Đề thi giữa kì 2 Văn 9 - Đề số 5
Đề bài
Sự chuyển đổi ngôi thứ từ "tôi" sang "ta" trong "Mùa xuân nho nhỏ" có ý nghĩa gì?
-
A.
Khẳng định vai trò của tác giả đối với cuộc đời.
-
B.
Thể hiện cái tôi cá nhân của tác giả trước cuộc đời.
-
C.
Nói về quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng.
-
D.
Tất cả các đáp án trên.
Văn bản Tiếng nói của văn nghệ sáng tác năm bao nhiêu?
-
A.
1948
-
B.
1949
-
C.
1950
-
D.
1951
Thành phần tình thái trong đoạn thơ sau có ý nghĩa gì?
Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về
(Sang thu – Hữu Thỉnh, SGK Ngữ văn 9 tập 2)
-
A.
Tình yêu của tác giả đối với mùa thu
-
B.
Thể hiện mối quan hệ của tác giả với thiên nhiên
-
C.
Kể về giây phút hạnh phúc khi thấy mùa thu về
-
D.
Thể hiện cảm giác mơ hồ của tác giả khi thiên nhiên chuyển mình.
Cảm xúc của tác giả qua đoạn thơ sau là gì:
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng
-
A.
Sung sướng, xúc động
-
B.
Tự hào, biết ơn
-
C.
Thương cảm, thành kính
-
D.
Buồn thương, đau xót
Trong các đề bài sau, đề nào là đề nghị luận về một tư tưởng đạo lí?
-
A.
Suy nghĩ về tấm gương của một học sinh nghèo vượt khó.
-
B.
Suy nghĩ của em về những con người không chịu thua số phận.
-
C.
Suy nghĩ của em về câu ca dao “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nahu cùng”.
-
D.
Suy nghĩ của em về bệnh ngôi sao của một số nhân vật nổi tiếng hiện nay.
Ý nào sau đây nhận xét đúng về bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương?
-
A.
Thể thơ 5 chữ, giọng điệu thiết tha, rạo rực, nhiều hình ảnh thiên nhiên giàu sức gợi cảm
-
B.
Thể thơ 5 chữ, nhạc điệu trong sáng thiết tha, gần gũi với dân ca, nhiều hình ảnh đẹp, gợi cảm và những so sánh ẩn dụ sáng tạo
-
C.
Thể thơ 8 chữ, giọng điệu trang trọng, tha thiết, thành kính, nhiều hình ảnh ẩn dụ, gợi cảm, lời thơ bình dị
-
D.
Thể thơ tự do, giọng điệu thơ trang trọng tha thiết, có nhiều hình ảnh thơ đẹp lãng mạn gợi nhiều xúc cảm.
Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời, thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, góp sức lực vào mùa xuân lớn của đất nước?
A. Đúng
B. Sai
Câu ca dao nào không được lấy và đưa vào bài thơ Con cò?
-
A.
Con cò bay lả, bay la Bay từ cửa phủ bay về Đồng Đăng
-
B.
Con cò bay lả, bay la Bay từ cổng phủ bay ra cánh đồng
-
C.
Một đàn cò trắng bay quanh Cho loan nhớ phượng cho mình nhớ ta
-
D.
Còn cò mà đi ăn đêm Gặp phải cành mềm, lộn cổ xuống ao…
Mùa xuân nho nhỏ bắt nguồn từ cảm xúc nào?
-
A.
Cảm xúc về vẻ đẹp và truyền thống của đất nước
-
B.
Cảm xúc về vẻ đẹp của mùa xuân xứ Huế
-
C.
Cảm xúc về vẻ đẹp của mùa xuân Hà Nội
-
D.
Cảm xúc về thời điểm lịch sử đáng nhớ của dân tộc
Trong các vấn đề sau, vấn đề nào chưa phù hợp để viết bài Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống?
-
A.
Vứt rác bừa bãi.
-
B.
Nghiện game.
-
C.
Tình trạng mất điện ở một số vùng nông thôn.
-
D.
Môi trường bị ô nhiễm
Viếng lăng Bác bắt nguồn từ cảm xúc nào?
-
A.
Cảm xúc về vẻ đẹp và truyền thống của đất nước
-
B.
Cảm xúc về vẻ đẹp và sự vĩ đại của Bác.
-
C.
Cảm xúc về vẻ đẹp của thiên nhiên Hà Nội.
-
D.
Cảm xúc về thời điểm lịch sử đáng nhớ của dân tộc.
Ý nào sau đây nói về “con đường” độc đáo của văn nghệ đến với người đọc?
-
A.
Văn nghệ là tiếng nói của tình cảm, tác phẩm văn học chứa đựng tình yêu ghét, vui buồn của con người ở trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày
-
B.
Nghệ thuật nói nhiều đến tư tưởng, những tư tưởng trong nghệ thuật không khô khan, trừu tượng mà lắng sâu vào cảm xúc, nỗi niềm
-
C.
Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phải bước lên đường ấy
-
D.
Lời gửi của văn nghệ không chỉ là những bài học đạo đức luân lí mà cả những say sưa, vui buồn, mơ mộng, yêu ghét của người nghệ sĩ
Bài thơ Con cò là lời của ai?
-
A.
Con cò
-
B.
Người mẹ
-
C.
Đứa con
-
D.
Tác giả
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Mẹ ta không có yếm đào nón mê thay nón quai thao đội đầu rối ren tay bí tay bầu
váy nhuộm bùn, áo nhuộm nâu bốn mùa. Cái cò… sung chát đào chua… câu ca mẹ hát gió đưa về trời ta đi trọn kiếp con người cũng không đi hết mấy lời mẹ ru.
Hai câu thơ “ta đi trọn kiếp con người – cũng không đi hết mấy lời mẹ ru” có ý nghĩa tương tự như hai câu thơ nào sau đây?
-
A.
Con dù lớn vẫn là con của mẹ, Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con.
-
B.
Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn, Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ.
-
C.
Con ngủ yên thì cò cũng ngủ, Cánh của cò, hai đứa đắp chung đôi.
-
D.
Con chưa biết những cành mềm mẹ hát, Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân.
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Do sự phát triển kinh tế, xã hội, công nghệ thông tin kết hợp với sự xâm nhập tràn lan của các nền văn hóa ngoại lai khiến cho nhận thức của học sinh về ngôn ngữ giao tiếp, văn hóa và đạo đức trở nên lệch lạc và gây ra các hành vi giao tiếp thiếu chuẩn mực, thiếu trong sáng, lễ độ. Do lối sống đua đòi, thực dụng, dễ dãi của một số bạn trẻ dẫn đến sự suy thoái nhân cách và đạo đức, từ đó ảnh hưởng đến thế hệ học sinh trong trường học. Từ một vài cá nhân, nói tục chửi thề trở thành một hiện tượng tràn lan và ngày càng ảnh hưởng sâu sắc trong lứa tuổi học sinh”.
Đoạn văn trên nói về nội dung gì?
-
A.
Giải thích hiện tượng
-
B.
Nêu biểu hiện
-
C.
Chỉ ra nguyên nhân
-
D.
Bào học nhận thức
Dòng nào sau đây không phải là yêu cầu chính của bài nghị luận xã hội?
-
A.
Nêu rõ vấn đề nghị luận
-
B.
Đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng xác đáng.
-
C.
Vận dụng các phép lập luận phù hợp.
-
D.
Lời văn gợi cảm, trau chuốt.
Câu thơ nào dưới đây chứa đựng chân lí
-
A.
Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn Con có mẹ con chơi rồi lại ngủ
-
B.
Con ngủ yên thì cò cũng ngủ Cánh của cò hai đứa đắp chung đôi
-
C.
Con dù lớn vẫn là con của mẹ Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con
-
D.
Cho cả sắc trời Đến hát Quanh nôi
Trong các đề bài sau, đề nào thuộc đề bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống?
-
A.
Phân tích vẻ đẹp nhân vật ông Sáu trong Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)
-
B.
Suy nghĩ về vấn nạn bạo lực học đường ngày nay
-
C.
Cảm nghĩ về khổ thơ đầu bài Ánh trăng
-
D.
Suy nghĩ về câu nói “Uống nước nhớ nguồn”
Tác giả sử dụng phép tu từ nào trong hai câu thơ:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
-
A.
So sánh
-
B.
Điệp ngữ
-
C.
Ẩn dụ
-
D.
Hoán dụ
Nhan đề “Mùa xuân nho nhỏ” mang ý nghĩa gì?
-
A.
Là biểu tượng cho những gì tinh túy, đẹp đẽ nhất của sự sống và cuộc đời mỗi con người.
-
B.
Là quan niệm về sự thống nhất giữa cái riêng với cái chung, giữa cá nhân và cộng đồng.
-
C.
Là nguyện ước thiêng liêng của nhà thơ.
-
D.
Tất cả các phương án trên.
Phẩm chất nổi bật của cây tre được tác giả nói đến trong khổ thơ đầu bài thơ "Viếng lăng Bác"?
-
A.
Cần cù, bền bỉ
-
B.
Bất khuất, kiên trung
-
C.
Ngay thẳng, trung trực
-
D.
Thanh cao, trung hiếu
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác, vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng. Nghệ sĩ giới thiệu với chúng ta một cảm giác, trình tự, một tư tưởng bằng cách làm sống hiển hiện ngay lên trong tâm hồn chúng ta cảm giác, trình tự, tư tưởng ấy. Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phải bước lên đường ấy. Bắt rễ ở cuộc đời hàng ngày của con người, văn nghệ lại tạo được sự sống cho tâm hồn người.
Nội dung của đoạn văn trên là gì?
-
A.
Ý nghĩa của văn nghệ
-
B.
Tư tưởng trong văn nghệ
-
C.
Văn nghệ là sản phẩm của người sáng tác đồng thời truyền tải thông điệp cho người đọc.
-
D.
Cả 3 đáp án trên
Phần nào sau đây không thuộc phần thân bài của bài văn Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí?
-
A.
Giải thích tư tưởng đạo lí.
-
B.
Giới thiệu về tư tưởng đạo lí.
-
C.
Đánh giá vấn đề tư tưởng đạo lí.
-
D.
Đưa dẫn chứng cho tư tưởng đạo lí.
Viễn Phương sáng tác Viếng lăng Bác trong hoàn cảnh nào?
-
A.
Khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi.
-
B.
Khi đất nước nước thống nhất.
-
C.
Khi lăng Bác Hồ mới được khánh thành, nhà thơ ra thăm lăng Bác.
-
D.
Tất cả các đáp án trên.
Câu thơ “Bác đã đi rồi sao Bác ơi?” (Tố Hữu) bộc lộ tâm trạng gì của người nói?
-
A.
Giận dữ
-
B.
Buồn chán
-
C.
Thất vọng
-
D.
Đau xót
Phần mở bài của bài Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống không có nội dung nào sau đây?
-
A.
Giới thiệu hiện tượng
-
B.
Nêu sơ lược ảnh hưởng hiện tượng với đời sống
-
C.
Liên hệ với bản thân
-
D.
Cả 3 phương án trên
Nhận định nào đúng khi giới thiệu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ?
-
A.
Bài thơ với chất liệu dân gian với những hình ảnh thơ độc đáo đã ngợi ca ý nghĩa cuộc sống đối với mỗi người.
-
B.
Là bài ca bất hủ gắn bó cùng những thăng trầm, gian khổ của chiến tranh.
-
C.
Là tiếng nói thiết tha của người trọng bệnh đang khao khát được cống hiến cho cuộc đời.
-
D.
Tất cả các đáp án trên đều sai.
Mùa xuân nho nhỏ được viết giống thể thơ của tác phẩm nào?
-
A.
Đêm nay Bác không ngủ
-
B.
Bài thơ về tiểu đội xe không kính
-
C.
Đồng chí
-
D.
Đoàn thuyền đánh cá
Văn nghệ có ý nghĩa nào là quan trọng nhất đối với cuộc sống con người?
-
A.
Giúp con người được sống phong phú hơn và hoàn thiện nhân cách tâm hồn mình
-
B.
Giúp con người dạn dĩ hơn và mở rộng các mối quan hệ
-
C.
Giúp con người giỏi giang hơn vì biết được nhiều thứ
-
D.
Giúp con người tự tin hơn trong cuộc sống
Nhận định nào đúng khi giới thiệu bài thơ Viếng lăng Bác?
-
A.
Bài thơ với chất liệu dân gian với những hình ảnh thơ độc đáo đã ngợi ca ý nghĩa cuộc sống đối với mỗi người.
-
B.
Bài thơ mang đậm chất trữ tình đã ghi lại tình cảm sâu lắng, thành kính của nhà thơ khi hòa vào dòng người viếng lăng Bác.
-
C.
Là tiếng nói thiết tha của người con đang khao khát được cống hiến cho cuộc đời.
-
D.
Bài thơ mang đậm chất trữ tình đã ghi lại tình cảm sâu lắng, thành kính của nhà thơ dành cho quê hương.
Lời giải và đáp án
Sự chuyển đổi ngôi thứ từ "tôi" sang "ta" trong "Mùa xuân nho nhỏ" có ý nghĩa gì?
-
A.
Khẳng định vai trò của tác giả đối với cuộc đời.
-
B.
Thể hiện cái tôi cá nhân của tác giả trước cuộc đời.
-
C.
Nói về quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng.
-
D.
Tất cả các đáp án trên.
Đáp án : C
- Sự chuyển đổi ngôi thứ ""tôi & "ta" => Nói lên quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng
Văn bản Tiếng nói của văn nghệ sáng tác năm bao nhiêu?
-
A.
1948
-
B.
1949
-
C.
1950
-
D.
1951
Đáp án : A
Tiểu luận “Tiếng nói của văn nghệ” được Nguyễn Đình Thi viết năm 1948, in trong cuốn “Mấy vấn đề văn học” (xuất bản năm 1956).
Thành phần tình thái trong đoạn thơ sau có ý nghĩa gì?
Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về
(Sang thu – Hữu Thỉnh, SGK Ngữ văn 9 tập 2)
-
A.
Tình yêu của tác giả đối với mùa thu
-
B.
Thể hiện mối quan hệ của tác giả với thiên nhiên
-
C.
Kể về giây phút hạnh phúc khi thấy mùa thu về
-
D.
Thể hiện cảm giác mơ hồ của tác giả khi thiên nhiên chuyển mình.
Đáp án : D
Xem lại kiến thức Thành phần tình thái.
Hình như thể hiện cảm giác mơ hồ của tác giả khi nhận ra mùa thu như đã về.
Cảm xúc của tác giả qua đoạn thơ sau là gì:
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng
-
A.
Sung sướng, xúc động
-
B.
Tự hào, biết ơn
-
C.
Thương cảm, thành kính
-
D.
Buồn thương, đau xót
Đáp án : B
Đọc lại và nắm được cảm xúc của nhà thơ.
Cảm xúc của tác giả qua đoạn thơ trên là Tự hào, biết ơn.
Trong các đề bài sau, đề nào là đề nghị luận về một tư tưởng đạo lí?
-
A.
Suy nghĩ về tấm gương của một học sinh nghèo vượt khó.
-
B.
Suy nghĩ của em về những con người không chịu thua số phận.
-
C.
Suy nghĩ của em về câu ca dao “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nahu cùng”.
-
D.
Suy nghĩ của em về bệnh ngôi sao của một số nhân vật nổi tiếng hiện nay.
Đáp án : C
Xem lại khái niệm Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí rồi vận dụng suy nghĩ các dạng đề.
- A, B, D đều thuộc dạng đề Nghị luận về một hiện tượng đời sống.
Ý nào sau đây nhận xét đúng về bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương?
-
A.
Thể thơ 5 chữ, giọng điệu thiết tha, rạo rực, nhiều hình ảnh thiên nhiên giàu sức gợi cảm
-
B.
Thể thơ 5 chữ, nhạc điệu trong sáng thiết tha, gần gũi với dân ca, nhiều hình ảnh đẹp, gợi cảm và những so sánh ẩn dụ sáng tạo
-
C.
Thể thơ 8 chữ, giọng điệu trang trọng, tha thiết, thành kính, nhiều hình ảnh ẩn dụ, gợi cảm, lời thơ bình dị
-
D.
Thể thơ tự do, giọng điệu thơ trang trọng tha thiết, có nhiều hình ảnh thơ đẹp lãng mạn gợi nhiều xúc cảm.
Đáp án : D
Bài thơ viết theo thể thơ tự do, giọng điệu thơ trang trọng tha thiết, có nhiều hình ảnh thơ đẹp lãng mạn gợi nhiều xúc cảm.
Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời, thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, góp sức lực vào mùa xuân lớn của đất nước?
A. Đúng
B. Sai
A. Đúng
B. Sai
Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời, đồng thời thể hiện niềm yêu mến cuộc sống đất nước thiết tha và ước nguyện của tác giả.
Đáp án: A
Câu ca dao nào không được lấy và đưa vào bài thơ Con cò?
-
A.
Con cò bay lả, bay la Bay từ cửa phủ bay về Đồng Đăng
-
B.
Con cò bay lả, bay la Bay từ cổng phủ bay ra cánh đồng
-
C.
Một đàn cò trắng bay quanh Cho loan nhớ phượng cho mình nhớ ta
-
D.
Còn cò mà đi ăn đêm Gặp phải cành mềm, lộn cổ xuống ao…
Đáp án : C
Xem lại tác phẩm thơ
Câu ca dao không được lấy và đưa vào bài thơ Con cò là:
Một đàn cò trắng bay quanh Cho loan nhớ phượng cho mình nhớ ta => Câu này mang nội dung nói về tình yêu đôi lứa.
Mùa xuân nho nhỏ bắt nguồn từ cảm xúc nào?
-
A.
Cảm xúc về vẻ đẹp và truyền thống của đất nước
-
B.
Cảm xúc về vẻ đẹp của mùa xuân xứ Huế
-
C.
Cảm xúc về vẻ đẹp của mùa xuân Hà Nội
-
D.
Cảm xúc về thời điểm lịch sử đáng nhớ của dân tộc
Đáp án : B
Mùa xuân nho nhỏ bắt nguồn từ cảm xúc trước vẻ đẹp của vẻ đẹp của mùa xuân xứ Huế.
Trong các vấn đề sau, vấn đề nào chưa phù hợp để viết bài Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống?
-
A.
Vứt rác bừa bãi.
-
B.
Nghiện game.
-
C.
Tình trạng mất điện ở một số vùng nông thôn.
-
D.
Môi trường bị ô nhiễm
Đáp án : C
Xem lại khái niệm lại các đề bài Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội là bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ.
Viếng lăng Bác bắt nguồn từ cảm xúc nào?
-
A.
Cảm xúc về vẻ đẹp và truyền thống của đất nước
-
B.
Cảm xúc về vẻ đẹp và sự vĩ đại của Bác.
-
C.
Cảm xúc về vẻ đẹp của thiên nhiên Hà Nội.
-
D.
Cảm xúc về thời điểm lịch sử đáng nhớ của dân tộc.
Đáp án : B
Viếng lăng Bác bắt nguồn từ cảm xúc về vẻ đẹp và sự vĩ đại của Bác – vị cha già kính yêu của dân tộc.
Ý nào sau đây nói về “con đường” độc đáo của văn nghệ đến với người đọc?
-
A.
Văn nghệ là tiếng nói của tình cảm, tác phẩm văn học chứa đựng tình yêu ghét, vui buồn của con người ở trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày
-
B.
Nghệ thuật nói nhiều đến tư tưởng, những tư tưởng trong nghệ thuật không khô khan, trừu tượng mà lắng sâu vào cảm xúc, nỗi niềm
-
C.
Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phải bước lên đường ấy
-
D.
Lời gửi của văn nghệ không chỉ là những bài học đạo đức luân lí mà cả những say sưa, vui buồn, mơ mộng, yêu ghét của người nghệ sĩ
Đáp án : D
Xem lại “Nội dung tiếng nói của văn nghệ”
Người nghệ sĩ sáng tạo ra cái đẹp, và tìm mọi cách để độc giả làm cảm nhận được cái đẹp mà tác giả muốn người đọc cảm nhận được.
Bài thơ Con cò là lời của ai?
-
A.
Con cò
-
B.
Người mẹ
-
C.
Đứa con
-
D.
Tác giả
Đáp án : B
Đọc lại nội dung bài thơ.
Bài thơ Con cò được khai thác trong những lời hát ru của người mẹ.
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Mẹ ta không có yếm đào nón mê thay nón quai thao đội đầu rối ren tay bí tay bầu
váy nhuộm bùn, áo nhuộm nâu bốn mùa. Cái cò… sung chát đào chua… câu ca mẹ hát gió đưa về trời ta đi trọn kiếp con người cũng không đi hết mấy lời mẹ ru.
Hai câu thơ “ta đi trọn kiếp con người – cũng không đi hết mấy lời mẹ ru” có ý nghĩa tương tự như hai câu thơ nào sau đây?
-
A.
Con dù lớn vẫn là con của mẹ, Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con.
-
B.
Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn, Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ.
-
C.
Con ngủ yên thì cò cũng ngủ, Cánh của cò, hai đứa đắp chung đôi.
-
D.
Con chưa biết những cành mềm mẹ hát, Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân.
Đáp án : A
Hai câu thơ “ta đi trọn kiếp con người – cũng không đi hết mấy lời mẹ ru” có ý nghĩa tương tự như hai câu thơ “Con dù lớn vẫn là con của mẹ - Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”.
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Do sự phát triển kinh tế, xã hội, công nghệ thông tin kết hợp với sự xâm nhập tràn lan của các nền văn hóa ngoại lai khiến cho nhận thức của học sinh về ngôn ngữ giao tiếp, văn hóa và đạo đức trở nên lệch lạc và gây ra các hành vi giao tiếp thiếu chuẩn mực, thiếu trong sáng, lễ độ. Do lối sống đua đòi, thực dụng, dễ dãi của một số bạn trẻ dẫn đến sự suy thoái nhân cách và đạo đức, từ đó ảnh hưởng đến thế hệ học sinh trong trường học. Từ một vài cá nhân, nói tục chửi thề trở thành một hiện tượng tràn lan và ngày càng ảnh hưởng sâu sắc trong lứa tuổi học sinh”.
Đoạn văn trên nói về nội dung gì?
-
A.
Giải thích hiện tượng
-
B.
Nêu biểu hiện
-
C.
Chỉ ra nguyên nhân
-
D.
Bào học nhận thức
Đáp án : C
Đọc kĩ nội dung đoạn văn
Đoạn văn nêu lên hai nguyên nhân cơ bản dẫn đến hiện tượng nói tục chửi thề.
Dòng nào sau đây không phải là yêu cầu chính của bài nghị luận xã hội?
-
A.
Nêu rõ vấn đề nghị luận
-
B.
Đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng xác đáng.
-
C.
Vận dụng các phép lập luận phù hợp.
-
D.
Lời văn gợi cảm, trau chuốt.
Đáp án : D
Muốn làm tốt bài nghị luận xã hội cần phải: nêu rõ vấn đề nghị luận, đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng xác đáng, vận dụng các phép lập luận phù hợp
Câu thơ nào dưới đây chứa đựng chân lí
-
A.
Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn Con có mẹ con chơi rồi lại ngủ
-
B.
Con ngủ yên thì cò cũng ngủ Cánh của cò hai đứa đắp chung đôi
-
C.
Con dù lớn vẫn là con của mẹ Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con
-
D.
Cho cả sắc trời Đến hát Quanh nôi
Đáp án : C
Phân tích giá trị nội dung các câu thơ.
Câu thơ chứa đựng chân lí là: Con dù lớn vẫn là con của mẹ Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con => Câu thơ trên nói về tấm lòng cao cả của mẹ dành cho mỗi chúng ta.
Trong các đề bài sau, đề nào thuộc đề bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống?
-
A.
Phân tích vẻ đẹp nhân vật ông Sáu trong Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)
-
B.
Suy nghĩ về vấn nạn bạo lực học đường ngày nay
-
C.
Cảm nghĩ về khổ thơ đầu bài Ánh trăng
-
D.
Suy nghĩ về câu nói “Uống nước nhớ nguồn”
Đáp án : B
Xem lại khái niệm của Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống rồi suy ra câu rả lời đúng
- Đề A, C nghị luận về tác phẩm văn học. - Đề D nghị luận về tư tưởng đạo lí. - Đề B nghị luận về hiện tượng bạo lực trong học đường.
Tác giả sử dụng phép tu từ nào trong hai câu thơ:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
-
A.
So sánh
-
B.
Điệp ngữ
-
C.
Ẩn dụ
-
D.
Hoán dụ
Đáp án : C
Đọc kĩ đoạn thơ
Hai câu thơ trên nổi bật với phép ẩn dụ
Nhan đề “Mùa xuân nho nhỏ” mang ý nghĩa gì?
-
A.
Là biểu tượng cho những gì tinh túy, đẹp đẽ nhất của sự sống và cuộc đời mỗi con người.
-
B.
Là quan niệm về sự thống nhất giữa cái riêng với cái chung, giữa cá nhân và cộng đồng.
-
C.
Là nguyện ước thiêng liêng của nhà thơ.
-
D.
Tất cả các phương án trên.
Đáp án : D
- “Mùa xuân nho nhỏ” là một sáng tác độc đáo, một phát hiện mới mẻ của nhà thơ:
+ Hình ảnh “Mùa xuân nho nhỏ” là biểu tượng cho những gì tinh túy, đẹp đẽ nhất của sự sống và cuộc đời mỗi con người. + Thể hiện quan niệm về sự thống nhất giữa cái riêng với cái chung, giữa cá nhân và cộng đồng. + Thể hiện nguyện ước của nhà thơ muốn làm một mùa xuân, nghĩa là sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường là một mùa xuân nhỏ góp vào mùa xuân lớn của thiên nhiên, đất nước, của cuộc đời chung và khát vọng sống chân thành, cao đẹp của nhà thơ. Đó cũng chính là chủ đề của bài thơ mà tác giả muốn gửi gắm.
Phẩm chất nổi bật của cây tre được tác giả nói đến trong khổ thơ đầu bài thơ "Viếng lăng Bác"?
-
A.
Cần cù, bền bỉ
-
B.
Bất khuất, kiên trung
-
C.
Ngay thẳng, trung trực
-
D.
Thanh cao, trung hiếu
Đáp án : C
Xem lại đoạn thơ
Phẩm chất nổi bật của cây tre được tác giả nói đến trong khổ thơ đầu bài thơ là ngay thẳng, trung trực.
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác, vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng. Nghệ sĩ giới thiệu với chúng ta một cảm giác, trình tự, một tư tưởng bằng cách làm sống hiển hiện ngay lên trong tâm hồn chúng ta cảm giác, trình tự, tư tưởng ấy. Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phải bước lên đường ấy. Bắt rễ ở cuộc đời hàng ngày của con người, văn nghệ lại tạo được sự sống cho tâm hồn người.
Nội dung của đoạn văn trên là gì?
-
A.
Ý nghĩa của văn nghệ
-
B.
Tư tưởng trong văn nghệ
-
C.
Văn nghệ là sản phẩm của người sáng tác đồng thời truyền tải thông điệp cho người đọc.
-
D.
Cả 3 đáp án trên
Đáp án : C
Đọc kĩ lại đoạn văn để rút ra nội dung chính
Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác, vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng.
Phần nào sau đây không thuộc phần thân bài của bài văn Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí?
-
A.
Giải thích tư tưởng đạo lí.
-
B.
Giới thiệu về tư tưởng đạo lí.
-
C.
Đánh giá vấn đề tư tưởng đạo lí.
-
D.
Đưa dẫn chứng cho tư tưởng đạo lí.
Đáp án : B
Thân bài gồm: - Giải thích, chứng minh nội dung vấn đề tư tưởng, đạo lí. - Nhận định, đánh giá vấn đề tư tưởng, đạo lí đó trong bối cảnh cuộc sống riêng, chung.
=> Giải thích tư tưởng đạo lí nằm trong phần mở bài.
Viễn Phương sáng tác Viếng lăng Bác trong hoàn cảnh nào?
-
A.
Khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi.
-
B.
Khi đất nước nước thống nhất.
-
C.
Khi lăng Bác Hồ mới được khánh thành, nhà thơ ra thăm lăng Bác.
-
D.
Tất cả các đáp án trên.
Đáp án : D
Bài thơ được viết vào tháng 4 năm 1976, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước nước thống nhất, lăng Bác Hồ mới được khánh thành, Viễn phương ra Bắc thăm Bác, nhà thơ đã viết bài thơ này.
Câu thơ “Bác đã đi rồi sao Bác ơi?” (Tố Hữu) bộc lộ tâm trạng gì của người nói?
-
A.
Giận dữ
-
B.
Buồn chán
-
C.
Thất vọng
-
D.
Đau xót
Đáp án : D
Xem lại kiến thức về thành phần cảm thán rồi tìm câu trả lời.
Câu thơ của Tố Hữu bộc lộ nỗi đau xót khi Bác ra đi.
Phần mở bài của bài Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống không có nội dung nào sau đây?
-
A.
Giới thiệu hiện tượng
-
B.
Nêu sơ lược ảnh hưởng hiện tượng với đời sống
-
C.
Liên hệ với bản thân
-
D.
Cả 3 phương án trên
Đáp án : C
- Mở bài: + Giới thiệu sự việc, hiện tượng cần bàn luận. + Nêu sơ lược ảnh hưởng hiện tượng với đời sống. - Liên hệ bản thân nằm ở cuối phần thân bài.
Nhận định nào đúng khi giới thiệu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ?
-
A.
Bài thơ với chất liệu dân gian với những hình ảnh thơ độc đáo đã ngợi ca ý nghĩa cuộc sống đối với mỗi người.
-
B.
Là bài ca bất hủ gắn bó cùng những thăng trầm, gian khổ của chiến tranh.
-
C.
Là tiếng nói thiết tha của người trọng bệnh đang khao khát được cống hiến cho cuộc đời.
-
D.
Tất cả các đáp án trên đều sai.
Đáp án : C
Bài thơ là niềm khát khao, niềm mong mỏi có thể tiếp tục cống hiến “mùa xuân nho nhỏ” cho cuộc đời của nhà thơ đang trong cơn trọng bệnh.
Mùa xuân nho nhỏ được viết giống thể thơ của tác phẩm nào?
-
A.
Đêm nay Bác không ngủ
-
B.
Bài thơ về tiểu đội xe không kính
-
C.
Đồng chí
-
D.
Đoàn thuyền đánh cá
Đáp án : A
- Đêm nay Bác không ngủ: thơ 5 chữ - Bài thơ về tiểu đội xe không kính: thơ tự do - Đồng chí: thơ tự do - Đoàn thuyền đánh cá: thơ 7 chữ => Mùa xuân nho nhỏ thuộc thể thơ 5 chữ
Văn nghệ có ý nghĩa nào là quan trọng nhất đối với cuộc sống con người?
-
A.
Giúp con người được sống phong phú hơn và hoàn thiện nhân cách tâm hồn mình
-
B.
Giúp con người dạn dĩ hơn và mở rộng các mối quan hệ
-
C.
Giúp con người giỏi giang hơn vì biết được nhiều thứ
-
D.
Giúp con người tự tin hơn trong cuộc sống
Đáp án : A
Bài tiểu luận bàn về nội dung của văn nghệ và sức mạnh kì diệu của nó đối với đời sống của con người, giúp con người được sống phong phú hơn và tự nhiên hoàn thiện nhân cách tâm hồn mình.
Nhận định nào đúng khi giới thiệu bài thơ Viếng lăng Bác?
-
A.
Bài thơ với chất liệu dân gian với những hình ảnh thơ độc đáo đã ngợi ca ý nghĩa cuộc sống đối với mỗi người.
-
B.
Bài thơ mang đậm chất trữ tình đã ghi lại tình cảm sâu lắng, thành kính của nhà thơ khi hòa vào dòng người viếng lăng Bác.
-
C.
Là tiếng nói thiết tha của người con đang khao khát được cống hiến cho cuộc đời.
-
D.
Bài thơ mang đậm chất trữ tình đã ghi lại tình cảm sâu lắng, thành kính của nhà thơ dành cho quê hương.
Đáp án : B
Vài nét về bài thơ “Viếng lăng Bác”- bài thơ mang đậm chất trữ tình đã ghi lại tình cảm sâu lắng, thành kính của nhà thơ khi hòa vào dòng người viếng lăng Bác.