Đề thi học kì 1 Văn 9 - Đề số 4 — Không quảng cáo

Đề thi, đề kiểm tra Văn 9


Đề thi học kì 1 Văn 9 - Đề số 4

Đề bài

Câu 1 :

Tại sao tác giả lại gọi Bác là “một nhân cách rất Việt Nam”?

  • A.

    Vì Bác được sinh ra ở Việt Nam.

  • B.

    Vì Bác tiếp thu văn hóa thế giới có chọn lọc và vẫn giữ cái gốc văn hóa dân tộc.

  • C.

    Vì Bác là một người yêu nước vĩ đại.

  • D.

    Vì Bác đã có công khai sinh ra đất nước Việt Nam.

Câu 2 :

Nguyễn Thành Long sinh ra ở đâu?

  • A.

    Đà Nẵng

  • B.

    Huế

  • C.

    Quảng Nam

  • D.

    Sài Gòn

Câu 3 :

Bài thơ Đồng chí có bố cục gồm mấy phần?

  • A.

    Gồm 3 phần

  • B.

    Gồm 4 phần

  • C.

    Gồm 5 phần

  • D.

    Gồm 6 phần

Câu 4 :

Chọn đáp án đúng nhất Tác giả Phạm Tiến Duật sáng tạo hình ảnh độc đáo - những chiếc xe không kính, nhằm mục đích gì?

  • A.

    Làm nổi bật hình ảnh những người lính lái xe hiên ngang dũng cảm, sôi nổi, trẻ trung

  • B.

    Làm nổi bật những khó khăn, thiếu thốn về điều kiện vật chất, vũ khí của những người lính trong cuộc kháng chiến

  • C.

    Nhấn mạnh tội ác của giặc Mĩ trong việc tàn phá đất nước

  • D.

    Làm nổi bật sự vất vả, gian lao của những người lính lái xe

Câu 5 :

Đâu là giá trị nghệ thuật của bài thơ Đồng chí ?

  • A.

    Hình ảnh, ngôn ngữ giản dị

  • B.

    Sử dụng các thủ pháp ước lệ đặc sắc

  • C.

    Hình ảnh thơ độc đáo

  • D.

    Ngôn ngữ thơ trau chuốt, tài hoa

Câu 6 :

Phạm Tiến Duật được ca tụng là “con chim lửa của núi rừng Tây Bắc huyền thoại” đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 7 :

Câu “Cháu ở đây có nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu” có tác dụng gì?

  • A.

    Giới thiệu hoàn cảnh sống của anh thanh niên

  • B.

    Giới thiệu công việc của anh thanh niên

  • C.

    Giới thiệu cảnh sống của anh thanh niên

  • D.

    Giới thiệu đặc điểm khí hậu, thời tiết của Sa Pa

Câu 8 :

Đồng chí phản ánh hình ảnh của tác giả, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 9 :

Nhận định nào nói đúng nghĩa gốc của từ “đồng chí”?

  • A.

    Là những người cùng một giống nòi

  • B.

    Là những người cùng một dân tộc

  • C.

    Là những người cùng một thời đại

  • D.

    Là những người cùng một chí hướng chính trị

Câu 10 :

Ngôi kể trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa?

  • A.

    Bác lái xe

  • B.

    Người kể giấu mặt

  • C.

    Ông họa sĩ

  • D.

    Anh thanh niên

Câu 11 :

Nguyễn Thành Long xuất thân từ gia đình như thế nào?

  • A.

    Gia đình quan lại sa sút

  • B.

    Gia đình quý tộc

  • C.

    Gia đình nghèo

  • D.

    Gia đình viên chức nhỏ

Câu 12 :

Câu thơ “Đồng chí!” là câu gì?

  • A.

    Câu đặc biệt

  • B.

    Câu rút gọn

  • C.

    Câu đơn

  • D.

    Câu ghép

Câu 13 :

Bài thơ về tiểu đội xe không kính sáng tác trong hoàn cảnh nào?

  • A.

    Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945

  • B.

    Trong kháng chiến chống Pháp

  • C.

    Trong kháng chiến chống Mĩ

  • D.

    Sau đại thắng mùa xuân 1975

Câu 14 :

Đâu là tập thơ chính của Chính Hữu?

  • A.

    Máu và hoa

  • B.

    Đầu súng trăng treo

  • C.

    Thơ điên

  • D.

    Khối tình con

Câu 15 :

Hai câu thơ “Không có kính, rồi xe không có đèn - Không có mui xe, thùng xe có xước” sử dụng biện pháp nghệ thuật?

  • A.

    So sánh

  • B.

    Nhân hóa

  • C.

    Liệt kê

  • D.

    Nói quá

Câu 16 :

Tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa ra đời trong hoàn cảnh nào?

  • A.

    Khi tác giả tham gia chiến đấu

  • B.

    Khi tác giả về thăm quê

  • C.

    Trong chuyến đi thực tế của tác giả

  • D.

    Khi tác giả đi du học

Câu 17 :

Cốt truyện của Lặng lẽ Sa Pa là gì?

  • A.

    Cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ giữa ông họa sĩ, cô kĩ sư với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn thuộc Sa Pa

  • B.

    Cuộc nói chuyện thú vị giữa người lái xe lên Sa Pa với cô kĩ sư và ông họa sĩ già

  • C.

    Anh thanh niên làm công tác trên đỉnh Yên Sơn thuộc Sa Pa tự kể về cuộc đời mình

  • D.

    Cuộc gặp gỡ giữa những người đang sống và làm việc trên đỉnh Yên Sơn thuộc Sa Pa nhưng trước đó chưa biết về nhau

Câu 18 :

Đâu không phải là tập thơ chính của Phạm Tiến Duật?

  • A.

    Vầng trăng quầng lửa

  • B.

    Đầu súng trăng treo

  • C.

    Ở hai đầu núi

  • D.

    Thơ một chặng đường

Câu 19 :

Những câu thơ sau đây được viết theo phương thức biểu đạt nào?

Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo

  • A.

    Tự sự và nghị luận

  • B.

    Nghị luận và miêu tả

  • C.

    Miêu tả và tự sự

  • D.

    Thuyết minh và tự sự

Câu 20 :

Nguyễn Đình Chiểu thường được người đời gọi là?

  • A.

    Ông Chiểu

  • B.

    Nguyễn Chiểu

  • C.

    Thầy Chiểu

  • D.

    Đồ Chiểu

Câu 21 :

Cụm từ “kến nghĩa bất vi” trong câu thơ “Nhớ câu kiến nghĩa bất vi/ Làm người thế ấy cũng phi anh hùng” có nghĩa là?

  • A.

    Việc nhỏ như con kiến

  • B.

    Thấy việc nghĩa mà không làm

  • C.

    Thấy việc nghĩa phải làm

  • D.

    Làm việc nghĩa là anh hùng

Câu 22 :

Đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga nằm ở phần cuối của truyện Lục Vân Tiên, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 23 :

Dòng nào nói đúng nhất vẻ đẹp của Lục Vân Tiên thể hiện qua hành động đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga?

  • A.

    Có tính cách anh hùng

  • B.

    Có tài năng

  • C.

    Có tấm lòng vị nghĩa

  • D.

    Cả A, B, C đều đúng

Câu 24 :

Trong bài viết tác giả cho rằng: “Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ là một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống”. Theo em, cụm từ “quan niệm thẩm mĩ” là gì?

  • A.

    Quan niệm về đạo đức

  • B.

    Quan niệm cuộc sống

  • C.

    Quan niệm về cái đẹp

  • D.

    Quan niệm về nghề nghiệp

Câu 25 :

Cảm xúc bao trùm lên Bài thơ về tiểu đội xe không kính là gì?

  • A.

    Nỗi nhớ thương đồng đội

  • B.

    Sự lạc quan và tình yêu thương của người lính dành cho đồng đội

  • C.

    Sự xót xa của người lính với đồng đội

  • D.

    Tất cả các phương án trên

Câu 26 :

Câu trả lời trong đoạn hội thoại sau vi phạm phương châm hội thoại nào? Một cô gái hỏi thăm người ven đường: - Chị có biết Đài phát thanh truyền hình Hà Nội ở đâu không? - Thì ở Hà Nội chứ ở đâu!

Phương châm về chất

Phương châm về lượng

Câu 27 :

Câu “Chú chó nghiệp vụ đang ngửi mọi thứ bằng chiếc mũi của nó” vi phạm phương châm nào?

Phương châm về chất

Phương châm về lượng

Câu 28 :

Cảm xúc bao trùm lên bài thơ Đồng chí là gì?

  • A.

    Những nỗi đau khổ của người lính

  • B.

    Niềm tự hào và tình yêu thương của người lính dành cho đồng đội

  • C.

    Sự xót xa của người lính với đồng đội

  • D.

    Tất cả các phương án trên

Câu 29 :

Câu thơ “Chỉ cần trong xe có một trái tim” sử dụng biện pháp tu từ nào?

  • A.

    Nhân hóa và hoán dụ

  • B.

    Nhân hóa và ẩn dụ

  • C.

    Ẩn dụ và hoán dụ

  • D.

    Không sử dụng biện pháp tu từ nào cả

Câu 30 :

Trong chiến tranh, Phạm Tiến Duật hoạt động ở đâu?

  • A.

    Miền Bắc

  • B.

    Miền Bắc

  • C.

    Tuyến đường Trường Sơn

  • D.

    Hải đảo

Câu 31 :

Nhận định nào không phù hợp với nội dung tư tưởng được thể hiện qua truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa ?

  • A.

    Thể hiện vẻ đẹp của người lao động

  • B.

    Thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước

  • C.

    Thể hiện khát vọng và niềm tin thắng kẻ thù

  • D.

    Thể hiện ý nghĩa của công việc thầm lặng

Câu 32 :

Thơ của Phạm Tiến Duật được sáng tác nhiều trong thời kỳ nào?

  • A.

    Thời kỳ tham gia quân ngũ

  • B.

    Khi đất nước hòa bình

  • C.

    Khi ông còn là sinh viên

  • D.

    B và C

Câu 33 :

Chọn các đáp án đúng. Từ nào sau đây được hiểu theo nghĩa chuyển?

Ăn cơm

Ăn ảnh

Ăn nắng

Ăn da

Câu 34 :

Ngôi kể thứ nhất có tác dụng gì?

  • A.

    Dễ dàng bộc lộ cảm xúc nhân vật

  • B.

    Thể hiện tầm nhìn bao quát của người kể

  • C.

    Thể hiện cái nhìn khách quan đối với sự việc

  • D.

    ất cả các phương án trên

Câu 35 :

Bài thơ về tiểu đội xe không kính có sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt nào?

  • A.

    Biểu cảm, thuyết minh, miêu tả

  • B.

    Biểu cảm, tự sự, miêu tả

  • C.

    Miêu tả, tự sự, thuyết minh

  • D.

    Biểu cảm, miêu tả, thuyết minh

Câu 36 :

Phạm Tiến Duật từng học ở đâu?

  • A.

    Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

  • B.

    Đại học Sư phạm Hà Nội

  • C.

    Đại học Tổng hợp

  • D.

    Đại học Nhân văn

Câu 37 :

Qua lời kể của anh thanh niên, em nhận thấy công việc đó đòi hỏi người làm việc như thế nào?

  • A.

    Ti mỉ, chính xác

  • B.

    Có tinh thần trách nhiệm cao

  • C.

    Cả A và B đều đúng

  • D.

    Cả A và B đều sai

Câu 38 :

Bài thơ về tiểu đội xe không kính phản ánh hình ảnh của tác giả và đồng đội, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 39 :

Một văn bản có sự hấp dẫn, thuyết phục bởi vấn đề cấp thiết với sức thuyết phục cao, lập luận chặt chẽ, chứng cứ phong phú, xác thực, cụ thể và còn bởi sự nhiệt tình của tác giả, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 40 :

Những câu văn sau trong tác phẩm Lão Hạc (Nam Cao) chủ yếu miêu tả điều gì?

Mắt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho mắt chảy ra, cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít "

  • A.

    Nội tâm của lão Hạc

  • B.

    Ngoại hình lão Hạc

  • C.

    Nét mặt của lão Hạc

  • D.

    Suy nghĩ của lão Hạc

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Tại sao tác giả lại gọi Bác là “một nhân cách rất Việt Nam”?

  • A.

    Vì Bác được sinh ra ở Việt Nam.

  • B.

    Vì Bác tiếp thu văn hóa thế giới có chọn lọc và vẫn giữ cái gốc văn hóa dân tộc.

  • C.

    Vì Bác là một người yêu nước vĩ đại.

  • D.

    Vì Bác đã có công khai sinh ra đất nước Việt Nam.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Tác giả gọi Bác là “một nhân cách rất Việt Nam” vì Bác tiếp thu văn hóa thế giới có chọn lọc và vẫn giữ cái gốc văn hóa dân tộc.

Câu 2 :

Nguyễn Thành Long sinh ra ở đâu?

  • A.

    Đà Nẵng

  • B.

    Huế

  • C.

    Quảng Nam

  • D.

    Sài Gòn

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Nguyễn Thành Long sinh ra ở Quảng Nam

Câu 3 :

Bài thơ Đồng chí có bố cục gồm mấy phần?

  • A.

    Gồm 3 phần

  • B.

    Gồm 4 phần

  • C.

    Gồm 5 phần

  • D.

    Gồm 6 phần

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại bố cục tác phẩm

Lời giải chi tiết :

Bài thơ Đồng chí có bố cục gồm 3 phần

Câu 4 :

Chọn đáp án đúng nhất Tác giả Phạm Tiến Duật sáng tạo hình ảnh độc đáo - những chiếc xe không kính, nhằm mục đích gì?

  • A.

    Làm nổi bật hình ảnh những người lính lái xe hiên ngang dũng cảm, sôi nổi, trẻ trung

  • B.

    Làm nổi bật những khó khăn, thiếu thốn về điều kiện vật chất, vũ khí của những người lính trong cuộc kháng chiến

  • C.

    Nhấn mạnh tội ác của giặc Mĩ trong việc tàn phá đất nước

  • D.

    Làm nổi bật sự vất vả, gian lao của những người lính lái xe

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Tác giả sáng tạo hình ảnh độc đáo - những chiếc xe không kính, nhằm mục đích lớn nhất là làm nổi bật hình ảnh những người lính lái xe hiên ngang dũng cảm, sôi nổi, trẻ trung

Câu 5 :

Đâu là giá trị nghệ thuật của bài thơ Đồng chí ?

  • A.

    Hình ảnh, ngôn ngữ giản dị

  • B.

    Sử dụng các thủ pháp ước lệ đặc sắc

  • C.

    Hình ảnh thơ độc đáo

  • D.

    Ngôn ngữ thơ trau chuốt, tài hoa

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Bài thơ nổi bật với những hình ảnh và ngôn ngữ vô cùng giản dị và nổi bật.

Câu 6 :

Phạm Tiến Duật được ca tụng là “con chim lửa của núi rừng Tây Bắc huyền thoại” đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Phạm Tiến Duật được ca tụng là “con chim lửa của núi rừng Trường Sơn huyền thoại” chứ không phải Tây Bắc

Câu 7 :

Câu “Cháu ở đây có nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu” có tác dụng gì?

  • A.

    Giới thiệu hoàn cảnh sống của anh thanh niên

  • B.

    Giới thiệu công việc của anh thanh niên

  • C.

    Giới thiệu cảnh sống của anh thanh niên

  • D.

    Giới thiệu đặc điểm khí hậu, thời tiết của Sa Pa

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ câu nói của anh thanh niên

Lời giải chi tiết :

Câu nói trên giới thiệu công việc của anh thanh niên

Câu 8 :

Đồng chí phản ánh hình ảnh của tác giả, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Nhớ lại hình ảnh người lính trong tác phẩm

Lời giải chi tiết :

Người lính trong “Đồng chí” có xuất thân từ mảnh đất nghèo khó và cùng với đồng đội đi qua những ngày gian nan trong chiến tranh. Đây chính là hiện thân của tác giả ngoài đời thực

Câu 9 :

Nhận định nào nói đúng nghĩa gốc của từ “đồng chí”?

  • A.

    Là những người cùng một giống nòi

  • B.

    Là những người cùng một dân tộc

  • C.

    Là những người cùng một thời đại

  • D.

    Là những người cùng một chí hướng chính trị

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại tác phẩm Đồng Chí

Lời giải chi tiết :

Là những người cùng một chí hướng chính trị

Câu 10 :

Ngôi kể trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa?

  • A.

    Bác lái xe

  • B.

    Người kể giấu mặt

  • C.

    Ông họa sĩ

  • D.

    Anh thanh niên

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nhớ lại các ngôi kể và chọn đáp án đúng

Lời giải chi tiết :

Ngôi kể trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa là ngôi thứ ba (người kể giấu mặt)

Câu 11 :

Nguyễn Thành Long xuất thân từ gia đình như thế nào?

  • A.

    Gia đình quan lại sa sút

  • B.

    Gia đình quý tộc

  • C.

    Gia đình nghèo

  • D.

    Gia đình viên chức nhỏ

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Ông sinh ra trong một gia đình viên chức nhỏ

Câu 12 :

Câu thơ “Đồng chí!” là câu gì?

  • A.

    Câu đặc biệt

  • B.

    Câu rút gọn

  • C.

    Câu đơn

  • D.

    Câu ghép

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Nhớ lại kiến thức các loại câu đã học

Lời giải chi tiết :

Câu thơ ấy là câu đặc biệt.

Câu 13 :

Bài thơ về tiểu đội xe không kính sáng tác trong hoàn cảnh nào?

  • A.

    Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945

  • B.

    Trong kháng chiến chống Pháp

  • C.

    Trong kháng chiến chống Mĩ

  • D.

    Sau đại thắng mùa xuân 1975

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Bài thơ về tiểu đội xe không kính sáng tác trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ

Câu 14 :

Đâu là tập thơ chính của Chính Hữu?

  • A.

    Máu và hoa

  • B.

    Đầu súng trăng treo

  • C.

    Thơ điên

  • D.

    Khối tình con

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Đầu súng trăng treo là tập thơ tiêu biểu nhất của Tố Hữu

Câu 15 :

Hai câu thơ “Không có kính, rồi xe không có đèn - Không có mui xe, thùng xe có xước” sử dụng biện pháp nghệ thuật?

  • A.

    So sánh

  • B.

    Nhân hóa

  • C.

    Liệt kê

  • D.

    Nói quá

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nhớ lại các biện pháp tu từ đã học

Lời giải chi tiết :

Hai câu thơ trên sử dụng biện pháp liệt kê

Câu 16 :

Tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa ra đời trong hoàn cảnh nào?

  • A.

    Khi tác giả tham gia chiến đấu

  • B.

    Khi tác giả về thăm quê

  • C.

    Trong chuyến đi thực tế của tác giả

  • D.

    Khi tác giả đi du học

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Tác phẩm ra đời trong chuyến đi thực tế của tác giả lên Lào Cai

Câu 17 :

Cốt truyện của Lặng lẽ Sa Pa là gì?

  • A.

    Cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ giữa ông họa sĩ, cô kĩ sư với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn thuộc Sa Pa

  • B.

    Cuộc nói chuyện thú vị giữa người lái xe lên Sa Pa với cô kĩ sư và ông họa sĩ già

  • C.

    Anh thanh niên làm công tác trên đỉnh Yên Sơn thuộc Sa Pa tự kể về cuộc đời mình

  • D.

    Cuộc gặp gỡ giữa những người đang sống và làm việc trên đỉnh Yên Sơn thuộc Sa Pa nhưng trước đó chưa biết về nhau

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Cốt truyện là những tình huống tình tiết trung tâm của truyện.

Lời giải chi tiết :

Cốt truyện của Lặng lẽ Sa Pa là cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ giữa 4 nhân vật.

Câu 18 :

Đâu không phải là tập thơ chính của Phạm Tiến Duật?

  • A.

    Vầng trăng quầng lửa

  • B.

    Đầu súng trăng treo

  • C.

    Ở hai đầu núi

  • D.

    Thơ một chặng đường

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Đầu súng trăng treo là tập thơ của Chính Hữu

Câu 19 :

Những câu thơ sau đây được viết theo phương thức biểu đạt nào?

Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo

  • A.

    Tự sự và nghị luận

  • B.

    Nghị luận và miêu tả

  • C.

    Miêu tả và tự sự

  • D.

    Thuyết minh và tự sự

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nhớ lại các phương thức biểu đạt đã học

Lời giải chi tiết :

Các câu thơ viết theo phương thức miêu tả và tự sự

Câu 20 :

Nguyễn Đình Chiểu thường được người đời gọi là?

  • A.

    Ông Chiểu

  • B.

    Nguyễn Chiểu

  • C.

    Thầy Chiểu

  • D.

    Đồ Chiểu

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Nguyễn Đình Chiểu tục gọi là Đồ Chiểu

Câu 21 :

Cụm từ “kến nghĩa bất vi” trong câu thơ “Nhớ câu kiến nghĩa bất vi/ Làm người thế ấy cũng phi anh hùng” có nghĩa là?

  • A.

    Việc nhỏ như con kiến

  • B.

    Thấy việc nghĩa mà không làm

  • C.

    Thấy việc nghĩa phải làm

  • D.

    Làm việc nghĩa là anh hùng

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nhớ lại kiến thức từ Hán Việt

Lời giải chi tiết :

Cụm từ “kến nghĩa bất vi” trong câu thơ trên nghĩa là “thấy việc nghĩa mà không làm”

Câu 22 :

Đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga nằm ở phần cuối của truyện Lục Vân Tiên, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” nằm ở phần đầu của truyện

Câu 23 :

Dòng nào nói đúng nhất vẻ đẹp của Lục Vân Tiên thể hiện qua hành động đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga?

  • A.

    Có tính cách anh hùng

  • B.

    Có tài năng

  • C.

    Có tấm lòng vị nghĩa

  • D.

    Cả A, B, C đều đúng

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ và chọn đáp án thích hợp nhất

Lời giải chi tiết :

Lục Vân Tiên không những có tài năng, tính cách anh hùng mà chàng còn có tấm lòng vị nghĩa

Câu 24 :

Trong bài viết tác giả cho rằng: “Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ là một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống”. Theo em, cụm từ “quan niệm thẩm mĩ” là gì?

  • A.

    Quan niệm về đạo đức

  • B.

    Quan niệm cuộc sống

  • C.

    Quan niệm về cái đẹp

  • D.

    Quan niệm về nghề nghiệp

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Tra từ điển về từ “thẩm mĩ”, từ đó đưa ra đáp án đúng.

Lời giải chi tiết :

Quan niệm thẩm mĩ chính là quan niệm về cái đẹp.

Câu 25 :

Cảm xúc bao trùm lên Bài thơ về tiểu đội xe không kính là gì?

  • A.

    Nỗi nhớ thương đồng đội

  • B.

    Sự lạc quan và tình yêu thương của người lính dành cho đồng đội

  • C.

    Sự xót xa của người lính với đồng đội

  • D.

    Tất cả các phương án trên

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Bài thơ xoay quanh sự lạc quan và tình yêu thương của người lính dành cho đồng đội .

Câu 26 :

Câu trả lời trong đoạn hội thoại sau vi phạm phương châm hội thoại nào? Một cô gái hỏi thăm người ven đường: - Chị có biết Đài phát thanh truyền hình Hà Nội ở đâu không? - Thì ở Hà Nội chứ ở đâu!

Phương châm về chất

Phương châm về lượng

Đáp án

Phương châm về chất

Phương châm về lượng

Phương pháp giải :

Trả lời thiếu thông tin, em xem cách trả lời này vi phạm phương châm nào.

Lời giải chi tiết :

Trả lời thiếu thông tin, cách trả lời này vi phạm phương châm nào về lượng.

Câu 27 :

Câu “Chú chó nghiệp vụ đang ngửi mọi thứ bằng chiếc mũi của nó” vi phạm phương châm nào?

Phương châm về chất

Phương châm về lượng

Đáp án

Phương châm về chất

Phương châm về lượng

Phương pháp giải :

đọc kĩ câu nói, xem bị thừa ở đâu và chọn đáp án thích hợp

Lời giải chi tiết :

Thừa thông tin: bằng chiếc mũi

Câu 28 :

Cảm xúc bao trùm lên bài thơ Đồng chí là gì?

  • A.

    Những nỗi đau khổ của người lính

  • B.

    Niềm tự hào và tình yêu thương của người lính dành cho đồng đội

  • C.

    Sự xót xa của người lính với đồng đội

  • D.

    Tất cả các phương án trên

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Đồng chí xoay quanh niềm tự hào và tình yêu thương của người lính dành cho đồng đội

Câu 29 :

Câu thơ “Chỉ cần trong xe có một trái tim” sử dụng biện pháp tu từ nào?

  • A.

    Nhân hóa và hoán dụ

  • B.

    Nhân hóa và ẩn dụ

  • C.

    Ẩn dụ và hoán dụ

  • D.

    Không sử dụng biện pháp tu từ nào cả

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ câu thơ và chọn đáp án thích hợp

Lời giải chi tiết :

Câu thơ sử dụng phép hoán dụ và ẩn dụ ở hình ảnh “trái tim”

Câu 30 :

Trong chiến tranh, Phạm Tiến Duật hoạt động ở đâu?

  • A.

    Miền Bắc

  • B.

    Miền Bắc

  • C.

    Tuyến đường Trường Sơn

  • D.

    Hải đảo

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Trong chiến tranh, Phạm Tiến Duật hoạt động ở trên tuyến đường Trường Sơn.

Câu 31 :

Nhận định nào không phù hợp với nội dung tư tưởng được thể hiện qua truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa ?

  • A.

    Thể hiện vẻ đẹp của người lao động

  • B.

    Thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước

  • C.

    Thể hiện khát vọng và niềm tin thắng kẻ thù

  • D.

    Thể hiện ý nghĩa của công việc thầm lặng

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Văn bản không nói về khát vọng và niềm tin thắng kẻ thù

Câu 32 :

Thơ của Phạm Tiến Duật được sáng tác nhiều trong thời kỳ nào?

  • A.

    Thời kỳ tham gia quân ngũ

  • B.

    Khi đất nước hòa bình

  • C.

    Khi ông còn là sinh viên

  • D.

    B và C

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Tác giả sáng tác nhiều trong thời kỳ tham gia quân ngũ

Câu 33 :

Chọn các đáp án đúng. Từ nào sau đây được hiểu theo nghĩa chuyển?

Ăn cơm

Ăn ảnh

Ăn nắng

Ăn da

Đáp án

Ăn ảnh

Ăn nắng

Ăn da

Phương pháp giải :

Nhớ lại kiến thức Sự phát triển của từ vựng

Lời giải chi tiết :

Ăn ảnh, ăn nắng, ăn da là các từ được phát triển từ nghĩa gốc là “ăn cơm”.

Câu 34 :

Ngôi kể thứ nhất có tác dụng gì?

  • A.

    Dễ dàng bộc lộ cảm xúc nhân vật

  • B.

    Thể hiện tầm nhìn bao quát của người kể

  • C.

    Thể hiện cái nhìn khách quan đối với sự việc

  • D.

    ất cả các phương án trên

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào những truyện kể theo ngôi thứ nhất em đã biết, thử tìm xem tác dụng của ngôi kể này.

Lời giải chi tiết :

Dễ dàng bộc lộ cảm xúc nhân vật

Câu 35 :

Bài thơ về tiểu đội xe không kính có sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt nào?

  • A.

    Biểu cảm, thuyết minh, miêu tả

  • B.

    Biểu cảm, tự sự, miêu tả

  • C.

    Miêu tả, tự sự, thuyết minh

  • D.

    Biểu cảm, miêu tả, thuyết minh

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nhớ lại 6 phương thức biểu đạt đã học

Lời giải chi tiết :

Bài thơ có sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt biểu cảm, tự sự, miêu tả

Câu 36 :

Phạm Tiến Duật từng học ở đâu?

  • A.

    Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

  • B.

    Đại học Sư phạm Hà Nội

  • C.

    Đại học Tổng hợp

  • D.

    Đại học Nhân văn

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Phạm Tiến Duật từng học Đại học Sư phạm Hà Nội

Câu 37 :

Qua lời kể của anh thanh niên, em nhận thấy công việc đó đòi hỏi người làm việc như thế nào?

  • A.

    Ti mỉ, chính xác

  • B.

    Có tinh thần trách nhiệm cao

  • C.

    Cả A và B đều đúng

  • D.

    Cả A và B đều sai

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Qua lời kể của anh thanh niên, em nhận thấy công việc đó đòi hỏi người làm việc tỉ mỉ, chính xác và có tinh thần trách nhiệm cao.

Câu 38 :

Bài thơ về tiểu đội xe không kính phản ánh hình ảnh của tác giả và đồng đội, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Nhớ lại hình ảnh người lính trong tác phẩm

Lời giải chi tiết :

Người lính trong Bài thơ có xuất thân từ sinh viên và cùng với đồng đội tham gia lái xe trên tuyến đường Trường Sơn khốc liệt. Đây chính là hiện thân của tác giả ngoài đời thực.

Câu 39 :

Một văn bản có sự hấp dẫn, thuyết phục bởi vấn đề cấp thiết với sức thuyết phục cao, lập luận chặt chẽ, chứng cứ phong phú, xác thực, cụ thể và còn bởi sự nhiệt tình của tác giả, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Chú ý vào cách lập luận của nhà văn về văn bản này.

Lời giải chi tiết :

Văn bản hấp dẫn, thuyết phục bởi vấn đề cấp thiết với sức thuyết phục cao, lập luận chặt chẽ, chứng cứ phong phú, xác thực, cụ thể và còn bởi sự nhiệt tình của tác giả là đúng.

Câu 40 :

Những câu văn sau trong tác phẩm Lão Hạc (Nam Cao) chủ yếu miêu tả điều gì?

Mắt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho mắt chảy ra, cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít "

  • A.

    Nội tâm của lão Hạc

  • B.

    Ngoại hình lão Hạc

  • C.

    Nét mặt của lão Hạc

  • D.

    Suy nghĩ của lão Hạc

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ và chọn đáp án đúng nhất

Lời giải chi tiết :

Những câu văn trên trong tác phẩm Lão Hạc (Nam Cao) chủ yếu miêu tả nét mặt lão Hạc


Cùng chủ đề:

Đề thi giữa kì 2 Văn 9 - Đề số 4
Đề thi giữa kì 2 Văn 9 - Đề số 5
Đề thi học kì 1 Văn 9 - Đề số 1
Đề thi học kì 1 Văn 9 - Đề số 2
Đề thi học kì 1 Văn 9 - Đề số 3
Đề thi học kì 1 Văn 9 - Đề số 4
Đề thi học kì 1 Văn 9 - Đề số 5
Đề thi học kì 2 Văn 9 - Đề số 1
Đề thi học kì 2 Văn 9 - Đề số 2
Đề thi học kì 2 Văn 9 - Đề số 3
Đề thi học kì 2 Văn 9 - Đề số 4