Đề thi học kì 2 Văn 9 - Đề số 1 — Không quảng cáo

Đề thi, đề kiểm tra Văn 9


Đề thi học kì 2 Văn 9 - Đề số 1

Đề bài

Câu 1 :

Nội dung nào sau đây không phù hợp với đặc điểm của văn bản nhật dụng?

  • A.

    Đề cập đến những vấn đề gần gũi, bức thiết đang diễn ra trong cuộc sống hiện tại

  • B.

    Có thể được viết bằng các phương thức biểu đạt khác nhau

  • C.

    Chỉ được sáng tác trong thời điểm hiện tại

  • D.

    Có giá trị nhất định về mặt văn chương

Câu 2 :

Gạch chân các thành phần khởi ngữ trong những câu sau:

Cuốn truyện này

tôi đã mua lâu rồi.

Đi du lịch

thì tôi thích đi cùng gia đình.

Về các môn xã hội,

Hà là người giỏi nhất.

Đối với chúng tôi,

điều này thật bất ngờ.

Câu 3 :

Nhân vật chính Phương Định được khắc họa ở những phương diện nào?

  • A.

    Ngoại hình

  • B.

    Tâm trạng

  • C.

    Hành động

  • D.

    Cả 3 phương diện

Câu 4 :

Điền dấu X và chỗ trống thích hợp

Những vấn đề đúng về tác phẩm "Bàn về đọc sách" là?

Nội dung xoay quanh vấn đề đọc sách

Đúng
Sai

Phương thức biểu đạt chính là biểu cảm.

Đúng
Sai

Tác giả khuyên người đọc phải đọc nhiều để lấy số lượng.

Đúng
Sai

Sách nhiều khiến người ta đọc khó chuyên sâu.

Đúng
Sai
Câu 5 :

Lời văn của biên bản phải đáp ứng yêu cầu gì?

  • A.

    Trau chuốt, mượt mà

  • B.

    Bay bổng, lãng mạn

  • C.

    Ngắn gọn, chính xác

  • D.

    Tùy từng trường hợp để sử dụng lời văn

Câu 6 :

Phần nào sau đây không thuộc phần thân bài của bài văn Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí?

  • A.

    Giải thích tư tưởng đạo lí.

  • B.

    Giới thiệu về tư tưởng đạo lí.

  • C.

    Đánh giá vấn đề tư tưởng đạo lí.

  • D.

    Đưa dẫn chứng cho tư tưởng đạo lí.

Câu 7 :

Câu nào dưới đây không có khởi ngữ?

  • A.

    Tôi thích ăn dưa hấu lắm

  • B.

    Dưa hấu thì cả nhà tôi đều thích ăn

  • C.

    Về các loại trái cây, tôi nghĩ dưa hấu rất bổ

  • D.

    Mua trái cây thì chúng ta nên mua dưa hấu.

Câu 8 :

Tại sao không thể coi đọc nhiều là vinh dự?

  • A.

    Đọc nhiều nhưng đọc toàn sách ít có giá trị

  • B.

    Đọc nhiều nhưng không đọc kĩ

  • C.

    Đọc nhiều mà không chịu suy nghĩ sâu xa

  • D.

    Vì cả 3 lí do trên

Câu 9 :

Cho đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Nhưng tạnh mất rồi. Tạnh rất nhanh như khi mưa đến. Sao chóng thế? Tôi bỗng thẫn thờ, tiếc không nói nổi. Rõ ràng tôi không tiếc những viên đá. Mưa xong thì tạnh thôi. Mà tôi nhớ một cái gì đấy, hình như mẹ tôi, cái cửa sổ, oặc những ngôi sao to trên bầu trời thành phố. Phải, có thể những cái đó… Hoặc là cây, hoặc là cái vòm tròn của nhà hát, hoặc là bà bán kem đẩy chiếc xe chở đầy thùng kem, trẻ con háo hức bâu xung quanh. Con đường nhựa vào ban đêm, sau cơn mưa mùa hạ rộng ra, dài ra, lấp loáng ánh đèn trông như một con sông nước đen. Những ngọn đèn điện trên quảng trường lung linh như những ngôi sao trong câu chuyện cổ tích nói về những xứ sở thần tiên. Hoa trong công viên. Những quả bóng sút vô tội vạ của bọn trẻ con trong một góc phố. Tiếng rao của bà bán xôi sáng có cái mủng đội trên đầu… Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó. Những cái đó ở thiệt xa… Rồi bỗng chốc, sau một cơn mưa đá, chúng xoáy mạnh như sóng trong tâm trí tôi…

Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là?

  • A.

    Tự sự

  • B.

    Biểu cảm

  • C.

    Miêu tả

  • D.

    Nghị luận

Câu 10 :

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Mẹ ta không có yếm đào nón mê thay nón quai thao đội đầu rối ren tay bí tay bầu

váy nhuộm bùn, áo nhuộm nâu bốn mùa. Cái cò… sung chát đào chua… câu ca mẹ hát gió đưa về trời ta đi trọn kiếp con người cũng không đi hết mấy lời mẹ ru.

Trong bốn câu thơ đầu, nhà thơ muốn nói điều gì về người mẹ?

  • A.

    Cuộc sống nghèo khổ, vất vả.

  • B.

    Thân phận nhỏ bé, phụ thuộc.

  • C.

    Số phận nổi chìm, gian lao.

  • D.

    Cuộc sống quẩn quanh, bế tắc.

Câu 11 :

Công việc của 3 cô gái trong "Những ngôi sao xa xôi" là gì?

  • A.

    Đo khối lượng đất lấp vào hố bom

  • B.

    Đếm bom chưa nổ

  • C.

    Phá bom

  • D.

    Tất cả các công việc trên

Câu 12 :

Câu nào sau đây có khởi ngữ?

  • A.

    Người thông minh nhất là nó

  • B.

    Nó thông minh nhưng hơi cẩu thả

  • C.

    Nó là đứa thông minh

  • D.

    Về trí thông minh thì nó là nhất

Câu 13 :

Đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “Lòng biết ơn là cơ sở của đạo làm người. Hiện nay trên khắp đất nước ta đang dấy lên phong trào đền ơn đáp nghĩa đối với thương binh, liệt sĩ, những bà mẹ anh hùng, những gia đình có công với cách mạng. Đảng và Nhà nước cùng toàn dân thực sự quan tâm, chăm sóc các đối tượng chính sách. Thương binh được học nghề, được trợ vốn làm ăn; các gia đình liệt sĩ, các bà mẹ Việt Nam anh hùng được tặng nhà tình nghĩa, được các cơ quan đoàn thể phụng dưỡng, săn sóc tận tình. Rồi những cuộc hành quân về chiến trường xưa tìm hài cốt đồng đội, những nghĩa trang liệt sĩ đẹp đẽ với đài Tổ quốc ghi công sừng sững, uy nghiêm, luôn nhắc nhở mọi người, mọi thế hệ hãy nhớ ơn các liệt sĩ đã hi sinh anh dũng vì độc lập, tự do… Không thể nào kể hết những biểu hiện sinh động, phong phú của đạo lí uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta. Đạo lí này là nền tảng vững vàng để xây dựng một xã hội thực sự tốt đẹp.”

Trong câu văn cuối có vai trò gì?

  • A.

    Triển khai ý chủ đề

  • B.

    Triển khai ý của câu trước nó

  • C.

    Kết lại ý chủ đề của đoạn văn

  • D.

    Nếu ra một ý chủ đề mới

Câu 14 :

Vì sao đọc sách trong thời đại ngày nay không dễ?

  • A.

    Sách thì hay nhưng sách nhiều

  • B.

    Sách nhiều khiến người đọc dễ lạc hướng và không chuyên sâu

  • C.

    Không dễ tìm sách hay để đọc

  • D.

    Sách nhiều nhưng vẫn là một thứ hàng hóa đắt so với điều kiện của nhiều người

Câu 15 :

Trong các đề bài sau, đề nào không thuộc bài Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí?

  • A.

    “Người hạnh phúc nhất là người đem đến hạnh phúc cho nhiều người nhất” (Đi- đơ-rô). Anh chị nghĩ thế nào về vấn đề này?

  • B.

    Môi trường bị ô nhiễm.

  • C.

    Suy nghĩ về vấn đề: Tài năng và lòng tốt của con người.

  • D.

    Tục ngữ có câu: Ăn vóc, học hay. Ý kiến của anh chị?

Câu 16 :

Các câu văn sau là những câu sử dụng thành phần khởi ngữ:

A. Hôm nay, tôi đã được điểm 10 môn toán.

Đúng
Sai

B. Với chúng tôi, mẹ là người quan trọng nhất.

Đúng
Sai

C. Hiểu thì tôi đã hiểu rồi.

Đúng
Sai

D. Môn toán là môn mà tôi tự tin nhất.

Đúng
Sai

E. Về kì thi này, tôi nghĩ tôi đã làm rất tốt.

Đúng
Sai
Câu 17 :

Đâu là quê quán của Lê Minh Khuê?

  • A.

    Hà Nội

  • B.

    Nam Định

  • C.

    Thanh Hóa

  • D.

    Quảng Ninh

Câu 18 :

Những lưu ý khi học văn bản nhật dụng?

  • A.

    Cần căn cứ vào đặc điểm hình thức của văn bản và phương thức biểu đạt để phân tích nội dung

  • B.

    Cần có kiến giải về quan điểm riêng, đề xuất kiến nghị và giải pháp về những vấn đề trong văn bản

  • C.

    Cần vận dụng kiến thức các môn học để làm sáng tỏ nội dung đặt ra trong văn bản

  • D.

    Gồm tất cả nội dung trên

Câu 19 :

Tác dụng của cách kể theo ngôi thứ nhất ở trong truyện "Những ngôi sao xa xôi"?

  • A.

    Thể hiện được thế giới tâm hồn cảm xúc của nhân vật

  • B.

    Thể hiện được sự khách quan trong cái nhìn đối với các sự việc

  • C.

    Tăng tính chân thực cho câu chuyện

  • D.

    A và C

Câu 20 :

Câu thơ nào dưới đây chứa đựng chân lí

  • A.

    Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn Con có mẹ con chơi rồi lại ngủ

  • B.

    Con ngủ yên thì cò cũng ngủ Cánh của cò hai đứa đắp chung đôi

  • C.

    Con dù lớn vẫn là con của mẹ Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con

  • D.

    Cho cả sắc trời Đến hát Quanh nôi

Câu 21 :

Truyện "Những ngôi sao xa xôi" được kể bằng ngôi thứ ba, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 22 :

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Mẹ ta không có yếm đào nón mê thay nón quai thao đội đầu rối ren tay bí tay bầu

váy nhuộm bùn, áo nhuộm nâu bốn mùa. Cái cò… sung chát đào chua… câu ca mẹ hát gió đưa về trời ta đi trọn kiếp con người cũng không đi hết mấy lời mẹ ru.

Hai câu thơ “ta đi trọn kiếp con người – cũng không đi hết mấy lời mẹ ru” có ý nghĩa tương tự như hai câu thơ nào sau đây?

  • A.

    Con dù lớn vẫn là con của mẹ, Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con.

  • B.

    Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn, Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ.

  • C.

    Con ngủ yên thì cò cũng ngủ, Cánh của cò, hai đứa đắp chung đôi.

  • D.

    Con chưa biết những cành mềm mẹ hát, Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân.

Câu 23 :

Đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “Lòng biết ơn là cơ sở của đạo làm người. Hiện nay trên khắp đất nước ta đang dấy lên phong trào đền ơn đáp nghĩa đối với thương binh, liệt sĩ, những bà mẹ anh hùng, những gia đình có công với cách mạng. Đảng và Nhà nước cùng toàn dân thực sự quan tâm, chăm sóc các đối tượng chính sách. Thương binh được học nghề, được trợ vốn làm ăn; các gia đình liệt sĩ, các bà mẹ Việt Nam anh hùng được tặng nhà tình nghĩa, được các cơ quan đoàn thể phụng dưỡng, săn sóc tận tình. Rồi những cuộc hành quân về chiến trường xưa tìm hài cốt đồng đội, những nghĩa trang liệt sĩ đẹp đẽ với đài Tổ quốc ghi công sừng sững, uy nghiêm, luôn nhắc nhở mọi người, mọi thế hệ hãy nhớ ơn các liệt sĩ đã hi sinh anh dũng vì độc lập, tự do… Không thể nào kể hết những biểu hiện sinh động, phong phú của đạo lí uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta. Đạo lí này là nền tảng vững vàng để xây dựng một xã hội thực sự tốt đẹp.”

Đoạn văn trên nói về nội dung gì?

  • A.

    Khái niệm lòng biết ơn.

  • B.

    Đặc điểm của lòng biết ơn.

  • C.

    Những biểu hiện của lòng biết ơn.

  • D.

    Ý nghĩa của lòng biết ơn.

Câu 24 :

Xác định thành phần khởi ngữ trong câu sau “Đối với bài toán này, tôi nghĩ chúng ta cần có thời gian để suy nghĩ thêm”.

  • A.

    Đối với

  • B.

    Bài toán

  • C.

    Tôi

  • D.

    Chúng ta

Câu 25 :

Hai câu văn sau: Qủa bom nằm lạnh lùng trên một bụi cây khô, một đầu vùi xuống đất. Đầu này có vẽ hai vòng tròn màu vàng” sử dụng phép liên kết nào?

  • A.

    Phép thế

  • B.

    Phép lặp từ ngữ

  • C.

    Phép nối

  • D.

    Phép đồng nghĩa

Câu 26 :

Câu ca dao nào không được lấy và đưa vào bài thơ Con cò?

  • A.

    Con cò bay lả, bay la Bay từ cửa phủ bay về Đồng Đăng

  • B.

    Con cò bay lả, bay la Bay từ cổng phủ bay ra cánh đồng

  • C.

    Một đàn cò trắng bay quanh Cho loan nhớ phượng cho mình nhớ ta

  • D.

    Còn cò mà đi ăn đêm Gặp phải cành mềm, lộn cổ xuống ao…

Câu 27 :

Cho đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới (câu 8 – 12): Nhưng tạnh mất rồi. Tạnh rất nhanh như khi mưa đến. Sao chóng thế? Tôi bỗng thẫn thờ, tiếc không nói nổi. Rõ ràng tôi không tiếc những viên đá. Mưa xong thì tạnh thôi. Mà tôi nhớ một cái gì đấy, hình như mẹ tôi, cái cửa sổ, oặc những ngôi sao to trên bầu trời thành phố. Phải, có thể những cái đó… Hoặc là cây, hoặc là cái vòm tròn của nhà hát, hoặc là bà bán kem đẩy chiếc xe chở đầy thùng kem, trẻ con háo hức bâu xung quanh. Con đường nhựa vào ban đêm, sau cơn mưa mùa hạ rộng ra, dài ra, lấp loáng ánh đèn trông như một con sông nước đen. Những ngọn đèn điện trên quảng trường lung linh như những ngôi sao trong câu chuyện cổ tích nói về những xứ sở thần tiên. Hoa trong công viên. Những quả bóng sút vô tội vạ của bọn trẻ con trong một góc phố. Tiếng rao của bà bán xôi sáng có cái mủng đội trên đầu… Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó. Những cái đó ở thiệt xa… Rồi bỗng chốc, sau một cơn mưa đá, chúng xoáy mạnh như sóng trong tâm trí tôi…

Điểm đặc sắc nhất trong nghệ thuật trong đoạn văn trên là gì?

  • A.

    Sử dụng các kiểu câu linh hoạt, có giá trị biểu cảm

  • B.

    Sử dụng các biện pháp tu từ ẩn dụ, nhân hóa

  • C.

    Cách kể chuyện tự nhiên, sinh động

  • D.

    Cách xây dựng tình huống truyện hấp dẫn

Câu 28 :

Tại sao cần kết hợp giữa đọc rộng với đọc sâu, giữa đọc sách thường thức với đọc sách chuyên môn?

  • A.

    Vì “trên đời không có học vấn nào cô lập, tách rời các học vấn khác”

  • B.

    Vì “không biết rộng thì không thể chuyên, không thông thái thì không thể nắm gọn”

  • C.

    Vì “biết rộng rồi sau đó mới nắm chắc, đó là trình tự để nắm vững bất cứ học vấn nào”

  • D.

    Cả 3 lí do trên

Câu 29 :

Qua đoạn trích Bàn về đọc sách , em có nhận xét gì về ý nghĩa mà tác giả muốn gửi gắm?

  • A.

    Đọc sách để khẳng định tầm vóc của bản thân trước cộng đồng.

  • B.

    Bài viết xem thường người không biết đọc sách.

  • C.

    Bài viết là một kim chỉ nam cho những người mong muốn đọc sách, muốn tiến xa trên con đường học vấn.

  • D.

    Đáp án A và B.

Câu 30 :

Nhận định sau đây đúng hay sai?

“Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ. Nếu đọc 10 quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc 10 quyển ấy mà đọc một quyển thật sự có giá trị.”

A. Đúng

B. Sai

Câu 31 :

Ngoài việc viết văn, Lê Minh Khuê còn làm công việc gì?

  • A.

    Buôn bán

  • B.

    Biên tập viên

  • C.

    Phóng viên

  • D.

    Giáo viên

Câu 32 :

Truyện "Những ngôi sao xa xôi" có mấy nhân vật chính

  • A.

    1

  • B.

    2

  • C.

    3

  • D.

    4

Câu 33 :

Bố của Xi - mông ” thuộc thể loại gì?

  • A.

    Truyện ngắn

  • B.

    Tiểu thuyết

  • C.

    Hài kịch

  • D.

    Hồi kí

Câu 34 :

Văn bản "Những ngôi sao xa xôi" được viết theo phương thức biểu đạt nào chính?

  • A.

    Tự sự

  • B.

    Miêu tả

  • C.

    Nghị luận

  • D.

    Hành chính công vụ

Câu 35 :

Ý nào sau đây không phải là tâm trạng của chị Blăng sốt khi gặp bác Phi-lip?

  • A.

    Lạnh lùng, căm ghét Phi-lip

  • B.

    Bối rối, lạnh lùng

  • C.

    Chua xót, tê tái

  • D.

    Quằn quại vì hổ thẹn

Câu 36 :

Câu nào sau đây là câu đặc biệt?

  • A.

    Tôi, một quả bom trên đồi

  • B.

    Vắng lặng đến phát sợ

  • C.

    Cây còn lại xơ xác

  • D.

    Đất nóng.

Câu 37 :

Dòng nào sau đây không phải là yêu cầu chính của bài nghị luận xã hội?

  • A.

    Nêu rõ vấn đề nghị luận

  • B.

    Đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng xác đáng.

  • C.

    Vận dụng các phép lập luận phù hợp.

  • D.

    Lời văn gợi cảm, trau chuốt.

Câu 38 :

Văn bản nhật dụng nào sau đây được viết bằng phương thức tự sự?

  • A.

    Mẹ tôi

  • B.

    Cuộc chia tay của những con búp bê

  • C.

    Ca Huế trên sông Hương

  • D.

    Cầu Long Biên- chứng nhân lịch sử

Câu 39 :

Ý nào nêu khái quát nhất lời khuyên của tác giả Chu Quang Tiềm đối với người đọc sách?

  • A.

    Nên lựa chọn sách mà đọc

  • B.

    Đọc sách phải kĩ

  • C.

    Cần có phương pháp

  • D.

    Không nên đọc sách chỉ để trang trí như kẻ trọc phú khoe của

Câu 40 :

Văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê thuộc thể loại văn bản nhật dụng, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 41 :

Chi tiết sau đây thuộc phần nào của văn bản Bàn về đọc sách? “Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ. Nếu đọc 10 quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc 10 quyển ấy mà đọc một quyển thật sự có giá trị...''.

Phần 1: Tầm quan trọng của việc đọc sách

Phần 2: Những khó khăn, thiên hướng sai lạc dễ mắc phải của việc đọc sách hiện nay

Phần 3: Bàn về phương pháp đọc sách

Câu 42 :

Tại sao Phi-líp lại nhận Xi-mông làm con?

  • A.

    Vì bác đang tìm con nuôi

  • B.

    Vì bác muốn có con để nương tựa khi về già

  • C.

    Vì bác thương Xi-mông

  • D.

    Vì Xi-mông là cậu bé thông minh

Câu 43 :

Chế Lan Viên hoạt động văn nghệ trong cuộc kháng chiến nào?

  • A.

    Chống Pháp

  • B.

    Chống Mĩ

  • C.

    Cả hai cuộc kháng chiến

  • D.

    Không có cuộc kháng chiến nào

Câu 44 :

Bài thơ Con cò là lời của ai?

  • A.

    Con cò

  • B.

    Người mẹ

  • C.

    Đứa con

  • D.

    Tác giả

Câu 45 :

Đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “Lòng biết ơn là cơ sở của đạo làm người. Hiện nay trên khắp đất nước ta đang dấy lên phong trào đền ơn đáp nghĩa đối với thương binh, liệt sĩ, những bà mẹ anh hùng, những gia đình có công với cách mạng. Đảng và Nhà nước cùng toàn dân thực sự quan tâm, chăm sóc các đối tượng chính sách. Thương binh được học nghề, được trợ vốn làm ăn; các gia đình liệt sĩ, các bà mẹ Việt Nam anh hùng được tặng nhà tình nghĩa, được các cơ quan đoàn thể phụng dưỡng, săn sóc tận tình. Rồi những cuộc hành quân về chiến trường xưa tìm hài cốt đồng đội, những nghĩa trang liệt sĩ đẹp đẽ với đài Tổ quốc ghi công sừng sững, uy nghiêm, luôn nhắc nhở mọi người, mọi thế hệ hãy nhớ ơn các liệt sĩ đã hi sinh anh dũng vì độc lập, tự do… Không thể nào kể hết những biểu hiện sinh động, phong phú của đạo lí uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta. Đạo lí này là nền tảng vững vàng để xây dựng một xã hội thực sự tốt đẹp.”

Đoạn văn trên được trình bày theo hình thức nào?

  • A.

    Diễn dịch

  • B.

    Quy nạp

  • C.

    Song hành

  • D.

    Tổng phân hợp

Câu 46 :

Trong các đề bài sau, đề nào là đề nghị luận về một tư tưởng đạo lí?

  • A.

    Suy nghĩ về tấm gương của một học sinh nghèo vượt khó.

  • B.

    Suy nghĩ của em về những con người không chịu thua số phận.

  • C.

    Suy nghĩ của em về câu ca dao “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nahu cùng”.

  • D.

    Suy nghĩ của em về bệnh ngôi sao của một số nhân vật nổi tiếng hiện nay.

Câu 47 :

Đâu là nhận định chính xác về con đường thơ của Chế Lan Viên trong giai đoạn 1945 - 1958?

  • A.

    Con đường thơ "trải qua nhiều biến động, nhiều bước ngoặt với những trăn trở, tìm tòi không ngừng của nhà thơ"

  • B.

    Con đường thơ vui tươi phấn chấn vì bắt gặp lí tưởng Cách mạng.

  • C.

    Con đường thơ gặp nhiều trắc trở vì chiến tranh.

  • D.

    Tất cả các phương án trên đều sai.

Câu 48 :

Nhận định nào sau đây không phải là đặc điểm nghệ thuật nổi bật của truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi?

  • A.

    Tổ chức đối thoại và miêu tả hành động của nhân vật

  • B.

    Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên

  • C.

    Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật

  • D.

    Cách kể chuyện tự nhiên

Câu 49 :

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Mẹ ta không có yếm đào nón mê thay nón quai thao đội đầu rối ren tay bí tay bầu

váy nhuộm bùn, áo nhuộm nâu bốn mùa. Cái cò… sung chát đào chua… câu ca mẹ hát gió đưa về trời ta đi trọn kiếp con người cũng không đi hết mấy lời mẹ ru.

Cảm xúc của tác giả qua đoạn thơ trên là:

  • A.

    Sung sướng, tự hào

  • B.

    Xúc động, biết ơn

  • C.

    Thương cảm, thành kính

  • D.

    Buồn thương, đau xót

Câu 50 :

Cho đề bài sau: “Bersot từng nói: Trong vũ trụ có lắm kì quan, nhưng kì quan đẹp nhất là trái tim người mẹ. Ý kiến của anh chị về câu nói trên?”

Trong phần mở bài, ta sẽ giới thiệu về vấn đề gì?

  • A.

    Giới thiệu về vũ trụ.

  • B.

    Giới thiệu về các kì quan trên thế giới.

  • C.

    Giới thiệu về tình mẹ.

  • D.

    Giới thiệu về những thứ tươi đẹp.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Nội dung nào sau đây không phù hợp với đặc điểm của văn bản nhật dụng?

  • A.

    Đề cập đến những vấn đề gần gũi, bức thiết đang diễn ra trong cuộc sống hiện tại

  • B.

    Có thể được viết bằng các phương thức biểu đạt khác nhau

  • C.

    Chỉ được sáng tác trong thời điểm hiện tại

  • D.

    Có giá trị nhất định về mặt văn chương

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

- Tính cập nhập về nội dung là tiêu chuẩn hàng đầu của văn bản nhật dụng. Điều đó đòi hỏi học văn bản nhật dụng nhất thiết phải liên hệ với thực tiễn cuộc sống. - Hình thức của văn bản nhật dụng rất đa dạng. Cần căn cứ vào đặc điểm hình thức, trước hết là hình thức văn bản cụ thể, thể loại và phương thức biểu đạt để phân tích tác phẩm.

Câu 2 :

Gạch chân các thành phần khởi ngữ trong những câu sau:

Cuốn truyện này

tôi đã mua lâu rồi.

Đi du lịch

thì tôi thích đi cùng gia đình.

Về các môn xã hội,

Hà là người giỏi nhất.

Đối với chúng tôi,

điều này thật bất ngờ.

Đáp án

Cuốn truyện này

tôi đã mua lâu rồi.

Đi du lịch

thì tôi thích đi cùng gia đình.

Về các môn xã hội,

Hà là người giỏi nhất.

Đối với chúng tôi,

điều này thật bất ngờ.

Lời giải chi tiết :

Cuốn truyện này, tôi đã mua lâu rồi.

Đi du lịch thì tôi thích đi cùng gia đình.

Về các môn xã hội , Hà là người giỏi nhất.

Đối với chúng tôi , điều này thật bất ngờ.

Câu 3 :

Nhân vật chính Phương Định được khắc họa ở những phương diện nào?

  • A.

    Ngoại hình

  • B.

    Tâm trạng

  • C.

    Hành động

  • D.

    Cả 3 phương diện

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Nhân vật chính Phương Định được khắc họa ở 3 phương diện: ngoại hình, tâm trạng, hành động.

Câu 4 :

Điền dấu X và chỗ trống thích hợp

Những vấn đề đúng về tác phẩm "Bàn về đọc sách" là?

Nội dung xoay quanh vấn đề đọc sách

Đúng
Sai

Phương thức biểu đạt chính là biểu cảm.

Đúng
Sai

Tác giả khuyên người đọc phải đọc nhiều để lấy số lượng.

Đúng
Sai

Sách nhiều khiến người ta đọc khó chuyên sâu.

Đúng
Sai
Đáp án

Nội dung xoay quanh vấn đề đọc sách

Đúng
Sai

Phương thức biểu đạt chính là biểu cảm.

Đúng
Sai

Tác giả khuyên người đọc phải đọc nhiều để lấy số lượng.

Đúng
Sai

Sách nhiều khiến người ta đọc khó chuyên sâu.

Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Xem lại nội dung văn bản Bàn về đọc sách – SGK 9 tập 2

Lời giải chi tiết :

Nội dung xoay quanh vấn đề đọc sách - Đúng

Phương thức biểu đạt chính là biểu cảm. - Sai

Tác giả khuyên người đọc phải đọc nhiều để lấy số lượng. - Sai

Sách nhiều khiến người ta đọc khó chuyên sâu. - Đúng

Câu 5 :

Lời văn của biên bản phải đáp ứng yêu cầu gì?

  • A.

    Trau chuốt, mượt mà

  • B.

    Bay bổng, lãng mạn

  • C.

    Ngắn gọn, chính xác

  • D.

    Tùy từng trường hợp để sử dụng lời văn

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Lời văn của biên bản cần ngắn gọn, chính xác.

Câu 6 :

Phần nào sau đây không thuộc phần thân bài của bài văn Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí?

  • A.

    Giải thích tư tưởng đạo lí.

  • B.

    Giới thiệu về tư tưởng đạo lí.

  • C.

    Đánh giá vấn đề tư tưởng đạo lí.

  • D.

    Đưa dẫn chứng cho tư tưởng đạo lí.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Thân bài gồm: - Giải thích, chứng minh nội dung vấn đề tư tưởng, đạo lí. - Nhận định, đánh giá vấn đề tư tưởng, đạo lí đó trong bối cảnh cuộc sống riêng, chung.

=> Giải thích tư tưởng đạo lí nằm trong phần mở bài.

Câu 7 :

Câu nào dưới đây không có khởi ngữ?

  • A.

    Tôi thích ăn dưa hấu lắm

  • B.

    Dưa hấu thì cả nhà tôi đều thích ăn

  • C.

    Về các loại trái cây, tôi nghĩ dưa hấu rất bổ

  • D.

    Mua trái cây thì chúng ta nên mua dưa hấu.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Dưa hấu thì cả nhà tôi đều thích ăn

Về các loại trái cây , tôi nghĩ dưa hấu rất bổ

Mua trái cây thì chúng ta nên mua dưa hấu.

=> Câu A không có khởi ngữ.

Câu 8 :

Tại sao không thể coi đọc nhiều là vinh dự?

  • A.

    Đọc nhiều nhưng đọc toàn sách ít có giá trị

  • B.

    Đọc nhiều nhưng không đọc kĩ

  • C.

    Đọc nhiều mà không chịu suy nghĩ sâu xa

  • D.

    Vì cả 3 lí do trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Đọc nhiều cho có số lượng thì không thể coi là vinh dự. Vì đọc nhiều sẽ dẫn đến đọc qua loa cho có, không lựa chọn được loại sách giá trị và không có thời gian để suy nghĩ sâu xa.

Câu 9 :

Cho đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Nhưng tạnh mất rồi. Tạnh rất nhanh như khi mưa đến. Sao chóng thế? Tôi bỗng thẫn thờ, tiếc không nói nổi. Rõ ràng tôi không tiếc những viên đá. Mưa xong thì tạnh thôi. Mà tôi nhớ một cái gì đấy, hình như mẹ tôi, cái cửa sổ, oặc những ngôi sao to trên bầu trời thành phố. Phải, có thể những cái đó… Hoặc là cây, hoặc là cái vòm tròn của nhà hát, hoặc là bà bán kem đẩy chiếc xe chở đầy thùng kem, trẻ con háo hức bâu xung quanh. Con đường nhựa vào ban đêm, sau cơn mưa mùa hạ rộng ra, dài ra, lấp loáng ánh đèn trông như một con sông nước đen. Những ngọn đèn điện trên quảng trường lung linh như những ngôi sao trong câu chuyện cổ tích nói về những xứ sở thần tiên. Hoa trong công viên. Những quả bóng sút vô tội vạ của bọn trẻ con trong một góc phố. Tiếng rao của bà bán xôi sáng có cái mủng đội trên đầu… Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó. Những cái đó ở thiệt xa… Rồi bỗng chốc, sau một cơn mưa đá, chúng xoáy mạnh như sóng trong tâm trí tôi…

Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là?

  • A.

    Tự sự

  • B.

    Biểu cảm

  • C.

    Miêu tả

  • D.

    Nghị luận

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ đoạn văn

Lời giải chi tiết :

Đoạn văn trên bày tỏ nỗi niềm nhân vật Phương Định mỗi khi có mưa đá.

Câu 10 :

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Mẹ ta không có yếm đào nón mê thay nón quai thao đội đầu rối ren tay bí tay bầu

váy nhuộm bùn, áo nhuộm nâu bốn mùa. Cái cò… sung chát đào chua… câu ca mẹ hát gió đưa về trời ta đi trọn kiếp con người cũng không đi hết mấy lời mẹ ru.

Trong bốn câu thơ đầu, nhà thơ muốn nói điều gì về người mẹ?

  • A.

    Cuộc sống nghèo khổ, vất vả.

  • B.

    Thân phận nhỏ bé, phụ thuộc.

  • C.

    Số phận nổi chìm, gian lao.

  • D.

    Cuộc sống quẩn quanh, bế tắc.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Chú ý vào những hình ảnh “không có yếm đào”, “nón mê”, “váy nhuộm bùn, áo nhuộm nâu”.

Lời giải chi tiết :

Trong bốn câu thơ đầu, nhà thơ muốn nói về cuộc sống nghèo khổ, vất vả của mẹ.

Câu 11 :

Công việc của 3 cô gái trong "Những ngôi sao xa xôi" là gì?

  • A.

    Đo khối lượng đất lấp vào hố bom

  • B.

    Đếm bom chưa nổ

  • C.

    Phá bom

  • D.

    Tất cả các công việc trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại đoạn đầu văn bản

Lời giải chi tiết :

“Việc của chúng tôi là ngồi đây. Khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom”.

Câu 12 :

Câu nào sau đây có khởi ngữ?

  • A.

    Người thông minh nhất là nó

  • B.

    Nó thông minh nhưng hơi cẩu thả

  • C.

    Nó là đứa thông minh

  • D.

    Về trí thông minh thì nó là nhất

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Về trí thông minh thì nó là nhất

=> Câu D có khởi ngữ.

Câu 13 :

Đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “Lòng biết ơn là cơ sở của đạo làm người. Hiện nay trên khắp đất nước ta đang dấy lên phong trào đền ơn đáp nghĩa đối với thương binh, liệt sĩ, những bà mẹ anh hùng, những gia đình có công với cách mạng. Đảng và Nhà nước cùng toàn dân thực sự quan tâm, chăm sóc các đối tượng chính sách. Thương binh được học nghề, được trợ vốn làm ăn; các gia đình liệt sĩ, các bà mẹ Việt Nam anh hùng được tặng nhà tình nghĩa, được các cơ quan đoàn thể phụng dưỡng, săn sóc tận tình. Rồi những cuộc hành quân về chiến trường xưa tìm hài cốt đồng đội, những nghĩa trang liệt sĩ đẹp đẽ với đài Tổ quốc ghi công sừng sững, uy nghiêm, luôn nhắc nhở mọi người, mọi thế hệ hãy nhớ ơn các liệt sĩ đã hi sinh anh dũng vì độc lập, tự do… Không thể nào kể hết những biểu hiện sinh động, phong phú của đạo lí uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta. Đạo lí này là nền tảng vững vàng để xây dựng một xã hội thực sự tốt đẹp.”

Trong câu văn cuối có vai trò gì?

  • A.

    Triển khai ý chủ đề

  • B.

    Triển khai ý của câu trước nó

  • C.

    Kết lại ý chủ đề của đoạn văn

  • D.

    Nếu ra một ý chủ đề mới

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ nội dung câu cuối

Lời giải chi tiết :

- Câu cuối có nội dung kết lại chủ đề mà đoạn văn nói tới.

Câu 14 :

Vì sao đọc sách trong thời đại ngày nay không dễ?

  • A.

    Sách thì hay nhưng sách nhiều

  • B.

    Sách nhiều khiến người đọc dễ lạc hướng và không chuyên sâu

  • C.

    Không dễ tìm sách hay để đọc

  • D.

    Sách nhiều nhưng vẫn là một thứ hàng hóa đắt so với điều kiện của nhiều người

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại Phần 2 – trang 4 SGK Lớp 9 tập 2 (Những khó khăn, thiên hướng sai lạc dễ mắc phải của việc đọc sách hiện nay)

Lời giải chi tiết :

Đọc sách trong thời đại ngày nay không dễ vì sách nhiều khiến người đọc dễ lạc hướng và không chuyên sâu.

Câu 15 :

Trong các đề bài sau, đề nào không thuộc bài Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí?

  • A.

    “Người hạnh phúc nhất là người đem đến hạnh phúc cho nhiều người nhất” (Đi- đơ-rô). Anh chị nghĩ thế nào về vấn đề này?

  • B.

    Môi trường bị ô nhiễm.

  • C.

    Suy nghĩ về vấn đề: Tài năng và lòng tốt của con người.

  • D.

    Tục ngữ có câu: Ăn vóc, học hay. Ý kiến của anh chị?

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại các đề bài Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.

Lời giải chi tiết :

- Các phương án A, C, D đều thuộc bài Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. - Phương án B là dạng đề thuộc bài Nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống.

Câu 16 :

Các câu văn sau là những câu sử dụng thành phần khởi ngữ:

A. Hôm nay, tôi đã được điểm 10 môn toán.

Đúng
Sai

B. Với chúng tôi, mẹ là người quan trọng nhất.

Đúng
Sai

C. Hiểu thì tôi đã hiểu rồi.

Đúng
Sai

D. Môn toán là môn mà tôi tự tin nhất.

Đúng
Sai

E. Về kì thi này, tôi nghĩ tôi đã làm rất tốt.

Đúng
Sai
Đáp án

A. Hôm nay, tôi đã được điểm 10 môn toán.

Đúng
Sai

B. Với chúng tôi, mẹ là người quan trọng nhất.

Đúng
Sai

C. Hiểu thì tôi đã hiểu rồi.

Đúng
Sai

D. Môn toán là môn mà tôi tự tin nhất.

Đúng
Sai

E. Về kì thi này, tôi nghĩ tôi đã làm rất tốt.

Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

+ Câu A không có khởi ngữ. + Câu B có khởi ngữ “với chúng tôi”. + Câu C có khởi ngữ “hiểu”. + Câu D có khởi ngữ “môn toán”. + Câu E có khởi ngữ “kì thi này”.

Đáp án: + A: sai + B: đúng + C: đúng + D: đúng + E: đúng.

Câu 17 :

Đâu là quê quán của Lê Minh Khuê?

  • A.

    Hà Nội

  • B.

    Nam Định

  • C.

    Thanh Hóa

  • D.

    Quảng Ninh

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Lê Minh Khuê quê quán ở Tĩnh Gia - Thanh Hóa.

Câu 18 :

Những lưu ý khi học văn bản nhật dụng?

  • A.

    Cần căn cứ vào đặc điểm hình thức của văn bản và phương thức biểu đạt để phân tích nội dung

  • B.

    Cần có kiến giải về quan điểm riêng, đề xuất kiến nghị và giải pháp về những vấn đề trong văn bản

  • C.

    Cần vận dụng kiến thức các môn học để làm sáng tỏ nội dung đặt ra trong văn bản

  • D.

    Gồm tất cả nội dung trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại lý thuyết

Lời giải chi tiết :

Khi học văn bản nhật dụng cần chú ý: - Cần căn cứ vào đặc điểm hình thức của văn bản và phương thức biểu đạt để phân tích nội dung. - Cần có kiến giải về quan điểm riêng, đề xuất kiến nghị và giải pháp về những vấn đề trong văn bản. - Cần vận dụng kiến thức các môn học để làm sáng tỏ nội dung đặt ra trong văn bản.

Câu 19 :

Tác dụng của cách kể theo ngôi thứ nhất ở trong truyện "Những ngôi sao xa xôi"?

  • A.

    Thể hiện được thế giới tâm hồn cảm xúc của nhân vật

  • B.

    Thể hiện được sự khách quan trong cái nhìn đối với các sự việc

  • C.

    Tăng tính chân thực cho câu chuyện

  • D.

    A và C

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Truyện theo ngôi kể thứ nhất, người kể là Phương Định – nhân vật chính trong tác phẩm. => Tác dụng: Thuận lợi trong việc biểu hiện thế giới tâm hồn cảm xúc; suy nghĩ của nhân vật, đồng thời phù hợp với nội dung tác phẩm, tăng tính chân thực cho câu chuyện.

Câu 20 :

Câu thơ nào dưới đây chứa đựng chân lí

  • A.

    Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn Con có mẹ con chơi rồi lại ngủ

  • B.

    Con ngủ yên thì cò cũng ngủ Cánh của cò hai đứa đắp chung đôi

  • C.

    Con dù lớn vẫn là con của mẹ Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con

  • D.

    Cho cả sắc trời Đến hát Quanh nôi

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Phân tích giá trị nội dung các câu thơ.

Lời giải chi tiết :

Câu thơ chứa đựng chân lí là: Con dù lớn vẫn là con của mẹ Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con => Câu thơ trên nói về tấm lòng cao cả của mẹ dành cho mỗi chúng ta.

Câu 21 :

Truyện "Những ngôi sao xa xôi" được kể bằng ngôi thứ ba, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Xem lại tác phẩm và rút ra ngôi kể truyện.

Lời giải chi tiết :

Truyện được kể bằng ngôi thứ nhất, nhân vật xưng “tôi”.

Câu 22 :

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Mẹ ta không có yếm đào nón mê thay nón quai thao đội đầu rối ren tay bí tay bầu

váy nhuộm bùn, áo nhuộm nâu bốn mùa. Cái cò… sung chát đào chua… câu ca mẹ hát gió đưa về trời ta đi trọn kiếp con người cũng không đi hết mấy lời mẹ ru.

Hai câu thơ “ta đi trọn kiếp con người – cũng không đi hết mấy lời mẹ ru” có ý nghĩa tương tự như hai câu thơ nào sau đây?

  • A.

    Con dù lớn vẫn là con của mẹ, Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con.

  • B.

    Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn, Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ.

  • C.

    Con ngủ yên thì cò cũng ngủ, Cánh của cò, hai đứa đắp chung đôi.

  • D.

    Con chưa biết những cành mềm mẹ hát, Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Hai câu thơ “ta đi trọn kiếp con người – cũng không đi hết mấy lời mẹ ru” có ý nghĩa tương tự như hai câu thơ “Con dù lớn vẫn là con của mẹ - Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”.

Câu 23 :

Đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “Lòng biết ơn là cơ sở của đạo làm người. Hiện nay trên khắp đất nước ta đang dấy lên phong trào đền ơn đáp nghĩa đối với thương binh, liệt sĩ, những bà mẹ anh hùng, những gia đình có công với cách mạng. Đảng và Nhà nước cùng toàn dân thực sự quan tâm, chăm sóc các đối tượng chính sách. Thương binh được học nghề, được trợ vốn làm ăn; các gia đình liệt sĩ, các bà mẹ Việt Nam anh hùng được tặng nhà tình nghĩa, được các cơ quan đoàn thể phụng dưỡng, săn sóc tận tình. Rồi những cuộc hành quân về chiến trường xưa tìm hài cốt đồng đội, những nghĩa trang liệt sĩ đẹp đẽ với đài Tổ quốc ghi công sừng sững, uy nghiêm, luôn nhắc nhở mọi người, mọi thế hệ hãy nhớ ơn các liệt sĩ đã hi sinh anh dũng vì độc lập, tự do… Không thể nào kể hết những biểu hiện sinh động, phong phú của đạo lí uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta. Đạo lí này là nền tảng vững vàng để xây dựng một xã hội thực sự tốt đẹp.”

Đoạn văn trên nói về nội dung gì?

  • A.

    Khái niệm lòng biết ơn.

  • B.

    Đặc điểm của lòng biết ơn.

  • C.

    Những biểu hiện của lòng biết ơn.

  • D.

    Ý nghĩa của lòng biết ơn.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại các thao tác lập luận trong bài văn nghị luận.

Lời giải chi tiết :

- Đoạn văn trên viết về những biểu hiện của lòng biết ơn.

Câu 24 :

Xác định thành phần khởi ngữ trong câu sau “Đối với bài toán này, tôi nghĩ chúng ta cần có thời gian để suy nghĩ thêm”.

  • A.

    Đối với

  • B.

    Bài toán

  • C.

    Tôi

  • D.

    Chúng ta

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

- Khởi ngữ: “bài toán này”. - Dấu hiệu nhận biết: đứng trước nó có quan hệ từ “đối với” và sau nó là chủ ngữ “tôi”.

Câu 25 :

Hai câu văn sau: Qủa bom nằm lạnh lùng trên một bụi cây khô, một đầu vùi xuống đất. Đầu này có vẽ hai vòng tròn màu vàng” sử dụng phép liên kết nào?

  • A.

    Phép thế

  • B.

    Phép lặp từ ngữ

  • C.

    Phép nối

  • D.

    Phép đồng nghĩa

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại các phép liên kết , đọc kĩ câu trên rồi tìm ra đáp án

Lời giải chi tiết :

Hai câu văn trên sử dụng phép thế. Từ đầu này thay thế cho từ “một đầu”

Câu 26 :

Câu ca dao nào không được lấy và đưa vào bài thơ Con cò?

  • A.

    Con cò bay lả, bay la Bay từ cửa phủ bay về Đồng Đăng

  • B.

    Con cò bay lả, bay la Bay từ cổng phủ bay ra cánh đồng

  • C.

    Một đàn cò trắng bay quanh Cho loan nhớ phượng cho mình nhớ ta

  • D.

    Còn cò mà đi ăn đêm Gặp phải cành mềm, lộn cổ xuống ao…

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại tác phẩm thơ

Lời giải chi tiết :

Câu ca dao không được lấy và đưa vào bài thơ Con cò là:

Một đàn cò trắng bay quanh Cho loan nhớ phượng cho mình nhớ ta => Câu này mang nội dung nói về tình yêu đôi lứa.

Câu 27 :

Cho đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới (câu 8 – 12): Nhưng tạnh mất rồi. Tạnh rất nhanh như khi mưa đến. Sao chóng thế? Tôi bỗng thẫn thờ, tiếc không nói nổi. Rõ ràng tôi không tiếc những viên đá. Mưa xong thì tạnh thôi. Mà tôi nhớ một cái gì đấy, hình như mẹ tôi, cái cửa sổ, oặc những ngôi sao to trên bầu trời thành phố. Phải, có thể những cái đó… Hoặc là cây, hoặc là cái vòm tròn của nhà hát, hoặc là bà bán kem đẩy chiếc xe chở đầy thùng kem, trẻ con háo hức bâu xung quanh. Con đường nhựa vào ban đêm, sau cơn mưa mùa hạ rộng ra, dài ra, lấp loáng ánh đèn trông như một con sông nước đen. Những ngọn đèn điện trên quảng trường lung linh như những ngôi sao trong câu chuyện cổ tích nói về những xứ sở thần tiên. Hoa trong công viên. Những quả bóng sút vô tội vạ của bọn trẻ con trong một góc phố. Tiếng rao của bà bán xôi sáng có cái mủng đội trên đầu… Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó. Những cái đó ở thiệt xa… Rồi bỗng chốc, sau một cơn mưa đá, chúng xoáy mạnh như sóng trong tâm trí tôi…

Điểm đặc sắc nhất trong nghệ thuật trong đoạn văn trên là gì?

  • A.

    Sử dụng các kiểu câu linh hoạt, có giá trị biểu cảm

  • B.

    Sử dụng các biện pháp tu từ ẩn dụ, nhân hóa

  • C.

    Cách kể chuyện tự nhiên, sinh động

  • D.

    Cách xây dựng tình huống truyện hấp dẫn

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại đoạn văn và chú ý nghệ thuật

Lời giải chi tiết :

Điểm đặc sắc nhất trong nghệ thuật trong đoạn văn trên là Cách kể chuyện tự nhiên, sinh động.

Câu 28 :

Tại sao cần kết hợp giữa đọc rộng với đọc sâu, giữa đọc sách thường thức với đọc sách chuyên môn?

  • A.

    Vì “trên đời không có học vấn nào cô lập, tách rời các học vấn khác”

  • B.

    Vì “không biết rộng thì không thể chuyên, không thông thái thì không thể nắm gọn”

  • C.

    Vì “biết rộng rồi sau đó mới nắm chắc, đó là trình tự để nắm vững bất cứ học vấn nào”

  • D.

    Cả 3 lí do trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại Phần 3 – trang 5 SGK Lớp 9 tập 2 (Bàn về phương pháp đọc sách)

Lời giải chi tiết :

Cần kết hợp giữa đọc rộng với đọc sâu, giữa đọc sách thường thức với đọc sách chuyên môn vì “Trên đời không có học vấn nào cô lập, tách rời các học vấn khác… không biết rộng thì không thể chuyên, không thông thái thì không thể nắm gọn. Trước hãy biết rộng rồi sau đó nắm chắc, đó là trình tự để nắm vững bất cứ học vấn nào.”

Câu 29 :

Qua đoạn trích Bàn về đọc sách , em có nhận xét gì về ý nghĩa mà tác giả muốn gửi gắm?

  • A.

    Đọc sách để khẳng định tầm vóc của bản thân trước cộng đồng.

  • B.

    Bài viết xem thường người không biết đọc sách.

  • C.

    Bài viết là một kim chỉ nam cho những người mong muốn đọc sách, muốn tiến xa trên con đường học vấn.

  • D.

    Đáp án A và B.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại tác phẩm và rút ra ý nghĩa.

Lời giải chi tiết :

Bài viết là một kim chỉ nam cho những người mong muốn đọc sách, muốn tiến xa trên con đường học vấn => mang giá trị thời đại

Câu 30 :

Nhận định sau đây đúng hay sai?

“Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ. Nếu đọc 10 quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc 10 quyển ấy mà đọc một quyển thật sự có giá trị.”

A. Đúng

B. Sai

Đáp án

A. Đúng

B. Sai

Lời giải chi tiết :

- Nhận định đúng - Giải thích: Đọc nhiều mà không chất lượng chi bằng đọc ít mà ngẫm nghĩ, tếp thu thì sẽ đem lại hiệu quả nhiều hơn. Đáp án: A

Câu 31 :

Ngoài việc viết văn, Lê Minh Khuê còn làm công việc gì?

  • A.

    Buôn bán

  • B.

    Biên tập viên

  • C.

    Phóng viên

  • D.

    Giáo viên

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Ngoài việc viết văn bà còn từng làm phóng viên cho nhiều báo đài.

Câu 32 :

Truyện "Những ngôi sao xa xôi" có mấy nhân vật chính

  • A.

    1

  • B.

    2

  • C.

    3

  • D.

    4

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại tác phẩm

Lời giải chi tiết :

Truyện có nhân vật chính là Phương Định.

Câu 33 :

Bố của Xi - mông ” thuộc thể loại gì?

  • A.

    Truyện ngắn

  • B.

    Tiểu thuyết

  • C.

    Hài kịch

  • D.

    Hồi kí

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Bố của Xi - mông ” thuộc thể loại truyện ngắn

Câu 34 :

Văn bản "Những ngôi sao xa xôi" được viết theo phương thức biểu đạt nào chính?

  • A.

    Tự sự

  • B.

    Miêu tả

  • C.

    Nghị luận

  • D.

    Hành chính công vụ

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại tác phẩm

Lời giải chi tiết :

Văn bản được viết theo phương thức biểu đạt tự sự.

Câu 35 :

Ý nào sau đây không phải là tâm trạng của chị Blăng sốt khi gặp bác Phi-lip?

  • A.

    Lạnh lùng, căm ghét Phi-lip

  • B.

    Bối rối, lạnh lùng

  • C.

    Chua xót, tê tái

  • D.

    Quằn quại vì hổ thẹn

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Lạnh lùng, căm ghét Phi-lip không phải là tâm trạng của chị Blăng sốt

Câu 36 :

Câu nào sau đây là câu đặc biệt?

  • A.

    Tôi, một quả bom trên đồi

  • B.

    Vắng lặng đến phát sợ

  • C.

    Cây còn lại xơ xác

  • D.

    Đất nóng.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại kiến thức câu đặc biệt

Lời giải chi tiết :

Câu đặc biệt là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ. -> Các câu B, C, D là câu rút gọn. -> Câu A là câu đặc biệt.

Câu 37 :

Dòng nào sau đây không phải là yêu cầu chính của bài nghị luận xã hội?

  • A.

    Nêu rõ vấn đề nghị luận

  • B.

    Đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng xác đáng.

  • C.

    Vận dụng các phép lập luận phù hợp.

  • D.

    Lời văn gợi cảm, trau chuốt.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Muốn làm tốt bài nghị luận xã hội cần phải: nêu rõ vấn đề nghị luận, đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng xác đáng, vận dụng các phép lập luận phù hợp

Câu 38 :

Văn bản nhật dụng nào sau đây được viết bằng phương thức tự sự?

  • A.

    Mẹ tôi

  • B.

    Cuộc chia tay của những con búp bê

  • C.

    Ca Huế trên sông Hương

  • D.

    Cầu Long Biên- chứng nhân lịch sử

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại phương thức biểu đạt của các đoạn văn.

Lời giải chi tiết :

Cuộc chia tay của những con búp bê được viết bằng phương thức tự sự.

Câu 39 :

Ý nào nêu khái quát nhất lời khuyên của tác giả Chu Quang Tiềm đối với người đọc sách?

  • A.

    Nên lựa chọn sách mà đọc

  • B.

    Đọc sách phải kĩ

  • C.

    Cần có phương pháp

  • D.

    Không nên đọc sách chỉ để trang trí như kẻ trọc phú khoe của

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Có nhiều phương pháp đọc sách hiệu quả, trong đó tựu chung lại là cần có phương pháp.

Câu 40 :

Văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê thuộc thể loại văn bản nhật dụng, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án

A. Đúng

B. Sai

Phương pháp giải :

Xem lại vấn đề văn bản đề cập

Lời giải chi tiết :

Văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê đề cập đến vấn đề gia đình và quyền trẻ em.

Câu 41 :

Chi tiết sau đây thuộc phần nào của văn bản Bàn về đọc sách? “Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ. Nếu đọc 10 quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc 10 quyển ấy mà đọc một quyển thật sự có giá trị...''.

Phần 1: Tầm quan trọng của việc đọc sách

Phần 2: Những khó khăn, thiên hướng sai lạc dễ mắc phải của việc đọc sách hiện nay

Phần 3: Bàn về phương pháp đọc sách

Đáp án

Phần 3: Bàn về phương pháp đọc sách

Lời giải chi tiết :

Câu thoại thuộc phần 3: Bàn về phương pháp đọc sách

Câu 42 :

Tại sao Phi-líp lại nhận Xi-mông làm con?

  • A.

    Vì bác đang tìm con nuôi

  • B.

    Vì bác muốn có con để nương tựa khi về già

  • C.

    Vì bác thương Xi-mông

  • D.

    Vì Xi-mông là cậu bé thông minh

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Phi-líp nhận Xi-mông làm con đơn giản vì bác thương cậu bé bất hạnh này

Câu 43 :

Chế Lan Viên hoạt động văn nghệ trong cuộc kháng chiến nào?

  • A.

    Chống Pháp

  • B.

    Chống Mĩ

  • C.

    Cả hai cuộc kháng chiến

  • D.

    Không có cuộc kháng chiến nào

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Con đường văn nghệ của Chế Lan Viên gắn với hai cuộc kháng chiến trường kì của đất nước và với nhiều phong cách khác nhau.

Câu 44 :

Bài thơ Con cò là lời của ai?

  • A.

    Con cò

  • B.

    Người mẹ

  • C.

    Đứa con

  • D.

    Tác giả

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc lại nội dung bài thơ.

Lời giải chi tiết :

Bài thơ Con cò được khai thác trong những lời hát ru của người mẹ.

Câu 45 :

Đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “Lòng biết ơn là cơ sở của đạo làm người. Hiện nay trên khắp đất nước ta đang dấy lên phong trào đền ơn đáp nghĩa đối với thương binh, liệt sĩ, những bà mẹ anh hùng, những gia đình có công với cách mạng. Đảng và Nhà nước cùng toàn dân thực sự quan tâm, chăm sóc các đối tượng chính sách. Thương binh được học nghề, được trợ vốn làm ăn; các gia đình liệt sĩ, các bà mẹ Việt Nam anh hùng được tặng nhà tình nghĩa, được các cơ quan đoàn thể phụng dưỡng, săn sóc tận tình. Rồi những cuộc hành quân về chiến trường xưa tìm hài cốt đồng đội, những nghĩa trang liệt sĩ đẹp đẽ với đài Tổ quốc ghi công sừng sững, uy nghiêm, luôn nhắc nhở mọi người, mọi thế hệ hãy nhớ ơn các liệt sĩ đã hi sinh anh dũng vì độc lập, tự do… Không thể nào kể hết những biểu hiện sinh động, phong phú của đạo lí uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta. Đạo lí này là nền tảng vững vàng để xây dựng một xã hội thực sự tốt đẹp.”

Đoạn văn trên được trình bày theo hình thức nào?

  • A.

    Diễn dịch

  • B.

    Quy nạp

  • C.

    Song hành

  • D.

    Tổng phân hợp

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại các hình thức trình bày của đoạn văn.

Lời giải chi tiết :

- Đoạn văn diễn dịch: Đoạn diễn dịch là đoạn văn trong đó câu chủ đề mang ý nghĩa khái quát đứng ở đầu đoạn, các câu còn lại triển khai cụ thể ý của câu chủ đề, bổ sung, làm rõ cho câu chủ đề. - Đoạn văn qui nạp: Đoạn qui nạp là đoạn văn được trình bày đi từ các ý nhỏ đến ý lớn, từ các ý chi tiết đến ý khái quát, từ ý luận cứ cụ thể đến ý kết luận bao trùm. - Đoạn văn song hành (Không có câu chủ đề): Đây là đoạn văn có các câu triển khai nội dung song song nhau, không nội dung nào bao trùm lên nội dung nào.

-  Đoạn tổng – phân – hợp (Có câu chủ đề ở đầu và cuối đoạn văn): Đoạn tổng – phân – hợp là đoạn văn phối hợp diễn dịch với qui nạp. Câu mở đầu đoạn nêu ý khái quát bậc một, các câu tiếp theo triển khai cụ thể ý khái quát. Câu kết đoạn là ý khái quát bậc hai mang tính chất nâng cao, mở rộng. => Đoạn văn trên viết theo hình thức tổng phân hợp.

Câu 46 :

Trong các đề bài sau, đề nào là đề nghị luận về một tư tưởng đạo lí?

  • A.

    Suy nghĩ về tấm gương của một học sinh nghèo vượt khó.

  • B.

    Suy nghĩ của em về những con người không chịu thua số phận.

  • C.

    Suy nghĩ của em về câu ca dao “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nahu cùng”.

  • D.

    Suy nghĩ của em về bệnh ngôi sao của một số nhân vật nổi tiếng hiện nay.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại khái niệm Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí rồi vận dụng suy nghĩ các dạng đề.

Lời giải chi tiết :

- A, B, D đều thuộc dạng đề Nghị luận về một hiện tượng đời sống.

Câu 47 :

Đâu là nhận định chính xác về con đường thơ của Chế Lan Viên trong giai đoạn 1945 - 1958?

  • A.

    Con đường thơ "trải qua nhiều biến động, nhiều bước ngoặt với những trăn trở, tìm tòi không ngừng của nhà thơ"

  • B.

    Con đường thơ vui tươi phấn chấn vì bắt gặp lí tưởng Cách mạng.

  • C.

    Con đường thơ gặp nhiều trắc trở vì chiến tranh.

  • D.

    Tất cả các phương án trên đều sai.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Con đường thơ của Chế Lan Viên "trải qua nhiều biến động, nhiều bước ngoặt với những trăn trở, tìm tòi không ngừng của nhà thơ", thậm chí có một thời gian dài im lặng (1945 - 1958).

Câu 48 :

Nhận định nào sau đây không phải là đặc điểm nghệ thuật nổi bật của truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi?

  • A.

    Tổ chức đối thoại và miêu tả hành động của nhân vật

  • B.

    Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên

  • C.

    Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật

  • D.

    Cách kể chuyện tự nhiên

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Truyện ngắn có cách kể chuyện tự nhiên: ngôi kể thứ nhất - Phương Định kể chuyện làm tăng tính chân thực, ngôn ngữ truyện sinh động, trẻ trung, đặc biệt thành công ở nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật.

Câu 49 :

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Mẹ ta không có yếm đào nón mê thay nón quai thao đội đầu rối ren tay bí tay bầu

váy nhuộm bùn, áo nhuộm nâu bốn mùa. Cái cò… sung chát đào chua… câu ca mẹ hát gió đưa về trời ta đi trọn kiếp con người cũng không đi hết mấy lời mẹ ru.

Cảm xúc của tác giả qua đoạn thơ trên là:

  • A.

    Sung sướng, tự hào

  • B.

    Xúc động, biết ơn

  • C.

    Thương cảm, thành kính

  • D.

    Buồn thương, đau xót

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc lại và nắm được tư tưởng đoạn thơ.

Lời giải chi tiết :

Cảm xúc của tác giả qua đoạn thơ trên là Xúc động, biết ơn

Câu 50 :

Cho đề bài sau: “Bersot từng nói: Trong vũ trụ có lắm kì quan, nhưng kì quan đẹp nhất là trái tim người mẹ. Ý kiến của anh chị về câu nói trên?”

Trong phần mở bài, ta sẽ giới thiệu về vấn đề gì?

  • A.

    Giới thiệu về vũ trụ.

  • B.

    Giới thiệu về các kì quan trên thế giới.

  • C.

    Giới thiệu về tình mẹ.

  • D.

    Giới thiệu về những thứ tươi đẹp.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ đề bài và gạch ý chủ chốt

Lời giải chi tiết :

Giới thiệu về tình mẹ - kì quan đẹp đẽ nhất của vũ trụ.


Cùng chủ đề:

Đề thi học kì 1 Văn 9 - Đề số 1
Đề thi học kì 1 Văn 9 - Đề số 2
Đề thi học kì 1 Văn 9 - Đề số 3
Đề thi học kì 1 Văn 9 - Đề số 4
Đề thi học kì 1 Văn 9 - Đề số 5
Đề thi học kì 2 Văn 9 - Đề số 1
Đề thi học kì 2 Văn 9 - Đề số 2
Đề thi học kì 2 Văn 9 - Đề số 3
Đề thi học kì 2 Văn 9 - Đề số 4
Đề thi học kì 2 Văn 9 - Đề số 5
Đề thi văn 9, đề kiểm tra văn 9 có đáp án và lời giải chi tiết