Đề thi giữa kì 1 Văn 9 - Đề số 2
Đề bài
Giá trị nội dung của tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương là gì?
-
A.
Tố cáo xã hội phong kiến
-
B.
Lên án chiến tranh phi nghĩa
-
C.
Ca ngợi phẩm chất của người phụ nữ
-
D.
Tất cả các phương án trên.
Chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ là gì?
-
A.
Là cách gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật, hiện tượng thiên nhiên bằng những từ ngữ vốn được dùng đẻ gọi hoặc tả con người
-
B.
Là gọi tên các sự vật, hoặc hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương cận
-
C.
Là gọi tên các sự vật, hoặc hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng
-
D.
Là đối chiếu các sự vật, sự việc này với các sự vật, sự việc khác giống nhau
Truyện Kiều gồm mấy phần?
-
A.
3
-
B.
4
-
C.
5
-
D.
6
Thời kỳ Nguyễn Dữ sống có điều gì đặc biệt?
-
A.
Xã hội phát triển thịnh trị
-
B.
Nước ta bị nhà Tống xâm lược
-
C.
Nội chiến diễn ra liên miên
-
D.
Bị nhà Hán đô hộ
Các phương châm hội thoại là những quy định bắt buộc trong mọi tình huống giao tiếp, đúng hay sai?
Câu thơ “mai cốt cách, tuyết tinh thần” có nghĩa là gì?
-
A.
Tinh thần trong trắng, tinh khiết như mai, như tuyết
-
B.
Đẹp như cây mai cây tuyết
-
C.
Cốt cách thanh tao của mai, tinh thần trong trắng, tinh khôi của tuyết
-
D.
Cả 3 đáp án trên
Thiên nhiên trong những câu thơ cuối của bài Cảnh ngày xuân hiện lên như thế nào?
-
A.
Đẹp nhưng đượm buồn
-
B.
Đẹp và tươi sáng
-
C.
Ảm đạm, hiu hắt
-
D.
Khô cằn, héo úa
Trong các văn bản tự sự, yếu tố miêu tả có vai trò và ý nghĩa như thế nào đối sự việc được kể?
-
A.
Làm cho sự việc được kể ngắn gọn hơn
-
B.
Làm cho sự việc được kể đơn giản hơn
-
C.
Làm cho sự việc được kể đầy đủ hơn
-
D.
Làm cho sự việc được sinh động và hiện lên như thật
Có mấy cách dẫn lời nói/ ý nghĩ của một nhân vật?
-
A.
Một
-
B.
Hai
-
C.
Ba
-
D.
Bốn
Chuyện người con gái Nam Xương của tác giả nào?
-
A.
Nguyễn Du
-
B.
Nguyễn Dữ
-
C.
Nguyễn Trãi
-
D.
Nguyễn Khuyến
Những câu văn sau trong tác phẩm Lão Hạc (Nam Cao) chủ yếu miêu tả điều gì?
Mắt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho mắt chảy ra, cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít "
-
A.
Nội tâm của lão Hạc
-
B.
Ngoại hình lão Hạc
-
C.
Nét mặt của lão Hạc
-
D.
Suy nghĩ của lão Hạc
Tích vào các đáp án đúng.
Đâu là giá trị nghệ thuật của văn bản?
Khắc họa nhân vật bằng đối thoại
Sử dụng thành công phép lập luận
Sử dụng ngòi bút đậm chất hội họa
Sử dụng điển tích, điển cố
Ước lệ tượng trưng
Câu nào nêu đúng nhất cách cư xử của Vũ Nương trước tính hay ghen của chồng?
-
A.
Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói.
-
B.
Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết
-
C.
Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa từng bén gót
-
D.
Nàng cũng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa.
Nguyễn Du ca ngợi vẻ đẹp, tài năng của con người và dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh là biểu hiện của cảm hứng nhân văn ở Nguyễn Du, đúng hay sai?
Văn bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em sử dụng phương thức biểu đạt chính là gì?
-
A.
Miêu tả
-
B.
Biểu cảm
-
C.
Nghị luận
-
D.
Tự sự
Câu văn “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong được đeo ấn hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi.” nói lên phẩm chất gì của Vũ Nương?
-
A.
Cảm thông trước những nỗi vất vả của chồng
-
B.
Đảm đang, biết lo liệu việc nhà
-
C.
Nhớ mong và yêu thương chồng tha thiết
-
D.
Tất cả các phương án trên
Cuộc đời Nguyễn Du trải qua nhiều biến cố thăng trầm nhưng chính hoàn cảnh ấy tạo cho ông vốn sống phong phú, tâm hồn sâu sắc, đúng hay sai?
Chỉ ra các câu văn chứa yếu tố miêu tả trong đoạn văn sau?
“(1) Hằng năm cứ vào cuối thu lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại náo nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường. (2) Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như những cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.”
-
A.
Câu (1)
-
B.
Câu (2)
-
C.
Cả 2 câu
-
D.
Đoạn văn không có chứa yếu tố miêu tả và biểu cảm
Khi Kiều Nguyệt Nga muốn trả ơn, Lục Vân Tiên đã xử trí thế nào?
-
A.
Không nhận ơn
-
B.
Vui vẻ nhận tấm lòng của cô gái
-
C.
Từ chối thẳng thừng và đi ngay
-
D.
Cả A, B, C đều đúng
Đoạn trích chị em Thúy Kiều tác giả miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân làm nền nổi bật vẻ đẹp và tài năng của Thúy Kiều đúng hay sai?
Đâu không phải là giá trị nghệ thuật của đoạn trích Chị em Thúy Kiều ?
-
A.
Tả cảnh ngụ tình
-
B.
Ẩn dụ, ước lệ tượng trưng
-
C.
Ngôn ngữ bác học điêu luyện
-
D.
Sử dụng điển cố, điển tích
Tích vào các đáp án đúng.
Nguyễn Đình Chiểu đã làm những công việc nào dưới đây?
Thầy giáo
Công nhân
Thầy thuốc
Nhà thơ
Nhà buôn
Họa sĩ
Để thực hiện được nhiệm vụ, bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em đề cách thức hoạt động như thế nào?
-
A.
Các nước phát triển sẽ chi viện tài chính cho các nước chưa phát triển để xóa đói giảm nghèo
-
B.
Tất cả các nước phải nỗ lực liên tục và có sự phối hợp với nhau trong hoạt động của từng nước cũng như trong hợp tác quốc tế
-
C.
Tự bản thân mỗi quốc gia sẽ đề ra cách thức hoạt động của mình để bảo vệ và chăm sóc trẻ em
-
D.
Các nước phát triển cần cắt giảm bớt chi phí cho lĩnh vực quân sự, xóa bỏ nạn phân biệt chủng tộc
Trong câu “Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu! Mau!” từ ngữ xưng hô thuộc từ loại gì?
-
A.
Danh từ
-
B.
Phó từ
-
C.
Động từ
-
D.
Tính từ
Trước thái độ của Kiều, Hoạn Thư xử lý ra sao?
-
A.
Hoạn Thư khéo léo đưa ra lập luận tránh tội cho mình
-
B.
Hoạn Thư run sợ không nói lên lời
-
C.
Hoạn Thư nhờ Thúc Sinh nói đỡ cho mình
-
D.
Cả 3 đáp án trên
Thành công về mặt nghệ thuật của Nguyễn Du trong đoạn trích Cảnh ngày xuân?
-
A.
Tác giả dùng nhiều từ ngữ giàu chất tạo hình, gợi cảm
-
B.
Tác giả kết hợp tài tình bút pháp tả cảnh ngụ tình
-
C.
Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên điêu luyện, sắc sảo bởi sự chấm phá, điểm xuyết
-
D.
Cả 3 đáp án trên
Từ “ba- zơ” là thuật ngữ dùng trong ngành khoa học nào?
-
A.
Hóa học
-
B.
Toán học
-
C.
Kinh tế học
-
D.
Mĩ thuật
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi : Chàng bèn theo lời, lập một đàn tràng ba ngày đêm ở bến Hoàng Giang. Rồi quả thấy Vũ nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau lại có đến hơn năm mươi chiếc xe nữa, cờ tàn tán lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn lúc hiện. Chàng vội gọi, nàng vẫn ở giữa dòng mà nói với vào: - Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể lại về nhân gian được nữa. Lời thoại trên của nhân vật nào?
-
A.
Trương Sinh
-
B.
Vũ Nương
-
C.
Linh Phi
-
D.
Phan Lang
Qua văn bản Thúy Kiều báo ân báo oán , Hoạn Thư đã hiện ra là một người như thế nào?
-
A.
Hèn nhát
-
B.
Độc ác
-
C.
Thông minh, khôn khéo
-
D.
Ranh ma, quỷ quyệt
Kiều Nguyệt Nga hiện lên là cô gái thế nào?
-
A.
Mạnh mẽ, bản lĩnh
-
B.
Có tài năng
-
C.
Hiếu nghĩa, biết trước sau
-
D.
Cả A, B, C đều đúng
Lời giải và đáp án
Giá trị nội dung của tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương là gì?
-
A.
Tố cáo xã hội phong kiến
-
B.
Lên án chiến tranh phi nghĩa
-
C.
Ca ngợi phẩm chất của người phụ nữ
-
D.
Tất cả các phương án trên.
Đáp án : D
Qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương, Chuyện người con gái Nam Xương thể hiện niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ.
Chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ là gì?
-
A.
Là cách gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật, hiện tượng thiên nhiên bằng những từ ngữ vốn được dùng đẻ gọi hoặc tả con người
-
B.
Là gọi tên các sự vật, hoặc hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương cận
-
C.
Là gọi tên các sự vật, hoặc hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng
-
D.
Là đối chiếu các sự vật, sự việc này với các sự vật, sự việc khác giống nhau
Đáp án : C
Nhớ lại kiến thức về ẩn dụ đã học ở lớp 6
Chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ là gọi tên các sự vật, hoặc hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng.
Truyện Kiều gồm mấy phần?
-
A.
3
-
B.
4
-
C.
5
-
D.
6
Đáp án : A
Truyện Kiều gồm 3 phần
Thời kỳ Nguyễn Dữ sống có điều gì đặc biệt?
-
A.
Xã hội phát triển thịnh trị
-
B.
Nước ta bị nhà Tống xâm lược
-
C.
Nội chiến diễn ra liên miên
-
D.
Bị nhà Hán đô hộ
Đáp án : C
Ông sống vào thời kì nhà Lê khủng hoảng, các tập đoàn phong kiến Lê, Mạc, Trịnh tranh giành quyền binh, nội chiến kéo dài.
Các phương châm hội thoại là những quy định bắt buộc trong mọi tình huống giao tiếp, đúng hay sai?
Nhớ lại những tình huống giao tiếp, xem có nhất thiết phải tuân thủ các phương châm hội thoại không?
Giao tiếp là sự linh hoạt trong việc truyền và tiếp nhận thông tin, vì vậy mà các phương châm hội thoại không phải sự bắt buộc trong mọi tình huống giao tiếp.
Câu thơ “mai cốt cách, tuyết tinh thần” có nghĩa là gì?
-
A.
Tinh thần trong trắng, tinh khiết như mai, như tuyết
-
B.
Đẹp như cây mai cây tuyết
-
C.
Cốt cách thanh tao của mai, tinh thần trong trắng, tinh khôi của tuyết
-
D.
Cả 3 đáp án trên
Đáp án : D
Câu thơ nói vể cốt cách thanh cao như cây mai, tinh thần trong trắng như tuyết.
Thiên nhiên trong những câu thơ cuối của bài Cảnh ngày xuân hiện lên như thế nào?
-
A.
Đẹp nhưng đượm buồn
-
B.
Đẹp và tươi sáng
-
C.
Ảm đạm, hiu hắt
-
D.
Khô cằn, héo úa
Đáp án : A
Xem luận điểm cuối phần thân bài
Thiên nhiên trong những câu thơ cuối đẹp nhưng đượm buồn
Trong các văn bản tự sự, yếu tố miêu tả có vai trò và ý nghĩa như thế nào đối sự việc được kể?
-
A.
Làm cho sự việc được kể ngắn gọn hơn
-
B.
Làm cho sự việc được kể đơn giản hơn
-
C.
Làm cho sự việc được kể đầy đủ hơn
-
D.
Làm cho sự việc được sinh động và hiện lên như thật
Đáp án : D
Trong các văn bản tự sự, yếu tố miêu tả có vai trò làm cho sự việc được sinh động và hiện lên như thật
Có mấy cách dẫn lời nói/ ý nghĩ của một nhân vật?
-
A.
Một
-
B.
Hai
-
C.
Ba
-
D.
Bốn
Đáp án : B
Có 2 cách dẫn lời nói/ ý nghĩ của một nhân vật
Chuyện người con gái Nam Xương của tác giả nào?
-
A.
Nguyễn Du
-
B.
Nguyễn Dữ
-
C.
Nguyễn Trãi
-
D.
Nguyễn Khuyến
Đáp án : B
Chuyện người con gái Nam Xương của tác giả Nguyễn Dữ
Những câu văn sau trong tác phẩm Lão Hạc (Nam Cao) chủ yếu miêu tả điều gì?
Mắt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho mắt chảy ra, cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít "
-
A.
Nội tâm của lão Hạc
-
B.
Ngoại hình lão Hạc
-
C.
Nét mặt của lão Hạc
-
D.
Suy nghĩ của lão Hạc
Đáp án : C
Đọc kĩ và chọn đáp án đúng nhất
Những câu văn trên trong tác phẩm Lão Hạc (Nam Cao) chủ yếu miêu tả nét mặt lão Hạc
Tích vào các đáp án đúng.
Đâu là giá trị nghệ thuật của văn bản?
Khắc họa nhân vật bằng đối thoại
Sử dụng thành công phép lập luận
Sử dụng ngòi bút đậm chất hội họa
Sử dụng điển tích, điển cố
Ước lệ tượng trưng
Khắc họa nhân vật bằng đối thoại
Sử dụng thành công phép lập luận
Nghệ thuật khắc họa nhân vật, sử dụng thành công phép lập luận
Câu nào nêu đúng nhất cách cư xử của Vũ Nương trước tính hay ghen của chồng?
-
A.
Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói.
-
B.
Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết
-
C.
Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa từng bén gót
-
D.
Nàng cũng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa.
Đáp án : D
Câu: Nàng cũng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa.
Nguyễn Du ca ngợi vẻ đẹp, tài năng của con người và dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh là biểu hiện của cảm hứng nhân văn ở Nguyễn Du, đúng hay sai?
Đọc kĩ và xét xem đây có phải là giá trị nhân văn không
Nhận định trên hoàn toàn đúng
Văn bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em sử dụng phương thức biểu đạt chính là gì?
-
A.
Miêu tả
-
B.
Biểu cảm
-
C.
Nghị luận
-
D.
Tự sự
Đáp án : C
Phương thức chính: nghị luận
Câu văn “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong được đeo ấn hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi.” nói lên phẩm chất gì của Vũ Nương?
-
A.
Cảm thông trước những nỗi vất vả của chồng
-
B.
Đảm đang, biết lo liệu việc nhà
-
C.
Nhớ mong và yêu thương chồng tha thiết
-
D.
Tất cả các phương án trên
Đáp án : A
Đọc kĩ câu nói của nhân vật và suy nghĩ, chọn đáp án đúng
Câu nói trên thể hiện Vũ Nương là người vợ biết cảm thông trước những nỗi vất vả của chồng.
Cuộc đời Nguyễn Du trải qua nhiều biến cố thăng trầm nhưng chính hoàn cảnh ấy tạo cho ông vốn sống phong phú, tâm hồn sâu sắc, đúng hay sai?
Nhận định trên hoàn toàn đúng đắn.
Chỉ ra các câu văn chứa yếu tố miêu tả trong đoạn văn sau?
“(1) Hằng năm cứ vào cuối thu lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại náo nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường. (2) Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như những cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.”
-
A.
Câu (1)
-
B.
Câu (2)
-
C.
Cả 2 câu
-
D.
Đoạn văn không có chứa yếu tố miêu tả và biểu cảm
Đáp án : C
Đọc kĩ và nhớ kiến thức miêu tả
Cả 2 câu đều chứa yếu tố miêu tả
Khi Kiều Nguyệt Nga muốn trả ơn, Lục Vân Tiên đã xử trí thế nào?
-
A.
Không nhận ơn
-
B.
Vui vẻ nhận tấm lòng của cô gái
-
C.
Từ chối thẳng thừng và đi ngay
-
D.
Cả A, B, C đều đúng
Đáp án : A
Xem lại phần thân bài
Lục Vân Tiên không nhận sự trả ơn của cô gái và khẳng định mình đã làm việc nên làm
Đoạn trích chị em Thúy Kiều tác giả miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân làm nền nổi bật vẻ đẹp và tài năng của Thúy Kiều đúng hay sai?
Nhận định trên hoàn toàn chính xác.
Đâu không phải là giá trị nghệ thuật của đoạn trích Chị em Thúy Kiều ?
-
A.
Tả cảnh ngụ tình
-
B.
Ẩn dụ, ước lệ tượng trưng
-
C.
Ngôn ngữ bác học điêu luyện
-
D.
Sử dụng điển cố, điển tích
Đáp án : C
Ngôn ngữ bác học điêu luyện không phải nghệ thuật của đoạn trích này.
Tích vào các đáp án đúng.
Nguyễn Đình Chiểu đã làm những công việc nào dưới đây?
Thầy giáo
Công nhân
Thầy thuốc
Nhà thơ
Nhà buôn
Họa sĩ
Thầy giáo
Thầy thuốc
Nhà thơ
Không khuất phục trước số phận oan nghiệt, Nguyễn Đình Chiểu đã ngẩng cao đầu sống một cuộc sống có ích: mở trường dạy học, bốc thuốc chữ bệnh cho dân, và tiếng thơ Đồ Chiểu cũng bắt đầu vang khắp miền Lục tỉnh
Để thực hiện được nhiệm vụ, bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em đề cách thức hoạt động như thế nào?
-
A.
Các nước phát triển sẽ chi viện tài chính cho các nước chưa phát triển để xóa đói giảm nghèo
-
B.
Tất cả các nước phải nỗ lực liên tục và có sự phối hợp với nhau trong hoạt động của từng nước cũng như trong hợp tác quốc tế
-
C.
Tự bản thân mỗi quốc gia sẽ đề ra cách thức hoạt động của mình để bảo vệ và chăm sóc trẻ em
-
D.
Các nước phát triển cần cắt giảm bớt chi phí cho lĩnh vực quân sự, xóa bỏ nạn phân biệt chủng tộc
Đáp án : B
Tất cả các nước phải nỗ lực liên tục và có sự phối hợp với nhau trong hoạt động của từng nước cũng như trong hợp tác quốc tế
Trong câu “Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu! Mau!” từ ngữ xưng hô thuộc từ loại gì?
-
A.
Danh từ
-
B.
Phó từ
-
C.
Động từ
-
D.
Tính từ
Đáp án : A
Chú ý từ được dùng xưng hô
Từ ngữ xưng hô ở đây: ông- mày, đều là những danh từ được sử dụng làm đại từ xưng hô
Trước thái độ của Kiều, Hoạn Thư xử lý ra sao?
-
A.
Hoạn Thư khéo léo đưa ra lập luận tránh tội cho mình
-
B.
Hoạn Thư run sợ không nói lên lời
-
C.
Hoạn Thư nhờ Thúc Sinh nói đỡ cho mình
-
D.
Cả 3 đáp án trên
Đáp án : A
Trước thái độ của Kiều, Hoạn Thư đã khéo léo đưa ra lập luận tránh tội cho mình
Thành công về mặt nghệ thuật của Nguyễn Du trong đoạn trích Cảnh ngày xuân?
-
A.
Tác giả dùng nhiều từ ngữ giàu chất tạo hình, gợi cảm
-
B.
Tác giả kết hợp tài tình bút pháp tả cảnh ngụ tình
-
C.
Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên điêu luyện, sắc sảo bởi sự chấm phá, điểm xuyết
-
D.
Cả 3 đáp án trên
Đáp án : D
Giá trị nghệ thuật
- Kết cấu hợp lí
- Sử dụng từ ghép, từ láy giàu chất tạo hình.
- Sự kết hợp giữa bút pháp tả cụ thể, chi tiết và bút pháp gợi có tính chất điểm xuyến, chấm phá.
Từ “ba- zơ” là thuật ngữ dùng trong ngành khoa học nào?
-
A.
Hóa học
-
B.
Toán học
-
C.
Kinh tế học
-
D.
Mĩ thuật
Đáp án : A
Nhớ lại các môn đã học ở lớp 9
Từ “ba- zơ” là thuật ngữ dùng trong ngành Hóa học
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi : Chàng bèn theo lời, lập một đàn tràng ba ngày đêm ở bến Hoàng Giang. Rồi quả thấy Vũ nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau lại có đến hơn năm mươi chiếc xe nữa, cờ tàn tán lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn lúc hiện. Chàng vội gọi, nàng vẫn ở giữa dòng mà nói với vào: - Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể lại về nhân gian được nữa. Lời thoại trên của nhân vật nào?
-
A.
Trương Sinh
-
B.
Vũ Nương
-
C.
Linh Phi
-
D.
Phan Lang
Đáp án : B
Nhớ lại tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương
Lời thoại trên của nhân vật Vũ Nương
Qua văn bản Thúy Kiều báo ân báo oán , Hoạn Thư đã hiện ra là một người như thế nào?
-
A.
Hèn nhát
-
B.
Độc ác
-
C.
Thông minh, khôn khéo
-
D.
Ranh ma, quỷ quyệt
Đáp án : C
Từ thái độ của Hoạn Thư, ta thấy đây là nhân vật thông minh, khôn khéo mới đưa ra những lời biện hộ thuyết phục người nghe.
Kiều Nguyệt Nga hiện lên là cô gái thế nào?
-
A.
Mạnh mẽ, bản lĩnh
-
B.
Có tài năng
-
C.
Hiếu nghĩa, biết trước sau
-
D.
Cả A, B, C đều đúng
Đáp án : C
Đọc kĩ và chọn đáp án thích hợp nhất
Kiều Nguyệt Nga hiện lên là cô gái hiếu nghĩa, biết trước biết sau