Đề thi giữa kì 2 Toán 6 Cánh diều - Đề số 9
Phần trắc nghiệm (3 điểm) Câu 1 (NB): Phân số nghịch đảo của phân số \(\frac{1}{3}\) là
Đề bài
Phân số nghịch đảo của phân số \(\frac{1}{3}\) là
-
A.
\(3\).
-
B.
\( - \frac{1}{3}\).
-
C.
\( - 3\).
-
D.
\(1\).
Khẳng định nào sau đây đúng?
-
A.
\( - \frac{2}{7} > \frac{1}{7}\).
-
B.
\(\frac{2}{7} < \frac{1}{7}\).
-
C.
\(\frac{2}{7} = - \frac{1}{7}\).
-
D.
\(\frac{2}{7} > \frac{1}{7}\).
Cho \(\frac{3}{4}x = 1\frac{2}{3}\). Kết quả giá trị x là:
-
A.
\(\frac{{20}}{9}\).
-
B.
\(\frac{5}{4}\).
-
C.
\(\frac{{29}}{{12}}\).
-
D.
\(\frac{{11}}{{12}}\).
Cho a, b, m là các số nguyên, m khác 0. Tổng \(\frac{a}{m} + \frac{b}{m}\) bằng
-
A.
\(\frac{{a + b}}{{m + m}}\).
-
B.
\(\frac{{a + b}}{{m.m}}\).
-
C.
\(\frac{{a + b}}{m}\).
-
D.
\(a + b\).
Bảng số liệu đánh giá mức độ hoàn thành công việc bằng điểm số 1, 2, 3, 4, 5, 6 của một tổ sản suất gồm 24 công nhân như sau:
Tiêu chí thống kê là các điểm số là:
-
A.
3, 4, 5.
-
B.
1, 2, 3, 4, 5, 6.
-
C.
1.
-
D.
6.
Tung một đồng xu 15 lần liên tiếp có 8 lần xuất hiện mặt N thì xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt N là:
-
A.
7.
-
B.
\(\frac{7}{{15}}\).
-
C.
8.
-
D.
\(\frac{8}{{15}}\).
Gieo con xúc xắc một lần. Xác suất xuất hiện mặt 3 chấm là
-
A.
\(\frac{{\rm{1}}}{{\rm{6}}}\).
-
B.
\(\frac{{\rm{5}}}{{\rm{6}}}\).
-
C.
\(\frac{{\rm{1}}}{{\rm{2}}}\).
-
D.
\(3\).
Số lượng sản xuất sản phẩm của một nhà máy đồ điện tử trong năm 2020 được cho bởi biểu đồ sau:
Trong năm đó, nhà máy sản xuất được bao nhiêu tủ lạnh?
-
A.
\(19000\).
-
B.
\(14000\).
-
C.
\(33000\).
-
D.
\(13000\).
-
A.
Điểm E và B.
-
B.
Điểm C và F.
-
C.
Điểm F và B.
-
D.
Điểm A, E và C.
-
A.
Ba điểm A, F, E thẳng hàng.
-
B.
Ba điểm A, B, C thẳng hàng.
-
C.
Ba điểm A, E, C thằng hàng.
-
D.
Ba điểm E, B, C thẳng hàng.
-
A.
Hình 2.
-
B.
Hình 3.
-
C.
Hình 4.
-
D.
Hình 1.
Cho \(I\) là trung điểm của đoạn thẳng \(AB\). Biết \(AB = 10cm\), số đo của đoạn thẳng \(IB\) là
-
A.
4cm.
-
B.
5cm.
-
C.
6cm.
-
D.
20cm.
Lời giải và đáp án
Phân số nghịch đảo của phân số \(\frac{1}{3}\) là
-
A.
\(3\).
-
B.
\( - \frac{1}{3}\).
-
C.
\( - 3\).
-
D.
\(1\).
Đáp án : A
Phân số nghịch đảo của phân số \(\frac{a}{b}\) là \(\frac{b}{a}\) \(\left( {\frac{a}{b}.\frac{b}{a} = 1} \right)\)
Phân số nghịch đảo của phân số \(\frac{1}{3}\) là \(3\).
Đáp án A.
Khẳng định nào sau đây đúng?
-
A.
\( - \frac{2}{7} > \frac{1}{7}\).
-
B.
\(\frac{2}{7} < \frac{1}{7}\).
-
C.
\(\frac{2}{7} = - \frac{1}{7}\).
-
D.
\(\frac{2}{7} > \frac{1}{7}\).
Đáp án : D
So sánh hai phân số cùng mẫu.
Ta có \( - 2 < 1\) nên \(\frac{{ - 2}}{7} < \frac{1}{7}\) (A sai).
\(2 > 1\) nên \(\frac{2}{7} > \frac{1}{7}\) (B sai).
\(2 \ne - 1\) nên \(\frac{2}{7} \ne - \frac{1}{7}\) (C sai)
\(2 > 1\) nên \(\frac{2}{7} > \frac{1}{7}\) (D đúng)
Đáp án D.
Cho \(\frac{3}{4}x = 1\frac{2}{3}\). Kết quả giá trị x là:
-
A.
\(\frac{{20}}{9}\).
-
B.
\(\frac{5}{4}\).
-
C.
\(\frac{{29}}{{12}}\).
-
D.
\(\frac{{11}}{{12}}\).
Đáp án : A
Sử dụng quy tắc tính với phân số.
\(\begin{array}{l}\frac{3}{4}x = 1\frac{2}{3}\\\frac{3}{4}x = \frac{5}{3}\\x = \frac{5}{3}:\frac{3}{4}\\x = \frac{{20}}{9}\end{array}\)
Đáp án A.
Cho a, b, m là các số nguyên, m khác 0. Tổng \(\frac{a}{m} + \frac{b}{m}\) bằng
-
A.
\(\frac{{a + b}}{{m + m}}\).
-
B.
\(\frac{{a + b}}{{m.m}}\).
-
C.
\(\frac{{a + b}}{m}\).
-
D.
\(a + b\).
Đáp án : C
Dựa vào quy tắc cộng hai phân số cùng mẫu.
\(\frac{a}{m} + \frac{b}{m} = \frac{{a + b}}{m}\)
Đáp án C.
Bảng số liệu đánh giá mức độ hoàn thành công việc bằng điểm số 1, 2, 3, 4, 5, 6 của một tổ sản suất gồm 24 công nhân như sau:
Tiêu chí thống kê là các điểm số là:
-
A.
3, 4, 5.
-
B.
1, 2, 3, 4, 5, 6.
-
C.
1.
-
D.
6.
Đáp án : B
Dựa vào kiến thức về tiêu chí thống kê.
Tiêu chí thống kê của các điểm số là: 1, 2, 3, 4, 5, 6.
Đáp án B.
Tung một đồng xu 15 lần liên tiếp có 8 lần xuất hiện mặt N thì xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt N là:
-
A.
7.
-
B.
\(\frac{7}{{15}}\).
-
C.
8.
-
D.
\(\frac{8}{{15}}\).
Đáp án : D
Xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt N khi tung đồng xu nhiều lần bằng tỉ số giữa số lần mặt N xuất hiện với tổng số lần tung đồng xu.
Xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt N là \(\frac{8}{{15}}\).
Đáp án D.
Gieo con xúc xắc một lần. Xác suất xuất hiện mặt 3 chấm là
-
A.
\(\frac{{\rm{1}}}{{\rm{6}}}\).
-
B.
\(\frac{{\rm{5}}}{{\rm{6}}}\).
-
C.
\(\frac{{\rm{1}}}{{\rm{2}}}\).
-
D.
\(3\).
Đáp án : A
Dựa vào kiến thức về xác suất xuất hiện một mặt k chấm khi gieo con xúc xắc một chấm.
Xác suất xuất hiện một mặt k chấm khi gieo xúc xắc bằng \(\frac{1}{6}\).
Đáp án A.
Số lượng sản xuất sản phẩm của một nhà máy đồ điện tử trong năm 2020 được cho bởi biểu đồ sau:
Trong năm đó, nhà máy sản xuất được bao nhiêu tủ lạnh?
-
A.
\(19000\).
-
B.
\(14000\).
-
C.
\(33000\).
-
D.
\(13000\).
Đáp án : B
Quan sát biểu đồ để trả lời câu hỏi.
Trong năm đó, nhà máy sản xuất được số tủ lạnh là:
2000 + 4000 + 3000 + 5000 = 14000.
Đáp án B.
-
A.
Điểm E và B.
-
B.
Điểm C và F.
-
C.
Điểm F và B.
-
D.
Điểm A, E và C.
Đáp án : D
Quan sát hình vẽ để trả lời.
Điểm thuộc đường thẳng d là A, E, C.
Đáp án D.
-
A.
Ba điểm A, F, E thẳng hàng.
-
B.
Ba điểm A, B, C thẳng hàng.
-
C.
Ba điểm A, E, C thằng hàng.
-
D.
Ba điểm E, B, C thẳng hàng.
Đáp án : C
Ba điểm cùng thuộc một đường thẳng thì thẳng hàng.
Vì A, E, C nằm trên đường thẳng d nên chúng thẳng hàng.
Đáp án C.
-
A.
Hình 2.
-
B.
Hình 3.
-
C.
Hình 4.
-
D.
Hình 1.
Đáp án : B
Dựa vào kiến thức về đoạn thẳng.
Hình vẽ đoạn thẳng AB là hình 3.
Đáp án B.
Cho \(I\) là trung điểm của đoạn thẳng \(AB\). Biết \(AB = 10cm\), số đo của đoạn thẳng \(IB\) là
-
A.
4cm.
-
B.
5cm.
-
C.
6cm.
-
D.
20cm.
Đáp án : B
Dựa vào kiến thức về trung điểm của đoạn thẳng.
Vì I là trung điểm của AB nên AI = IB = \(\frac{1}{2}\)AB = \(\frac{1}{2}\).10 = 5(cm).
Đáp án B.
Dựa vào quy tắc tính với phân số.
a) \(\frac{{ - 2}}{{11}} + \frac{{ - 9}}{{11}} = \frac{{ - 2 + ( - 9)}}{{11}} = \frac{{ - 11}}{{11}} = - 1\)
b) \(\frac{1}{2} - \frac{{ - 3}}{4} = \frac{{1.2}}{{2.2}} - \frac{{ - 3}}{4} = \frac{2}{4} - \frac{{ - 3}}{4} = \frac{{2 - ( - 3)}}{4} = \frac{5}{4}.\)
c) \(\frac{{12}}{{11}} - \frac{{ - 7}}{{19}} + \frac{{12}}{{19}}\) \( = \frac{{12}}{{11}} + \frac{7}{{19}} + \frac{{12}}{{19}}\) \( = \frac{{12}}{{11}} + \left( {\frac{7}{{19}} + \frac{{12}}{{19}}} \right)\) \( = \frac{{12}}{{11}} + 1\) \( = \frac{{12}}{{11}} + \frac{{11}}{{11}}\) \( = \frac{{23}}{{11}}.\)
d) \(\frac{{ - 5}}{7} \cdot \frac{2}{{11}} + \frac{{ - 5}}{7} \cdot \frac{9}{{11}} + \frac{5}{7} = \frac{{ - 5}}{7}\left( {\frac{2}{{11}} + \frac{9}{{11}}} \right) + \frac{5}{7} = \frac{{ - 5}}{7} \cdot 1 + \frac{5}{7} = 0\)
Xác suất thực nghiệm xuất hiện màu A khi lấy nhiều lần bằng tỉ số giữa số lần màu A xuất hiện với tổng số lần lấy.
a) Xác suất thực nghiệm để quả bóng lấy ra là quả bóng màu đỏ là: \(\frac{{11}}{{60}}\)
b) Xác suất thực nghiệm để quả bóng lấy ra không là quả bóng màu xanh là:
\(\frac{{60 - (11 + 12 + 14)}}{{60}} = \frac{{37}}{{60}}\)
Quan sát dãy số liệu để trả lời.
a) Đối tượng thống kê là 15 học sinh nam lớp 6A.
Tiêu chí thống kê là số bạn nam lớp 6A ứng với mỗi số đo cân nặng.
b) Dãy số liệu bạn hùng liệt kê là hợp lí vì trong một lớp có 15 HS nam và cân nặng của HS lớp 6 ứng với các giá trị từ 39kg đến 45kg là hợp lí.
c) Cân nặng trung bình của 4 bạn nam nặng nhất lớp 6A là:
(45 + 43+ 45 +43): 4 = 44kg.
a) So sánh BA với BC để xác định điểm nằm giữa.
b) Chứng minh B nằm giữa O và C và BO = BC nên B là trung điểm của OC.
a) Trên tia Bx ta có BA = 2cm, BC = 3cm vì 2 < 3 nên BA < BC, vậy, A nằm giữa B và C.
Khi đó ta có : BA + AC = BC suy ra \(AC = BC - BA\) suy ra \(AC = 3 - 2 = 1\)
Vậy AC = 1cm.
b) Ta có O thuộc tia đối của tia Bx, nên O và C nằm khác phía đối với B hay B nằm giữa O và C.
Khi đó: OB + BC = OC. (1)
Mà theo đề bài: BO = BC = 3cm (2)
Từ (1) và (2), suy ra B là trung điểm của OC.
Rút gọn A, biến đổi các phân số trong A để rút gọn.
\(\begin{array}{l}S = \left( {1 - \frac{1}{4}} \right).\left( {1 - \frac{1}{9}} \right).\left( {1 - \frac{1}{{16}}} \right).\left( {1 - \frac{1}{{25}}} \right)\left( {1 - \frac{1}{{36}}} \right)...\left( {1 - \frac{1}{{9901}}} \right)\\ = \frac{3}{4} \cdot \frac{8}{9} \cdot \frac{{15}}{{16}} \cdot \frac{{24}}{{25}} \cdot \frac{{35}}{{36}} \cdots \frac{{9800}}{{99}}\\ = \frac{{1.3}}{{2.2}} \cdot \frac{{2.4}}{{3.3}} \cdot \frac{{3.5}}{{4.4}} \cdot \frac{{4.6}}{{5.5}} \cdot \frac{{5.7}}{{6.6}} \cdots \frac{{98.100}}{{99.99}}\\ = \frac{{1.2.3.4.5...98}}{{2.3.4.5.6...99}} \cdot \frac{{3.4.5.6.7...100}}{{2.3.4.5.6...99}}\\ = \frac{1}{{99}} \cdot \frac{{100}}{2}\\ = \frac{{50}}{{99}} \cdot \end{array}\)
Vậy \(S = \frac{{50}}{{99}}\).