể chuyện cảm thấy “khó thở như có bàn tay ai nắm lấy trái tim”. Chi tiết đó nói lên tâm trạng gì ở nhân vật?
-
A.
Xúc động, nghẹn ngào
-
B.
Đau đớn đến tột cùng
-
C.
Sung sướng đến khó tả
-
D.
Giận dữ, phẫn uất
Từ “ba- zơ” là thuật ngữ dùng trong ngành khoa học nào?
-
A.
Hóa học
-
B.
Toán học
-
C.
Kinh tế học
-
D.
Mĩ thuật
Lời giải và đáp án
Nhận định nào nói đúng nghĩa gốc của từ “đồng chí”?
-
A.
Là những người cùng một giống nòi
-
B.
Là những người cùng một dân tộc
-
C.
Là những người cùng một thời đại
-
D.
Là những người cùng một chí hướng chính trị
Đáp án : D
Xem lại tác phẩm Đồng Chí
Là những người cùng một chí hướng chính trị
Từ “đầu” trong dòng nào sau đây được dùng theo nghĩa gốc?
-
A.
Đầu bạc răng long
-
B.
Đầu súng trăng treo
-
C.
Đầu non cuối bể
-
D.
Đầu sóng ngọn gió
Đáp án : A
Nhớ lại kiến thức nghĩa gốc, nghĩa chuyển
“Đầu bạc răng long” là thành ngữ có từ đầu dùng theo nghĩa gốc, chỉ bộ phận con người.
Đoạn văn sau đây sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để thuyết minh?
Bãi biển Mỹ Khê Quảng Ngãi uốn cong hình vầng trăng khuyết, gây ấn tượng bởi vẻ đẹp còn đậm chất hoang sơ, không gian thoáng đạt hữu tình, vời vợi mây trời, rì rào sóng vỗ... tất cả như mời gọi lữ khách đến thăm. Kéo dài khoảng 7km, Bãi biển Mỹ Khê Quảng Ngãi có triền cát trắng mịn màng với độc dốc thoai thoải, điểm tô những vạt hoa muống biển khoe sắc tím mộng mơ, bao quanh là thảm rừng dương xanh thẳm đu đưa theo gió.
(http://www.vamvo.com/BaiBienMyKheQuangNgai.aspx)
-
A.
So sánh
-
B.
Nhân hóa
-
C.
Hoán dụ
-
D.
Nói quá
Đáp án : A
Đọc kĩ đoạn văn và xem biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng.
Đoạn văn sử dụng biện pháp so sánh để thuyết minh (Bãi biển Mỹ Khê Quảng Ngãi uốn cong hình vầng trăng khuyết, gây ấn tượng bởi vẻ đẹp còn đậm chất hoang sơ, không gian thoáng đạt hữu tình, vời vợi mây trời, rì rào sóng vỗ... tất cả như mời gọi lữ khách đến thăm.)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi : Chị Dậu cũng nước mắt chảy qua gò má dòng dòng (1). Chị cứ cúi gầm mặt xuống, không biết trả lời ra sao (2). Cái Tý nghe thấy rụng rời củ khoai trong tay, vội vàng đứng lên năn nỉ : - Con van thầy! Con van u! thầy u để con ở nhà chơi với em con. Con van thầy! Con van u! Thầy u đừng đem bán con (3). Thằng Dần nhả vội miếng khoai trong miệng, và sụt sịt khóc. (4)
Đoạn văn trên trích dẫn điều gì từ nhân vật?
-
A.
Lời nói
-
B.
Ý nghĩ
-
C.
Cả A và B đều đúng
-
D.
Cả A và B đều sai
Đáp án : A
Đọc kĩ đoạn trích
Đoạn văn trên trích dẫn lời nói của nhân vật
Chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ là gì?
-
A.
Là cách gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật, hiện tượng thiên nhiên bằng những từ ngữ vốn được dùng đẻ gọi hoặc tả con người
-
B.
Là gọi tên các sự vật, hoặc hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương cận
-
C.
Là gọi tên các sự vật, hoặc hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng
-
D.
Là đối chiếu các sự vật, sự việc này với các sự vật, sự việc khác giống nhau
Đáp án : C
Nhớ lại kiến thức về ẩn dụ đã học ở lớp 6
Chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ là gọi tên các sự vật, hoặc hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng.
Em hiểu từ “phong cách” trong “phong cách Hồ Chí Minh” có nghĩa là gì?
-
A.
Lối sống, cung cách sinh hoạt, làm việc, hoạt động, ứng xử tạo nên cái riêng của một người nào đó.
-
B.
Đặc điểm có tính chất hệ thống về tư tưởng và nghệ thuật, biểu hiện trong sáng tác của một nghệ sĩ hay trong các sáng tác nói chung thuộc cùng một thể loại.
-
C.
Dạng ngôn ngữ sử dụng theo yêu cầu chức năng điển hình nào đó, khác với những dạng khác về đặc điểm từ vựng, ngữ âm, ngữ pháp.
-
D.
Cả A, B, C đều đúng.
Đáp án : A
Xem lại nhan đề, từ đó em tự suy luận ý nghĩa của từ “phong cách”
Từ “phong cách” trong “phong cách Hồ Chí Minh” có nghĩa là lối sống, cung cách sinh hoạt, làm việc, hoạt động, ứng xử tạo nên cái riêng của một người nào đó.
Nhan đề "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" có ý nghĩa gì?
-
A.
Phơi bày sự khốc liệt của chiến tranh.
-
B.
Thể hiện sự lạc quan của người lính.
-
C.
Cho thấy chất thơ trong gian khổ
-
D.
Tất cả các phương án trên
Đáp án : D
Em đọc kĩ nhan đề đặc biệt này và phân tích những từ ngữ của nó
Nhan đề bài thơ có nhiều ý nghĩa:
- Hình ảnh những chiếc xe phơi bày sự khốc liệt.
- Hai chữ “bài thơ” cho thấy chất thơ mộng.
- Hình ảnh người lính vượt qua những gian khổ để thấy chất thơ từ trong hiện thực là biểu tượng cho sự lạc quan.
Nguyễn Dữ là học trò của nhân vật nổi tiếng nào?
-
A.
Phùng Khắc Khoan
-
B.
Chu Văn An
-
C.
Nguyễn Bỉnh Khiêm
-
D.
Nguyễn Đình Chiểu
Đáp án : C
Tương truyền ông là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm và bạn học của Phùng Khắc Khoan
Thiên nhiên trong những câu thơ cuối của bài Cảnh ngày xuân hiện lên như thế nào?
-
A.
Đẹp nhưng đượm buồn
-
B.
Đẹp và tươi sáng
-
C.
Ảm đạm, hiu hắt
-
D.
Khô cằn, héo úa
Đáp án : A
Xem luận điểm cuối phần thân bài
Thiên nhiên trong những câu thơ cuối đẹp nhưng đượm buồn
Tại sao tác giả lại gọi Bác là “một nhân cách rất Việt Nam”?
-
A.
Vì Bác được sinh ra ở Việt Nam.
-
B.
Vì Bác tiếp thu văn hóa thế giới có chọn lọc và vẫn giữ cái gốc văn hóa dân tộc.
-
C.
Vì Bác là một người yêu nước vĩ đại.
-
D.
Vì Bác đã có công khai sinh ra đất nước Việt Nam.
Đáp án : B
Tác giả gọi Bác là “một nhân cách rất Việt Nam” vì Bác tiếp thu văn hóa thế giới có chọn lọc và vẫn giữ cái gốc văn hóa dân tộc.
Hình tượng “Ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành Nam” trong văn bản Chuyện người con gái Nam Xương hàm ý chỉ điều gì?
-
A.
Phía Bắc có nhiều ngựa
-
B.
Phía Nam có nhiều chim
-
C.
Mỗi người luôn có quê hương và nhớ mong quê hương của mình
-
D.
Nước Hồ và nước Việt là những quốc gia giàu có về các loài động vật quý
Đáp án : C
Em xem lại chú thích (34) trong SGK và suy ra câu trả lời
Hình tượng “Ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành Nam” hàm ý nói rằng mỗi người luôn có quê hương và nhớ mong quê hương của mình.
Hai câu thơ “Không có kính, rồi xe không có đèn - Không có mui xe, thùng xe có xước” sử dụng biện pháp nghệ thuật?
-
A.
So sánh
-
B.
Nhân hóa
-
C.
Liệt kê
-
D.
Nói quá
Đáp án : C
Nhớ lại các biện pháp tu từ đã học
Hai câu thơ trên sử dụng biện pháp liệt kê
Câu văn “tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa” sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
-
A.
Nhân hóa
-
B.
Ẩn dụ
-
C.
So sánh
-
D.
Hoán dụ
Đáp án : C
Nhớ lại các biện pháp đã học
Câu văn sử dụng biện pháp so sánh (như)
Văn bản Chiếc lược ngà sử dụng phương thức biểu đạt nào dưới đây?
-
A.
Tự sự
-
B.
Miêu tả
-
C.
Biểu cảm
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Đáp án : D
Văn bản chủ yếu sử dụng kết hợp các phương thức tự sự, miêu tả, biểu cảm
Câu “Chú chó nghiệp vụ đang ngửi mọi thứ bằng chiếc mũi của nó” vi phạm phương châm nào?
Phương châm về chất
Phương châm về lượng
Phương châm về chất
Phương châm về lượng
đọc kĩ câu nói, xem bị thừa ở đâu và chọn đáp án thích hợp
Thừa thông tin: bằng chiếc mũi
Nhân vật chính của Chuyện người con gái Nam Xương là ai?
-
A.
Trương Sinh và Phan Lang
-
B.
Phan Lang và Linh Phi
-
C.
Vũ Nương và Trương Sinh
-
D.
Linh Phi và mẹ Trương Sinh
Đáp án : C
Nhân vật chính của Chuyện người con gái Nam Xương là Vũ Nương và Trương Sinh
Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong đoạn văn dưới đây để thuyết minh về lễ Vu lan? Tích xưa kể rằng, khi đức Phật còn ở dương thế, trong số những người theo hầu đức Phật có ngài Mục Kiền Liên, một vị tôn giả tu luyện được nhiều phép thần thông. Tưởngnhớ mẹ nên một ngày nọ Mục Kiền Liên dùng đôi mắt thần nhìn xuống địa ngục, thấy mẹ là bà Thanh Đề bị Diêm Vương đày làm quỷ đói do kiếp trước gây nhiều nghiệp ác. (…)Mục Kiền Liên thành tâm làm theo lời Phật dạy và không những cứu được mẹ mà còngiải thoát được tất cả vong hồn bị giam cầm ở âm cung. Từ đó ngoài ý nghĩa " mùa hiếu hạnh", tháng bảy Âm lịch còn gọi là tháng " xá tội vong nhân" , tức là thời gian các vong hồn được thả tự do. Trong những ngày này, người dân thường lập đàn cầu siêu hoặc cúng thí (bố thí) thức ăn cho các cô hồn (tức là vong hồn không có người thân) để mong họ phù hộ cho mình.
(Theo https://vnexpress.net/nguon-goc-le-vu-lan-2307239.html)
-
A.
Liệt kê
-
B.
So sánh
-
C.
Kể chuyện
-
D.
Nói quá
Đáp án : C
Đọc kĩ đoạn văn và xem biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng.
Đoạn văn sử dụng biện pháp kể chuyện để thuyết minh
Phạm Tiến Duật từng học ở đâu?
-
A.
Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
-
B.
Đại học Sư phạm Hà Nội
-
C.
Đại học Tổng hợp
-
D.
Đại học Nhân văn
Đáp án : B
Phạm Tiến Duật từng học Đại học Sư phạm Hà Nội
Chính Hữu sinh ra ở miền quê thế nào?
-
A.
Mảnh đất kinh kì xứ Huế
-
B.
Một tỉnh ở miền Trung cằn cỗi có nhiều thiên tai
-
C.
Thủ đô Hà Nội
-
D.
Sài Gòn hoa lệ
Đáp án : B
Chính Hữu quê ở tỉnh Hà Tĩnh – mảnh đất cằn cỗi có nhiều thiên tai.
Những câu thơ sau cho thấy Thúy Kiều là con người như thế nào?
Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm
Cung thương lầu bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương
Khúc nhà tay lựa nên chương
Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân
-
A.
Có vẻ đẹp hình dáng bên ngoài
-
B.
Có vẻ đẹp tâm hồn bên trong
-
C.
Có sự thông minh, sắc sảo
-
D.
Có tài cầm, kì, thi, họa
Đáp án : D
Đọc kĩ đoạn thơ và chọn đáp án đúng nhất
Đoạn thơ nói về vẻ đẹp tài năng của Thúy Kiều
Câu trả lời trong đoạn hội thoại sau vi phạm phương châm hội thoại nào? Một cô gái hỏi thăm người ven đường: - Chị có biết Đài phát thanh truyền hình Hà Nội ở đâu không? - Thì ở Hà Nội chứ ở đâu!
Phương châm về chất
Phương châm về lượng
Phương châm về chất
Phương châm về lượng
Trả lời thiếu thông tin, em xem cách trả lời này vi phạm phương châm nào.
Trả lời thiếu thông tin, cách trả lời này vi phạm phương châm nào về lượng.
Đoạn trích chị em Thúy Kiều tác giả miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân làm nền nổi bật vẻ đẹp và tài năng của Thúy Kiều đúng hay sai?
Nhận định trên hoàn toàn chính xác.
Cuộc đời Nguyễn Du trải qua nhiều biến cố thăng trầm nhưng chính hoàn cảnh ấy tạo cho ông vốn sống phong phú, tâm hồn sâu sắc, đúng hay sai?
Nhận định trên hoàn toàn đúng đắn.
Đồng chí phản ánh hình ảnh của tác giả, đúng hay sai?
Nhớ lại hình ảnh người lính trong tác phẩm
Người lính trong “Đồng chí” có xuất thân từ mảnh đất nghèo khó và cùng với đồng đội đi qua những ngày gian nan trong chiến tranh. Đây chính là hiện thân của tác giả ngoài đời thực
Nhân vật Vũ Nương có số phận và phẩm chất giống với một nhân vật mà em đã học trong chương trình THCS, đó là:
-
A.
Âu Cơ
-
B.
Thị Mầu
-
C.
Thị Kính
-
D.
Chị Dậu
Đáp án : C
Nhớ lại các nhân vật đã học, xem nhân vật nào có phẩm chất tốt đẹp mà lại chịu nhiều oan khuất như Vũ Nương.
Thị Kính là cô gái nhiều phẩm hạnh nhưng cũng bị gia đình chồng rẻ rúng, xem thường và bị vu oan.
Nguyễn Quang Sáng xung phong vào bộ đội khi nào?
-
A.
Trước CMT8
-
B.
Sau CMT8
-
C.
Trong kháng chiến chống Mỹ
-
D.
Tất cả các đáp án trên đều sai
Đáp án : B
Nguyễn Quang Sáng xung phong vào bộ đội năm 1946 => sau CMT8
Đoạn trích Cảnh ngày xuân được chia thành mấy phần?
-
A.
2 phần
-
B.
3 phần
-
C.
4 phần
-
D.
5 phần
Đáp án : B
Đoạn trích được chia thành 3 phần ( vẻ đẹp của thiên nhiên trong tiết thanh minh; Hình ảnh lễ và hội; Tâm trạng chị em Thúy Kiều khi tan hội trở về)
Chuyện người con gái Nam Xương của tác giả nào?
-
A.
Nguyễn Du
-
B.
Nguyễn Dữ
-
C.
Nguyễn Trãi
-
D.
Nguyễn Khuyến
Đáp án : B
Chuyện người con gái Nam Xương của tác giả Nguyễn Dữ
Đâu là thuật ngữ khoa học của môn Văn?
-
A.
Axit
-
B.
Hoán dụ
-
C.
Cơ học
-
D.
Động năng
Đáp án : B
Nhớ lại các khái niệm đã học
Từ “axit” là thuật ngữ dùng trong ngành Văn học
Bài thơ về tiểu đội xe không kính được viết theo thể thơ nào?
-
A.
Thất ngôn bát cú
-
B.
Thất ngôn tứ tuyệt
-
C.
Tự do
-
D.
Ngũ ngôn
Đáp án : C
Nhớ lại những thể thơ đã học
Bài thơ được viết theo thể thơ tự do
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết của Vũ Nương?
-
A.
Do lời nói ngây thơ của bé Đản
-
B.
Do Trương Sinh tính tình nóng nảy, đa nghi
-
C.
Do Vũ Nương không thể tự minh oan cho mình
-
D.
A và B đúng
Đáp án : D
Phân biệt nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân gián tiếp
Nguyên nhân:
- Do lời nói ngây thơ của bé Đản
- Do Trương Sinh tính tình nóng nảy
Trong câu thơ “Dập dìu tài tử, giai nhân/ Ngựa xe như nước áo quần như nêm” gợi tả điều gì?
-
A.
Các bậc tài tử, giai nhân đông đúc, ồn ào
-
B.
Ý chỉ trai tài gái sắc đi hội đông đúc, nhộn nhịp
-
C.
Ý chỉ người và xe ngựa đông đúc, chật chội như nêm
-
D.
Cả 3 đáp án trên
Đáp án : D
Câu thơ trên diễn tả dòng người đông đúc với trai tài gái sắc đang cùng nhau đi lễ hội.
Truyện Kiều gồm mấy phần?
-
A.
3
-
B.
4
-
C.
5
-
D.
6
Đáp án : A
Truyện Kiều gồm 3 phần
Chỉ ra các câu văn chứa yếu tố miêu tả trong đoạn văn sau?
“(1) Hằng năm cứ vào cuối thu lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại náo nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường. (2) Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như những cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.”
-
A.
Câu (1)
-
B.
Câu (2)
-
C.
Cả 2 câu
-
D.
Đoạn văn không có chứa yếu tố miêu tả và biểu cảm
Đáp án : C
Đọc kĩ và nhớ kiến thức miêu tả
Cả 2 câu đều chứa yếu tố miêu tả
Đoạn trích Chị em Thúy Kiều nằm trong phần nào?
-
A.
Gia biến và lưu lạc
-
B.
Gặp gỡ và đính ước
-
C.
Đoàn tụ
-
D.
Phần đề từ
Đáp án : B
Đoạn trích Chị em Thúy Kiều nằm trong phần gặp gỡ và đính ước
Lời trao đổi của nhân vật trong tác phẩm văn học (nhất là văn xuôi) thường được dẫn bằng cách nào?
Gián tiếp
Trực tiếp
Trực tiếp
Nhớ lại những tác phẩm văn xuôi em từng đọc
Lời trao đổi của nhân vật trong tác phẩm văn học (nhất là văn xuôi) thường được dẫn bằng cách dẫn trực tiếp.
Đọc đoạn thơ sau:
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính
Tình đồng chí được thể hiện rõ nhất trong 3 câu thơ trên là gì?
-
A.
Sự cảm thông sâu sắc những tâm tư nỗi lòng của nhau
-
B.
Sự hiểu biết sâu sắc về quê hương của nhau
-
C.
Sự hiểu biết sâu sắc vè gia đình, người thân của nhau
-
D.
Sự chia sẻ sâu sắc những khó khăn của cuộc sống chiến đấu
Đáp án : A
Đọc kĩ và chọn đáp án phù hợp
Sự cảm thông sâu sắc là tình cảm trong các câu thơ trên.
Nhận định nào nói đúng nhất vẻ đẹp của hình ảnh những người lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính ?
-
A.
Có tư thế hiên ngang và tinh thần dũng cảm
-
B.
Có những niềm vui sôi nổi của tuổi trẻ trong tình đồng đội
-
C.
Có ý chí chiến đấu vì miền Nam ruột thịt
-
D.
Cả A, B, C đều đúng
Đáp án : D
Những người lính hiện lên với vẻ đẹp hiên ngang, phẩm chất dũng cảm và tinh thần vì đồng bào
Khi chứng kiến cảnh cha con bé Thu chia tay, người kể chuyện cảm thấy “khó thở như có bàn tay ai nắm lấy trái tim”. Chi tiết đó nói lên tâm trạng gì ở nhân vật?
-
A.
Xúc động, nghẹn ngào
-
B.
Đau đớn đến tột cùng
-
C.
Sung sướng đến khó tả
-
D.
Giận dữ, phẫn uất
Đáp án : A
Đọc kĩ và đặt vào vai người kể chuyện
Chi tiết đó nói lên tâm trạng xúc động, nghẹn ngào
Từ “ba- zơ” là thuật ngữ dùng trong ngành khoa học nào?
-
A.
Hóa học
-
B.
Toán học
-
C.
Kinh tế học
-
D.
Mĩ thuật
Đáp án : A
Nhớ lại các môn đã học ở lớp 9
Từ “ba- zơ” là thuật ngữ dùng trong ngành Hóa học