Đề thi học kì 1 Văn 9 - Đề số 5
Đề bài
Trong câu thơ “Dập dìu tài tử, giai nhân/ Ngựa xe như nước áo quần như nêm” gợi tả điều gì?
-
A.
Các bậc tài tử, giai nhân đông đúc, ồn ào
-
B.
Ý chỉ trai tài gái sắc đi hội đông đúc, nhộn nhịp
-
C.
Ý chỉ người và xe ngựa đông đúc, chật chội như nêm
-
D.
Cả 3 đáp án trên
Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá viết về vùng biển nào?
-
A.
Sầm Sơn (Thanh Hóa)
-
B.
Hạ Long (Quảng Ninh)
-
C.
Đồ Sơn (Hải Phòng)
-
D.
Cửa Lò (Nghệ An)
Ba khổ thơ “Lên bốn tuổi… chứa niềm tin dai dẳng” nói về nội dung gì?
-
A.
Chủ yếu miêu tả hiện thực cuộc chiến tranh ác liệt, tàn khốc
-
B.
Là sự hồi tưởng lại những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà của người cháu
-
C.
Chủ yếu là cảnh bà dạy cho người cháu học chữ
-
D.
Nói về những câu chuyện bà kể cho cháu nghe khi bà còn ở Huế
Đặc sắc nhất về mặt nghệ thuật của Truyện Kiều là gì?
-
A.
Được dịch ra nhiều thứ tiếng, được giới thiệu ở nhiều nơi trên thế giới
-
B.
Ngôn ngữ văn học dân tộc và thể thơ lục bát đã đạt đến đỉnh cao rực rỡ
-
C.
Nghệ thuật tự sự có bước phát triển vượt bậc
-
D.
Cách khắc họa tính cách con người độc đáo
Đâu là tập thơ đầu tay của Bằng Việt?
-
A.
Hương cây – Bếp lửa
-
B.
Đầu súng trăng treo
-
C.
Thơ điên
-
D.
Khối tình con
Từ ngữ địa phương (Nam Bộ) được sử dụng trong bài Chiếc lược ngà có tác dụng gì?
-
A.
Cho biết nhà văn chắc chắn phải là người địa phương Nam Bộ
-
B.
Cho biết nhà văn rất am hiểu vùng đất Nam Bộ và muốn tạo dựng một không khí Nam Bộ trong câu chuyện
-
C.
Cho biết nhà văn đã đi và rất am hiểu vùng đất Nam Bộ
-
D.
Cho biết nhà văn đã đi và sống nhiều ở vùng Nam Bộ
Câu nói “Không được ư? Trời ơi, biết bao nhiêu lần những người chết, thậm chí đã bị xả ra từng mảnh, mà chỉ cần vảy cho một ít nước phép là sống lại, có biết bao nhiêu người chết mà không phải chết thật, vì phép của bọn phù thủy.” cho thấy điều gì của nhân vật “tôi”?
-
A.
Rất thông cảm với hoàn cảnh của những đứa trẻ
-
B.
Luôn tin những câu chuyện cổ tích bà kể là có thật
-
C.
Luôn biết chia sẻ niềm vui, nỗi buồn của những đứa trẻ
-
D.
Rất sợ khi nhắc đến bọn phù thủy
Chọn các đáp án đúng.
Những nhân vật nào xuất hiện trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều ?
Thúy Kiều
Hoạn Thư
Thúy Vân
Vương Quan
Thúc Sinh
Đạm Tiên
Trong các văn bản tự sự, yếu tố miêu tả có vai trò và ý nghĩa như thế nào đối sự việc được kể?
-
A.
Làm cho sự việc được kể ngắn gọn hơn
-
B.
Làm cho sự việc được kể đơn giản hơn
-
C.
Làm cho sự việc được kể đầy đủ hơn
-
D.
Làm cho sự việc được sinh động và hiện lên như thật
Quê hương của Nguyễn Du ở đâu?
-
A.
Thanh Miện, Hải Dương
-
B.
Nghi Xuân, Hà Tĩnh
-
C.
Can Lộc, Hà Tĩnh
-
D.
Thọ Xuân, Thanh Hóa
Truyện Chiếc lược ngà được kể theo ngôi thứ mấy?
-
A.
Ngôi thứ nhất
-
B.
Ngôi thứ hai
-
C.
Ngôi thứ ba
-
D.
Ngôi thứ tư
Câu thơ “Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe” nên hiểu như thế nào?
-
A.
Đuôi cá quẫy vào bóng trăng màu vàng chóe
-
B.
Ánh trăng màu vàng chóe
-
C.
Nước biển màu vàng chóe
-
D.
Mạn thuyền màu vàng chóe
Văn bản Chiếc lược ngà sử dụng phương thức biểu đạt nào dưới đây?
-
A.
Tự sự
-
B.
Miêu tả
-
C.
Biểu cảm
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Yếu tố miêu tả trong đoạn văn sau có tác dụng gì?
“Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da,”
-
A.
Làm nổi bật vẻ đẹp ngoại hình của Thúy Vân
-
B.
Làm nổi bật sự phúc hậu của Thúy Vân
-
C.
Bộc lộ cảm xúc về nhân vật Thúy Vân
-
D.
Tất cả các phương án trên
Bài thơ Bếp lửa được tái hiện theo trình tự nào?
-
A.
Suy ngẫm và hồi tưởng
-
B.
Liên tưởng và hồi tưởng
-
C.
Hồi tưởng và suy ngẫm
-
D.
Cả 3 đáp án trên
Nhận định nào không phù hợp với nội dung tư tưởng được thể hiện qua truyện ngắn?
-
A.
Thể hiện cảnh ngộ éo le của chiến tranh
-
B.
Thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước
-
C.
Thể hiện khát vọng và niềm tin thắng kẻ thù
-
D.
Thể hiện tình cảm gia đình thiêng liêng
Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
-
A.
Thất ngôn bát cú
-
B.
Thất ngôn tứ tuyệt
-
C.
Tự do
-
D.
Ngũ ngôn
Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá có sự kết hợp các phương thức biểu đạt nào dưới đây?
Miêu tả
Tự sự
Biểu cảm
Nghị luận.
Văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình có nội dung gì?
-
A.
Nói về nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe dọa tới sự sống của nhân loại
-
B.
Sự tốn kém của cuộc chạy đua vũ trang cướp đi sự phát triển của nhân loại
-
C.
Biện pháp ngăn chặn, xóa bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Thuật ngữ thường có tính biểu cảm, đúng hay sai?
Cách lập luận nào của tác giả Mác-két khiến người đọc hiểu rõ nguy cơ khủng khiếp của chiến tranh hạt nhân?
-
A.
Xác định thời gian cụ thể
-
B.
Đưa ra số liệu đầu đạn hạt nhân
-
C.
Đưa những tính toán lí thuyết
-
D.
Cả A, B, C đều đúng
Câu văn “Xuồng vào bến, thấy một đứa bé độ tám tuổi cắt tóc ngang vai, mặc quần đen, áo bông đỏ đang chơi nhà chòi dưới bóng cây xoài trước sân nhà, đoán biết là con, không thể chờ xuồng cặp lại bến, anh nhún chân nhảy thót lên, xô chiếc xuồng tạt ra, khiến tôi bị chới với” nói lên tâm trạng gì của ông Sáu?
-
A.
Vội vàng, cuống quýt muốn được gặp con
-
B.
Yêu thương, mong nhớ con đến da diết
-
C.
Ân hận vì đã xa nhà quá lâu, không chăm sóc cho vợ con
-
D.
Cả A, B, C đều đúng
Tại sao văn bản lại được đặt tên “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”?
-
A.
Vì chủ đích của người viết
-
B.
Không phải chỉ là mối đe dọa hạt nhân, mà muốn nhấn mạnh vào nhiệm vụ đấu tranh
-
C.
Nhan đề thể hiện luận điểm cơ bản của bài văn, đồng thời như một khẩu hiệu, kêu gọi
-
D.
Cả 3 phương án trên
Cụm từ “nô nức yến anh” trong câu thơ “Gần xa nô nức yến anh” biểu thị phép tu từ gì?
-
A.
Liệt kê
-
B.
Hoán dụ
-
C.
Nhân hóa
-
D.
Ẩn dụ
Khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh được miêu tả như thế nào?
-
A.
Phong tục tảo mộ và du xuân được tái hiện chân thực
-
B.
Không khí rộn ràng của lễ hội mùa xuân được thể hiện qua các từ ghép là danh từ, động từ, tính từ
-
C.
Cảnh ngày xuân miêu tả không khí náo nhiệt của lễ hội mùa xuân
-
D.
Cả 3 đáp án trên
Thành công về mặt nghệ thuật của Nguyễn Du trong đoạn trích Cảnh ngày xuân?
-
A.
Tác giả dùng nhiều từ ngữ giàu chất tạo hình, gợi cảm
-
B.
Tác giả kết hợp tài tình bút pháp tả cảnh ngụ tình
-
C.
Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên điêu luyện, sắc sảo bởi sự chấm phá, điểm xuyết
-
D.
Cả 3 đáp án trên
Ai là tác giả của Chị em Thúy Kiều?
-
A.
Nguyễn Dữ
-
B.
Nguyễn Du
-
C.
Phạm Đình Hổ
-
D.
Nguyễn Đình Chiểu
Từ “ấp iu” trong câu “Một bếp lửa ấp iu nồng đượm” gợi đến hình ảnh bàn tay của người bà như thế nào?
-
A.
Kiên nhẫn, khéo léo
-
B.
Cần cù, chăm chỉ
-
C.
Vụng về, thô nhám
-
D.
Mảnh mai, yếu đuối
Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá có bố cục theo hành trình một chuyến ra khơi của đoàn thuyền đánh cá, đúng hay sai?
Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá được viết theo thể thơ nào?
-
A.
Bảy chữ
-
B.
Tám chữ
-
C.
Tự do
-
D.
Năm chữ
Nguyễn Quang Sáng Được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật năm bao nhiêu?
-
A.
2000
-
B.
2001
-
C.
2002
-
D.
2003
Chi tiết nào nói về chiến tranh hạt nhân phi lí và tốn kém?
-
A.
Dẫn ví dụ về y tế
-
B.
Dẫn ví dụ về tiếp tế thực phẩm
-
C.
Dẫn ví dụ về giáo dục
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Từ “ba- zơ” là thuật ngữ dùng trong ngành khoa học nào?
-
A.
Hóa học
-
B.
Toán học
-
C.
Kinh tế học
-
D.
Mĩ thuật
Trong bức chân dung tả Thúy Kiều tác giả đặc tả tài năng của Thúy Kiều như thế nào?
-
A.
Tài cầm, kì, thi, họa theo chuẩn mực vẻ đẹp thời phong kiến
-
B.
Tài năng của Thúy Kiều xếp thứ hai, sau nhan sắc
-
C.
Tài năng của Thúy Kiều nổi trội hơn hẳn là ở tài chơi đàn
-
D.
Cả 3 đáp án trên
Đâu là thuật ngữ khoa học của môn Văn?
-
A.
Axit
-
B.
Hoán dụ
-
C.
Cơ học
-
D.
Động năng
Khi chứng kiến cảnh cha con bé Thu chia tay, người kể chuyện cảm thấy “khó thở như có bàn tay ai nắm lấy trái tim”. Chi tiết đó nói lên tâm trạng gì ở nhân vật?
-
A.
Xúc động, nghẹn ngào
-
B.
Đau đớn đến tột cùng
-
C.
Sung sướng đến khó tả
-
D.
Giận dữ, phẫn uất
Đoạn trích chị em Thúy Kiều tác giả miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân làm nền nổi bật vẻ đẹp và tài năng của Thúy Kiều đúng hay sai?
Bếp lửa phản ánh hình ảnh của tác giả và người bà của mình, đúng hay sai?
Hãy tìm biện pháp tu từ trong những câu thơ sau:
Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng Ra đậu dặm xa dò bụng biển, Dàn đan thế trận lưới vây giăng
-
A.
Nhân hóa
-
B.
So sánh
-
C.
Ẩn dụ
-
D.
Liệt kê
Câu nào dưới đây không chứa yếu tố miêu tả?
(1) Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. (2) Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. (3) Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. (4) Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? (5) Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. (6) Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.
(Trích Những ngày thơ ấu - Ngữ văn 8, tập 1)
-
A.
Câu (2)
-
B.
Câu (3)
-
C.
Câu (4)
-
D.
Câu (5)
Lời giải và đáp án
Trong câu thơ “Dập dìu tài tử, giai nhân/ Ngựa xe như nước áo quần như nêm” gợi tả điều gì?
-
A.
Các bậc tài tử, giai nhân đông đúc, ồn ào
-
B.
Ý chỉ trai tài gái sắc đi hội đông đúc, nhộn nhịp
-
C.
Ý chỉ người và xe ngựa đông đúc, chật chội như nêm
-
D.
Cả 3 đáp án trên
Đáp án : D
Câu thơ trên diễn tả dòng người đông đúc với trai tài gái sắc đang cùng nhau đi lễ hội.
Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá viết về vùng biển nào?
-
A.
Sầm Sơn (Thanh Hóa)
-
B.
Hạ Long (Quảng Ninh)
-
C.
Đồ Sơn (Hải Phòng)
-
D.
Cửa Lò (Nghệ An)
Đáp án : B
Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá viết về vùng biển Hạ Long (Quảng Ninh)
Ba khổ thơ “Lên bốn tuổi… chứa niềm tin dai dẳng” nói về nội dung gì?
-
A.
Chủ yếu miêu tả hiện thực cuộc chiến tranh ác liệt, tàn khốc
-
B.
Là sự hồi tưởng lại những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà của người cháu
-
C.
Chủ yếu là cảnh bà dạy cho người cháu học chữ
-
D.
Nói về những câu chuyện bà kể cho cháu nghe khi bà còn ở Huế
Đáp án : B
Các khổ thơ trên hồi tưởng lại những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà của người cháu
Đặc sắc nhất về mặt nghệ thuật của Truyện Kiều là gì?
-
A.
Được dịch ra nhiều thứ tiếng, được giới thiệu ở nhiều nơi trên thế giới
-
B.
Ngôn ngữ văn học dân tộc và thể thơ lục bát đã đạt đến đỉnh cao rực rỡ
-
C.
Nghệ thuật tự sự có bước phát triển vượt bậc
-
D.
Cách khắc họa tính cách con người độc đáo
Đáp án : B
Xem lại nghệ thuật, suy nghĩ và chọn nghệ thuật đặc sắc nhất.
Ngôn ngữ văn học dân tộc và thể thơ lục bát đã đạt đến đỉnh cao rực rỡ là nghệ thuật đặc sắc nhất của văn bản.
Đâu là tập thơ đầu tay của Bằng Việt?
-
A.
Hương cây – Bếp lửa
-
B.
Đầu súng trăng treo
-
C.
Thơ điên
-
D.
Khối tình con
Đáp án : A
Hương cây – Bếp lửa là tập thơ đầu tay của Bằng Việt.
Từ ngữ địa phương (Nam Bộ) được sử dụng trong bài Chiếc lược ngà có tác dụng gì?
-
A.
Cho biết nhà văn chắc chắn phải là người địa phương Nam Bộ
-
B.
Cho biết nhà văn rất am hiểu vùng đất Nam Bộ và muốn tạo dựng một không khí Nam Bộ trong câu chuyện
-
C.
Cho biết nhà văn đã đi và rất am hiểu vùng đất Nam Bộ
-
D.
Cho biết nhà văn đã đi và sống nhiều ở vùng Nam Bộ
Đáp án : B
Em chú ý những từ ngữ địa phương và chọn đáp án phù hợp
Từ ngữ địa phương (Nam Bộ) được sử dụng trong bài có tác dụng cho biết nhà văn rất am hiểu vùng đất Nam Bộ và muốn tạo dựng một không khí Nam Bộ trong câu chuyện.
Câu nói “Không được ư? Trời ơi, biết bao nhiêu lần những người chết, thậm chí đã bị xả ra từng mảnh, mà chỉ cần vảy cho một ít nước phép là sống lại, có biết bao nhiêu người chết mà không phải chết thật, vì phép của bọn phù thủy.” cho thấy điều gì của nhân vật “tôi”?
-
A.
Rất thông cảm với hoàn cảnh của những đứa trẻ
-
B.
Luôn tin những câu chuyện cổ tích bà kể là có thật
-
C.
Luôn biết chia sẻ niềm vui, nỗi buồn của những đứa trẻ
-
D.
Rất sợ khi nhắc đến bọn phù thủy
Đáp án : C
Em xem nội dung câu nói đó và chọn đáp án phù hợp.
Câu nói trên cho thấy nhân vật là người biết chia sẻ niềm vui, nỗi buồn của những đứa trẻ
Chọn các đáp án đúng.
Những nhân vật nào xuất hiện trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều ?
Thúy Kiều
Hoạn Thư
Thúy Vân
Vương Quan
Thúc Sinh
Đạm Tiên
Thúy Kiều
Thúy Vân
Nhớ lại nội dung văn bản
Đoạn trích có các nhân vật Thúy Vân, Thúy Kiều.
Trong các văn bản tự sự, yếu tố miêu tả có vai trò và ý nghĩa như thế nào đối sự việc được kể?
-
A.
Làm cho sự việc được kể ngắn gọn hơn
-
B.
Làm cho sự việc được kể đơn giản hơn
-
C.
Làm cho sự việc được kể đầy đủ hơn
-
D.
Làm cho sự việc được sinh động và hiện lên như thật
Đáp án : D
Trong các văn bản tự sự, yếu tố miêu tả có vai trò làm cho sự việc được sinh động và hiện lên như thật
Quê hương của Nguyễn Du ở đâu?
-
A.
Thanh Miện, Hải Dương
-
B.
Nghi Xuân, Hà Tĩnh
-
C.
Can Lộc, Hà Tĩnh
-
D.
Thọ Xuân, Thanh Hóa
Đáp án : B
Quê hương của Nguyễn Du ở Nghi Xuân, Hà Tĩnh
Truyện Chiếc lược ngà được kể theo ngôi thứ mấy?
-
A.
Ngôi thứ nhất
-
B.
Ngôi thứ hai
-
C.
Ngôi thứ ba
-
D.
Ngôi thứ tư
Đáp án : A
Nhớ lại kiến thức ngôi kể đã học
Truyện được kể theo ngôi thứ nhất xưng “tôi”
Câu thơ “Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe” nên hiểu như thế nào?
-
A.
Đuôi cá quẫy vào bóng trăng màu vàng chóe
-
B.
Ánh trăng màu vàng chóe
-
C.
Nước biển màu vàng chóe
-
D.
Mạn thuyền màu vàng chóe
Đáp án : A
Đọc kĩ câu thơ
Câu thơ nói lên hình ảnh thiên nhiên đẹp đẽ, tráng lệ của đuôi cá quẫy dưới ánh trăng vàng.
Văn bản Chiếc lược ngà sử dụng phương thức biểu đạt nào dưới đây?
-
A.
Tự sự
-
B.
Miêu tả
-
C.
Biểu cảm
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Đáp án : D
Văn bản chủ yếu sử dụng kết hợp các phương thức tự sự, miêu tả, biểu cảm
Yếu tố miêu tả trong đoạn văn sau có tác dụng gì?
“Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da,”
-
A.
Làm nổi bật vẻ đẹp ngoại hình của Thúy Vân
-
B.
Làm nổi bật sự phúc hậu của Thúy Vân
-
C.
Bộc lộ cảm xúc về nhân vật Thúy Vân
-
D.
Tất cả các phương án trên
Đáp án : A
Đọc kĩ và chọn đáp án chính xác nhất
Đoạn văn trên có tác dụng làm nổi bật vẻ đẹp ngoại hình của Thúy Vân
Bài thơ Bếp lửa được tái hiện theo trình tự nào?
-
A.
Suy ngẫm và hồi tưởng
-
B.
Liên tưởng và hồi tưởng
-
C.
Hồi tưởng và suy ngẫm
-
D.
Cả 3 đáp án trên
Đáp án : C
Bài thơ được tái hiện theo trình tự từ hồi tưởng đến suy ngẫm.
Nhận định nào không phù hợp với nội dung tư tưởng được thể hiện qua truyện ngắn?
-
A.
Thể hiện cảnh ngộ éo le của chiến tranh
-
B.
Thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước
-
C.
Thể hiện khát vọng và niềm tin thắng kẻ thù
-
D.
Thể hiện tình cảm gia đình thiêng liêng
Đáp án : B
Văn bản không nói về vẻ đẹp của thiên nhiên
Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
-
A.
Thất ngôn bát cú
-
B.
Thất ngôn tứ tuyệt
-
C.
Tự do
-
D.
Ngũ ngôn
Đáp án : C
Nhớ lại những thể thơ đã học
Bài thơ được viết theo thể thơ tự do
Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá có sự kết hợp các phương thức biểu đạt nào dưới đây?
Miêu tả
Tự sự
Biểu cảm
Nghị luận.
Miêu tả
Tự sự
Biểu cảm
Nhớ lại bài thơ và chọn đáp án phù hợp
Đoàn thuyền đánh cá là sự kết hợp của miêu tả, biểu cảm, tự sự.
Văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình có nội dung gì?
-
A.
Nói về nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe dọa tới sự sống của nhân loại
-
B.
Sự tốn kém của cuộc chạy đua vũ trang cướp đi sự phát triển của nhân loại
-
C.
Biện pháp ngăn chặn, xóa bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Đáp án : D
Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn thể loài người và sự sống trên trái đất. - Cuộc chạy đua vũ trang vô cùng tốn kém đã cướp đi của thế giới nhiều điều kiện để phát triển, để loại trừ nạn đói, nạn thất học và khắc phục nhiều bệnh tật cho hàng trăm triệu người. - Đấu tranh cho hòa bình, ngăn chặn và xóa bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân là nhiệm vụ thiết thân và cấp bách của toàn thể loài người.
Thuật ngữ thường có tính biểu cảm, đúng hay sai?
Thuật ngữ không có tính biểu cảm
Cách lập luận nào của tác giả Mác-két khiến người đọc hiểu rõ nguy cơ khủng khiếp của chiến tranh hạt nhân?
-
A.
Xác định thời gian cụ thể
-
B.
Đưa ra số liệu đầu đạn hạt nhân
-
C.
Đưa những tính toán lí thuyết
-
D.
Cả A, B, C đều đúng
Đáp án : D
Mác-két đã lập luận rất chặt chẽ về cả thời gian, số liệu và những tính toán lí thuyết để thấy rõ nguy cơ chiến tranh hạt nhân.
Câu văn “Xuồng vào bến, thấy một đứa bé độ tám tuổi cắt tóc ngang vai, mặc quần đen, áo bông đỏ đang chơi nhà chòi dưới bóng cây xoài trước sân nhà, đoán biết là con, không thể chờ xuồng cặp lại bến, anh nhún chân nhảy thót lên, xô chiếc xuồng tạt ra, khiến tôi bị chới với” nói lên tâm trạng gì của ông Sáu?
-
A.
Vội vàng, cuống quýt muốn được gặp con
-
B.
Yêu thương, mong nhớ con đến da diết
-
C.
Ân hận vì đã xa nhà quá lâu, không chăm sóc cho vợ con
-
D.
Cả A, B, C đều đúng
Đáp án : A
Câu văn trên nói lên tâm trạng cuống quýt của ông Sáu khi sắp được gặp con
Tại sao văn bản lại được đặt tên “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”?
-
A.
Vì chủ đích của người viết
-
B.
Không phải chỉ là mối đe dọa hạt nhân, mà muốn nhấn mạnh vào nhiệm vụ đấu tranh
-
C.
Nhan đề thể hiện luận điểm cơ bản của bài văn, đồng thời như một khẩu hiệu, kêu gọi
-
D.
Cả 3 phương án trên
Đáp án : C
Đọc văn bản và kết hợp với ý nghĩa nhan đề, từ đó rút ra đáp án.
Văn bản thể hiện khát vọng đấu tranh những cuộc chiến vô bổ và hướng tới hòa bình thế giới.
Cụm từ “nô nức yến anh” trong câu thơ “Gần xa nô nức yến anh” biểu thị phép tu từ gì?
-
A.
Liệt kê
-
B.
Hoán dụ
-
C.
Nhân hóa
-
D.
Ẩn dụ
Đáp án : C
Nhớ lại các biện pháp tu từ đã học
Cụm từ “nô nức yến anh” nhân hóa chim yến và chim oanh nhằm gợi sự náo nhiệt.
Khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh được miêu tả như thế nào?
-
A.
Phong tục tảo mộ và du xuân được tái hiện chân thực
-
B.
Không khí rộn ràng của lễ hội mùa xuân được thể hiện qua các từ ghép là danh từ, động từ, tính từ
-
C.
Cảnh ngày xuân miêu tả không khí náo nhiệt của lễ hội mùa xuân
-
D.
Cả 3 đáp án trên
Đáp án : D
Đó là bức tranh rộn ràng, náo nhiệt.
Thành công về mặt nghệ thuật của Nguyễn Du trong đoạn trích Cảnh ngày xuân?
-
A.
Tác giả dùng nhiều từ ngữ giàu chất tạo hình, gợi cảm
-
B.
Tác giả kết hợp tài tình bút pháp tả cảnh ngụ tình
-
C.
Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên điêu luyện, sắc sảo bởi sự chấm phá, điểm xuyết
-
D.
Cả 3 đáp án trên
Đáp án : D
Giá trị nghệ thuật
- Kết cấu hợp lí
- Sử dụng từ ghép, từ láy giàu chất tạo hình.
- Sự kết hợp giữa bút pháp tả cụ thể, chi tiết và bút pháp gợi có tính chất điểm xuyến, chấm phá.
Ai là tác giả của Chị em Thúy Kiều?
-
A.
Nguyễn Dữ
-
B.
Nguyễn Du
-
C.
Phạm Đình Hổ
-
D.
Nguyễn Đình Chiểu
Đáp án : B
Nhớ lại tên tác giả
Nguyễn Du là tác giả của Chị em Thúy Kiều
Từ “ấp iu” trong câu “Một bếp lửa ấp iu nồng đượm” gợi đến hình ảnh bàn tay của người bà như thế nào?
-
A.
Kiên nhẫn, khéo léo
-
B.
Cần cù, chăm chỉ
-
C.
Vụng về, thô nhám
-
D.
Mảnh mai, yếu đuối
Đáp án : A
Đọc kĩ câu thơ
Từ “ấp iu” trong câu thơ gợi đến sự kiên nhẫn, khéo léo của người bà.
Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá có bố cục theo hành trình một chuyến ra khơi của đoàn thuyền đánh cá, đúng hay sai?
Đáp án trên hoàn toàn đúng
Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá được viết theo thể thơ nào?
-
A.
Bảy chữ
-
B.
Tám chữ
-
C.
Tự do
-
D.
Năm chữ
Đáp án : A
Nhớ lại những thể thơ đã học
Bài thơ được viết theo thể thơ 7 chữ
Nguyễn Quang Sáng Được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật năm bao nhiêu?
-
A.
2000
-
B.
2001
-
C.
2002
-
D.
2003
Đáp án : A
Nguyễn Quang Sáng Được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật năm 2000
Chi tiết nào nói về chiến tranh hạt nhân phi lí và tốn kém?
-
A.
Dẫn ví dụ về y tế
-
B.
Dẫn ví dụ về tiếp tế thực phẩm
-
C.
Dẫn ví dụ về giáo dục
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Đáp án : D
Chi tiết nào nói về chiến tranh hạt nhân phi lí và tốn kém là các ví dụ về y tế, thực phẩm, giáo dục.
Từ “ba- zơ” là thuật ngữ dùng trong ngành khoa học nào?
-
A.
Hóa học
-
B.
Toán học
-
C.
Kinh tế học
-
D.
Mĩ thuật
Đáp án : A
Nhớ lại các môn đã học ở lớp 9
Từ “ba- zơ” là thuật ngữ dùng trong ngành Hóa học
Trong bức chân dung tả Thúy Kiều tác giả đặc tả tài năng của Thúy Kiều như thế nào?
-
A.
Tài cầm, kì, thi, họa theo chuẩn mực vẻ đẹp thời phong kiến
-
B.
Tài năng của Thúy Kiều xếp thứ hai, sau nhan sắc
-
C.
Tài năng của Thúy Kiều nổi trội hơn hẳn là ở tài chơi đàn
-
D.
Cả 3 đáp án trên
Đáp án : A
Thúy Kiều có tài cầm, kì, thi, họa theo chuẩn mực vẻ đẹp thời phong kiến.
Đâu là thuật ngữ khoa học của môn Văn?
-
A.
Axit
-
B.
Hoán dụ
-
C.
Cơ học
-
D.
Động năng
Đáp án : B
Nhớ lại các khái niệm đã học
Từ “axit” là thuật ngữ dùng trong ngành Văn học
Khi chứng kiến cảnh cha con bé Thu chia tay, người kể chuyện cảm thấy “khó thở như có bàn tay ai nắm lấy trái tim”. Chi tiết đó nói lên tâm trạng gì ở nhân vật?
-
A.
Xúc động, nghẹn ngào
-
B.
Đau đớn đến tột cùng
-
C.
Sung sướng đến khó tả
-
D.
Giận dữ, phẫn uất
Đáp án : A
Đọc kĩ và đặt vào vai người kể chuyện
Chi tiết đó nói lên tâm trạng xúc động, nghẹn ngào
Đoạn trích chị em Thúy Kiều tác giả miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân làm nền nổi bật vẻ đẹp và tài năng của Thúy Kiều đúng hay sai?
Nhận định trên hoàn toàn chính xác.
Bếp lửa phản ánh hình ảnh của tác giả và người bà của mình, đúng hay sai?
Nhớ lại hình ảnh người cháu và tìm hiểu thông tin tác giả
Bà và cháu trong bếp lửa chính là hiện thân của tác giả và người bà của mình.
Hãy tìm biện pháp tu từ trong những câu thơ sau:
Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng Ra đậu dặm xa dò bụng biển, Dàn đan thế trận lưới vây giăng
-
A.
Nhân hóa
-
B.
So sánh
-
C.
Ẩn dụ
-
D.
Liệt kê
Đáp án : A
Nhớ lại các biện pháp tu từ đã học
Các câu thơ trên nhân hóa hình ảnh con thuyền.
Câu nào dưới đây không chứa yếu tố miêu tả?
(1) Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. (2) Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. (3) Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. (4) Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? (5) Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. (6) Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.
(Trích Những ngày thơ ấu - Ngữ văn 8, tập 1)
-
A.
Câu (2)
-
B.
Câu (3)
-
C.
Câu (4)
-
D.
Câu (5)
Đáp án : D
Đọc kĩ để chọn đáp án phù hợp nhất
Câu 5 không chứa yếu tố miêu tả