Đề thi học kì 1 Văn 9 - Đề số 3 — Không quảng cáo

Đề thi, đề kiểm tra Văn 9


Đề thi học kì 1 Văn 9 - Đề số 3

Đề bài

Câu 1 :

Kim Lân xuất thân từ gia đình như thế nào?

  • A.

    Gia đình quan lại sa sút

  • B.

    Gia đình quý tộc

  • C.

    Gia đình nghèo

  • D.

    Gia đình trí thức, truyền thống cách mạng

Câu 2 :

Trong các câu nói của ông Hai “Nắng này là bỏ mẹ chúng nó!” “chúng nó” là ai?

  • A.

    Cua, cá

  • B.

    Giặc Tây

  • C.

    Lũ trẻ

  • D.

    Trâu, bò

Câu 3 :

Nhận xét nào sau đây không đúng với nghệ thuật của bài thơ Ánh trăng ?

  • A.

    Ngôn ngữ giản dị, gần gũi

  • B.

    Giọng điệu chân thành, sâu sắc

  • C.

    Vận dụng những tri thức khoa học vào trong thơ

  • D.

    Hình ảnh giàu giá trị biểu tượng

Câu 4 :

Các phương châm hội thoại là những quy định bắt buộc trong mọi tình huống giao tiếp, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 5 :

Nhận định nào không phải là nguyên nhân của các trường hợp không tuân thủ các phương châm hội thoại?

  • A.

    Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hóa giao tiếp

  • B.

    Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn

  • C.

    Người nói muốn gây một sự chú ý, để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.

  • D.

    Người nói nắm được các đặc điểm của tình huống giao tiếp.

Câu 6 :

Thế nào là xưng hô trong hội thoại?

  • A.

    Xưng hô trong hội thoại là sử dụng các đại từ, danh từ làm từ ngữ xưng hô

  • B.

    Tiếng Việt có hệ thống từ ngữ xưng hô phong phú, tinh tế, giàu sắc thái biểu cảm

  • C.

    Xưng hô là tự xưng mình và gọi người khác khi nói với nhau để biểu thị tính chất của mối quan hệ với nhau.

  • D.

    Cả 3 đáp án trên

Câu 7 :

Văn bản Làng sử dụng phương thức biểu đạt chủ yếu nào dưới đây?

  • A.

    Tự sự

  • B.

    Miêu tả

  • C.

    Biểu cảm

  • D.

    Nghị luận

Câu 8 :

Văn bản viết về nhân vật ông Hai trong thời điểm nào?

  • A.

    Trước khi nghe tin làng theo giặc

  • B.

    Sau khi nghe tin làng theo giặc

  • C.

    Sau khi nghe tin làng cải chính

  • D.

    Tất cả các phương án trên

Câu 9 :

Cách xưng hô trên thể hiện lão Hạc là người như thế nào?

  • A.

    Hèn nhát trước tầng lớp trên

  • B.

    Kiêu ngạo đối với người nhỏ tuổi

  • C.

    Mạnh mẽ

  • D.

    Lịch sự, tôn trọng người trí thức

Câu 10 :

Tác phẩm Làng của Kim Lân thuộc thể loại nào?

  • A.

    Tiểu thuyết

  • B.

    Truyện ngắn

  • C.

    Truyện dài

  • D.

    Tùy bút

Câu 11 :

Nhận định nào không phù hợp với nội dung tư tưởng được thể hiện qua truyện ngắn Làng ?

  • A.

    Thể hiện tình yêu quê hương, đất nước tha thiết

  • B.

    Thể hiện tình yêu thiên nhiên, vạn vật

  • C.

    Thể hiện khát vọng và niềm tin thắng kẻ thù

  • D.

    Thể hiện niềm tự hào về truyền thống chiến đấu của cha ông

Câu 12 :

Cấu tạo bài thơ Ánh trăng có gì đặc biệt?

  • A.

    Lặp lại về cấu trúc của các lời thơ

  • B.

    Chỉ viết hoa dòng đầu của mỗi đoạn

  • C.

    Các câu dài ngắn linh hoạt

  • D.

    Bài thơ ngắn gọn, súc tích

Câu 13 :

Tác phẩm Kiều ở lầu Ngưng Bích thuộc thể loại gì?

  • A.

    Tiểu thuyết

  • B.

    Truyện vừa

  • C.

    Tùy bút

  • D.

    Truyện thơ Nôm

Câu 14 :

Nói “một chữ có thể dùng để diễn tả rất nhiều ý” là nói đến hiện tượng gì trong từ vựng?

  • A.

    Hiện tượng đa nghĩa của từ

  • B.

    Hiện tượng đồng âm của từ

  • C.

    Hiện tựơng đồng nghĩa của từ

  • D.

    Hiện tượng trái nghĩa của từ

Câu 15 :

Trong 8 câu thơ cuối bài Kiều ở lầu Ngưng Bích , biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng đặc trưng nhất?

  • A.

    Điệp ngữ

  • B.

    Tả cảnh ngụ tình

  • C.

    Ước lệ tượng trưng

  • D.

    Cả A và B

Câu 16 :

Hình ảnh “trăng cứ tròn vành vạnh” đặc trưng cho điều gì?

  • A.

    Hạnh phúc viên mãn, tròn đầy

  • B.

    Hình ảnh ánh trăng đẹp đẽ, vẹn nguyên tình nghĩa không phải mờ

  • C.

    Thiên nhiên, vạn vật luôn tuần hoàn

  • D.

    Cuộc sống hiện tại no đủ, sung sướng

Câu 17 :

Từ đồng nào sau đây có nghĩa là trẻ em?

  • A.

    Đồng dao

  • B.

    Đồng bộ

  • C.

    Đồng sự

  • D.

    Đồng niên

Câu 18 :

Văn bản Ánh trăng sử dụng phương thức biểu đạt chủ yếu nào dưới đây?

  • A.

    Tự sự kết hợp trữ tình

  • B.

    Miêu tả kết hợp tự sự

  • C.

    Biểu cảm kết hợp miêu tả

  • D.

    Nghị luận kết hợp trữ tình

Câu 19 :

Văn bản Kiều ở lầu Ngưng Bích được trích từ tác phẩm nào?

  • A.

    Kim Vân Kiều truyện

  • B.

    Lục Vân Tiên

  • C.

    Truyện Kiều

  • D.

    Chuyện người con gái Nam Xương

Câu 20 :

Các nhiệm vụ đưa ra trong bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em được xác định trên những cơ sở nào?

  • A.

    Tình trạng thực tế của trẻ em trên thế giới hiện nay.

  • B.

    Những thuận lợi đối với nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em hiện nay.

  • C.

    Cả A và B đều đúng.

  • D.

    Cả A và B đều sai.

Câu 21 :

Bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ viết về những em bé của dân tộc nào?

  • A.

    Chăm

  • B.

    Ê- đê

  • C.

    Tà ôi

  • D.

    Ba-na

Câu 22 :

Từ tri kỉ trong câu “vầng trăng thành tri kỉ” có nghĩa là gì?

  • A.

    Người bạn rất thân, hiểu rõ lòng mình

  • B.

    Biết được giá trị của người nào đó

  • C.

    Người có hiểu biết rộng

  • D.

    Biết ơn người khác đã giúp đỡ mình

Câu 23 :

Đâu là giá trị nghệ thuật của văn bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em ?

  • A.

    Tác phẩm sử dụng nhiều hình ảnh gợi hình, gợi cảm

  • B.

    Lập luận thuyết phục, sử dụng phương pháp nêu số liệu, phân tích khoa học.

  • C.

    Tình huống truyện độc đáo

  • D.

    Xây dựng nhân vật cá tính, đầy ấn tượng

Câu 24 :

Nhận định nào nói đúng nhất ý nghĩa của câu thơ “Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ”?

  • A.

    Nói lên sự to lớn của ngọn núi Ka-lưi

  • B.

    Nói lên vóc dáng nhỏ bé của người mẹ

  • C.

    Nói lên sự gian khổ của người mẹ

  • D.

    Cả 3 đáp án trên đều đúng

Câu 25 :

Nguyễn Khoa Điềm từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong bộ văn hóa và chính trị, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 26 :

Cố hương nghĩa là gì?

  • A.

    Hương cũ

  • B.

    Quê cũ

  • C.

    Ngoái nhìn quê cũ

  • D.

    Quê hương

Câu 27 :

Câu nào sau đây là lời đối thoại?

  • A.

    Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó!

  • B.

    Hà, nắng gớm, về nào…

  • C.

    Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư?

  • D.

    Ông lão vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng.

Câu 28 :

Vì đâu Kiều có mặt tại lầu Ngưng Bích ?

  • A.

    Kiều xin vào làm ở đây

  • B.

    Kiều bị lừa bán vào nơi này

  • C.

    Kiều bị bắt cóc tống giam vào đây

  • D.

    Kiều nghe theo lời một kĩ nữ rồi lạc vào nơi này

Câu 29 :

Tác dụng của ngôn ngữ độc thoại trong văn bản tự sự là gì?

  • A.

    Diễn đạt tế nhị những dòng suy nghĩ có chiều sâu của nhân vật

  • B.

    Tạo sự bí ẩn, tò mò cho người đọc

  • C.

    Làm cho tác phẩm có sức hấp dẫn, lôi cuốn

  • D.

    Cả 3 đáp án trên đều đúng

Câu 30 :

Truyện của Kim Lân viết về đối tượng nào là chủ yếu?

  • A.

    Tầng lớp trí thức

  • B.

    Tầng lớp thị thành

  • C.

    Cuộc sống và con người nông thôn

  • D.

    Tất cả các phương án trên

Câu 31 :

Từ truyện ngắn Làng có thể thấy nhà văn Kim Lân là người thế nào?

  • A.

    Am hiểu đời sống và thế giới tinh thần của con người, đặc biệt là người nông dân

  • B.

    Yêu tha thiết làng quê, đất nước, thủy chung với kháng chiến và cách mạng

  • C.

    Căm thù giặc Pháp và những kẻ làm Việt gian

  • D.

    Cả 3 đáp án trên

Câu 32 :

Nguyễn Duy từng tham gia trực chiến tại cây cầu nổi tiếng nào trong thời chống Mỹ?

  • A.

    Cầu Thăng Long

  • B.

    Cầu Long Biên

  • C.

    Cầu Hàm Rồng

  • D.

    Cầu Sài Gòn

Câu 33 :

Tư tưởng mà nhà thơ muốn gửi gắm qua bài thơ Ánh trăng là gì?

  • A.

    Con người có thể vô tình, lãng quên tất cả, nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn trong đầy, bất diệt

  • B.

    Thiên nhiên, vạn vật thì vô hạn, tuần hoàn còn cuộc đời con người thì hữu hạn

  • C.

    Thiên nhiên luôn bên cạnh con người, là người bạn thân thiết của con người

  • D.

    Cuộc sống vật chất dù đầy đủ cũng sẽ tiêu tan, chỉ có đời sống tinh thần là bất diệt

Câu 34 :

Thế nào là đối thoại trong văn tự sự?

  • A.

    Là hình thức đối đáp, trò chuyện giữa hai hay nhiều người. Trong văn bản tự sự, đối thoại được thể hiện ở các gạch đầu dòng lời trao và lời đáp (mỗi lượt lời là một gạch đầu dòng)

  • B.

    Là lời nhân vật tự nói với chính mình, hoặc nói với ai đó trong tưởng tượng

  • C.

    Cả A và B đều đúng

  • D.

    Cả A và B đều sai

Câu 35 :

Muốn làm tăng vốn từ, sự hiểu biết từ thì cần phải làm gì?

  • A.

    Trau dồi vốn từ, rèn luyện để nắm đầy đủ, chính xác nghĩa của từ, cách dùng từ là việc quan trọng trau dồi vốn từ

  • B.

    Đọc từ nhiều lần

  • C.

    Viết từ đó ra giấy nhiều lần

  • D.

    Cả 3 phương án trên

Câu 36 :

Cảm xúc chủ đạo trong truyện Cố hương là gì?

  • A.

    Nỗi buồn

  • B.

    Sự ngạc nhiên

  • C.

    Niềm vui sướng

  • D.

    Sự đau đớn

Câu 37 :

Những điển cố như Sân Lai, gốc tử, quạt nồng ấp lạnh được sử dụng nhằm mục đích gì?

  • A.

    Nhấn mạnh sự nhớ thương của Thúy Kiều đối với cha mẹ

  • B.

    Nói đến sự thương nhớ, đau xót, lo lắng cho cha mẹ khi Thúy Kiều không thể ở bên cạnh khi nàng không ở cạnh

  • C.

    Nói tới việc Thúy Kiều khôn nguôi nhớ về Kim Trọng

  • D.

    Nói tới nỗi nhớ thương của Thúy Kiều đối với các em Thúy Vân, Vương Quan

Câu 38 :

Tác giả đặt nhân vật chính vào tình huống như thế nào trong truyện Làng ?

  • A.

    Ông Hai không biết chữ, phải đi nghe nhờ người khác đọc

  • B.

    Tin làng ông theo giặc mà tình cờ ông nghe được từ những người tản cư

  • C.

    Bà chủ nhà hay dòm ngó, nói bóng gió vợ chồng ông Hai

  • D.

    Ông Hai lúc nào cũng nhớ tha thiết cái làng chợ Dầu của mình

Câu 39 :

Nhận định nói đầy đủ hoàn cảnh, công việc của người mẹ được nói đến trong bài thơ?

  • A.

    Mẹ tham gia sản xuất, giã gạo góp phần nuôi bộ đội kháng chiến

  • B.

    Mẹ tham gia chiến đấu trực tiếp với quân địch

  • C.

    Mẹ và các anh chị tham gia chiến đấu bảo vệ căn cứ, di chuyển lực lượng

  • D.

    Tất cả các đáp án trên đều sai

Câu 40 :

Tác phẩm Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ là sự gắn kết giữa tình yêu con với lòng yêu nước, đúng hay sai?

Đúng
Sai

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Kim Lân xuất thân từ gia đình như thế nào?

  • A.

    Gia đình quan lại sa sút

  • B.

    Gia đình quý tộc

  • C.

    Gia đình nghèo

  • D.

    Gia đình trí thức, truyền thống cách mạng

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Ông sinh ra trong một gia đình nghèo

Câu 2 :

Trong các câu nói của ông Hai “Nắng này là bỏ mẹ chúng nó!” “chúng nó” là ai?

  • A.

    Cua, cá

  • B.

    Giặc Tây

  • C.

    Lũ trẻ

  • D.

    Trâu, bò

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nhớ lại đoạn hội thoại này xem ông Hai hướng đến đối tượng nào

Lời giải chi tiết :

“chúng nó” ở đây chỉ đám giặc Tây.

Câu 3 :

Nhận xét nào sau đây không đúng với nghệ thuật của bài thơ Ánh trăng ?

  • A.

    Ngôn ngữ giản dị, gần gũi

  • B.

    Giọng điệu chân thành, sâu sắc

  • C.

    Vận dụng những tri thức khoa học vào trong thơ

  • D.

    Hình ảnh giàu giá trị biểu tượng

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Tác phẩm không vận dụng những tri thức khoa học vào trong thơ

Câu 4 :

Các phương châm hội thoại là những quy định bắt buộc trong mọi tình huống giao tiếp, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Nhớ lại những tình huống giao tiếp, xem có nhất thiết phải tuân thủ các phương châm hội thoại không?

Lời giải chi tiết :

Giao tiếp là sự linh hoạt trong việc truyền và tiếp nhận thông tin, vì vậy mà các phương châm hội thoại không phải sự bắt buộc trong mọi tình huống giao tiếp.

Câu 5 :

Nhận định nào không phải là nguyên nhân của các trường hợp không tuân thủ các phương châm hội thoại?

  • A.

    Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hóa giao tiếp

  • B.

    Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn

  • C.

    Người nói muốn gây một sự chú ý, để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.

  • D.

    Người nói nắm được các đặc điểm của tình huống giao tiếp.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Khi người nói nắm được các đặc điểm của tình huống giao tiếp thì người ta sẽ không vi phạm các phương châm hội thoại. Bởi vậy trong câu hỏi này, D là đáp án đúng.

Câu 6 :

Thế nào là xưng hô trong hội thoại?

  • A.

    Xưng hô trong hội thoại là sử dụng các đại từ, danh từ làm từ ngữ xưng hô

  • B.

    Tiếng Việt có hệ thống từ ngữ xưng hô phong phú, tinh tế, giàu sắc thái biểu cảm

  • C.

    Xưng hô là tự xưng mình và gọi người khác khi nói với nhau để biểu thị tính chất của mối quan hệ với nhau.

  • D.

    Cả 3 đáp án trên

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Xưng hô là tự xưng mình và gọi người khác khi nói với nhau để biểu thị tính chất của mối quan hệ với nhau.

Câu 7 :

Văn bản Làng sử dụng phương thức biểu đạt chủ yếu nào dưới đây?

  • A.

    Tự sự

  • B.

    Miêu tả

  • C.

    Biểu cảm

  • D.

    Nghị luận

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Văn bản chủ yếu sử dụng phương thức tự sự

Câu 8 :

Văn bản viết về nhân vật ông Hai trong thời điểm nào?

  • A.

    Trước khi nghe tin làng theo giặc

  • B.

    Sau khi nghe tin làng theo giặc

  • C.

    Sau khi nghe tin làng cải chính

  • D.

    Tất cả các phương án trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Văn bản viết về nhân vật ông Hai trong cả 3 thời điểm trên.

Câu 9 :

Cách xưng hô trên thể hiện lão Hạc là người như thế nào?

  • A.

    Hèn nhát trước tầng lớp trên

  • B.

    Kiêu ngạo đối với người nhỏ tuổi

  • C.

    Mạnh mẽ

  • D.

    Lịch sự, tôn trọng người trí thức

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Chú ý thái độ của lão Hạc.

Lời giải chi tiết :

Thái độ của lão Hạc rất lịch sự và tôn trọng ông giáo.

Câu 10 :

Tác phẩm Làng của Kim Lân thuộc thể loại nào?

  • A.

    Tiểu thuyết

  • B.

    Truyện ngắn

  • C.

    Truyện dài

  • D.

    Tùy bút

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Tác phẩm Làng của Kim Lân thuộc thể loại truyện ngắn

Câu 11 :

Nhận định nào không phù hợp với nội dung tư tưởng được thể hiện qua truyện ngắn Làng ?

  • A.

    Thể hiện tình yêu quê hương, đất nước tha thiết

  • B.

    Thể hiện tình yêu thiên nhiên, vạn vật

  • C.

    Thể hiện khát vọng và niềm tin thắng kẻ thù

  • D.

    Thể hiện niềm tự hào về truyền thống chiến đấu của cha ông

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Văn bản không nói về tình yêu thiên nhiên

Câu 12 :

Cấu tạo bài thơ Ánh trăng có gì đặc biệt?

  • A.

    Lặp lại về cấu trúc của các lời thơ

  • B.

    Chỉ viết hoa dòng đầu của mỗi đoạn

  • C.

    Các câu dài ngắn linh hoạt

  • D.

    Bài thơ ngắn gọn, súc tích

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Em xem lại tác phẩm và chú ý đến kết cấu của bài thơ

Lời giải chi tiết :

Bài thơ có kết cấu đặc biệt chỉ viết hoa dòng đầu của mỗi đoạn

Câu 13 :

Tác phẩm Kiều ở lầu Ngưng Bích thuộc thể loại gì?

  • A.

    Tiểu thuyết

  • B.

    Truyện vừa

  • C.

    Tùy bút

  • D.

    Truyện thơ Nôm

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nhớ lại phần thể loại

Lời giải chi tiết :

Tác phẩm thuộc thể loại truyện thơ Nôm

Câu 14 :

Nói “một chữ có thể dùng để diễn tả rất nhiều ý” là nói đến hiện tượng gì trong từ vựng?

  • A.

    Hiện tượng đa nghĩa của từ

  • B.

    Hiện tượng đồng âm của từ

  • C.

    Hiện tựơng đồng nghĩa của từ

  • D.

    Hiện tượng trái nghĩa của từ

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đọc kĩ đề bài và chọn đáp án đúng nhất

Lời giải chi tiết :

Nói “một chữ có thể dùng để diễn tả rất nhiều ý” là nói đến hiện tượng đa nghĩa.

Câu 15 :

Trong 8 câu thơ cuối bài Kiều ở lầu Ngưng Bích , biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng đặc trưng nhất?

  • A.

    Điệp ngữ

  • B.

    Tả cảnh ngụ tình

  • C.

    Ước lệ tượng trưng

  • D.

    Cả A và B

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại các câu thơ cuối

Lời giải chi tiết :

Trong 8 câu thơ cuối, biện pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình được sử dụng đặc trưng nhất

Câu 16 :

Hình ảnh “trăng cứ tròn vành vạnh” đặc trưng cho điều gì?

  • A.

    Hạnh phúc viên mãn, tròn đầy

  • B.

    Hình ảnh ánh trăng đẹp đẽ, vẹn nguyên tình nghĩa không phải mờ

  • C.

    Thiên nhiên, vạn vật luôn tuần hoàn

  • D.

    Cuộc sống hiện tại no đủ, sung sướng

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Hình ảnh “trăng cứ tròn vành vạnh” thể hiện hình ảnh ánh trăng đẹp đẽ, vẹn nguyên tình nghĩa không phải mờ.

Câu 17 :

Từ đồng nào sau đây có nghĩa là trẻ em?

  • A.

    Đồng dao

  • B.

    Đồng bộ

  • C.

    Đồng sự

  • D.

    Đồng niên

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đọc từng đáp án và chọn đáp án chính xác nhất

Lời giải chi tiết :

Đồng dao là thơ ca truyền miệng của trẻ em.

Câu 18 :

Văn bản Ánh trăng sử dụng phương thức biểu đạt chủ yếu nào dưới đây?

  • A.

    Tự sự kết hợp trữ tình

  • B.

    Miêu tả kết hợp tự sự

  • C.

    Biểu cảm kết hợp miêu tả

  • D.

    Nghị luận kết hợp trữ tình

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Văn bản chủ yếu sử dụng phương thức tự sự và trữ tình.

Câu 19 :

Văn bản Kiều ở lầu Ngưng Bích được trích từ tác phẩm nào?

  • A.

    Kim Vân Kiều truyện

  • B.

    Lục Vân Tiên

  • C.

    Truyện Kiều

  • D.

    Chuyện người con gái Nam Xương

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Văn bản Kiều ở lầu Ngưng Bích được trích từ tác phẩm Truyện Kiều

Câu 20 :

Các nhiệm vụ đưa ra trong bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em được xác định trên những cơ sở nào?

  • A.

    Tình trạng thực tế của trẻ em trên thế giới hiện nay.

  • B.

    Những thuận lợi đối với nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em hiện nay.

  • C.

    Cả A và B đều đúng.

  • D.

    Cả A và B đều sai.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào toàn văn bản và chọn câu trả lời đúng nhất.

Lời giải chi tiết :

Các nhiệm vụ đưa ra trong bản tuyên bố được xác định trên những cơ sở - Tình trạng thực tế của trẻ em trên thế giới hiện nay. - Những thuận lợi đối với nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em hiện nay.

Câu 21 :

Bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ viết về những em bé của dân tộc nào?

  • A.

    Chăm

  • B.

    Ê- đê

  • C.

    Tà ôi

  • D.

    Ba-na

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem phần tìm hiểu chung

Lời giải chi tiết :

Văn bản viết về những em bé người dân tộc Tà ôi

Câu 22 :

Từ tri kỉ trong câu “vầng trăng thành tri kỉ” có nghĩa là gì?

  • A.

    Người bạn rất thân, hiểu rõ lòng mình

  • B.

    Biết được giá trị của người nào đó

  • C.

    Người có hiểu biết rộng

  • D.

    Biết ơn người khác đã giúp đỡ mình

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem phần chú thích và chọn đáp án đúng

Lời giải chi tiết :

Từ tri kỉ trong câu “vầng trăng thành tri kỉ” có nghĩa chỉ người bạn thân, hiểu bạn như hiểu mình.

Câu 23 :

Đâu là giá trị nghệ thuật của văn bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em ?

  • A.

    Tác phẩm sử dụng nhiều hình ảnh gợi hình, gợi cảm

  • B.

    Lập luận thuyết phục, sử dụng phương pháp nêu số liệu, phân tích khoa học.

  • C.

    Tình huống truyện độc đáo

  • D.

    Xây dựng nhân vật cá tính, đầy ấn tượng

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Văn bản nhật dụng này sử dụng phương thức nghị luận nên có nghệ thuật lập luận thuyết phục, sử dụng phương pháp nêu số liệu, phân tích khoa học.

Câu 24 :

Nhận định nào nói đúng nhất ý nghĩa của câu thơ “Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ”?

  • A.

    Nói lên sự to lớn của ngọn núi Ka-lưi

  • B.

    Nói lên vóc dáng nhỏ bé của người mẹ

  • C.

    Nói lên sự gian khổ của người mẹ

  • D.

    Cả 3 đáp án trên đều đúng

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đây là câu nói ẩn dụ, em đọc kĩ và đặt vào hoàn cảnh thơ để chọn đáp án đúng.

Lời giải chi tiết :

Câu thơ trên mang nhiều ý nghĩa.

Câu 25 :

Nguyễn Khoa Điềm từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong bộ văn hóa và chính trị, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Nhận định trên hoàn toàn đúng

Câu 26 :

Cố hương nghĩa là gì?

  • A.

    Hương cũ

  • B.

    Quê cũ

  • C.

    Ngoái nhìn quê cũ

  • D.

    Quê hương

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức từ Hán Việt để trả lời

Lời giải chi tiết :

Cố hương nghĩa là quê cũ

Câu 27 :

Câu nào sau đây là lời đối thoại?

  • A.

    Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó!

  • B.

    Hà, nắng gớm, về nào…

  • C.

    Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư?

  • D.

    Ông lão vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Nhớ lại đối thoại là gì

Lời giải chi tiết :

“– Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó!” là câu đối thoại.

Câu 28 :

Vì đâu Kiều có mặt tại lầu Ngưng Bích ?

  • A.

    Kiều xin vào làm ở đây

  • B.

    Kiều bị lừa bán vào nơi này

  • C.

    Kiều bị bắt cóc tống giam vào đây

  • D.

    Kiều nghe theo lời một kĩ nữ rồi lạc vào nơi này

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Sau khi gia đình lâm biến và bị Mã Giám Sinh dùng mưu hèn kế bẩn, gạ gẫm lừa tình rồi bị bán vào thanh lâu, Thúy Kiều đã định tự kết liễu đời mình, nhưng kế hoạch của nàng không thành công.

Câu 29 :

Tác dụng của ngôn ngữ độc thoại trong văn bản tự sự là gì?

  • A.

    Diễn đạt tế nhị những dòng suy nghĩ có chiều sâu của nhân vật

  • B.

    Tạo sự bí ẩn, tò mò cho người đọc

  • C.

    Làm cho tác phẩm có sức hấp dẫn, lôi cuốn

  • D.

    Cả 3 đáp án trên đều đúng

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Em xét xem những ngôn ngữ độc thoại trong các tác phẩm đã học có tác dụng gì.

Lời giải chi tiết :

Tác dụng của ngôn ngữ độc thoại trong văn bản tự sự là diễn đạt tế nhị những dòng suy nghĩ có chiều sâu của nhân vật.

Câu 30 :

Truyện của Kim Lân viết về đối tượng nào là chủ yếu?

  • A.

    Tầng lớp trí thức

  • B.

    Tầng lớp thị thành

  • C.

    Cuộc sống và con người nông thôn

  • D.

    Tất cả các phương án trên

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Vốn là con đẻ đồng ruộng, Kim Lân viết rất hay và chủ yếu viết về cuộc sống và con người nông thôn.

Câu 31 :

Từ truyện ngắn Làng có thể thấy nhà văn Kim Lân là người thế nào?

  • A.

    Am hiểu đời sống và thế giới tinh thần của con người, đặc biệt là người nông dân

  • B.

    Yêu tha thiết làng quê, đất nước, thủy chung với kháng chiến và cách mạng

  • C.

    Căm thù giặc Pháp và những kẻ làm Việt gian

  • D.

    Cả 3 đáp án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Từ truyện ngắn, em lựa chọn đáp án phù hợp khi nói về tác giả Kim Lân.

Lời giải chi tiết :

Nhân vật chính là nơi gửi gắm tình cảm của tác giả. Từ truyện ngắn Làng có thể thấy nhà văn Kim Lân là người am hiểu người nông dân, yêu làng quê và căm thù giặc sâu sắc.

Câu 32 :

Nguyễn Duy từng tham gia trực chiến tại cây cầu nổi tiếng nào trong thời chống Mỹ?

  • A.

    Cầu Thăng Long

  • B.

    Cầu Long Biên

  • C.

    Cầu Hàm Rồng

  • D.

    Cầu Sài Gòn

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Ông từng tham gia trực chiến tại cây cầu Hàm Rồng – Thanh Hóa

Câu 33 :

Tư tưởng mà nhà thơ muốn gửi gắm qua bài thơ Ánh trăng là gì?

  • A.

    Con người có thể vô tình, lãng quên tất cả, nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn trong đầy, bất diệt

  • B.

    Thiên nhiên, vạn vật thì vô hạn, tuần hoàn còn cuộc đời con người thì hữu hạn

  • C.

    Thiên nhiên luôn bên cạnh con người, là người bạn thân thiết của con người

  • D.

    Cuộc sống vật chất dù đầy đủ cũng sẽ tiêu tan, chỉ có đời sống tinh thần là bất diệt

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Qua bài thơ, tác giả muốn khẳng định nghĩa tình của quá khứ và thiên nhiên.

Câu 34 :

Thế nào là đối thoại trong văn tự sự?

  • A.

    Là hình thức đối đáp, trò chuyện giữa hai hay nhiều người. Trong văn bản tự sự, đối thoại được thể hiện ở các gạch đầu dòng lời trao và lời đáp (mỗi lượt lời là một gạch đầu dòng)

  • B.

    Là lời nhân vật tự nói với chính mình, hoặc nói với ai đó trong tưởng tượng

  • C.

    Cả A và B đều đúng

  • D.

    Cả A và B đều sai

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Đối thoại là hình thức đối đáp, trò chuyện giữa hai hay nhiều người. Trong văn bản tự sự, đối thoại được thể hiện ở các gạch đầu dòng lời trao và lời đáp (mỗi lượt lời là một gạch đầu dòng).

Câu 35 :

Muốn làm tăng vốn từ, sự hiểu biết từ thì cần phải làm gì?

  • A.

    Trau dồi vốn từ, rèn luyện để nắm đầy đủ, chính xác nghĩa của từ, cách dùng từ là việc quan trọng trau dồi vốn từ

  • B.

    Đọc từ nhiều lần

  • C.

    Viết từ đó ra giấy nhiều lần

  • D.

    Cả 3 phương án trên

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Muốn sử dụng tốt tiếng Việt, trước hết cần trau dồi vốn từ. Rèn luyện để nắm được đầy đủ và chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ là việc rất quan trọng để trau dồi vốn từ.

Câu 36 :

Cảm xúc chủ đạo trong truyện Cố hương là gì?

  • A.

    Nỗi buồn

  • B.

    Sự ngạc nhiên

  • C.

    Niềm vui sướng

  • D.

    Sự đau đớn

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Em xem phần nội dung, chú ý giọng kể của nhân vật “tôi”

Lời giải chi tiết :

Cảm xúc chủ đạo trong truyện là nỗi buồn

Câu 37 :

Những điển cố như Sân Lai, gốc tử, quạt nồng ấp lạnh được sử dụng nhằm mục đích gì?

  • A.

    Nhấn mạnh sự nhớ thương của Thúy Kiều đối với cha mẹ

  • B.

    Nói đến sự thương nhớ, đau xót, lo lắng cho cha mẹ khi Thúy Kiều không thể ở bên cạnh khi nàng không ở cạnh

  • C.

    Nói tới việc Thúy Kiều khôn nguôi nhớ về Kim Trọng

  • D.

    Nói tới nỗi nhớ thương của Thúy Kiều đối với các em Thúy Vân, Vương Quan

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ đoạn trích có chứa các điển cố

Lời giải chi tiết :

Những điển cố như Sân Lai, gốc tử, quạt nồng ấp lạnh được sử dụng nhằm mục đích nói đến sự thương nhớ, đau xót, lo lắng cho cha mẹ khi Thúy Kiều không thể ở bên cạnh khi nàng không ở cạnh.

Câu 38 :

Tác giả đặt nhân vật chính vào tình huống như thế nào trong truyện Làng ?

  • A.

    Ông Hai không biết chữ, phải đi nghe nhờ người khác đọc

  • B.

    Tin làng ông theo giặc mà tình cờ ông nghe được từ những người tản cư

  • C.

    Bà chủ nhà hay dòm ngó, nói bóng gió vợ chồng ông Hai

  • D.

    Ông Hai lúc nào cũng nhớ tha thiết cái làng chợ Dầu của mình

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Tình huống tác giả đặt ra có tính kịch tính, để nhân vật giải quyết vấn đề

Câu 39 :

Nhận định nói đầy đủ hoàn cảnh, công việc của người mẹ được nói đến trong bài thơ?

  • A.

    Mẹ tham gia sản xuất, giã gạo góp phần nuôi bộ đội kháng chiến

  • B.

    Mẹ tham gia chiến đấu trực tiếp với quân địch

  • C.

    Mẹ và các anh chị tham gia chiến đấu bảo vệ căn cứ, di chuyển lực lượng

  • D.

    Tất cả các đáp án trên đều sai

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Nhận định A nói đúng nhất hoàn cảnh công việc của mẹ

Câu 40 :

Tác phẩm Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ là sự gắn kết giữa tình yêu con với lòng yêu nước, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Nhận định trên hoàn toàn đúng.


Cùng chủ đề:

Đề thi giữa kì 2 Văn 9 - Đề số 3
Đề thi giữa kì 2 Văn 9 - Đề số 4
Đề thi giữa kì 2 Văn 9 - Đề số 5
Đề thi học kì 1 Văn 9 - Đề số 1
Đề thi học kì 1 Văn 9 - Đề số 2
Đề thi học kì 1 Văn 9 - Đề số 3
Đề thi học kì 1 Văn 9 - Đề số 4
Đề thi học kì 1 Văn 9 - Đề số 5
Đề thi học kì 2 Văn 9 - Đề số 1
Đề thi học kì 2 Văn 9 - Đề số 2
Đề thi học kì 2 Văn 9 - Đề số 3