Đề thi giữa kì 2 Văn 9 - Đề số 4
Đề bài
Các đề bài sau là những đề bài Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí đúng hay sai?
A. Suy nghĩ về đức tính trung thực
B. Suy nghĩ về vấn đề ô nhiễm không khí hiện nay
C. Suy nghĩ về hiện tượng nghiện Facebook của giới trẻ
D. Suy nghĩ về câu nói “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”
E. Suy nghĩ về chiến dịch mùa hè xanh của các bạn trẻ.
Bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" muốn gửi đi thông điệp gì?
-
A.
Thất bại là mẹ thành công.
-
B.
Sống là cống hiến.
-
C.
Sức khỏe là điều tuyệt vời nhất của chúng ta.
-
D.
Hãy chậm rãi để hưởng thụ cuộc sống tươi đẹp.
Nhà thơ thể hiện tình cảm gì qua bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ"?
-
A.
Tình yêu thiên nhiên, đất nước
-
B.
Tình yêu cuộc sống
-
C.
Khát vọng cống hiến cho đời
-
D.
Cả 3 ý trên
Viễn Phương sáng tác Viếng lăng Bác trong hoàn cảnh nào?
-
A.
Khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi.
-
B.
Khi đất nước nước thống nhất.
-
C.
Khi lăng Bác Hồ mới được khánh thành, nhà thơ ra thăm lăng Bác.
-
D.
Tất cả các đáp án trên.
Tác giả sử dụng phép tu từ nào trong hai câu thơ:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
-
A.
So sánh
-
B.
Điệp ngữ
-
C.
Ẩn dụ
-
D.
Hoán dụ
Gạch chân thành phần phụ chú trong câu văn sau và cho biết kiểu quan hệ của thành phần phụ chú với từ ngữ có liên quan:
Cả bọn trẻ xúm vào, và rất nương nhẹ, giúp anh đi nửa nốt vòng trái đất - từ mép tấm đệm nằm ra mép tấm phản, khoảng cách ước chừng năm chục phân.
Cả bọn trẻ xúm vào,
và rất nương nhẹ, giúp anh đi nửa nốt vòng trái đất
- từ mép tấm đệm nằm ra mép tấm phản, khoảng cách ước chừng năm chục phân.
Bài thơ Con cò là lời của ai?
-
A.
Con cò
-
B.
Người mẹ
-
C.
Đứa con
-
D.
Tác giả
Ý nào nêu đúng nhất về giọng điệu của bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ"?
-
A.
Hào hùng, mạnh mẽ
-
B.
Bâng khuâng, tiếc nuối
-
C.
Trong sáng, thiết tha
-
D.
Nghiêm trang, thành kính
Trong những đề bài sau đề nào thuộc bài văn nghị luận về một vấn đề, tư tưởng đạo lí?
-
A.
Bàn về nhân vật chó sói và cừu non trong bài thơ của La Phông ten
-
B.
Bàn về vấn đề xả rác bừa bãi hiện nay.
-
C.
Lòng biết ơn thầy cô giáo qua câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên”
-
D.
Cảm nghĩ về “Làng” của Kim Lân
Trong các đề bài sau, đề nào không thuộc đề bài nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí?
-
A.
Suy nghĩ về đạo lý Uống nước nhớ nguồn của dân tộc
-
B.
Suy nghĩ từ truyện Ếch ngồi đáy giếng
-
C.
Suy nghĩ về câu Có chí thì nên
-
D.
Suy nghĩ về một tấm gương vượt khó
Dòng nào sau đây không phải là yêu cầu chính của bài nghị luận xã hội?
-
A.
Nêu rõ vấn đề nghị luận
-
B.
Đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng xác đáng.
-
C.
Vận dụng các phép lập luận phù hợp.
-
D.
Lời văn gợi cảm, trau chuốt.
Trong những câu sau, câu nào có thành phần phụ chú?
-
A.
Tôi rất yêu cha mẹ tôi!
-
B.
Mẹ - người phụ nữ đẹp nhất đời tôi chính là động lực lớn lao của tôi.
-
C.
Mẹ tôi là một nông dân.
-
D.
Đối với tôi, mẹ tôi là người phụ nữ đẹp nhất.
Cho đề bài sau: “Bersot từng nói: Trong vũ trụ có lắm kì quan, nhưng kì quan đẹp nhất là trái tim người mẹ. Ý kiến của anh chị về câu nói trên?”
Trong phần mở bài, ta sẽ giới thiệu về vấn đề gì?
-
A.
Giới thiệu về vũ trụ.
-
B.
Giới thiệu về các kì quan trên thế giới.
-
C.
Giới thiệu về tình mẹ.
-
D.
Giới thiệu về những thứ tươi đẹp.
Thành phần gọi – đáp trong câu sau có ý nghĩa gì? “Lan ơi! Tớ có chuyện rất gấp muốn nói với cậu!”
-
A.
Tạo lập quan hệ giao tiếp.
-
B.
Duy trì quan hệ giao tiếp.
-
C.
Kết thúc quan hệ giao tiếp.
-
D.
Cả 3 phương án trên.v
Ý nào nêu đúng nhất về giọng điệu của bài thơ "Viếng lăng Bác"?
-
A.
Hào hùng, mạnh mẽ
-
B.
Bâng khuâng, tiếc nuối
-
C.
Trong sáng, thiết tha
-
D.
Nghiêm trang, thành kính
Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ "Con cò"?
-
A.
Sử dụng rộng rãi phép nhân hóa
-
B.
Đưa ca dao dân ca vào trong thơ
-
C.
Thơ giàu triết lý và giàu nhạc điệu ca dao, dân ca
-
D.
Ngôn ngữ trong sáng, bình dị
Mùa xuân nho nhỏ bắt nguồn từ cảm xúc nào?
-
A.
Cảm xúc về vẻ đẹp và truyền thống của đất nước
-
B.
Cảm xúc về vẻ đẹp của mùa xuân xứ Huế
-
C.
Cảm xúc về vẻ đẹp của mùa xuân Hà Nội
-
D.
Cảm xúc về thời điểm lịch sử đáng nhớ của dân tộc
Hành động đưa ray ra “hứng” “giọt long lanh” và “tiếng chim” thể hiện cảm xúc gì của tác giả?
-
A.
Cảm nhận được những điều gần gũi, thanh bình của quê hương.
-
B.
Cái nhìn trìu mến đối với cảnh vật.
-
C.
Ngây ngất trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời.
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Phương thức biểu đạt chính của văn bản Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới là gì?
-
A.
Tự sự
-
B.
Miêu tả
-
C.
Nghị luận
-
D.
Biểu cảm
Trong đoạn 2 của bài thơ "Con cò", hình ảnh con cò được thể hiện với phép tu từ nào?
-
A.
Nhân hóa
-
B.
So sánh
-
C.
Hoán dụ
-
D.
Điệp ngữ
Biện pháp nghệ thuật chính được sử dụng trong văn bản Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông ten là gì?
-
A.
Nhân hóa
-
B.
Hoán dụ
-
C.
Điệp ngữ
-
D.
So sánh
Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được sáng tác trong giai đoạn nào?
-
A.
1930 - 1945
-
B.
1954 - 1975
-
C.
1945 - 1954
-
D.
1975 - 2000
Nhận định sau đây đúng hay sai?
“Bước vào thế kỉ mới, “muốn sánh vai cùng các cường quốc năm châu” thì chúng ta sẽ phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu”.
A. Đúng
B. Sai
Phẩm chất nổi bật của cây tre được tác giả nói đến trong khổ thơ đầu bài thơ "Viếng lăng Bác"?
-
A.
Cần cù, bền bỉ
-
B.
Bất khuất, kiên trung
-
C.
Ngay thẳng, trung trực
-
D.
Thanh cao, trung hiếu
Địa danh nào sau đây là quê hương của Chế Lan Viên ?
-
A.
Quảng Bình
-
B.
Quảng Trị
-
C.
Quảng Ngãi
-
D.
Quảng Ninh
Phép tu từ nào được sử dụng trong câu thơ “Một mùa xuân nho nhỏ”?
-
A.
So sánh
-
B.
Nhân hóa
-
C.
Ẩn dụ
-
D.
Hoán dụ
Nối cột A với cột B sao cho phù hợp Về hình thức, bài viết phải đáp ứng:
1. bố cục
2. luận điểm
3. lời văn
a. đúng đắn, sáng tỏ
b. chính xác, sinh động
c. ba phần
Khổ thơ thứ nhất bài "Viếng lăng Bác" thể hiện nội dung gì?
-
A.
Niềm mong mỏi đợi chờ được thăm lăng Bác
-
B.
Niềm xúc động nghẹn ngào khi đến thăm lăng Bác
-
C.
Cảm xúc trước đoàn người vào lăng viếng Bác
-
D.
Cảm xúc khi vào lăng, nhìn thấy di hài Bác
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi (1) Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. (2) Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực để phát triển của lịch sử. (3) Trong thế kỉ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò con người lại càng nổi trội.
Cụm từ “nền kinh tế tri thức” được hiểu là: Đó là khái niệm chỉ một trình độ phát triển rất cao của nền kinh tế, trong đó tri thức trí tuệ chiếm một tỉ trọng cao trong giá trị của các sản phẩm và tổng sản phẩm kinh tế quốc dân. Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Hình ảnh cánh cò được gợi về qua những câu ca dao cho ta cảm nhận điều gì?
-
A.
Không gian làng quê thanh bình, yên ả, thân thương với lời ru tha thiết mang điệu hồn dân tộc
-
B.
Cuộc sống lao động lam lũ, vất vả
-
C.
Vẻ đẹp tần tảo, thân thương của người phụ nữ Việt Nam
-
D.
Cả ba ý A, B, C
Lời giải và đáp án
Các đề bài sau là những đề bài Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí đúng hay sai?
A. Suy nghĩ về đức tính trung thực
B. Suy nghĩ về vấn đề ô nhiễm không khí hiện nay
C. Suy nghĩ về hiện tượng nghiện Facebook của giới trẻ
D. Suy nghĩ về câu nói “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”
E. Suy nghĩ về chiến dịch mùa hè xanh của các bạn trẻ.
A. Suy nghĩ về đức tính trung thực
B. Suy nghĩ về vấn đề ô nhiễm không khí hiện nay
C. Suy nghĩ về hiện tượng nghiện Facebook của giới trẻ
D. Suy nghĩ về câu nói “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”
E. Suy nghĩ về chiến dịch mùa hè xanh của các bạn trẻ.
Xem lại kiến thức về Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
+ Câu A, D suy nghĩ về những tư tưởng đạo lí + Câu B, C, E suy nghĩ về các hiện tượng đang diễn ra trong xã hội.
- Đáp án: + A, D: đúng + B, C, E: sai
Bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" muốn gửi đi thông điệp gì?
-
A.
Thất bại là mẹ thành công.
-
B.
Sống là cống hiến.
-
C.
Sức khỏe là điều tuyệt vời nhất của chúng ta.
-
D.
Hãy chậm rãi để hưởng thụ cuộc sống tươi đẹp.
Đáp án : B
Xem lại giá trị nội dung từ đó suy ra thông điệp bài thơ.
Bài thơ muốn gửi đi thông điệp sống là cống hiến, cống hiến hết mình trong mọi hoàn cảnh, lứa tuổi, cống hiến từ những điều nhỏ bé đến cái lớn lao, cao cả.
Nhà thơ thể hiện tình cảm gì qua bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ"?
-
A.
Tình yêu thiên nhiên, đất nước
-
B.
Tình yêu cuộc sống
-
C.
Khát vọng cống hiến cho đời
-
D.
Cả 3 ý trên
Đáp án : D
Xem lại giá trị nội dung.
Bài thơ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời, thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, góp một “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc.
Viễn Phương sáng tác Viếng lăng Bác trong hoàn cảnh nào?
-
A.
Khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi.
-
B.
Khi đất nước nước thống nhất.
-
C.
Khi lăng Bác Hồ mới được khánh thành, nhà thơ ra thăm lăng Bác.
-
D.
Tất cả các đáp án trên.
Đáp án : D
Bài thơ được viết vào tháng 4 năm 1976, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước nước thống nhất, lăng Bác Hồ mới được khánh thành, Viễn phương ra Bắc thăm Bác, nhà thơ đã viết bài thơ này.
Tác giả sử dụng phép tu từ nào trong hai câu thơ:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
-
A.
So sánh
-
B.
Điệp ngữ
-
C.
Ẩn dụ
-
D.
Hoán dụ
Đáp án : C
Đọc kĩ đoạn thơ
Hai câu thơ trên nổi bật với phép ẩn dụ
Gạch chân thành phần phụ chú trong câu văn sau và cho biết kiểu quan hệ của thành phần phụ chú với từ ngữ có liên quan:
Cả bọn trẻ xúm vào, và rất nương nhẹ, giúp anh đi nửa nốt vòng trái đất - từ mép tấm đệm nằm ra mép tấm phản, khoảng cách ước chừng năm chục phân.
Cả bọn trẻ xúm vào,
và rất nương nhẹ, giúp anh đi nửa nốt vòng trái đất
- từ mép tấm đệm nằm ra mép tấm phản, khoảng cách ước chừng năm chục phân.
Cả bọn trẻ xúm vào,
và rất nương nhẹ, giúp anh đi nửa nốt vòng trái đất
- từ mép tấm đệm nằm ra mép tấm phản, khoảng cách ước chừng năm chục phân.
Xem lại các dấu hiệu nhận biết thành phần phụ chú.
Thành phần phụ chú thường đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy.
Đáp án: Cả bọn trẻ xúm vào, và rất nương nhẹ, giúp anh đi nửa nốt vòng trái đất - từ mép tấm đệm nằm ra mép tấm phản, khoảng cách ước chừng năm chục phân.
Bài thơ Con cò là lời của ai?
-
A.
Con cò
-
B.
Người mẹ
-
C.
Đứa con
-
D.
Tác giả
Đáp án : B
Đọc lại nội dung bài thơ.
Bài thơ Con cò được khai thác trong những lời hát ru của người mẹ.
Ý nào nêu đúng nhất về giọng điệu của bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ"?
-
A.
Hào hùng, mạnh mẽ
-
B.
Bâng khuâng, tiếc nuối
-
C.
Trong sáng, thiết tha
-
D.
Nghiêm trang, thành kính
Đáp án : C
Xem lại tác phẩm dựa vào những câu chữ và rút ra giọng điệu cả bài thơ.
Bài thơ mang giọng điệu trong sáng, thiết tha.
Trong những đề bài sau đề nào thuộc bài văn nghị luận về một vấn đề, tư tưởng đạo lí?
-
A.
Bàn về nhân vật chó sói và cừu non trong bài thơ của La Phông ten
-
B.
Bàn về vấn đề xả rác bừa bãi hiện nay.
-
C.
Lòng biết ơn thầy cô giáo qua câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên”
-
D.
Cảm nghĩ về “Làng” của Kim Lân
Đáp án : C
Xem lại khái niệm bài văn Nghị luận về một vấn đề, tư tưởng đạo lí
- Đề A, D thuộc dạng đề nghị luận về tác phẩm văn học. - Đề B nghị luận về một hiện tượng đời sống.
=> Đề C nghị luận về một vấn đề, tư tưởng đạo lí
Trong các đề bài sau, đề nào không thuộc đề bài nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí?
-
A.
Suy nghĩ về đạo lý Uống nước nhớ nguồn của dân tộc
-
B.
Suy nghĩ từ truyện Ếch ngồi đáy giếng
-
C.
Suy nghĩ về câu Có chí thì nên
-
D.
Suy nghĩ về một tấm gương vượt khó
Đáp án : D
Xem lại khái niệm của Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí rồi đưa ra câu trả lời.
- Đề A, B, C là đề bài về tư tưởng đạo lí. - Đề D là nghị luận về hiện tượng đời sống.
Dòng nào sau đây không phải là yêu cầu chính của bài nghị luận xã hội?
-
A.
Nêu rõ vấn đề nghị luận
-
B.
Đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng xác đáng.
-
C.
Vận dụng các phép lập luận phù hợp.
-
D.
Lời văn gợi cảm, trau chuốt.
Đáp án : D
Muốn làm tốt bài nghị luận xã hội cần phải: nêu rõ vấn đề nghị luận, đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng xác đáng, vận dụng các phép lập luận phù hợp
Trong những câu sau, câu nào có thành phần phụ chú?
-
A.
Tôi rất yêu cha mẹ tôi!
-
B.
Mẹ - người phụ nữ đẹp nhất đời tôi chính là động lực lớn lao của tôi.
-
C.
Mẹ tôi là một nông dân.
-
D.
Đối với tôi, mẹ tôi là người phụ nữ đẹp nhất.
Đáp án : B
xem lại lý thuyết về thành phần phụ chú.
“Mẹ - người phụ nữ đẹp nhất đời tôi chính là động lực lớn lao của tôi.”
Cho đề bài sau: “Bersot từng nói: Trong vũ trụ có lắm kì quan, nhưng kì quan đẹp nhất là trái tim người mẹ. Ý kiến của anh chị về câu nói trên?”
Trong phần mở bài, ta sẽ giới thiệu về vấn đề gì?
-
A.
Giới thiệu về vũ trụ.
-
B.
Giới thiệu về các kì quan trên thế giới.
-
C.
Giới thiệu về tình mẹ.
-
D.
Giới thiệu về những thứ tươi đẹp.
Đáp án : C
Đọc kĩ đề bài và gạch ý chủ chốt
Giới thiệu về tình mẹ - kì quan đẹp đẽ nhất của vũ trụ.
Thành phần gọi – đáp trong câu sau có ý nghĩa gì? “Lan ơi! Tớ có chuyện rất gấp muốn nói với cậu!”
-
A.
Tạo lập quan hệ giao tiếp.
-
B.
Duy trì quan hệ giao tiếp.
-
C.
Kết thúc quan hệ giao tiếp.
-
D.
Cả 3 phương án trên.v
Đáp án : A
xem lại lý thuyết thành phần gọi – đáp.
câu văn trên có thành phần gọi “Lan ơi” nhằm mục đích tạp lập quan hệ giao tiếp.
Ý nào nêu đúng nhất về giọng điệu của bài thơ "Viếng lăng Bác"?
-
A.
Hào hùng, mạnh mẽ
-
B.
Bâng khuâng, tiếc nuối
-
C.
Trong sáng, thiết tha
-
D.
Nghiêm trang, thành kính
Đáp án : D
Xem lại tác phẩm dựa vào những câu chữ và rút ra giọng điệu cả bài thơ.
Bài thơ mang giọng điệu nghiêm trang, thành kính của tác giả khi đứng trước lăng Bác.
Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ "Con cò"?
-
A.
Sử dụng rộng rãi phép nhân hóa
-
B.
Đưa ca dao dân ca vào trong thơ
-
C.
Thơ giàu triết lý và giàu nhạc điệu ca dao, dân ca
-
D.
Ngôn ngữ trong sáng, bình dị
Đáp án : C
Bài thơ thành công trong với thể thơ tự do, nhiều câu mang dáng dấp của thể thơ 8 chữ nên cảm xúc được thể hiện linh hoạt, giọng điệu suy ngẫm mang tính triết lí, vận dụng sáng tạo ca dao.
Mùa xuân nho nhỏ bắt nguồn từ cảm xúc nào?
-
A.
Cảm xúc về vẻ đẹp và truyền thống của đất nước
-
B.
Cảm xúc về vẻ đẹp của mùa xuân xứ Huế
-
C.
Cảm xúc về vẻ đẹp của mùa xuân Hà Nội
-
D.
Cảm xúc về thời điểm lịch sử đáng nhớ của dân tộc
Đáp án : B
Mùa xuân nho nhỏ bắt nguồn từ cảm xúc trước vẻ đẹp của vẻ đẹp của mùa xuân xứ Huế.
Hành động đưa ray ra “hứng” “giọt long lanh” và “tiếng chim” thể hiện cảm xúc gì của tác giả?
-
A.
Cảm nhận được những điều gần gũi, thanh bình của quê hương.
-
B.
Cái nhìn trìu mến đối với cảnh vật.
-
C.
Ngây ngất trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời.
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Đáp án : D
- Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên: + Nhà thơ có cái nhìn trìu mến với cảnh vật + Đưa tay ra “hứng” “giọt long lanh”: là giọt sương, cũng có thể là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác chỉ tiếng chim “hót vang trời” ⇒ Cảm xúc ngây ngất trước vẻ đẹp của mùa xuân của thiên nhiên, khao khát hòa mình với thiên nhiên đất trời.
Phương thức biểu đạt chính của văn bản Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới là gì?
-
A.
Tự sự
-
B.
Miêu tả
-
C.
Nghị luận
-
D.
Biểu cảm
Đáp án : C
Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới viết theo phương thức nghị luận.
Trong đoạn 2 của bài thơ "Con cò", hình ảnh con cò được thể hiện với phép tu từ nào?
-
A.
Nhân hóa
-
B.
So sánh
-
C.
Hoán dụ
-
D.
Điệp ngữ
Đáp án : A
Đọc lại đoạn hai và chú ý những câu thơ nói về con cò.
Trong đoạn 2 của bài thơ, hình ảnh con cò được thể hiện với phép tu từ nhân hóa.
Biện pháp nghệ thuật chính được sử dụng trong văn bản Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông ten là gì?
-
A.
Nhân hóa
-
B.
Hoán dụ
-
C.
Điệp ngữ
-
D.
So sánh
Đáp án : A
Xem lại nội dung văn bản.
Biện pháp nghệ thuật chính được sử dụng trong văn bản Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten là nhân hóa.
Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được sáng tác trong giai đoạn nào?
-
A.
1930 - 1945
-
B.
1954 - 1975
-
C.
1945 - 1954
-
D.
1975 - 2000
Đáp án : D
Bài thơ được viết vào tháng 11/1980.
Nhận định sau đây đúng hay sai?
“Bước vào thế kỉ mới, “muốn sánh vai cùng các cường quốc năm châu” thì chúng ta sẽ phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu”.
A. Đúng
B. Sai
A. Đúng
B. Sai
Xem lại phần cuối tác phẩm
- Nhận định đúng - Giải thích: Muốn phát triển đất nước, chúng ta phải khắc phục những điểm yếu của bản thân và phát huy những điểm mạnh của mình.
Đáp án: A
Phẩm chất nổi bật của cây tre được tác giả nói đến trong khổ thơ đầu bài thơ "Viếng lăng Bác"?
-
A.
Cần cù, bền bỉ
-
B.
Bất khuất, kiên trung
-
C.
Ngay thẳng, trung trực
-
D.
Thanh cao, trung hiếu
Đáp án : C
Xem lại đoạn thơ
Phẩm chất nổi bật của cây tre được tác giả nói đến trong khổ thơ đầu bài thơ là ngay thẳng, trung trực.
Địa danh nào sau đây là quê hương của Chế Lan Viên ?
-
A.
Quảng Bình
-
B.
Quảng Trị
-
C.
Quảng Ngãi
-
D.
Quảng Ninh
Đáp án : B
Chế Lan Viên quê quán ở Quảng Trị.
Phép tu từ nào được sử dụng trong câu thơ “Một mùa xuân nho nhỏ”?
-
A.
So sánh
-
B.
Nhân hóa
-
C.
Ẩn dụ
-
D.
Hoán dụ
Đáp án : C
Nhan đề Mùa xuân nho nhỏ là hình ảnh ẩn dụ thể hiện nguyện ước của nhà thơ muốn làm một mùa xuân, nghĩa là sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường là một mùa xuân nhỏ góp vào mùa xuân lớn của thiên nhiên, đất nước, của cuộc đời chung và khát vọng sống chân thành, cao đẹp của nhà thơ.
Nối cột A với cột B sao cho phù hợp Về hình thức, bài viết phải đáp ứng:
1. bố cục
2. luận điểm
3. lời văn
a. đúng đắn, sáng tỏ
b. chính xác, sinh động
c. ba phần
1. bố cục
c. ba phần
2. luận điểm
a. đúng đắn, sáng tỏ
3. lời văn
b. chính xác, sinh động
Về hình thức, bài viết phải có bố cục mạch lạc; có luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực, phép lập luận phù hợp; lời văn chính xác, sống động.
Đáp án: 1 - c; 2 - a; 3 – b.
Khổ thơ thứ nhất bài "Viếng lăng Bác" thể hiện nội dung gì?
-
A.
Niềm mong mỏi đợi chờ được thăm lăng Bác
-
B.
Niềm xúc động nghẹn ngào khi đến thăm lăng Bác
-
C.
Cảm xúc trước đoàn người vào lăng viếng Bác
-
D.
Cảm xúc khi vào lăng, nhìn thấy di hài Bác
Đáp án : B
Khổ thơ thứ nhất thể hiện Niềm xúc động nghẹn ngào của tác giả khi đến thăm lăng Bác
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi (1) Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. (2) Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực để phát triển của lịch sử. (3) Trong thế kỉ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò con người lại càng nổi trội.
Cụm từ “nền kinh tế tri thức” được hiểu là: Đó là khái niệm chỉ một trình độ phát triển rất cao của nền kinh tế, trong đó tri thức trí tuệ chiếm một tỉ trọng cao trong giá trị của các sản phẩm và tổng sản phẩm kinh tế quốc dân. Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
A. Đúng
B. Sai
Tách ra để hiểu hai khái niệm “kinh tế” và “tri thức”.
“Kinh tế tri thức” là khái niệm chỉ một trình độ phát triển rất cao của nền kinh tế, trong đó tri thức trí tuệ chiếm một tỉ trọng cao trong giá trị của các sản phẩm và tổng sản phẩm kinh tế quốc dân.
Đáp án: A
Hình ảnh cánh cò được gợi về qua những câu ca dao cho ta cảm nhận điều gì?
-
A.
Không gian làng quê thanh bình, yên ả, thân thương với lời ru tha thiết mang điệu hồn dân tộc
-
B.
Cuộc sống lao động lam lũ, vất vả
-
C.
Vẻ đẹp tần tảo, thân thương của người phụ nữ Việt Nam
-
D.
Cả ba ý A, B, C
Đáp án : D
Đọc lại tác phẩm thơ chú ý vào các hình ảnh thơ.
Hình ảnh cánh cò được gợi về qua những câu ca dao cho ta cảm nhận về: - Không gian làng quê thanh bình, yên ả, thân thương với lời ru tha thiết mang điệu hồn dân tộc. - Cuộc sống lao động lam lũ, vất vả. - Vẻ đẹp tần tảo, thân thương của người phụ nữ Việt Nam.