Đề thi giữa kì 2 Văn 9 - Đề số 3 — Không quảng cáo

Đề thi, đề kiểm tra Văn 9


Đề thi giữa kì 2 Văn 9 - Đề số 3

Đề bài

Câu 1 :

Trong những câu sau, câu nào có thành phần phụ chú?

  • A.

    Tôi rất yêu cha mẹ tôi!

  • B.

    Mẹ - người phụ nữ đẹp nhất đời tôi chính là động lực lớn lao của tôi.

  • C.

    Mẹ tôi là một nông dân.

  • D.

    Đối với tôi, mẹ tôi là người phụ nữ đẹp nhất.

Câu 2 :

Hãy tìm hàm ý của câu in đậm trong đoạn văn sau: Bác sĩ cầm mạch, sẽ cắn môi, nhìn ông già giọng phàn nàn:

- Chậm quá. Đến bây giờ mới tới. Nghĩa tường minh:... Hàm ý:…

  • A.

    Nghĩa tường minh: Bệnh nhân tới muộn , làm cho bác sĩ đợi lâu .

    Hàm ý: Không quan tâm đến bệnh tình của bệnh nhân

  • B.

    Nghĩa tường minh : Bệnh nhân tới muộn, làm cho bệnh tình nguy kịch hơn.

    Hàm ý: Không hài lòng và tiếc nuối vì việc bệnh nhân tới muộn.

  • C.

    Cả A và B đều đúng

  • D.

    Cả A và B đều sai

Câu 3 :

Bài thơ Nói với con được làm theo thể thơ gì?

  • A.

    Năm chữ

  • B.

    Lục bát

  • C.

    Tám chữ

  • D.

    Tự do

Câu 4 :

Từ “nhỏ bé” trong câu thơ “Người đồng mình thô sơ da thịt - Chẳng có ai nhỏ bé đâu con” ở bài thơ Nói với con được dùng theo nghĩa nào?

  • A.

    Nghĩa thực

  • B.

    Nghĩa so sánh

  • C.

    Nghĩa cụ thể

  • D.

    Nghĩa ẩn dụ

Câu 5 :

Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được sáng tác trong giai đoạn nào?

  • A.

    1930 - 1945

  • B.

    1954 - 1975

  • C.

    1945 - 1954

  • D.

    1975 - 2000

Câu 6 :

Địa danh nào sau đây là quê hương của Thanh Hải ?

  • A.

    Quảng Bình

  • B.

    Quảng Trị

  • C.

    Thừa Thiên Huế

  • D.

    Đà Nẵng

Câu 7 :

Nhà thơ thể hiện tình cảm gì qua bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ"?

  • A.

    Tình yêu thiên nhiên, đất nước

  • B.

    Tình yêu cuộc sống

  • C.

    Khát vọng cống hiến cho đời

  • D.

    Cả 3 ý trên

Câu 8 :

Đoạn hội thoại dưới đây chứa hàm ý gì?

Thầy giáo vào lớp được một lúc thì học trò xin vào. Thầy giáo nói với học sinh đó: Bây giờ là mấy giờ rồi?

  • A.

    Trách học sinh đó không mang theo đồng hồ

  • B.

    Hỏi học sinh đó xem đi muộn bao nhiêu phút

  • C.

    Phê bình học sinh đó không đi học đúng giờ

  • D.

    Hỏi học sinh đó xem bây giờ là mấy giờ

Câu 9 :

Nghị luận về tác phẩm truyện (hay đoạn trích) là gì?

  • A.

    Là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện hay chủ đề, nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể.

  • B.

    Là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống của con người.

  • C.

    Là bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ.

  • D.

    Cả 3 đáp án trên đều sai.

Câu 10 :

Trời đất lúc sang thu được miêu tả qua những phương diện nào?

  • A.

    Màu sắc, hương vị

  • B.

    Hoạt động, hình ảnh

  • C.

    Ca ngợi, hình hồn

  • D.

    Trầm tĩnh, răn dạy

Câu 11 :

Câu thơ “Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” sử dụng biện pháp tu từ gì?

  • A.

    So sánh

  • B.

    Nhân hóa

  • C.

    Điệp từ

  • D.

    Ẩn dụ

Câu 12 :

Bài thơ Sang thu được viết theo thể thơ nào?

  • A.

    Lục bát

  • B.

    Ngũ ngôn

  • C.

    Song thất lục bát

  • D.

    Thất ngôn tứ tuyệt

Câu 13 :

Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ"?

  • A.

    Nhạc điệu trong sáng, thiết tha gần gũi với dân ca.

  • B.

    Nhiều hình ảnh đẹp, giản dị, gợi cảm.

  • C.

    Nhiều so sánh và ẩn dụ sáng tạo.

  • D.

    Tất cả các phương án trên.

Câu 14 :

Nhận xét nào đúng nhất về nội dung bài thơ "Sang thu"?

  • A.

    Bài thơ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời.

  • B.

    Bài thơ là những cảm nhận, suy ngẫm về tình cảm gia đình nói chung.

  • C.

    Bài thơ thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước.

  • D.

    Bài thơ là những cảm nhận tinh tế về sự biến chuyển của đất trời qua đó bộc lộ tình yêu thiết tha với thiên nhiên của một tâm hồn nhạy cảm và sâu sắc

Câu 15 :

Viếng lăng Bác bắt nguồn từ cảm xúc nào?

  • A.

    Cảm xúc về vẻ đẹp và truyền thống của đất nước

  • B.

    Cảm xúc về vẻ đẹp và sự vĩ đại của Bác.

  • C.

    Cảm xúc về vẻ đẹp của thiên nhiên Hà Nội.

  • D.

    Cảm xúc về thời điểm lịch sử đáng nhớ của dân tộc.

Câu 16 :

Văn bản Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới được đăng trên tạp chí nào?

  • A.

    Tia chớp

  • B.

    Tia sấm

  • C.

    Tia sét

  • D.

    Tia sáng

Câu 17 :

Nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ được thể hiện qua phương diện nào?

  • A.

    Ngôn từ

  • B.

    Hình ảnh

  • C.

    Giọng điệu

  • D.

    Tất cả các phương án trên.

Câu 18 :

Bài thơ Nói với con được sáng tác trong giai đoạn nào?

  • A.

    1930 - 1945

  • B.

    1954 - 1975

  • C.

    1945 - 1954

  • D.

    1975 - 2000

Câu 19 :

Thành ngữ “nước đến chân mới nhảy” có nghĩa là gì?

  • A.

    Hành động vội vã, thiếu suy nghĩ

  • B.

    Hành động chậm chạp, lười biếng

  • C.

    Hành động cẩu thả, qua loa

  • D.

    Hành động chậm chễ, thiếu tính toán

Câu 20 :

Viếng lăng Bác được ai sáng tác ?

  • A.

    Xuân Diệu

  • B.

    Nguyễn Duy

  • C.

    Phạm Tiến Duật

  • D.

    Viễn Phương

Câu 21 :

Phần mở bài của bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ nêu điều gì?

  • A.

    Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ bước đầu nêu nhận xét đánh giá của mình (nếu phân tích đoạn thơ nên nêu rõ vị trí của đoạn thơ ấy trong tác phẩm và khái quát nội dung cảm xúc của nó.

  • B.

    Trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ

  • C.

    Khẳng định giá trị, ý nghĩa của bài thơ, đoạn thơ

  • D.

    Cả 3 đáp án trên

Câu 22 :

Qua bài thơ Nói với con bằng từ ngữ, hình ảnh giàu sức gợi cảm, Y Phương thể hiện tình cảm ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 23 :

Nghệ thuật nổi bật nhất của bài thơ "Viếng lăng Bác" là?

  • A.

    Nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm

  • B.

    Ngôn ngữ bình dị, giàu cảm xúc

  • C.

    Giọng điệu trang trọng, thành kính

  • D.

    Gồm tất cả các yếu tố trên

Câu 24 :

Phần thân bài của bài văn nghị luận về bài thơ đoạn thơ lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 25 :

Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là gì?

  • A.

    Là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện hay chủ đề, nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể.

  • B.

    Là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống của con người.

  • C.

    Là bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ.

  • D.

    Là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy.

Câu 26 :

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi phía dưới: Trong nền văn học hiện đại, Kim Lân là một gương mặt độc đáo. Do hoàn cảnh sống của mình, ông am hiểu sâu sắc sinh hoạt, tâm lí của người nông dân. Kim Lân được xem là nhà văn của nông thôn, của người dân quê Việt Nam với vẻ đẹp mộc mạc mà đậm đà. “Làng” là một trong những truyện ngắn đặc sắc nhất của Kim Lân. Tác phẩm này được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, thể hiện một cách sinh động vẻ đẹp của tình yêu quê hương, tình yêu đất nước ở người nông dân. Ai đến với “Làng” chắc khó có thể quên ông Hai – một nhân vật nông dân mang đến những nét đẹp thật đáng yêu qua ngòi bút khắc họa tài tình của Kim Lân.

Đoạn văn trên phù hợp với phần nào của bài văn?

  • A.

    Mở bài

  • B.

    Thân bài

  • C.

    Kết bài

  • D.

    Có thể dùng cho cả 3 phần

Câu 27 :

Ghép những hình ảnh ở cột A với từ ngữ miêu tả ở cột B cho phù hợp

Sương

Chim

Đám mây mùa hạ

Sông

Hàng cây

Sấm

Dềnh dàng

Bớt bất ngờ

Vội vã

Chùng chình qua ngõ

Vắt nửa mình

Đứng tuổi

Câu 28 :

Cảm xúc của tác giả qua đoạn thơ sau là gì:

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng

  • A.

    Sung sướng, xúc động

  • B.

    Tự hào, biết ơn

  • C.

    Thương cảm, thành kính

  • D.

    Buồn thương, đau xót

Câu 29 :

Đánh dấu x vào ô phù hợp Các câu văn sau là những câu sử dụng thành phần gọi đáp:

A. Thưa cô, cho em vào lớp ạ!

Đúng
Sai

B. Hình như thu đã về.

Đúng
Sai

C. Chao ôi! Đây thực sự là một tuyệt tác!

Đúng
Sai

D. Ngày mai anh phải đi rồi ư?

Đúng
Sai

E. Lan – lớp trưởng lớp tôi đã giành giải nhất trong kì thi này.

Đúng
Sai
Câu 30 :

Câu nào sau đây thể hiện rõ niềm xúc động của tác giả khi ra về?

  • A.

    Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

  • B.

    Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân

  • C.

    Mai về miền Nam thương trào nước mắt

  • D.

    Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Trong những câu sau, câu nào có thành phần phụ chú?

  • A.

    Tôi rất yêu cha mẹ tôi!

  • B.

    Mẹ - người phụ nữ đẹp nhất đời tôi chính là động lực lớn lao của tôi.

  • C.

    Mẹ tôi là một nông dân.

  • D.

    Đối với tôi, mẹ tôi là người phụ nữ đẹp nhất.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

xem lại lý thuyết về thành phần phụ chú.

Lời giải chi tiết :

“Mẹ - người phụ nữ đẹp nhất đời tôi chính là động lực lớn lao của tôi.”

Câu 2 :

Hãy tìm hàm ý của câu in đậm trong đoạn văn sau: Bác sĩ cầm mạch, sẽ cắn môi, nhìn ông già giọng phàn nàn:

- Chậm quá. Đến bây giờ mới tới. Nghĩa tường minh:... Hàm ý:…

  • A.

    Nghĩa tường minh: Bệnh nhân tới muộn , làm cho bác sĩ đợi lâu .

    Hàm ý: Không quan tâm đến bệnh tình của bệnh nhân

  • B.

    Nghĩa tường minh : Bệnh nhân tới muộn, làm cho bệnh tình nguy kịch hơn.

    Hàm ý: Không hài lòng và tiếc nuối vì việc bệnh nhân tới muộn.

  • C.

    Cả A và B đều đúng

  • D.

    Cả A và B đều sai

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc câu văn trên thật kĩ sau đó áp dụng lý thuyết về nghĩa tường minh và hàm ý để tìm ra  câu trả lời.

Lời giải chi tiết :

- Nghĩa tường minh: Bệnh nhân tới muộn, làm cho bệnh tình nguy kịch hơn. - Hàm ý: Không hài lòng và tiếc nuối vì việc bệnh nhân tới muộn.

Câu 3 :

Bài thơ Nói với con được làm theo thể thơ gì?

  • A.

    Năm chữ

  • B.

    Lục bát

  • C.

    Tám chữ

  • D.

    Tự do

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại tác phẩm

Lời giải chi tiết :

Bài thơ thuộc thể tự do

Câu 4 :

Từ “nhỏ bé” trong câu thơ “Người đồng mình thô sơ da thịt - Chẳng có ai nhỏ bé đâu con” ở bài thơ Nói với con được dùng theo nghĩa nào?

  • A.

    Nghĩa thực

  • B.

    Nghĩa so sánh

  • C.

    Nghĩa cụ thể

  • D.

    Nghĩa ẩn dụ

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ câu thơ để rút ra nghĩa của câu.

Lời giải chi tiết :

Từ “nhỏ bé” trong câu thơ trên dùng theo nghĩa ẩn dụ.

Câu 5 :

Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được sáng tác trong giai đoạn nào?

  • A.

    1930 - 1945

  • B.

    1954 - 1975

  • C.

    1945 - 1954

  • D.

    1975 - 2000

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Bài thơ được viết vào tháng 11/1980.

Câu 6 :

Địa danh nào sau đây là quê hương của Thanh Hải ?

  • A.

    Quảng Bình

  • B.

    Quảng Trị

  • C.

    Thừa Thiên Huế

  • D.

    Đà Nẵng

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Thanh Hải quê quán ở Thừa Thiên Huế.

Câu 7 :

Nhà thơ thể hiện tình cảm gì qua bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ"?

  • A.

    Tình yêu thiên nhiên, đất nước

  • B.

    Tình yêu cuộc sống

  • C.

    Khát vọng cống hiến cho đời

  • D.

    Cả 3 ý trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại giá trị nội dung.

Lời giải chi tiết :

Bài thơ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời, thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, góp một “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc.

Câu 8 :

Đoạn hội thoại dưới đây chứa hàm ý gì?

Thầy giáo vào lớp được một lúc thì học trò xin vào. Thầy giáo nói với học sinh đó: Bây giờ là mấy giờ rồi?

  • A.

    Trách học sinh đó không mang theo đồng hồ

  • B.

    Hỏi học sinh đó xem đi muộn bao nhiêu phút

  • C.

    Phê bình học sinh đó không đi học đúng giờ

  • D.

    Hỏi học sinh đó xem bây giờ là mấy giờ

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đặt vào ngữ cảnh và tìm ra hàm ý.

Lời giải chi tiết :

Cậu Bây giờ là mấy giờ rồi? Nhằm phê bình học sinh đó không đi học đúng giờ.

Câu 9 :

Nghị luận về tác phẩm truyện (hay đoạn trích) là gì?

  • A.

    Là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện hay chủ đề, nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể.

  • B.

    Là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống của con người.

  • C.

    Là bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ.

  • D.

    Cả 3 đáp án trên đều sai.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể.

Câu 10 :

Trời đất lúc sang thu được miêu tả qua những phương diện nào?

  • A.

    Màu sắc, hương vị

  • B.

    Hoạt động, hình ảnh

  • C.

    Ca ngợi, hình hồn

  • D.

    Trầm tĩnh, răn dạy

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại luận điểm hai của thân bài.

Lời giải chi tiết :

Trời đất lúc sang thu được miêu tả qua hàng loạt hoạt động, hình ảnh của các sự vật “sông dềnh dàng”, “chim vội vã”, “mây vắt nửa mình”.

Câu 11 :

Câu thơ “Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” sử dụng biện pháp tu từ gì?

  • A.

    So sánh

  • B.

    Nhân hóa

  • C.

    Điệp từ

  • D.

    Ẩn dụ

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại câu thơ rồi rút ra đáp án đúng

Lời giải chi tiết :

Câu thơ “Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ

Câu 12 :

Bài thơ Sang thu được viết theo thể thơ nào?

  • A.

    Lục bát

  • B.

    Ngũ ngôn

  • C.

    Song thất lục bát

  • D.

    Thất ngôn tứ tuyệt

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại tác phẩm

Lời giải chi tiết :

Bài thơ thuộc thể ngũ ngôn

Câu 13 :

Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ"?

  • A.

    Nhạc điệu trong sáng, thiết tha gần gũi với dân ca.

  • B.

    Nhiều hình ảnh đẹp, giản dị, gợi cảm.

  • C.

    Nhiều so sánh và ẩn dụ sáng tạo.

  • D.

    Tất cả các phương án trên.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Bài thơ theo thể thơ năm tiếng, có nhạc điệu trong sáng, thiết tha gần gũi với dân ca, nhiều hình ảnh đẹp, giản dị, gợi cảm, nhiều so sánh và ẩn dụ sáng tạo.

Câu 14 :

Nhận xét nào đúng nhất về nội dung bài thơ "Sang thu"?

  • A.

    Bài thơ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời.

  • B.

    Bài thơ là những cảm nhận, suy ngẫm về tình cảm gia đình nói chung.

  • C.

    Bài thơ thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước.

  • D.

    Bài thơ là những cảm nhận tinh tế về sự biến chuyển của đất trời qua đó bộc lộ tình yêu thiết tha với thiên nhiên của một tâm hồn nhạy cảm và sâu sắc

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Bài thơ là những cảm nhận thực sự tinh tế cùng sự quan sát vô cùng tỉ mỉ của tác giả về sự biến chuyển của đất trời từ cuối mùa hạ sang thu. Từ đó bộc lộ tình yêu thiết tha với thiên nhiên của một tâm hồn nhạy cảm và sâu sắc.

Câu 15 :

Viếng lăng Bác bắt nguồn từ cảm xúc nào?

  • A.

    Cảm xúc về vẻ đẹp và truyền thống của đất nước

  • B.

    Cảm xúc về vẻ đẹp và sự vĩ đại của Bác.

  • C.

    Cảm xúc về vẻ đẹp của thiên nhiên Hà Nội.

  • D.

    Cảm xúc về thời điểm lịch sử đáng nhớ của dân tộc.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Viếng lăng Bác bắt nguồn từ cảm xúc về vẻ đẹp và sự vĩ đại của Bác – vị cha già kính yêu của dân tộc.

Câu 16 :

Văn bản Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới được đăng trên tạp chí nào?

  • A.

    Tia chớp

  • B.

    Tia sấm

  • C.

    Tia sét

  • D.

    Tia sáng

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

- Bài viết này đăng trên tạp chí Tia sáng năm 2001, in trong tập Một góc nhìn của trí thức, NXB Trẻ, Thành phố HCM, 2002.

Câu 17 :

Nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ được thể hiện qua phương diện nào?

  • A.

    Ngôn từ

  • B.

    Hình ảnh

  • C.

    Giọng điệu

  • D.

    Tất cả các phương án trên.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ được thể hiện qua ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu,…

Câu 18 :

Bài thơ Nói với con được sáng tác trong giai đoạn nào?

  • A.

    1930 - 1945

  • B.

    1954 - 1975

  • C.

    1945 - 1954

  • D.

    1975 - 2000

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Bài thơ được sáng tác năm 1980.

Câu 19 :

Thành ngữ “nước đến chân mới nhảy” có nghĩa là gì?

  • A.

    Hành động vội vã, thiếu suy nghĩ

  • B.

    Hành động chậm chạp, lười biếng

  • C.

    Hành động cẩu thả, qua loa

  • D.

    Hành động chậm chễ, thiếu tính toán

Đáp án : D

Phương pháp giải :

vận dụng hiểu biết xã hội và đặt vào văn bản để hiểu đúng thành ngữ trên.

Lời giải chi tiết :

Thành ngữ “nước đến chân mới nhảy” có ú chỉ hành động chậm trễ, thiếu tính toán.

Câu 20 :

Viếng lăng Bác được ai sáng tác ?

  • A.

    Xuân Diệu

  • B.

    Nguyễn Duy

  • C.

    Phạm Tiến Duật

  • D.

    Viễn Phương

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Viếng lăng Bác được Viễn Phương sáng tác

Câu 21 :

Phần mở bài của bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ nêu điều gì?

  • A.

    Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ bước đầu nêu nhận xét đánh giá của mình (nếu phân tích đoạn thơ nên nêu rõ vị trí của đoạn thơ ấy trong tác phẩm và khái quát nội dung cảm xúc của nó.

  • B.

    Trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ

  • C.

    Khẳng định giá trị, ý nghĩa của bài thơ, đoạn thơ

  • D.

    Cả 3 đáp án trên

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Mở bài: Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ và bước đầu nêu nhận xét, đánh giá của mình. (Nếu phân tích một đoạn thơ nên nêu rõ vị trí của đoạn thơ ấy trong tác phẩm và khái quát nội dung cảm xúc của nó.)

Câu 22 :

Qua bài thơ Nói với con bằng từ ngữ, hình ảnh giàu sức gợi cảm, Y Phương thể hiện tình cảm ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án

A. Đúng

B. Sai

Phương pháp giải :

xem lại giá trị nội dung.

Lời giải chi tiết :

Qua bài thơ Nói với con bằng từ ngữ, hình ảnh giàu sức gợi cảm, Y Phương thể hiện tình cảm ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình là nhận xét đúng.

Đáp án: A

Câu 23 :

Nghệ thuật nổi bật nhất của bài thơ "Viếng lăng Bác" là?

  • A.

    Nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm

  • B.

    Ngôn ngữ bình dị, giàu cảm xúc

  • C.

    Giọng điệu trang trọng, thành kính

  • D.

    Gồm tất cả các yếu tố trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại giá trị nghệ thuật của bài thơ trên

Lời giải chi tiết :

Nghệ thuật nổi bật của bài thơ trên là giọng điệu thiết tha, sâu lắng, sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ quen thuộc, ngôn ngữ thơ giản dị mà cô đọng.

Câu 24 :

Phần thân bài của bài văn nghị luận về bài thơ đoạn thơ lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án

A. Đúng

B. Sai

Lời giải chi tiết :

Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ.

Câu 25 :

Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là gì?

  • A.

    Là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện hay chủ đề, nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể.

  • B.

    Là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống của con người.

  • C.

    Là bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ.

  • D.

    Là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy.

Câu 26 :

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi phía dưới: Trong nền văn học hiện đại, Kim Lân là một gương mặt độc đáo. Do hoàn cảnh sống của mình, ông am hiểu sâu sắc sinh hoạt, tâm lí của người nông dân. Kim Lân được xem là nhà văn của nông thôn, của người dân quê Việt Nam với vẻ đẹp mộc mạc mà đậm đà. “Làng” là một trong những truyện ngắn đặc sắc nhất của Kim Lân. Tác phẩm này được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, thể hiện một cách sinh động vẻ đẹp của tình yêu quê hương, tình yêu đất nước ở người nông dân. Ai đến với “Làng” chắc khó có thể quên ông Hai – một nhân vật nông dân mang đến những nét đẹp thật đáng yêu qua ngòi bút khắc họa tài tình của Kim Lân.

Đoạn văn trên phù hợp với phần nào của bài văn?

  • A.

    Mở bài

  • B.

    Thân bài

  • C.

    Kết bài

  • D.

    Có thể dùng cho cả 3 phần

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại kĩ đoạn văn

Lời giải chi tiết :

Đoạn văn trên phù hợp với phần mở bài.

Câu 27 :

Ghép những hình ảnh ở cột A với từ ngữ miêu tả ở cột B cho phù hợp

Sương

Chim

Đám mây mùa hạ

Sông

Hàng cây

Sấm

Dềnh dàng

Bớt bất ngờ

Vội vã

Chùng chình qua ngõ

Vắt nửa mình

Đứng tuổi

Đáp án

Sương

Chùng chình qua ngõ

Chim

Vội vã

Đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình

Sông

Dềnh dàng

Hàng cây

Đứng tuổi

Sấm

Bớt bất ngờ

Phương pháp giải :

Xem lại bài thơ và chú ý các hình ảnh chỉ sự vật thiên nhiên.

Lời giải chi tiết :

- Sương chùng chình qua ngõ - Sông được lúc dềnh dàng - Chim bắt đầu vội vã - Có đám mây mùa hạ/ Vắt nửa mình sang thu - Sấm cũng bớt bất ngờ - Trên hàng cây đứng tuổi Đáp án: Sương - chùng chình qua ngõ Chim – vội vã Đám mây mùa hạ - vắt nửa mình Sông – dềnh dàng Hàng cây – đứng tuổi Sấm – bớt bất ngờ

Câu 28 :

Cảm xúc của tác giả qua đoạn thơ sau là gì:

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng

  • A.

    Sung sướng, xúc động

  • B.

    Tự hào, biết ơn

  • C.

    Thương cảm, thành kính

  • D.

    Buồn thương, đau xót

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc lại và nắm được cảm xúc của nhà thơ.

Lời giải chi tiết :

Cảm xúc của tác giả qua đoạn thơ trên là Tự hào, biết ơn.

Câu 29 :

Đánh dấu x vào ô phù hợp Các câu văn sau là những câu sử dụng thành phần gọi đáp:

A. Thưa cô, cho em vào lớp ạ!

Đúng
Sai

B. Hình như thu đã về.

Đúng
Sai

C. Chao ôi! Đây thực sự là một tuyệt tác!

Đúng
Sai

D. Ngày mai anh phải đi rồi ư?

Đúng
Sai

E. Lan – lớp trưởng lớp tôi đã giành giải nhất trong kì thi này.

Đúng
Sai
Đáp án

A. Thưa cô, cho em vào lớp ạ!

Đúng
Sai

B. Hình như thu đã về.

Đúng
Sai

C. Chao ôi! Đây thực sự là một tuyệt tác!

Đúng
Sai

D. Ngày mai anh phải đi rồi ư?

Đúng
Sai

E. Lan – lớp trưởng lớp tôi đã giành giải nhất trong kì thi này.

Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Xem lại kiến thức về Thành phần gọi – đáp.

Lời giải chi tiết :

+ Câu A có từ “hình như” => thể hiện cách nhìn của người nói - thành phần tình thái. + Câu C có từ “chao ôi” => biểu đạt cảm xúc – thành phần cảm thán. + Câu E có thành phần sau dấu gạch ngang => thành phần phụ chú. => Như vậy, câu A và câu D tạo lập và duy trì hội thoại đồng thời chứa các từ ngữ gọi đáp (à, ư, nhỉ…) nên là thành phần gọi – đáp.

- Đáp án:

+ A: đúng

+ B: sai + C: sai + D: đúng + E: sai.

Câu 30 :

Câu nào sau đây thể hiện rõ niềm xúc động của tác giả khi ra về?

  • A.

    Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

  • B.

    Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân

  • C.

    Mai về miền Nam thương trào nước mắt

  • D.

    Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ đoạn thơ và đưa ra câu trả lời

Lời giải chi tiết :

Câu thơ thể hiện rõ niềm xúc động của tác giả khi ra về: “Mai về miền Nam thương trào nước mắt”


Cùng chủ đề:

Đề thi giữa kì 1 Văn 9 - Đề số 3
Đề thi giữa kì 1 Văn 9 - Đề số 4
Đề thi giữa kì 1 Văn 9 Trắc nghiệm - Đề số 5
Đề thi giữa kì 2 Văn 9 - Đề số 1
Đề thi giữa kì 2 Văn 9 - Đề số 2
Đề thi giữa kì 2 Văn 9 - Đề số 3
Đề thi giữa kì 2 Văn 9 - Đề số 4
Đề thi giữa kì 2 Văn 9 - Đề số 5
Đề thi học kì 1 Văn 9 - Đề số 1
Đề thi học kì 1 Văn 9 - Đề số 2
Đề thi học kì 1 Văn 9 - Đề số 3