Đề thi giữa kì 1 Văn 9 - Đề số 3
Đề bài
Cụm từ “kến nghĩa bất vi” trong câu thơ “Nhớ câu kiến nghĩa bất vi/ Làm người thế ấy cũng phi anh hùng” có nghĩa là?
-
A.
Việc nhỏ như con kiến
-
B.
Thấy việc nghĩa mà không làm
-
C.
Thấy việc nghĩa phải làm
-
D.
Làm việc nghĩa là anh hùng
Hai câu thơ “Vân Tiên tả đột hữu xông- Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang” sử dụng phép tu từ gì?
-
A.
Nhân hóa
-
B.
Ẩn dụ
-
C.
So sánh
-
D.
Nói quá
Vua Quang Trung mở tiệc khao quân vào ngày 30 tháng chạp nhằm mục đích gì?
-
A.
Cổ vũ động viên tinh thần quân sĩ
-
B.
Để quân sĩ có thời gian nghỉ ngơi trước khi ra trận
-
C.
Củng cố tinh thần quân sĩ, thể hiện niềm tin chiến thắng
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Câu thơ “Buồn trông nội cỏ rầu rầu/ Chân mây mặt đất một màu xanh xanh” từ nào được sử dụng với nghĩa chuyển?
-
A.
Buồn trông
-
B.
Chân mây
-
C.
Nội cỏ
-
D.
Rầu rầu
Thái độ của Kiều trước sự chối tội của Hoạn Thư là gì?
-
A.
Thúy Kiều xuôi lòng tha bổng cho Hoạn Thư, và còn khen ngợi Hoạn Thư “khôn ngoan”
-
B.
Trách phạt Hoạn Thư vì đã từng gieo đau khổ cho mình
-
C.
Vui mừng vì Hoạn Thư biết hối lỗi, sợ sệt
-
D.
Không biết đối đáp với Hoạn Thư ra sao vì Hoạn Thư quá xảo quyệt
Từ nào đồng nghĩa với từ “bé nhỏ”?
-
A.
Tí hon
-
B.
Lực lưỡng
-
C.
Khổng lồ
-
D.
Cả 3 từ trên
Câu thơ sau có sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt nào?
Bẽ bàng mây sớm đèm khuya,
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,
Tin sương luống những rày trông mai chờ.
Bên trời góc bể bơ vơ,
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.
-
A.
Tự sự kết hợp miêu tả ngoại hình
-
B.
Tự sự kết hợp miêu tả nội tâm
-
C.
Tự sự kết hợp lập luận
-
D.
Lập luận kết hợp miêu tả nội tâm
Trong các câu sau, câu nào sai về lỗi dùng từ?
-
A.
Khủng long là loại động vật đã bị tuyệt tự
-
B.
Truyện Kiều là một tuyệt tác văn học bằng chữ Nôm của Nguyễn Du
-
C.
Bà tôi là người chuyên nghiên cứu những hồ sơ tuyệt mật
-
D.
Cô ấy có vẻ đẹp tuyệt trần!
Thái độ của vua tôi Lê Chiêu Thống khi giặc Thanh bị tiêu giệt?
-
A.
Vua tôi Lê Chiêu Thống xin cầu hòa trước vua Quang Trung
-
B.
Vua tôi Lê Chiêu Thống chịu trận trước quân Tây Sơn
-
C.
Vua tôi Lê Chiêu Thống chạy trốn
-
D.
Cả 3 đáp án trên
Văn bản Hoàng Lê nhất thống chí viết về sự kiện lịch sử nào?
-
A.
Trần Hưng Đạo phá quân Nguyên
-
B.
Hai Bà Trưng đánh đuổi quân Nam Hán
-
C.
Quang Trung đại phá quân Thanh
-
D.
Lê Lợi đại phá quân Minh
Tác phẩm Lục Vân Tiên viết bằng ngôn ngữ nào?
-
A.
Chữ Hán
-
B.
Chữ Nôm
-
C.
Chữ quốc ngữ
-
D.
Chữ Latin
Bài ca dao sau có hiện tượng từ:
Bà già đi chợ cầu Đông
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng
Thầy bói gieo quẻ nói rằng
Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn.
-
A.
Hiện tượng từ đồng âm
-
B.
Hiện tượng từ đồng nghĩa
-
C.
Hiện tượng từ trái nghĩa
-
D.
Hiện tượng từ nhiều nghĩa
Mô hình “thế giới + X” trong đó X là các danh từ như ví, quần áo, điện thoại, laptop… có phải là từ ngữ mới không?
Có
Không
Trong các dòng sau, dòng nào là thành ngữ?
-
A.
Tham thì thâm
-
B.
Nước mắt cá sấu
-
C.
Cá không ăn muối cá ươn
-
D.
Uống nước nhớ nguồn
Thái độ của tác giả trong văn bản Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh là gì?
-
A.
Ủng hộ, cổ vũ
-
B.
Không quan tâm
-
C.
Bất bình, phê phán
-
D.
Tất cả các ý trên
Qua lời Kiều nói với Thúc Sinh, em thấy Kiều là nhân vật như thế nào?
-
A.
Nàng trân trọng việc Thúc Sinh chuộc nàng khỏi lầu xanh.
-
B.
Nàng gọi Thúc Sinh là người cũ mang sắc thái thân mật, gần gũi, gọi là cố nhân một cách trân trọng
-
C.
Nàng thấy mang nặng ân nghĩa với Thúc Sinh, không sao đền đáp được
-
D.
Cả 3 đáp án trên
Những câu văn sau trong tác phẩm Lão Hạc (Nam Cao) chủ yếu miêu tả điều gì?
Mắt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho mắt chảy ra, cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít "
-
A.
Nội tâm của lão Hạc
-
B.
Ngoại hình lão Hạc
-
C.
Nét mặt của lão Hạc
-
D.
Suy nghĩ của lão Hạc
Thành ngữ trong câu sau có nghĩa là:
Kiến bò miệng chén chưa lâu Mưa sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa
-
A.
Sự chăm chỉ làm việc
-
B.
Vững lòng vững chí làm việc
-
C.
Ca ngợi những người lập công lớn
-
D.
Chỉ chạy quanh quẩn, không sao thoát được
Văn bản Kiều ở lầu Ngưng Bích được trích từ tác phẩm nào?
-
A.
Kim Vân Kiều truyện
-
B.
Lục Vân Tiên
-
C.
Truyện Kiều
-
D.
Chuyện người con gái Nam Xương
Chọn cách giải thích đúng:
“hậu quả” là:
-
A.
Kết quả phía sau
-
B.
Kết quả sau cùng
-
C.
Kết quả cuối
-
D.
Kết quả xấu
Văn bản Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga được trích từ tác phẩm nào?
-
A.
Kim Vân Kiều truyện
-
B.
Lục Vân Tiên
-
C.
Truyện Kiều
-
D.
Chuyện người con gái Nam Xương
Ý nói đúng nhất nội dung của Hồi thứ mười bốn (trích Hoàng Lê nhất thống chí) là gì?
-
A.
Ca ngợi hình tượng người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ
-
B.
Nói lên sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh
-
C.
Nói lên số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống
-
D.
Cả A, B, C đều đúng
Trong 8 câu thơ cuối bài Kiều ở lầu Ngưng Bích , biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng đặc trưng nhất?
-
A.
Điệp ngữ
-
B.
Tả cảnh ngụ tình
-
C.
Ước lệ tượng trưng
-
D.
Cả A và B
Miêu tả nội tâm giúp nhân vật trong văn bản tự sự sinh động hơn, đúng hay sai?
Vì đâu Kiều có mặt tại lầu Ngưng Bích ?
-
A.
Kiều xin vào làm ở đây
-
B.
Kiều bị lừa bán vào nơi này
-
C.
Kiều bị bắt cóc tống giam vào đây
-
D.
Kiều nghe theo lời một kĩ nữ rồi lạc vào nơi này
Cụm từ chén nguyệt dưới đồng gợi Thúy Kiều nỗi nhớ về ai?
-
A.
Kim Trọng
-
B.
Từ Hải
-
C.
Thúc Sinh
-
D.
Thúy Vân
Tích vào các đáp án đúng.
Đâu là giá trị nghệ thuật của văn bản Kiều ở lầu Ngưng Bích ?
Khắc họa nội tâm nhân vật
Xây dựng tình huống truyện kịch tính
Tả cảnh ngụ tình
Sử dụng ngòi bút đậm chất hội họa
Sử dụng điển tích, điển cố
Ước lệ tượng trưng
Trong câu thơ “Ngày xuân em hãy còn dài/ Xót tình máu mủ thay lời nước non” từ xuân được sử dụng với nghĩa nào?
-
A.
Nghĩa gốc chỉ mùa xuân
-
B.
Nghĩa chuyển chỉ tuổi trẻ
-
C.
Nghĩa Hán Việt vì đây là từ mượn
-
D.
Cả 3 đáp án trên
Khi Kiều Nguyệt Nga muốn trả ơn, Lục Vân Tiên đã xử trí thế nào?
-
A.
Không nhận ơn
-
B.
Vui vẻ nhận tấm lòng của cô gái
-
C.
Từ chối thẳng thừng và đi ngay
-
D.
Cả A, B, C đều đúng
Tìm thành ngữ trong câu thơ sau?
Kiến bò miệng chén chưa lâu Mưa sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa
-
A.
Kiến bò miệng chén
-
B.
Miệng chén chưa lâu
-
C.
Mưa sâu
-
D.
Nghĩa sâu cho vừa
Lời giải và đáp án
Cụm từ “kến nghĩa bất vi” trong câu thơ “Nhớ câu kiến nghĩa bất vi/ Làm người thế ấy cũng phi anh hùng” có nghĩa là?
-
A.
Việc nhỏ như con kiến
-
B.
Thấy việc nghĩa mà không làm
-
C.
Thấy việc nghĩa phải làm
-
D.
Làm việc nghĩa là anh hùng
Đáp án : B
Nhớ lại kiến thức từ Hán Việt
Cụm từ “kến nghĩa bất vi” trong câu thơ trên nghĩa là “thấy việc nghĩa mà không làm”
Hai câu thơ “Vân Tiên tả đột hữu xông- Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang” sử dụng phép tu từ gì?
-
A.
Nhân hóa
-
B.
Ẩn dụ
-
C.
So sánh
-
D.
Nói quá
Đáp án : C
Nhớ lại các phép tu từ đã học
Hai câu thơ trên so sánh Lục Vân Tiên với Triệu Tử.
Vua Quang Trung mở tiệc khao quân vào ngày 30 tháng chạp nhằm mục đích gì?
-
A.
Cổ vũ động viên tinh thần quân sĩ
-
B.
Để quân sĩ có thời gian nghỉ ngơi trước khi ra trận
-
C.
Củng cố tinh thần quân sĩ, thể hiện niềm tin chiến thắng
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Đáp án : D
Vua Quang Trung mở tiệc khao quân vào ngày 30 tháng chạp nhằm cổ vũ tinh thần quân sĩ, cho họ có thời gian nghỉ ngơi trước khi ra trận.
Câu thơ “Buồn trông nội cỏ rầu rầu/ Chân mây mặt đất một màu xanh xanh” từ nào được sử dụng với nghĩa chuyển?
-
A.
Buồn trông
-
B.
Chân mây
-
C.
Nội cỏ
-
D.
Rầu rầu
Đáp án : B
Nhớ lại kiến thức nghĩa chuyển.
Từ “chân mây” được chuyển theo phương thức hoán dụ.
Thái độ của Kiều trước sự chối tội của Hoạn Thư là gì?
-
A.
Thúy Kiều xuôi lòng tha bổng cho Hoạn Thư, và còn khen ngợi Hoạn Thư “khôn ngoan”
-
B.
Trách phạt Hoạn Thư vì đã từng gieo đau khổ cho mình
-
C.
Vui mừng vì Hoạn Thư biết hối lỗi, sợ sệt
-
D.
Không biết đối đáp với Hoạn Thư ra sao vì Hoạn Thư quá xảo quyệt
Đáp án : A
Thúy Kiều xuôi lòng tha bổng cho Hoạn Thư, và còn khen ngợi Hoạn Thư “khôn ngoan”
Từ nào đồng nghĩa với từ “bé nhỏ”?
-
A.
Tí hon
-
B.
Lực lưỡng
-
C.
Khổng lồ
-
D.
Cả 3 từ trên
Đáp án : A
Đọc kĩ và chọn đáp án phù hợp
Tứ hon và bé nhỏ đều nói về trạng thái nhỏ của sự vật
Câu thơ sau có sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt nào?
Bẽ bàng mây sớm đèm khuya,
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,
Tin sương luống những rày trông mai chờ.
Bên trời góc bể bơ vơ,
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.
-
A.
Tự sự kết hợp miêu tả ngoại hình
-
B.
Tự sự kết hợp miêu tả nội tâm
-
C.
Tự sự kết hợp lập luận
-
D.
Lập luận kết hợp miêu tả nội tâm
Đáp án : B
Đọc kĩ đoạn văn và chọn đáp án đúng nhất
Đoạn thơ trên có sự kết hợp giữa tự sự và miêu tả nội tâm
Trong các câu sau, câu nào sai về lỗi dùng từ?
-
A.
Khủng long là loại động vật đã bị tuyệt tự
-
B.
Truyện Kiều là một tuyệt tác văn học bằng chữ Nôm của Nguyễn Du
-
C.
Bà tôi là người chuyên nghiên cứu những hồ sơ tuyệt mật
-
D.
Cô ấy có vẻ đẹp tuyệt trần!
Đáp án : A
Đọc kĩ xem câu nào chưa hợp lý
Từ sai là từ tuyệt tự (không có con), trong khi thực tế loài khủng long là động vật bị tuyệt chủng.
Thái độ của vua tôi Lê Chiêu Thống khi giặc Thanh bị tiêu giệt?
-
A.
Vua tôi Lê Chiêu Thống xin cầu hòa trước vua Quang Trung
-
B.
Vua tôi Lê Chiêu Thống chịu trận trước quân Tây Sơn
-
C.
Vua tôi Lê Chiêu Thống chạy trốn
-
D.
Cả 3 đáp án trên
Đáp án : C
Vua tôi Lê Chiêu Thống chạy trốn khi giặc Thanh bị tiêu giệt
Văn bản Hoàng Lê nhất thống chí viết về sự kiện lịch sử nào?
-
A.
Trần Hưng Đạo phá quân Nguyên
-
B.
Hai Bà Trưng đánh đuổi quân Nam Hán
-
C.
Quang Trung đại phá quân Thanh
-
D.
Lê Lợi đại phá quân Minh
Đáp án : C
Xem lại nội dung
Văn bản viết về sự kiện Quang Trung đại phá quân Thanh
Tác phẩm Lục Vân Tiên viết bằng ngôn ngữ nào?
-
A.
Chữ Hán
-
B.
Chữ Nôm
-
C.
Chữ quốc ngữ
-
D.
Chữ Latin
Đáp án : B
Nhớ lại phần thể loại
Tác phẩm Lục Vân Tiên viết bằng chữ Nôm
Bài ca dao sau có hiện tượng từ:
Bà già đi chợ cầu Đông
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng
Thầy bói gieo quẻ nói rằng
Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn.
-
A.
Hiện tượng từ đồng âm
-
B.
Hiện tượng từ đồng nghĩa
-
C.
Hiện tượng từ trái nghĩa
-
D.
Hiện tượng từ nhiều nghĩa
Đáp án : A
Đọc kĩ và xem bài ca dao thú vị nhờ đâu
Từ 2 từ lợi ở đây đồng âm nhưng khác nghĩa. Lợi 1: tính từ chỉ lợi ích. Lợi 2: danh từ, chỉ một phần trong khoang miệng, nơi răng mọc.
Mô hình “thế giới + X” trong đó X là các danh từ như ví, quần áo, điện thoại, laptop… có phải là từ ngữ mới không?
Có
Không
Có
Không
Mô hình trên là các từ ngữ mới.
Trong các dòng sau, dòng nào là thành ngữ?
-
A.
Tham thì thâm
-
B.
Nước mắt cá sấu
-
C.
Cá không ăn muối cá ươn
-
D.
Uống nước nhớ nguồn
Đáp án : B
Đọc kĩ và chọn đáp án thích hợp nhất
Nước mắt cá sấu là thành ngữ
Thái độ của tác giả trong văn bản Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh là gì?
-
A.
Ủng hộ, cổ vũ
-
B.
Không quan tâm
-
C.
Bất bình, phê phán
-
D.
Tất cả các ý trên
Đáp án : C
Thái độ của tác giả trong văn bản là bất bình, phê phán.
Qua lời Kiều nói với Thúc Sinh, em thấy Kiều là nhân vật như thế nào?
-
A.
Nàng trân trọng việc Thúc Sinh chuộc nàng khỏi lầu xanh.
-
B.
Nàng gọi Thúc Sinh là người cũ mang sắc thái thân mật, gần gũi, gọi là cố nhân một cách trân trọng
-
C.
Nàng thấy mang nặng ân nghĩa với Thúc Sinh, không sao đền đáp được
-
D.
Cả 3 đáp án trên
Đáp án : D
Qua lời Kiều nói với Thúc Sinh, em thấy Kiều là người trọng nghĩa
Những câu văn sau trong tác phẩm Lão Hạc (Nam Cao) chủ yếu miêu tả điều gì?
Mắt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho mắt chảy ra, cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít "
-
A.
Nội tâm của lão Hạc
-
B.
Ngoại hình lão Hạc
-
C.
Nét mặt của lão Hạc
-
D.
Suy nghĩ của lão Hạc
Đáp án : C
Đọc kĩ và chọn đáp án đúng nhất
Những câu văn trên trong tác phẩm Lão Hạc (Nam Cao) chủ yếu miêu tả nét mặt lão Hạc
Thành ngữ trong câu sau có nghĩa là:
Kiến bò miệng chén chưa lâu Mưa sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa
-
A.
Sự chăm chỉ làm việc
-
B.
Vững lòng vững chí làm việc
-
C.
Ca ngợi những người lập công lớn
-
D.
Chỉ chạy quanh quẩn, không sao thoát được
Đáp án : D
Đọc kĩ, đối chiếu với sự vật được nhắc đến trong thành ngữ
Thành ngữ trong câu trên có nghĩa là c hỉ chạy quanh quẩn, không sao thoát được
Văn bản Kiều ở lầu Ngưng Bích được trích từ tác phẩm nào?
-
A.
Kim Vân Kiều truyện
-
B.
Lục Vân Tiên
-
C.
Truyện Kiều
-
D.
Chuyện người con gái Nam Xương
Đáp án : C
Văn bản Kiều ở lầu Ngưng Bích được trích từ tác phẩm Truyện Kiều
Chọn cách giải thích đúng:
“hậu quả” là:
-
A.
Kết quả phía sau
-
B.
Kết quả sau cùng
-
C.
Kết quả cuối
-
D.
Kết quả xấu
Đáp án : D
Dựa vào ngôn ngữ mà em và mọi người hay sử dụng thường ngày
“hậu quả” la kết quả xấu
Văn bản Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga được trích từ tác phẩm nào?
-
A.
Kim Vân Kiều truyện
-
B.
Lục Vân Tiên
-
C.
Truyện Kiều
-
D.
Chuyện người con gái Nam Xương
Đáp án : B
Văn bản Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga được trích từ tác phẩm Lục Vân Tiên
Ý nói đúng nhất nội dung của Hồi thứ mười bốn (trích Hoàng Lê nhất thống chí) là gì?
-
A.
Ca ngợi hình tượng người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ
-
B.
Nói lên sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh
-
C.
Nói lên số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống
-
D.
Cả A, B, C đều đúng
Đáp án : D
Qua đoạn trích “Hoàng Lê nhất thống chí”, cảm nhận về vẻ đẹp hào hùng của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trong chiến công đại phá quân Thanh, sự thảm bại của bọn xâm lược và số phận bi thảm của lũ vua quan phản nước hại dân.
Trong 8 câu thơ cuối bài Kiều ở lầu Ngưng Bích , biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng đặc trưng nhất?
-
A.
Điệp ngữ
-
B.
Tả cảnh ngụ tình
-
C.
Ước lệ tượng trưng
-
D.
Cả A và B
Đáp án : B
Xem lại các câu thơ cuối
Trong 8 câu thơ cuối, biện pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình được sử dụng đặc trưng nhất
Miêu tả nội tâm giúp nhân vật trong văn bản tự sự sinh động hơn, đúng hay sai?
Miêu tả nội tâm giúp nhân vật trong văn bản tự sự sinh động hơn
Vì đâu Kiều có mặt tại lầu Ngưng Bích ?
-
A.
Kiều xin vào làm ở đây
-
B.
Kiều bị lừa bán vào nơi này
-
C.
Kiều bị bắt cóc tống giam vào đây
-
D.
Kiều nghe theo lời một kĩ nữ rồi lạc vào nơi này
Đáp án : B
Sau khi gia đình lâm biến và bị Mã Giám Sinh dùng mưu hèn kế bẩn, gạ gẫm lừa tình rồi bị bán vào thanh lâu, Thúy Kiều đã định tự kết liễu đời mình, nhưng kế hoạch của nàng không thành công.
Cụm từ chén nguyệt dưới đồng gợi Thúy Kiều nỗi nhớ về ai?
-
A.
Kim Trọng
-
B.
Từ Hải
-
C.
Thúc Sinh
-
D.
Thúy Vân
Đáp án : A
Cụm từ chén nguyệt dưới đồng gợi Thúy Kiều nỗi nhớ về Kim Trọng
Tích vào các đáp án đúng.
Đâu là giá trị nghệ thuật của văn bản Kiều ở lầu Ngưng Bích ?
Khắc họa nội tâm nhân vật
Xây dựng tình huống truyện kịch tính
Tả cảnh ngụ tình
Sử dụng ngòi bút đậm chất hội họa
Sử dụng điển tích, điển cố
Ước lệ tượng trưng
Khắc họa nội tâm nhân vật
Tả cảnh ngụ tình
Sử dụng điển tích, điển cố
Nghệ thuật khắc họa nội tâm nhân vật, sử dụng điển tích, điển cố và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc
Trong câu thơ “Ngày xuân em hãy còn dài/ Xót tình máu mủ thay lời nước non” từ xuân được sử dụng với nghĩa nào?
-
A.
Nghĩa gốc chỉ mùa xuân
-
B.
Nghĩa chuyển chỉ tuổi trẻ
-
C.
Nghĩa Hán Việt vì đây là từ mượn
-
D.
Cả 3 đáp án trên
Đáp án : B
Đọc kĩ và chọn đáp án phù hợp nhất
từ “xuân” được sử dụng với nghĩa chuyển chỉ tuổi trẻ.
Khi Kiều Nguyệt Nga muốn trả ơn, Lục Vân Tiên đã xử trí thế nào?
-
A.
Không nhận ơn
-
B.
Vui vẻ nhận tấm lòng của cô gái
-
C.
Từ chối thẳng thừng và đi ngay
-
D.
Cả A, B, C đều đúng
Đáp án : A
Xem lại phần thân bài
Lục Vân Tiên không nhận sự trả ơn của cô gái và khẳng định mình đã làm việc nên làm
Tìm thành ngữ trong câu thơ sau?
Kiến bò miệng chén chưa lâu Mưa sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa
-
A.
Kiến bò miệng chén
-
B.
Miệng chén chưa lâu
-
C.
Mưa sâu
-
D.
Nghĩa sâu cho vừa
Đáp án : A
Nhớ lại kiến thức thành ngữ
Kiến bò miệng chén là thành ngữ trong câu thơ trên